1.1. Kiến thức: Củng cố các khái niệm: hàm số, biến số, đồ thị của hàm số, hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.
1.2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính giá trị của hàm số, kĩ năng vẽ đồ thị hàm số, kĩ năng đọc đồ thị.
1.3. Thái độ: Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, trong toán học
4 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Đại số 9 Tiết 20 - Vũ Mạnh Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/11/2007
NG: 14 - 15/11/2007
Tiết 20
Luyện tập
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức: Củng cố các khái niệm: hàm số, biến số, đồ thị của hàm số, hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.
1.2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính giá trị của hàm số, kĩ năng vẽ đồ thị hàm số, kĩ năng đọc đồ thị.
1.3. Thái độ: Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, trong toán học
2. Chuẩn bị của GV – HS:
GV: - Đồ dùng: bảng phụ vẽ hình bài 4; 5; 6, thước thẳng, compa, phấn màu, máy tính bỏ túi; Tài liệu: SGK, SBT, SGV
HS: - Ôn tập các kiến thức có liên quan: “Hàm số”, “Đồ thị của hàm số”, Hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến trên R; Bút dạ, bảng nhóm, đồ dùng học tập.
3. Phương pháp:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề, phân tích , tổng hợp, giảng giải
- GV hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho HS tham gia theo nhóm hoặc theo từng cá nhân.
4. Tiến trình dạy học
4.1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
4.2. Kiểm tra bài cũ
3 HS lên bảng kiểm tra
HS1: - Hãy nêu khái niệm hàm số. Cho một ví dụ về hàm số được cho bằng công thức.
- Mang máy tính bỏ túi lên chữa bài 1 (44-SGK)
GV đưa đề bài đã chuyển thành bảng lên bảng phụ
VD: y = -3x là 1 hàm số
Giá trị của x
Hàm số
-2
-1
0
1
0
3
HS2: Hãy điền vào chỗ (...) cho thích hợp:
Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi giá trị của
* Nếu giá trị của biến x ... mà giá trị tương ứng f(x) ... thì hàm số y = f(x) được gọi là ... trên R.
* Nếu giá trị của biến x ... mà giá trị tương ứng f(x) ... thì hàm số y = f(x) được gọi là ... trên R.
GV gọi HS3 lên chữa bài 3 ( trước khi HS1 làm bài tập) trên bảng đã vẽ sẵn hệ tọa độ Oxy có lưới ô vuông 0,5dm.
HS lớp nhận xét, chữa bài
GV nhận xét, cho điểm
Với cùng 1 giá trị của biến số x, giá trị của hàm số y = f(x) là 3 đơn vị
(tăng lên)
(cũng tăng lên)
(hàm số đồng biến)
(tăng lên)
(lại giảm)
(hàm số nghịch biến)
Bài 3 (45-SGK)
a) Với x = 1 => y = 2 => A(1;2) thuộc đồ thị hàm số y = 2x
Với x = 1 => y = -2 => B(1;-2) thuộc đồ thị hàm số y = -2x
Đồ thị hàm số y = 2x là đường thẳng OA
Đồ thị hàm số y = -2x là đường thẳng OB
A
B
x
y
2
-2
y = 2x
y = -2x
O
b) y = 2x là hàm số đồng biến vì khi giá trị của x tăng thì giá trị tương ứng của hàm số
y = 2x cũng tăng lên. Hàm số y = -2x nghịch biến vì ... giảm.
4.3.Củng cố Luyện tập
GV vẽ sẵn một hệ trục tọa độ Oxy lên bảng có sẵn lưới ô vuông, gọi một HS lên bảng.
HS: một HS lên bảng
Cả lớp vẽ vào vở
HS nhận xét đồ thị bạn vẽ trên bảng
GV nhận xét đồ thị HS vẽ
GV vẽ đường thẳng song song với trục Ox theo yêu cầu của đề bài
Bài 5 (45-SGK)
a) Với x = 1 => y = 2 => C(1;2) thuộc đồ thị hàm số y = 2x
Với x = 1 => y = 1 => D(1;1) thuộc đồ thị hàm số y = x
=> OD là đồ thị hàm số y = x
OC là đồ thị hàm số y = 2x
D
C
B
A
O
1
2
x
y
y = x
y = 2x
a
b) A(2;4) ; B(4;4)
Ta có: AB = 2 (cm)
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các kiến thức đã học: hàm số, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến
- Làm bài tập 6, 7 (45,46-SGK)
4, 5 (56,57-SBT)
5. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- t20.doc