1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm cơ bản: chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học ( Kí hiệu hoá học và nguyên tử khối ) và phân tử ( phân tử khối ).
- Củng cố phân tử là hạt hợp thành hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 6 bài luyện tập 1 tiết 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 BÀI LUYỆN TẬP 1
Tiết 11
I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm cơ bản: chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học ( Kí hiệu hoá học và nguyên tử khối ) và phân tử ( phân tử khối ).
- Củng cố phân tử là hạt hợp thành hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân biệt chất và vật thể, tách chất ra khỏi hỗn hợp, theo sơ đồ nguyên tử, chỉ ra các thành phần cấu tạo nên nguyên tử ( dựa vào bảng 1 ), tìm kí hiệu, nguyên tử khối, khi biết tên nguyên tố và ngược lại khi biết tên nguyên tử khối thì tìm tên và kí hiệu nguyên tố ,… tính phân tử khối.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức để làm BT.
II/. Phương pháp:
- Đàm thoại, chia nhóm.
III/. Phương tiện:
- GV: . Bảng phụ
. Sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm.
- HS: . Ôn bài ở nhà.
IV/. Tiến trình bài giảng:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
HĐ của HS
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Mở bài:
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
Mục tiêu:-HS thấy được mối quan hệ giữa vật thể, chất, đơn chất, hợp chất.
-HS phân biệt được nguyên tử, nguyên tố, phân tử.
15/
I/. Kiến thức cần nhớ :
1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm:
Vật thể (TN,NT)
Chất
Đơn chất Hợp chất
KL PK vô cơ hữu cơ
2. Tổng kết về chất, nguyên tử, phân tử:
- Vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều gồm 1 số chất hay hỗn hợp.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.
- Nguyên tố hoá học gồm những nguyên tử có cùng số prpton trong hạt nhân.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất và hạt hợp thành là nguyên tử.
a). Tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ câm, thảo luận hoàn thành sơ đồ.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, bổsung.
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ cho biết :
+ Chất được tạo nên từ đâu?
+ Nguyên tố hoá học là gì?
+ Chất chia làm mấy loại?
+ Thế nào là đơn chất, hợp chất?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về các mối quan hệ giữa các khái niệm.
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi:
+ Nguyên tử là gì?
+ Nguyên tử tạo bởi loại hạt nào?
+ Nguyên tố hoá học là gì?
+ Phân tử là gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành BT 4 SGK trang 31, yêu cầu nêu được:
a)Nguyên tố hh c)Đơn chất
Hơp chất NTHH
b)Phân tử d) Hợp chất
LK với nhau Phân tử
Đơn chất LK với nhau
e) Chất
Nguyên tử
Đơn chất
- GV nhận xét, bổ sung
b) Tiểu kết:
Mối quan hệ từ vật thể đến chất, từ đơn chất đến hợp chất.
-HS quan sát sơ đồ câm, thảo luận điền vào sơ đồ.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- HS quan sát trả lời.
- HS tự rút ra kết luận
- HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi
- HS thảo luận hoàn thành BT.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
2. Hoạt động 3: Luyện tập
25/
II/. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a)Vật thể TN Chất
Thân cây , Xenlulôzơ
Vật thể NT Chất ,Chậu , Nhôm, dẻo
b) Dùng nam châm hút sắt:
2. Bài tập 2:
Nguyên tử magie
Số P trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
3. Bài tập 3:
-PTK của hợp chất:(2x và 10).
2 . 31 = 62 đ.v.C
- NTK của X:
đ.v.C
à Nguyên tố Natri KH: Na
4. Bài tập 4:
1,6 : Nguyên tố hoá học
2,7: Hợp chất
3,8: Phân tử
4,9: Liên kết với nhau
5: Đơn chất
5. Bài tập 5:- Chọn B
- GV phân công nhóm yêu cầu mỗi nhóm thảo luận hoàn thành BT 1,2,3,4 SGK trang 31.
- GV lưu ý những sai sót khi làm BT 3.
+ Hợp chất có 2 nguyên tố.
+ Hợp chất nặng hơn H2 : 31 lần.
+ PTK hợp chất 31 x 2
- GV yêu cầu HS phân biệt kỹ đơn chất, hợp chất, phân tử.
- GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn HS làm BT 5.
- Nhóm 1: BT 1
- Nhóm 2: BT 2
- Nhóm 3: BT 3
- Nhóm 4: BT 4
- HS nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
4’
Củng cố – đánh giá:
- Hãy tính phân tử khối của nước?
Học sinh trả lời câu hỏi
1’
Dặn dò:
- Xem bài mới: “Công thức hoá học”.
- Ôn lại bài : “Đơn chất – hợp chất – phân tử”.
Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.
File đính kèm:
- TIET 11 HOA 8.doc