I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm ngoại lực và nguyên nhân của chúng. Biết được tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Kỹ năng
Nhận xét tác động của ngoại lực qua tranh ảnh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Các hình vẽ, tranh ảnh về các dạng địa hình do tác động của nước, gió, sóng biển, băng hà tạo thành.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? KN ngoại lực? Nguyên nhân và các tác nhân ngoại lực?
? KN về quá trình phong hóa? Phân biệt phong hóa lí học, hóa học và sinh học?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 Bài 9
Tác động của ngoại lực đến địa hình
bề mặt Trái đất (Tiếp theo)
Ngày soạn: 17/9/2010
Ngày giảng: 19/9/2010
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm ngoại lực và nguyên nhân của chúng. Biết được tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Kỹ năng
Nhận xét tác động của ngoại lực qua tranh ảnh.
II. Thiết bị dạy học
Các hình vẽ, tranh ảnh về các dạng địa hình do tác động của nước, gió, sóng biển, băng hà tạo thành.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? KN ngoại lực? Nguyên nhân và các tác nhân ngoại lực?
? KN về quá trình phong hóa? Phân biệt phong hóa lí học, hóa học và sinh học?
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Bài trước, chúng ta đã biết ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua 4 quá trình: Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về quá trình phong hóa -> Tìm hiểu về các quá trình còn lại.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Dựa vào ND trong SGK và cho biết bóc mòn là gì? Nguyên nhân sinh ra quá trình này?
Lưu ý: Đối với các đá chưa phong hóa, các tác nhân khác cũng có thể phá vỡ rồi cuốn đi
? Dựa vào ND trong SGK và các hình vẽ, hãy phân biệt giữa xâm thực, mài mòn, thổi mòn?
- Xâm thực: Là quá trình bóc mòn do nước chảy trên mặt đất.
+ Địa hình xâm thực do nước chảy tràn trên mặt là những rãnh nông.
+ Xâm thực do dòng chảy thường xuyên là các thung long sông
+ Xâm thực do dòng chảy tạm thời -> Các khe rãnh xói mòn.
- Mài mòn: Quá trình bóc mòn do nước biển.
Quá trình hình thành vách biển, bậc thềm sóng vỗ: Khi sóng vỗ bờ, bản thân nó có sức đập lớn, lại thêm đá và cát mà nó mang theo, theo thời gian làm cho bờ bị ăn lõm => Hàm ếch sóng vỗ -> Làm bờ đổ xuống, sườn hướng ra biển tăng dần độ dốc và thành ra thẳng đứng -> Vách biển.
Quá trình phá hủy của sóng biển diễn ra liên tục làm vách biển ngày càng lùi dần vào nội địa.
Vách biển lùi dần nhưng chân vách còn lại làm thành 1 cái nền mài mòn => bậc thềm sóng vỗ.
- Thổi mòn: Là quá trình bóc mòn do gió (Khoét mòn) -> Tạo thành các hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, đá hình nấm Nguyên nhân do gió cuốn theo những hạt cát, bụi với tốc độ lớn bắn phá bề mặt đá gắn kết (Tác động vào các phần mềm của đá) làm xuất hiện các hình dạng khác nhau. Hiện tượng này thường xảy ra ở độ cao từ mặt đất đến 2-3 m
- Địa hình Phi- o (Nằm ở những vùng biển lạnh đóng băng) là những thung lũng băng, những máng băng dài, hẹp ngang, vách dựng đứng, phân nhánh mạnh, được nước biển thời kỳ băng hà sau tiến vào làm ngập.
VD: Khu vực thuộc bán đảo Xcăngđinavi
Nguyên nhân: Trong quá trình tan băng, băng hà di chuyển mang theo những vật liệu vụn nát (đá, cát, sỏi ) gọi là băng tích di động. Khi băng tan xảy ra hiện tượng trầm lắng băng tích tạo nên lớp phủ băng tích => Hình thành hồ, đầm lầy.
VD: Phần Lan mệnh danh là đất nước hồ, đầm (nghìn hồ) – Chiếm 12 % diện tích đất nước.
- Các cao nguyên băng hà có dạng lượn sóng, những bồn địa không thoát nước.
- Đá trán cừu: Khối đá hình bầu dục, gần tròn, có nhiều viết khía (Do cọ sát) của băng tích, đường kính vài mét.
? Nêu KN quá trình vận chuyển. Các tác nhân của quá trình vận chuyển?
- Vận chuyển là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn.
- Vận chuyển có thể xảy ra trực tiếp nhờ trọng lực như hiện tượng đá lở, trượt đất hay gián tiếp nhờ gió, nước chảy, băng hà
+ Vật chất nhẹ, nhỏ được đưa đi xa.
+ Vật liệu lớn, nặng di chuyển chậm hoặc đứng im hay ở những mặt dốc (sườn dốc) nó sẽ lăn theo sườn dốc.
- Quá trình bồi tụ: Là sự kết thúc của quá trình vận chuyển. Quá trình bồi tụ diến ra rất phức tạp nó phụ thuộc vào động năng (năng lượng) của các nhân tố.
+ Khi năng lượng của dòng chảy không đủ để vận chuyển vật liệu thì các vật liệu bắt đầu lắng đọng. Những vật liệu vụn, thô, nặng lắng đọng trước (Cuội, sỏi, cát)
+ Khi động năng giảm đột ngột (di chuyển về các KV bằng phẳng) -> Tất cả các VL đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng. Vật liệu nhỏ, nhẹ (phù sa) sẽ tích tụ tạo ra các nón phóng vật hay tam giác châu.
VD: 1 số dạng địa hình bồi tụ
+ Do nước chảy: Bãi bồi ven sông, suối, ĐB phù sa, tam giác châu
+ Do gió: Cồn cát, đụn cát ven biển
+ Do sóng: Bãi biển (Vật liệu nặng ở dưới, VL nhẹ trên)
Lưu ý: Sóng biển ngoài việc mài mòn, nó còn có tác dụng bồi tụ và tạo nên cá dạng địa hình bờ biển (bãi biển, thềm bồi tụ)
=> KL: Như vậy có thể thấy nước tác động đến địa hình bề mặt Trái đất ở cả 3 quá trình: Bóc mòn (Xâm thực, mài mòn), vận chuyển và bồi tụ. Trong hoạt động của dòng chảy bao giờ cũng tồn tại đồng thời 2 quá trình đối ngược nhau đó là xâm thực và bồi tụ
Việc phân chia các quá trình ngoại lực chỉ là quy ước vì ranh giới giữa chúng không rõ ràng và khó có thể xác định được lúc nào 1 quá trình kết thúc để bắt đầu 1 quá trình khác.
Nội lực và ngoại lực là 2 quá trình đối nghịch nhau, chúng tác động đồng thời, tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất.
2. Quá trình bóc mòn
- KN: Là quá trình các tác nhân ngoại lực làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó.
- Nguyên nhân: Do nước chảy, sóng biển, băng hà, gió
Bóc mòn có nhiều hình thức và thành tạo nhiều dạng địa hình:
* Xâm thực: Là quá trình bóc mòn do nước chảy
* Mài mòn: Là quá trình bóc mòn do nước biển, hình thành những hàm ếch sóng vỗ, vách biển
* Thổi mòn: Là quá trình bóc mòn do gió
* Dạng địa hình do băng hà (địa hình băng tích) Phi-o, cao nguyên băng hà, đá trán cừu
3. Quá trình vận chuyển
Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
4. Quá trình bồi tụ
Là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy.
- Bồi tụ do nước chảy trên mặt (Lũ tích, bồi tích)
- Bồi tụ do băng hà: Băng tích
IV. củng cố
Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên 1 số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành?
Phân tích mối quan hệ giữa 3 quá trình: Phong hóa, vận chuyển và bồi tụ?
Quá trình phong hóa tạo ra vật liệu phá hủy cho quá trình vận chuyển; Bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển và là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy
File đính kèm:
- Tiet 10- Tac dong cua ngoai luc den dia hinh be mat TD (tiep).doc