Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Trần Thục Hiền

A. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần:

- Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ.

- Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.

- Biết được hệ thống các loại bản đồ.

- Nhận biết được: Để hình thành một bản đồ đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu và thực hiện với nhiều bước khác nhau.

 

doc192 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Trần Thục Hiền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ. - Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản. - Biết được hệ thống các loại bản đồ. - Nhận biết được: Để hình thành một bản đồ đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu và thực hiện với nhiều bước khác nhau. B. Thiết bị dạy học: - Bản đồ Thế giới, bản đồ vùng cực Bắc, bản đồ Châu Âu. - Quả Địa Cầu. - Một tấm bìa kích thước A3. C. Phương pháp giảng dạy: 1. Phương pháp đàm thoại. 2. Phương pháp pháp vấn. 3. Phương pháp chia nhóm. 4. Phương pháp hệ thống. D. Hoạt động dạy học: Bước 1: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Bước 3: Bài mới. Mở bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Cá nhân. Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát 3 bản đồ nói trên và phát biểu khái niệm bản đồ.. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát Địa Cầu (mô hình của Trái Đất) và bản đồ thế giới, suy nghĩ cách thức chuyển hệ thống kinh vĩ tuyến trên Địa Cầu lên mặt phẳng. Bước 3: GV yêu cầu HS quan sát trở lại 3 bản đồ và trả lời các câu hỏi: - Tại sao hệ thống kinh, vĩ tuyến trên 3 bản đồ này có sự khác nhau? - Tại sao phải dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau? HĐ2: Cá nhân. Bước 1: GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu, cuộn lại thành hình nón và hình trụ. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 trong SGK và cho biết các phép chiếu cơ bản. HĐ3: Cá nhân. Bước 1: GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 trong SGK và cho biết các vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với Địa Cầu. HĐ4: Nhóm. Bước 1: GV chia lớp ra thành các nhóm nhỏ từ 4 - 6 HS. Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ trong SGK, nhận xét và phân tích về: Vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với Địa Cầu, đặc điểm của lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, dùng để vẽ khu vực nào trên Địa Cầu. - Nhóm 1, 2, 3: hình 1.3a và Hình 1.3b. - Nhóm 4, 5, 6: hình 1.4a và Hình 1.4b. - Nhóm 7, 8, 9: Hình 1.5a và hình 1.5b. Bước 3: GV yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày những điều đã quan sát và nhận xét. HĐ5: Cá nhân. Bước 1: GV cuộn giấy vẽ thành hình nón. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.6 trong SGK, nhận xét về các vị trí tiếp xúc của hình nón với mặt Địa Cầu. HĐ6: Cá nhân. Bước 1: GV cuộn giấy vẽ thành hình nón. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.7a và 1.7b trong SGK, nhận xét và phân tích về: Vị trí tiếp xúc của hình nón với Địa Cầu, đặc điểm của lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, khu vực vẽ. HĐ7: Cá nhân. Bước 1: GV yêu cầu 1 HS cuộn giấy vẽ thành hình trụ. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.8 trong SGK, nhận xét về các vị trí tiếp xúc của hình trụ với Địa Cầu. HĐ 8: Cá nhân. Bước 1 : GV yêu cầu 1 HS cuộn giấy vẽ thành hình trụ và cho hình trụ này tiếp xúc với Địa Cầu ở những vị trí khác nhau. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.8a trong SGK, nhận xét và phân tích về: Vị trí tiếp xúc của hình trụ với Địa Cầu, đặc điểm của lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ, sự chính xác trên bản đồ, khu vực vẽ. HĐ 9: Cá nhân. Bước 1: GV hỏi: Tại sao phải phân loại bản đồ? Phân loại bản đồ có thể dựa vào những tiêu chí nào? Bước 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu trong SGK để trả lời từng cách phân loại. Sau đó GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ phân loại bản đồ vào tập. I. Phép chiếu hình bản đồ. - Khái niệm bản đồ: trong SGK. 1. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ. Phép chiếu bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng. 2. Một số phép chiếu hình bàn đồ. Khi chiếu, có thể giữ nguyên mặt chiếu là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón, hình trụ. a. Phép chiếu phương vị. Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên Địa Cầu lên mặt chiếu là mặt phẳng. Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với Địa Cầu mà có các phép chiếu phương vị khác nhau. + Phép chiếu phương vị đứng. - Mặt phẳng tiếp xúc với Địa Cầu ở cực. - Hệ thống kinh vĩ tuyến: Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực. - Những khu vực ở gần cực tương đối chính xác. - Dùng để vẽ những khu vực quanh cực. + Phép chiếu phương vị ngang: - Mặt phẳng tiếp xúc với Địa Cầu ở giữa Xích đạo. - Hệ thống kinh vĩ tuyến: Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, các vĩ tuyến là những cung tròn và các kinh tuyến còn lại là những đường cong. - Những khu vực ở gần xích đạo và kinh tuyến giữa tương đối chính xác. - Dùng để vẽ bán cầu Đông, bán cầu Tây. + Phép chiếu phương vị nghiêng: - Mặt phẳng tiếp xúc với Địa Cầu ở một điểm bất kỳ. - Hệ thống kinh vĩ tuyến: kinh tuyến giữa là đường thẳng, các vĩ tuyến và kinh tuyến còn lại là những đường cong. - Những khu vực ở gần nơi tiếp xúc tương đối chính xác. - Dùng để vẽ những khu vực ở vĩ độ trung bình. b. Phép chiếu hình nón. Phép chiếu hình nón là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên Địa Cầu lên mặt chiếu là hình nón. Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình nón với Địa Cầu mà có các phép chiếu hình nón khác nhau. Phép chiếu hình nón đứng: - Trục hình nón trùng với trục quả cầu. - Hệ thống kinh vĩ tuyến: Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm là đỉnh hình nón. - Những khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác. - Dùng để vẽ các khu vực ở vĩ độ trung bình. c. Phép chiếu hình trụ. Phép chiếu hình trụ là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến trên Địa Cầu lên mặt chiếu là hình trụ. Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của hình trụ với Địa Cầu mà có các phép chiếu hình trụ khác nhau. + Phép chiếu hình trụ đứng: - Hình trụ tiếp xúc với Địa Cầu theo vòng Xích đạo. - Hệ thống kinh vĩ tuyến: Kinh tuyến và vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và thẳng góc nhau. - Những khu vực ở Xích đạo tương đối chính xác. - Dùng để vẽ những khu vực gần Xích đạo. II. Phân loại bản đồ. 1. Theo tỉ lệ. - Bản đồ tỉ lệ lớn. - Bản đồ tỉ lệ trung bình. - Bản đồ tỉ lệ nhỏ. 2. Theo nội dung bản đồ. - Bản đồ địa lí chung. - Bản đồ chuyên đề. 3. Theo mục đích sử dụng. - Bản đồ tra cứu. - Bản đồ giáo khoa. 4. Theo lãnh thổ. - Bản đồ thế giới. - Bản đồ bán cầu. - Bản đồ các châu lục. - Bản đồ các đại dương. Bước 4: Đánh giá. Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây: Thể hiện trên bản đồ Phép chiếu bản đồ Các kinh tuyến Các vĩ tuyến Khu vực tương đối chính xác Khu vực kém chính xác Phương vị đứng Hình nón đứng Hình trụ đứng Bước 5: Bài tập về nhà. Yêu cầu HS vẽ sơ đồ phân loại bản đồ. ------------------------------ Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện Các đối tượng địa lí trên bản đồ A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Hiểu được mỗi một phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ và từng đặc điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp. - Hiểu rõ được hệ thống ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng. - Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khi đọc bản đồ. B. Thiết bị dạy học: - Bản đồ khung Việt Nam. - Bản đồ Công nghiệp Việt Nam. - Bản đồ Nông nghiệp Việt Nam. - Bản đồ Khí hậu Việt Nam. - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ Phân bố dân cư Châu á. C. Phương pháp giảng dạy: 1. Phương pháp đàm thoại. 2. Phương pháp pháp vấn. 3. Phương pháp chia nhóm. 4. Phương pháp hệ thống. D. Hoạt động dạy học: Bước 1: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Bước 3: Bài mới. Mở bài: Trước tiên, giới thiệu bản đồ khung Việt Nam, sau đó giới thiệu một số bản đồ Việt Nam với các nội dung khác nhau và yêu cầu HS cho biết bằng cách nào chúng ta biểu hiện được nội dung bản đồ. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ: Nhóm. Bước 1: GV chia lớp ra thành các nhóm nhỏ từ 6 - 8 HS. Bước 2: GV yêu cầu các nhóm quan sát các bản đồ trong SGK, nhận xét và phân tích về: Đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp: - Nhóm 1: Nghiên cứu hình 2.1 và hình 2.2 trong SGK hoặc bản đồ Công nghiệp VN. - Nhóm 2: Nghiên cứu hình 2.3 trong SGK hoặc bản đồ Khí hậu VN. - Nhóm 3: Nghiên cứu hình 2.4 trong SGK. - Nhóm 4: Nghiên cứu hình 2.5 và bản đồ Nông nghiệp VN. - Nhóm 5: Nghiên cứu hình 2.6 trong SGK hoặc bản đồ Công nghiệp VN. Bước 3: GV yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày những điều đã quan sát và nhận xét. 1. Phương pháp ký hiệu. a. Đối tượng biểu hiện. Dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. b. Các dạng ký hiệu. - Ký hiệu hình học. - Ký hiệu chữ. - Ký hiệu tượng hình. c. Khả năng biểu hiện. - Vị trí phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng. - Chất lượng của đối tượng. 2. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động. a. Đối tượng biểu hiện. Dùng để biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội. b. Khả năng biểu hiện. - Hướng di chuyển của đối tượng. - Số lượng của đối tượng di chuyển. - Chất lượng của đối tượng di chuyển. 3. Phương pháp chấm điểm. a. Đối tượng biểu hiện. Dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm. b. Khả năng biểu hiện. - Sự phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng. 4. Phương pháp khoanh vùng. a. Đối tượng biểu hiện. Dùng để biểu hiện các đối tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định. b. Khả năng biểu hiện. - Sự phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng. 5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ. a. Đối tượng biểu hiện. Dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố trong nhữg đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó. b. Khả năng biểu hiện. - Số lượng của đối tượng. - Chất lượng của đối tượng. - Cơ cấu của đối tượng. Bước 4: Đánh giá. Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây: Phương pháp biểu hiện Đối tượng biểu hiện Cách thức tiến hành Khả năng biểu hiện Phương pháp ký hiệu Phương pháp ký hiệu đường chuyển động Phương pháp đường đẳng trị Phương pháp chấm điểm Phương pháp khoanh vùng Phương pháp bản đồ - biểu đồ Bước 5: Bài tập về nhà. Làm các câu hỏi 1, 2 trang 18 SGK. ------------------------------ Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Hiểu rõ ý nghĩa của bản đồ trong học tập và đời sống. - Hiểu được viễn thám và ý nghĩa của viễn thám trong nghiên cứu và quản lý môi trường. - Thấy được ứng dụng của hệ thống thông tin địa lí. B. Thiết bị dạy học: - Một số bản đồ về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nào đó. - ảnh máy bay, ảnh vệ tinh một số khu vực. - Bản đồ địa hình cùng một khu vực. C. Phương pháp giảng dạy: 1. Phương pháp đàm thoại. 2. Phương pháp pháp vấn. 3. Phương pháp chia nhóm. 4. Phương pháp hệ thống. D. Hoạt động dạy học: Bước 1: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Bước 3: Bài mới. Mở bài: Để tìm hiểu, nghiên cứu các khu vực trên Trái Đất, ngoài bản đồ, khoa học và công nghệ hiện đại cung cấp cho chúng ta các phương tiện khác. Đó là viễn thám và hệ thống thông tin địa lí. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cả lớp/ cá nhân. Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao học địa lí cần phải có bản đồ? Bước 2: GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và phát biểu về vai trò trong học tập và trong đời sống. Bước 3: Sau khi HS phát biểu nhiều ý kiến khác nhau, GV tổng kết các ý kiến. HĐ 2: Cả lớp. Bước 1: GV yêu cầu HS phát biểu về những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập được nêu ra trong SGK. Bước 2: GV yêu cầu Hs giải thích ý nghĩa của những điều cần lưu ý đó và cho ví dụ thông qua một số bản đồ cụ thể. HĐ 3: Cả lớp. Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu khái niệm viễn thám trong SGK, giải thích khái niệm “viễn thám”: viễn là xa, thám là quan sát và cho ví dụ về quan sát mặt đất từ xa. Bước 2: GV đưa ra ảnh chụp máy bay và ảnh vệ tinh của một khu vực cho HS quan sát và rút ra ý nghĩa của những phương tiện này. HĐ 4: Cả lớp. - GV yêu cầu HS nghiên cứu khái niệm “Hệ thống thôn tin địa lí” trong SGK. Hỏi: Phương tiện nào có thể giúp lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lý những dữ liệu không gian, đồng thời cho phép lấy thông tin dễ dàng và trình bày dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng? Hỏi: Với tính năng như vậy, hệ thống thông tin địa lí có ý nghĩa như thế nào? I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. 1. Trong học tập. - Học tại lớp. - Học ở nhà. - Kiểm tra. 2. Trong đời sống. - Bảng chỉ đường. - Phục vụ các ngành sản xuất. - Trong quân sự. II. Sử dụng bản đồ trong học tập. 1. Những vấn đề cần lưu ý. a. Chọn bản đồ phù hợp. b. Đọc bản đồ phải tìm hiểu về tỉ lệ và ký hiệu bản đồ. c. Xác định phương hướng trên bản đồ. d. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ. III. ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lí. 1. Viễn thám. a. Khái niệm viễn thám. Viễn thám là khoa học và công nghệ hiện đại để thu thập thông tin về các đối tượng hay môi trường từ xa. b. ý nghĩa của viễn thám. Các ảnh vệ tinh được sử dụng rộng rãi trong nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý môi trường. 2. Hệ thống thông tin địa lí. a. Khái niệm. Hệ thống thôn tin đại lý và hệ thống thông tin đa dụng dùng để lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lý những dữ liệu không gian, đồng thời cho phép lấy thông tin dễ dàng và trình bày dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng. b. ý nghĩa. - Giúp theo dõi, quản lý môi trường. - Giúp đưa ra hoặc điều chỉnh các phương án quy hoạch. - Giúp quản lý khách hàng, hệ thống sản xuất, dịch vụ. - ứng dụng trong giáo dục. Bước 4: Đánh giá. 1. Nêu những điểm cần chú ý khi sử dụng bản đồ trong học tập. 2. Thế nào là đọc bản đồ? Vì sao khi đọc bản đồ cần chú ý việc liên kết, đối chiếu các kí hiệu với nhau? 3. Nêu vai trò của viễn thám và hệ thông tin địa lí? Bước 5: Bài tập về nhà. Để chuẩn bị cho tiết thực hành, GV chia HS ra thành 5 nhóm ( Có thể giữ nguyên nhóm trong tiết học này hoặc chia theo nguyện vọng của HS) và yêu cầu mỗi nhóm sưu tầm các bản đồ cho một phương pháp biểu hiện. Ví dụ: Nhóm 1, sưu tầm các bản đồ biểu hiện bằng phương pháp ký hiệu ------------------------------ Bài 4: Thực hành: xác định một số phương pháp Biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Hiểu rõ các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ bằng những phương pháp nào. - Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ. - Phân biệt được các phương pháp biểu hiện trên các bản đồ khác nhau. B. Thiết bị dạy học: - Các bản đồ: công nghiệp, nông nghiệp, khí hậu, phân bố dân cư, bản đồ địa hình, các vùng công nghiệp. C. Phương pháp giảng dạy: 1. Phương pháp đàm thoại. 2. Phương pháp pháp vấn. 3. Phương pháp chia nhóm. 4. Phương pháp hệ thống. D. Hoạt động dạy học: Bước 1: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Bước 3: Bài mới. HĐ: Cả lớp, nhóm. Có thể tiến hành theo 2 phương án: * Phương án 1: HS sưu tầm, thu thập bản đồ theo sự phân công của GV và chuẩn bị nội dung báo cáo. * Phương án 2: GV chuẩn bị bản đồ và giao cho các nhóm chuẩn bị nội dung báo cáo. Bước 1: - GV nêu lên mục đích yêu cầu của giờ thực hành cho cả lớp rõ. - Kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm đã phân và giao nhiệm vụ trong tiết học trước. - Hướng dẫn nội dung trình bày của các nhóm theo trình tự sau: + Tên bản đồ. + Nội dung bản đồ. + Phương pháp biểu hiện nội dung trên bản đồ. - Tên phương pháp. - Đối tượng biểu hiện của phương pháp. - Khả năng biểu hiện của phương pháp. Bước 2: - Lần lượt các nhóm lên giới thiệu các bản đồ đã thu thập và trình bày phương pháp đã được phân công: + Nhóm 1: Phương pháp ký hiệu. + Nhóm 2: Phương pháp ký hiệu đường chuyển động. + Nhóm 3: Phương pháp chấm điểm. + Nhóm 4: Phương pháp khoanh vùng. + Nhóm 5: Phương pháp bản đồ biểu đồ. - Sau mỗi lần trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét về sự chuẩn bị, nội dung trình bày của từng nhóm và tổng kết bài thực hành. Bước 4: Củng cố. Tổng kết bài thực hành: Tên bản đồ Phương pháp biểu hiện Tên phương pháp biểu hiện Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện ơ ------------------------------ Bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Biết các khái niệm: Vũ trụ, Thiên Hà, Dải Ngân Hà, Hệ Mặt Trời. - Trình bày học thuyết BicBang về sự hình thành Vũ Trụ. - Biết vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời và ý nghĩa của nó. - Hiểu và trình bày được hai chuyển động chính của Trái Đất: Tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời. - Biết phân tích các hình vẽ có trong bài, phân tích bảng số liệu các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. - Biết sử dụng Quả Địa Cầu để mô tả về hiện tượng tự quay và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. B. Thiết bị dạy học: - Quả Địa Cầu. - Mô hình Trái Đất - Mặt Trăng - Mặt Trời (nếu có). - Tranh vẽ treo từng về Trái Đất và các hàn tinh trong Hệ Mặt Trời. C. Phương pháp giảng dạy: 1. Phương pháp đàm thoại. 2. Phương pháp pháp vấn. 3. Phương pháp chia nhóm. 4. Phương pháp hệ thống. D. Hoạt động dạy học: Bước 1: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Bước 3: Bài mới. Khởi động Phương án 1: GV: - Em biết gì về Hệ Mặt Trời, về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời? - Chúng ta thường nghe nói về Vũ Trụ. Vậy Vũ Trụ là gì? Vũ Trụ được hình thành như thế nào? Sau khi HS đưa ra ý kiến để trả lời các câu hỏi trên, GV nói: Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp các vấn đề này. Phương án 2: Theo phần mở bài trong SGV. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: Cả lớp. HS dựa vào hình 5.1, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi: - Vũ Trụ là gì? - Phân biệt Thiên Hà với Dải Ngân Hà. + Thiên Hà: là một tập hợp của rất nhiều thiên thể, khí, bụi, bức xạ điện từ. + Dải Ngân Hà: là Thiên Hà có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Chuyển ý: Vũ Trụ được hình thành như thế nào? Có nhiều học thuyết về sự hình thành Vũ Trụ. Một trong những học thuyết đó là học thuyết Bic Bang. HĐ 2: Cả lớp. HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, trình bày nội dung của học thuyết Bic Bang. Chuyển ý: Hệ Mặt Trời của chúng ta có đặc điểm gì? HĐ 3: Cá nhân /cặp. Bước 1: * HS dựa vào hình 5.2, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi: - Hệ Mặt Trời được hình thành từ khi nào? - Hãy mô tả về Hệ Mặt Trời. - Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Gợi ý: Khi mô tả về Hệ Mặt Trời chú ý quỹ đạo của các hành tinh (quỹ đạo hình elip gần tròn, trừ quỹ đạo của Diêm Vưng tinh, quỹ đạo các hành tinh khác đều nằm trên một mặt phẳng) và hướng chuyển động của các hành tinh. Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Các thiên thể gồm: các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch. Chuyển ý: Trái Đất ở vị trí thứ mấy trong Hệ Mặt Trời? Trái Đát có những chuyển động chính nào?. HĐ 4: Cặp/ nhóm. Bước 1: HS quan sát các hình 5.3, 5.4 trong SGK và dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: - Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt Trời? Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống? - Trái Đất có mấy chuyển động chính, đó là các chuyển động nào? - Trát Đất tự quay theo hướng nào? Trong khi tự quay, có điểm nào trên bề mặt Trái Đất không thay đổi vị trí? Thời gian Trái Đất không thay đổi vị trí? Trời Gian Trái Đất tự quay hết 1 vòng? - Hãy mô tả về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo, điểm cận nhật, điểm viễn nhật, hướng và vận tốc chuyển động, trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo). Bước 2: - HS trình bày kết quả, dùng Quả Địa Cầu biểu diễn hướng tự quay, hướng và quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. GV giúp HS chuẩn kiến thức, kĩ năng. Gợi ý: - Biểu diễn hiện tượng tự quay: Đặt Quả Địa Cầu trên bàn, dùng tay đẩy sao cho Quả Địa Cầu quay từ trái sang phải, đó chính là hướng tự quay của Trái Đất. - Biểu diễn sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Lấy một vật hoặc ngọn đèn (nến) đặt ở giữa bàn, dùng Quả Địa Cầu di chuyển trên bàn theo hương từ tay trái sang tay phải ở phía trong 9sát người biểu diễn) sau đó vòng lại ở phía ngoài theo hướng ngược lại (từ phải qua trái), trong khi di chuyển luôn để trục Quả Địa Cầu nghiêng về một phía. Nếu có mô hình Trái Đất - Mặt Trăng - Mặt Trời thì GV cho Trái Đất chuyển động sau đó yêu cầu HS nhận xét về vị trí của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo ở các vị trí khác nhau. I. Vũ Trụ. Học thuyết về sự hình thành Vũ Trụ. 1. Vũ Trụ. Khoảng không gian vô tận, chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà. 2. Học thuyết Bic Bang về sự hình thành Vũ Trụ. - Vũ Trụ hình thành cách đây 15 tỉ năm, sau một “Vụ nổ lớn” từ một “nguyên tử nguyên thuỷ”. - Sau vụ nổ, các đám khí tụ tập hình thành các sao, các thiên hà. II. Hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ. - Hệ Mặt Trời: hình thành cách đây 4,5 đến 5 tỉ năm. - Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở giữa, các thiên thể quay xung quanh và các đám mây bụi khí. - Có 9 hành tinh lớn: Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh. - Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời, vừa tự quay quanh trục. III. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. 1. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. - Vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời. 2. Các chuyển động chính của Trái Đất. a. Chuyển động tự quay quanh trục. - Hướng: ngược chiều kim đồng hồ (Tây sang Đông). - 24 giờ/vòng quay. - 2 điểm không thay đổi vị trí: Cực Bắc và cực Nam. b. Chuyển động xung quanh Mặt Trời. - Quỹ đạo: Hình elip gần tròn. - Hướng: ngược chiều kim đồng hồ (Tây sang Đông). - Thời gian: 365 ngày 6 giờ. - Vận tốc trung bình: 29,8 km/s. - Trục nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 66033’ và không đổi phương. Bước 4: Đánh giá. 1. Phân biệt các khái niệm: Vũ Trụ, Thiên Hà, Dải Ngân Hà. 2. Trình bày tóm tắt nội dung học thuyết Bic Bang. 3. Dùng Quả Địa Cầu biểu diễn và trình bày về hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất. 4. Dùng Quả Địa Cầu biểu diễn và trình bày về hiện tượng chuyển động của Trái Đát quanh Mặt Trời. 5. Khoanh tròn chỉ một chữ cái ở đầu ý em cho là đúng. a) Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các: A. Hành tinh. C. Hệ mặt trời B. Thiên hà D. Thiên thể b) Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều: A. Các ngôi sao và bụi khí C. Thiên thể B. Các hành tinh, tiểu hành tinh D. Các ngôi sao, các hành tinh c) Dải Ngân Hà là: A. Thiên hà có Mặt Trời và các hành tinh trong đó có Trái Đất. B. Mặt Trời và các hành tinh, vệ tinh, các bụi, khí trong đó có Trái Đất. C. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó trong đó có Trái Đất. D. Các thiên hà và Mặt Trời với các hành tinh trong đó có Trái Đất. d) . Các hành tinh nào tự quay quanh trục theo hướng thuận chiều kim đồng hồ? A. Thuỷ tinh, Trái Đất. C. Kim tinh, Thiên Vương Tinh B. Hoả tinh, Mộc Tinh D. Thổ tinh, Thiên Vương Tinh e) Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời có nghĩa là khi chuyển động trục của Trái Đất: A. Luôn thay đổi hướng để giữ một góc nghiêng 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo. B. Luôn đứng thẳng, không thay đổi so với mặt phẳng quỹ đạo. C. Giữ một góc nghiêng 2305’ với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương. D. Nghiêng một góc 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương. Bước 5: Bài tập về nhà. Làm bài tập 2 trang 27 SGK vào vở. ------------------------------ Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Hiểu và giải thích được một số hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất. Đó là sự luân phiên ngày và đêm, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể và giờ lên Trái Đất. - Hiểu và trình bày được một số hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, đó là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Biết phân tích các hình vẽ có trong bài, xác lập một số mối quan hệ nhân quả. B. Thiết bị dạy học: - Mô hình Trái Đất - Mặt Trăng - Mặt Trời (nếu có). - Quả Địa Cầu. - Phóng to các hình vẽ trong SGK. C. Phương pháp giảng dạy: 1. Phương pháp đàm thoại. 2. Phương pháp pháp vấn. 3. Phương pháp chia nhóm. 4. Phương pháp hệ thống. D. Hoạt động dạy học: Bước 1: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. Bước 2: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Bước 3: Bài mới. Khởi động GV yêu cầu HS dùng Quả Địa Cầu biểu diễn và trình bày về hiện tượng tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất. Sau đó GV hỏi: các chuyển động này đã đem đến những hệ quả gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ cùng học bài hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cả lớp. GV yêu cầu HS cả lớp dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: - Vì sao trên TRái Đất có ngày và đêm?. - Vì sao ngày đêm kế tiếp không ngừng trên Trái Đất? HĐ 2: Cá nhân/ cặp. Bước 1: HS qu

File đính kèm:

  • docGiao an Dia ly 10 tron bo.doc
Giáo án liên quan