1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Giúp học sinh biết được:
- Tính chất hóa học chung của bazơ ( tác dụng với chất chỉ thị màu và với axit; tính chất hóa học riêng của bazo tan, tính chất hóa học riêng của bazo không tan ( bị nhiệt phân hủy)
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 6 -Tiết:11 ngày dạy: tính chất hóa học của bazơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 -Tiết:11
Ngày dạy:
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Giúp học sinh biết được:
- Tính chất hóa học chung của bazơ ( tác dụng với chất chỉ thị màu và với axit; tính chất hóa học riêng của bazo tan, tính chất hóa học riêng của bazo không tan ( bị nhiệt phân hủy)
b. Kĩ năng:
- Tra bảng tính tan để biết một bazo cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazo không tan
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học riêng của bazo tan, tính chất hóa học riêng của bazo không tan.
- Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của bazo
- Phân biệt bazo bằng phương pháp hóa học.
c. Thái độ: Học sinh biết vận dụng những kiến thức của mình về tính chất hóa học của bazơ giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất..
2. Trọng tâm
Tính chất hóa học của bazơ
3 Chuẩn bị:
a.GV: SGK, giáo án.
Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, đũa thủy tinh.kiềng 3 chân, đèn cồn
Hóa chất: dung dịch: Ca(0H)2, Na0H, HCl, H2S04 loãng, CuS04, CaC03 (hoặc Na2C03), phenolphtalein, giấy quỳ tím.
b. HS:
- Bảng tính tan, gọi tên bazơ
- Tính chất hóa học của bazơ
- Tính chất vật lý của bazơ
4. Tiến trình day học:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
9A1: ………………………………………. 9A2: ……………………………………….
9A3: ………………………………… 9A4: ………………………………………
4.2. Kiểm tra bài miệng: GV nhận xét bài kiểm tra, thống kê điểm và phát bài.
4.3. Giảng bài mới:
Gv giới thiệu bài : Chúng ta đã biết có loại bazơ tan được trong nước như : NaOH , KOH , Ca(OH)2 , … có loại bazơ tan được trong nước như : Fe(OH)2 , Zn(OH)2 , Al(OH)3 …. Những loại bazơ này có tính chất hóa học như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hóa học chung của bazơ: tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu.
w GV hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm:
- Nhỏ 1 giọt dung dịch Na0H lên mẫu giấy quỳ tím, HS quan sát sự đổi màu.
- Nhỏ 1 giọt dung dịch phenolphtalein (không màu) vào ống nghiệm có sẳn 1 -– 2ml dung dịch Na0H, HS quan sát sự đổi màu.
w GV gọi đại diện HS nêu. GV nhận xét.
- Dựa vào tính chất này, ta có thể phân biệt được dung dịch bazơ với dung dịch của loại hợp chất khác.
BT1:GV dùng phiếu học tập, HS thảo luận nhóm nhỏ và giải, nêu kết quả. GV nhận xét.
Có 3 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các dung dịch không màu sau: H2S04, Ba(0H)2 , HCl.
Em hãy trình bày cách phân biệt các lọ dung dịch trên mà chỉ dùng giấy quỳ tím.
- GV gợi ý hướng dẫn HS, HS tự thảo luận đôi và giải. Sau đó GV gọi đại diện HS trình bày cách phân biệt (có thể dùng hóa chất đã phân biệt được để làm thuốc thử cho bước tiếp theo).
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của dung dịch bazơ với 0xit axit.
- GV gợi ý để HS nhớ lại tính chất này( bài 0xit), yêu cầu HS chọn chất để viết PTHH.
HS nêu, GV nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dung dịch bazơ tác dụng với axit.
- GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của axit, từ đó GV liên hệ đến tính chất này: tác dụng với axit. HS nêu, GV nhận xét.
w Phản ứng giữa axit và bazơ gọi là phản ứng gì ?
- Gọi HS tự chọn chất để viết PTHH (trong đó 1 phản ứng đối với bazơ tan, 1 phản ứng của bazơ không tan). HS viết, HS khác nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 4: Tìm hiểu bazơ không tan bị nhiệt phân hủy.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Đầu tiên tạo Cu(0H)2 bằng cách cho dung dịch CuS04 tác dụng với dung dịch Na0H.
- Dùng kẹp gỗ kẹp vào ống nghiệm rồi đun ống nghiệm có chứa Cu(0H)2 trên đèn cồn, HS tự nhận xét hiện tượng (màu sắc của chất rắn trước khi đun và sau khi đun). HS nêu.
Kết luận và viết PTHH.
- GV giới thiệu về tính chất của dung dịch bazơ với dung dịch muối sẽ học trong bài 9.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Nhỏ vài giọt dung dịch Na0H vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch muối CuS04, HS tự quan sát hiện tượng, nêu và viết PTHH.
Nhiều dung dịch muối khác nhau cũng tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới. HS nêu lại kết luận.
1. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị mà
Các dung dịch bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thị:
- Làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
- Phenolphtalein (không màu) thành màu đỏ.
BT1:
Cách phân biệt:
w B1: Lấy ở mỗi lọ 1 giọt dung dịch và nhỏ lên mẫu giấy quỳ tím:
- Nếu mẫu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh thì đó là dung dịch Ba(0H)2.
- Nếu mẫu giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì đó là dung dịch H2S04, HCl.
w B2: Lấy dung dịch Ba(0H)2 vừa phân biệt xong nhỏ vào 2 ống nghiệm chứa 2 dung dịch chưa phân biệt được:
- Nếu thấy có kết tủa thì đó là dung dịch H2S04.
PT:
H2S04 + Ba(0H)2 BaS04 + 2H20.
- Nếu không có kết tủa thì đó là dung dịch HCl.
2. Tác dụng của dung dịch bazơ với 0xit axit:
Dung dịch bazơ tác dụng với 0xit axit tạo thành muối và nước.
PT:
Ca(0H)2 + S02 CaS03 + H20.
6K0H + P205 2K3P04 + 3H20.
3. Tác dụng với axit:
Bazơ tan và không tan đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Phản ứng giữa axit và bazơ gọi là phản ứng trung hòa.
w PTHH:
Fe(0H)3 + 3HCl ® FeCl3 + 3H20.
Ba(0H)2 + 2HN03 ® Ba(N03)2 + 2H20.
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
w Hiện tượng:
Chất rắn ban đầu có màu xanh lam.
Sau khi đun chất rắn có màu đen và có hơi nước tạo thành.
Kết luận: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành 0xit và nước.
PT: Cu(0H)2 Cu0 + H20.
5. Muối tác dụng với bazơ:
Hiện tượng: Thấy xuất hiện chất không tan màu xanh, muối CuS04 đã tác dụng với dung dịch Na0H sinh ra chất không tan màu xanh đó là đồng (II) hiđroxit - Cu(0H)2.
PT:
CuS04+2Na0H Cu(0H)2 + Na2S04.
Kết luận: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới.
4.4 Câu hỏi,củng cố, luyện tập:
Nêu tính chất hóa học của bazơ ?
% Bazơ tan có 4 tính chất:
1. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu
2. Tác dụng với 0xit axit
3. Tác dụng với axit
4. Tác dụng với dung dịch muối.
% Bazơ không tan có 2 tính chất:
1. Tác dụng với axit
2. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy.
* Bài tập trắc nghiệm : Al(OH)3 có tính chất nào sau đây:
A. Làm đổi màu quỳ tím
B. Tác dụng với dd HCl
C. Tác dụng với CO2
D. Không có tính bazơ
- ĐA : B. Tác dụng với dd HCl
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Đối với tiết học này
Hướng dẫn bài 5 SGK/ 25
CM = ?
m dd = V. D Trong đó : V (ml)
Học bài theo câu hỏi và làm các BTVN: 1,2,3,4,5 trang 25 SGK.
Đối với tiết học sau:
CB:” Một số bazơ quan trọng” (Na0H) ( soạn bài và xem trước các phần:tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng, sản xuất của Na0H).
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung
Phương pháp
Sử dụng ĐDDH,TBDH
File đính kèm:
- Tiet 11moi.doc