Bài giảng Tuần 4 bài 5. nguyên tố hoá học tiết 7

1. Kiến thức:

 - “Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon”.

 - Biết mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon.

 - Biết được mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt.

 - Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố ( bảng 1 SGK trang 42 ).

 - Ngược lại khi viết nguyên tử khối xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 4 bài 5. nguyên tố hoá học tiết 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 BÀI 5. NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (TT) Tiết 7 I/. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - “Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon”. - Biết mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon. - Biết được mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt. - Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố ( bảng 1 SGK trang 42 ). - Ngược lại khi viết nguyên tử khối xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tính toán, tra bảng 3. Thái độ: - Tin tưởng vào kí hiệu hoá học. II/. Phương pháp: - Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận. III/. Phương tiện: - GV: Bảng 1 SGK trang 42, H 1.7, H1.8 SGK - HS: đọc trước bài. IV/. Tiến trình bài giảng: TG Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: -Kiểm tra bài cũ: 2. Mở bài: Hoạt động 1: + Nguyên tố hoá học là gì? Viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố : Kali, Sắt, bạc, nitơ? + Các cách viết: 3Al, 4Ca, 5O lần lượt chỉ ý gì? - Khối lượng 1 nguyên tử cacbon = 1,9926.10-23g. Số trị này quá nhỏ không tiện sử dụng. Để các số trị số KL này là những số đơn giản, dễ sử dụng người ta tính bằng đvC. Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét. Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên tử khối. Mục tiêu: -HS hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đv.C. -HS biết được mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt. 39/ III/. Nguyên tử khối: 1. Qui ước: - Khối lượng nguyên tử C = 1,9926.10-23g. - Để tiện sử dụng qui ước lấy khối lượng nguyên tử C = 12 đơn vị khối lượng nguyên tử ( đ.v.C) à 1 đơn vị khối lượng nguyên tử bằng khối lượng nguyên tử C. 2. Định nghĩa: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đ.v.C - Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. a) Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc 1 mục II, thảo luận trả lời câu hỏi: + Khối lượng nguyên tử C? Nhận xét? Thuận lợi cho việc tính toán không? + Qui ước gán Mc bằng bao nhiêu đơn vị khối lượng nguyên tử ? + Vậy 1 đơn vị khối lượng nguyên tử bằng bao nhiêu khối lượng nguyên tử C? + Vậy Mc bằng bao nhiêu đơn vị C? -GV gọi đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. + Nguyên tử khối là gì? - Gv yêu cầu HS quan sát bảng 1 SGK trang 42: + Tìm và biểu diễn nguyên tử khối của Hydro, nhôm, oxi, kali? + Với cách ghi trên còn biểu đạt nguyên tử khối của nguyên tố phải không? - Tìm tên nguyên tố có nguyên tử khối là 24, 40, 32? - GV bổ sung: Biết nguyên tử khối thì biết nguyên tố, vậy mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. - GV hướng dẫn HS so sánh khối lượng của cá nguyên tử: + Nguyên tử H nhẹ nhất. + Nguyên tử C nhẹ hơn lần nguyên tử O. + Nguyên tử O nặng hơn lần nguyên tử C. - GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành BT 5a,b SGK trang 20, yêu cầu nêu được nguyên tử Mg: a) Nặng hơn lần nguyên tử C. b) Nhẹ hơn lần nguyên tử S. - GV sửa chữa bổ sung. b). Tiểu kết: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị C. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. - HS đọc 1 mục II, Thảo luận, trả lời câu hỏi: + C = 1,9926.10-23g. + Không tiện sử dụng. + khối lượng nguyên tử + 1 đơn vị khối lượng nguyên tử bằng khối lượng nguyên tử C. + Mc = 12 đ.v.C - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS tự rút ra kết luận. - HS quan sát bảng 1 SGKtrang 42. +H = 1đ.v.C; Al = 27đ.v.C; O= 16đ.v.C, K= 39đ.v.C + Đúng + Mg, Ca, S - HS nghe giảng - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS thảo luận hoàn thành BT 5a,b. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 5’ Củng cố – đánh giá: - Nguyên tử khối là gì? -Hãy tra bảng tìm nguyên tử khối của nhôm, kẽm, photpho? Học sinh trả lời câu hỏi và tra bảng tìm nguyên tử khối. 2’ Dặn dò: - Học bài, về nhà làm BT 4, 5c, 6,7,8 SGK trang 20. - Đọc bài đọc thêm. - Xem bài mới: “Đơn chất, hợp chất, phân tử”. - Ôn lại bài 2: “Chất”. Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.

File đính kèm:

  • docTIET 7 HOA 8.doc