I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
-Biết được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp.
-Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội tới phát triển và phân bố công nghiệp.
2. Kĩ năng
Biết phân tích và nhận xét sơ đồ về đặc điểm phát triển và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.
3. Thái độ, hành vi
HS nhận thức được công nghiệp nước ta chưa phát triển mạnh, trình độ khoa học và công nghệ còn thua kém nhiều các nước trên thế giới và khu vực, đòi hỏi sự cố gắng của thế hệ trẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Bản đồ Địa lí công nghiệp hế giới
-Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
47 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Truong THPT Tam Quan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Baøi: 31
Tiết: 36
Ngày soạn: 13/01/2008
Chương VII
ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
-Biết được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp.
-Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội tới phát triển và phân bố công nghiệp.
2. Kĩ năng
Biết phân tích và nhận xét sơ đồ về đặc điểm phát triển và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.
3. Thái độ, hành vi
HS nhận thức được công nghiệp nước ta chưa phát triển mạnh, trình độ khoa học và công nghệ còn thua kém nhiều các nước trên thế giới và khu vực, đòi hỏi sự cố gắng của thế hệ trẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Bản đồ Địa lí công nghiệp hế giới
-Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. On định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới
Mở bài: (1’) Ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm như thế nào? Sự phát triển và phân bố của công nghiệp chịu tác động của các nhân tố nào? Đó là các câu hỏi sẽ được làm sáng tỏ qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP
Mục tiêu: HS hiểu được tầm quan trọng của công nghiệp và nắm được đặc điểm của công nghiệp VN.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
20’
Pp đàm thoại
-Nêu câu hỏi: Ngành công nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào?
-Giảng để làm rõ câu hỏi cuối mục: Trình độ phát triển công nghiệp của 1 nước biểu thị trình độ phát tiển và sự vững mạnh của nền kinh tế nước đó.Tốc độ tăng trưởng công nghiệp (vai trò 2) thường cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung
-Hỏi thêm: Vậy các nước đang phát triển cần phải làm gì?
-Nêu câu hỏi: Sản xuất công nghiệp có các đặc điểm gì?
-Giảng thêm (đặc điểm 2): Vì vậy, các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt
-Hãy nêu cách phân loại ngành công nghiệp?
Làm việc cả lớp
-HS dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi
-Theo các vai trò phải đưa ra được những ví dụ cụ thể chứng minh như tơ, cao su nhân tạo,..(vai trò 4)
-HS trả lời được câu hỏi cuối mục sẽ hiểu các nước đang phát triển cần phải làm gì để đưa nền kinh tế phát triển (thực hiện quá trình công nghiệp hóa)
-HS nghiên cứu mục 1.2, sơ đồ 2a để trả lời câu hỏi
-Trong đặc điểm 2 HS nêu được đăc 5 điểm này thể hiện ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm
-HS trả lời được
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp
1. Vai trò
Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân:
-(4 vai trò như ở SGK)
-Khái niệm: Quá trình công nghiệp hóa
2. Đặc điểm
a/ Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn
b/ San xuất công nghiệp có tính tập trung cao
c/ Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp
Hoạt động 2
TÌM HIỂU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Mục tiêu: HS nhận thức được các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, các nhân tố kinh tế – xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
Pp phân tích sơ đồ
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
+Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên
+Phân tích ản hưởng của nhân tố kinh tế – xã hội
-GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
Làm việc theo nhóm
-Các nhóm dựa vào sơ đồ trong SGK và hiểu biết của mình để phân tích:
+Các nhóm lẻ
+Các nhóm chẵn
-Đại diện các nhóm trình bày
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
1. Vị trí địa lí
2. Tự nhiên
3. Kinh tế – xã hội
(Trong điều kiện hiện nay, nhân tố kinh tế – xã hội đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp)
4. Củng cố (7’)
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài học
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
Học bài, chuẩn bị bài học tiếp: Địa lí các ngành công nghiệp
IV. PHỤ LỤC
1/ Quá trình công nghiệp hóa: Là quá trình chuyển dịch từ 1 nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang 1 nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đảm bảo sự ổn định về kinh tế – xã hội, giải quyết tốt việc làm và tăng thu nhập.
2/ Ngành công nghiệp mũi nhọn được hiểu như là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và sản phẩm của nó chi phối nhiều ngành kinh tế khác; là ngành có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiẹâm vụ kinh tế – xã hội của đất nước; là ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành công nghiệp khác; là ngành khai thác các thế mạnh đặc biệt của đất nước, hướng về xuất khẩu và phù hợp với xu thế tiến bộ khoa học công nghệ của thời đại.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần: 20
Bài: 32
Tiết: 37
Ngày soạn: 20/01/2008
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
-Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng: khai thác than, khai thác dầu mỏ và công nghiệp điện lực.
-Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp luyện kim.
2. Kĩ năng
-Xác định trên bản đồ những khu vự phân bố trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới.
3. Thái độ, hành vi
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta, những thuận lợi cũng như những hạn chế của 2 ngành này so với thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Bản đồ Công nghiệp thế giới
-Phóng to 1 số hình ảnh trong SGK để minh họa bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. On định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
-Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân?
-Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
3. Mở bài (1’)
Trong cơ cấu công nghiệp, ngành năng lượng và luyện kim có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp của đất nước. Hai ngành công nghiệp quan trọng này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
Mục tiêu: HS nắm được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
Pp đàm thoại, thảo luận
-Công nghiệp năng lượng có vai trò như thế nào?
-Các ngành công nghiệp khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực có vai trò, trữ lượng, sản lượng và phân bố như thế nào?
-GV giảng thêm và chuẩn kiến thức
Làm việc cả lớp, cặp đôi
-HS dựa vào SGK và hiểu biết của mình để trả lời
-Từng cặp làm việc với bảng trang 121, hình 32.3 và 32.4
-Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả làm việc
-Lớp nhận xét, bổ sung
I. Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò
2. Ngành khai thác than
3. Ngành khai thác dầu
4. Ngành công nghiệp điện lực
Hoạt động 2
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM
Mục tiêu: HS hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
Pp thảo luận
-GV giảng về đặc điểm kinh tế – kĩ thuật, xong chia nhóm và giao nhiệm vụ:
+Tìm hiểu về vai trò, đặc điểm và phân bố ngành công nghiệp luyện kim đen
+Tìm hiểu về vai trò, đặc điểm và phân bố ngành công nghiệp luyện kim màu
-GV chuẩn kiến thức
Làm việc theo nhóm
-HS nghe giảng về đặc điểm
-Các nhóm lẻ thảo luận về ngành luyện kim đen
-Các nhóm chẵn thảo luận về công nghiệp luyện kim màu
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
-Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
II. Công nghiệp luyện kim
1. Ngành công nghiệp luyện kim đen
2. Ngành công nghiệp luyện kim màu
(Bảng kết quả ở phần phụ lục)
4. Củng cố (5’)
Lần lượt làm bài tập và trả lời 2 câu hỏi cuối bài học
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
Học bài, chuẩn bị bài học tiếp
IV. PHỤ LỤC
1/ Bảng phân biệt đặc điểm kinh tế – kĩ thuật 2 ngành luyện kim đen và luyện kim màu
Công nghiệp luyện kim đen
Công nghiệp luyện kim màu
-Sử dụng khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và các chất trợ dung
-Quặng sắt và than cốc ® gang (lò cao) ® thép ® cán thỏi, tấm
-Để có thép, gang chất lượng cao phải sử dụng 1 số kim loại hiếm như mangan, crom, titan, vanadi
-Hàm lượng các kim loại trong quặng kim loại màu rất thấp, do đó phải qua quá trình làm giàu sơ bộ (tuyển quặng)
-Các quặng kim loại thường ở dạng đa kim
-Phải sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm rút tối đa các nguyên tố quí có trong quặng
2/ Trả lời bài tập 1 cuối bài học
-Cơ cấu sử dụng năng lượng có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng củi gỗ, than đá; tăng tỉ trọng dầu khí, năng lượng nguyên tử và năng lượng mới.
-Trong XXes, do yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp, của công nghiệp hóa, ngành công nghiệp năng lượng được ưu tiên phát triển. Sự ra đời và phổ biến của máy hơi nước đã làm cho than trở thành nguồn nguyên liệu chính. Sau đó, dầu mỏ với những thuận lợi trong việc sử dụng và vận chuyển, đã thay thế than và trở thành năng lượng qui đổi. Tiếp theo, phương pháp sản xuất năng lượng điện với mức chi phí thấp đã trở thành năng lượng độc quyền. Thế nhưng do liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã dẫn đến việc tìm và sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân. Cuối XXes do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu, khí; do hiện tượng nhà kính, những cơn mưa acide, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo (năng lượng Mặt trời, sức gió, địa nhiệt, ..)
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 21
Bài: 32
Tiết: 38
Ngày soạn: 27/01/2008
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
-Biết được vai trò, đặc điểm sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp cơ khí, điện tử – tin học và công nghiệp hóa chất.
-Hiểu được vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung, công nghiệp dệt – may nói riêng; của ngành công nghiệp thực phẩm cũng như đặc điểm phân bố của chúng.
2. Kĩ năng
-Phân biệt được các phân ngành của công nghiệp cơ khí, điện tử – tin học, công nghiệp hóa chất cũng như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
-Biết phân tích và nhận xét lược đồ sản xuất ô tô và máy thu hình.
3. Thái độ, hành vi
-Nhận thức được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử – tin học, hóa chất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN.
-Thấy được những thuận lợi và khó khăn của các ngành này ở nước ta và địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Bản đồ Công nghiệp thế giới
-Sơ đồ công nghiệp cơ khí, hóa chất trong SGK (phóng to)
-Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. On định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
-Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sửû dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940 – 2000 và giải thích.
-Nêu rõ vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu.
3. Mở bài (1’)
Ngoài ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim mà chúng ta đã nghiên cứu, cơ cấu ngành công nghiệp còn có các ngành nào? Vai trò và đặc điểm của chúng ra sao? Chúng ta sẽ cùng giải đáp các câu hỏi này qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VỀ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ,
ĐIỆN TỬ – TIN HỌC VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT
Mục tiêu: HS hiểu được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử – tin học và công nghiệp hóa chất trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội cũng như đặc điểm sản xuất và phân bố của các ngành này.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
Pp thảo luận
-Đặt vấn đề và chia nhóm giao nhiệm vụ
-GV theo dõi và hướng dẫn thêm
-Chuẩn kiến thức
Làm việc theo nhóm
-HS dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của mình để hoàn thành phiếu học tập:
+Nhóm 1 và 4 tìm hiểu về ngành công nghiệp cơ khí
+Nhóm 2 và 5 tìm hiểu về ngành điện tử – tin học
+Nhóm 3 và 6 tìm hiểu về ngành công nghiệp hóa chất
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
-Lớp nhận xét, bổ sung
III. Công nghiệp cơ khí
IV. Công nghiệp điện tử – tin học
V. Công nghiệp hóa chất
(Nội dung phiếu học tập ở phần phụ lục)
Hoạt động 2
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Mục tiêu: HS nắm được vai trò, đặc điểm và phân bố của các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
Pp đàm thoại
-Hãy nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
-Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng gồm các ngành nào? Trong đó ngành dệt may có vị trí thế nào?
-Ngành dệt may phát triển nhất ở nhũng nước nào? Tại sao?
-Công nghiệp thực phẩm có vai trò gì?
-Đặc điểm kinh tế của ngành công nghiệp thực phẩm?
-Sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm?
Làm việc cả lớp
-Dựa vào nội dung trang 129 sẽ trả lời được
-Dựa vào nội dung trang 129 sẽ trả lời được
-HS: Phân bố rộng rãi. Các nước phát triển nhất như TQ, AĐ, HK, NB,..
-Dựa vào mục VI trang 129 sẽ trả lời được
-Dựa vào nội dung trang 129 sẽ trả lời được
-HS: Phân bố rộng rãi nhưng có khác biệt giữa 2 nhóm nước
VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
1. Vai trò
2. Đặc điểm
3. Phân bố
VII. Công nghiệp thực phẩm
1. Vai trò
2. Đặc điểm
3. Phân bố
4. Củng cố (5’)
-Hãy nêu vai trò của ngành công nghiệp cơ khí và điện tử – tin học?
-Vì sao ngành công nghiệp hóa chất lại được coi là 1 ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới?
-Dựa vào hình 32.9, hãy nhận xét đặc điểm phân bố sản xuất ô tô và máy thu hình trên thế giới.
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
Học bài, chuẩn bị bài học tiếp
IV. PHỤ LỤC
Phiếu học tập:
Vai trò, cơ cấu và phân bố các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử – tin học và hóa chất
Tiêu mục
Công nghiệp cơ khí
Công nghiệp
điện tử – tin học
Công nghiệp hóa chất
Vai trò
-Cung cấp công cụ, máy móc, thiết bị cho các ngành kinh tế, tăng năng suất lao động
-Cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu sinh hoạt, nâng cao mức sống
-Là ngành kinh tế mũi nhọn cho nhiều quốc gia
-Là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của đất nước
-Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống
-Tận dụng phế liệu vừa tiết kiệm, vừa tráng ô nhiễm môi trường
Cơ cấu (phân ngành)
-Cơ khí thiết bị toàn bộ
-Cơ khí máy công cụ
-Cơ khí hàng tiêu dùng
-Cơ khí chính xác
-Máy tính
-Thiết bị điện tử
-Điện tử tiêu dùng
-Thiết bị viễn thông
-Hóa chất cơ bản
-Hóa tổng hợp hữu cơ
-Hóa dầu
Phân bố chủ yếu
-Các nước phát triển đi đầu cả về trình độ và công nghệ
-Các nước đang phát triển chủ yếu sửa chữa, lắp ráp
-Đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..
-Các nước công nghiệp phát triển đủ ngành
-Các nước đang phát triển chủ yếu sản xuất hóa chất cơ bản, chất dẽo,..
V. RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần: 22
Bài: 33
Tiết: 39
Ngày soạn: 03/02/2008
MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU
CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
-Phân biệt được 1 số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN).
-Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này.
2. Kĩ năng
Nhận diện được những đặc điểm chính của TCLTCN.
3. Thái độ, hành vi
-Biết được các hình thức TCLTCN ở VN và địa phương.
-Uûng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở địa phương (điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất,..)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Sơ đồ các hình thức TCLTCN chủ yếu (phóng to từ SGK)
-Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. On định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
-Hãy nêu vai trò của ngành công nghiệp cơ khí và điện tử – tin học.
-Vì sao ngành công nghiệp hóa chất lại được coi là 1 ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới?
3. Mở bài (1’)
TCLTCN là 1 bộ phận của tổ chức lãnh thổ kinh tế – xã hội, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. TCLTCN được hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội đặc thù của từng lãnh thổ nên có sự khác biệt giữa các nơi. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 1 số hình thức TCLTCN đó.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA TCLTCN
Mục tiêu: HS nắm được tầm quan trọng của các hình thức TCLTCN và sự phát triển của chúng.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
5’
Pp phát vấn
-Hãy nêu vai trò của TCLTCN?
-GV chuẩn kiến thức
Làm việc cả lớp
-HS dựa vào mục I trang 131 SGK sẽ trả lời được
-HS cũng sẽ liên hệ được ở địa phương trong quá trình công nghiệp hóa đất nước như cụm công nghiệp Gò Đá Trắng, khu công nghiệp Phú Tài, ..
I. Vai trò của TCLTCN
-Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội và môi trường
-Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hoạt động 2
TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ HÌNH THỨC CỦA TCLTCN
Mục tiêu: HS biết được các đặc điểm chính của các hình thức TCLTCN
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
25’
Pp phân tích bảng, sơ đồ
-GV giới thiệu mục tiêu và giao nhiệm vụ
-GV theo dõi và giải thích thêm
-GV chuẩn kiến thức bằng bảng kết quả kẻ sẵn
Làm việc theo nhóm
-HS đọc mục II và bảng trang 131 SGK, thảo luận về khái niệm, đặc điểm và liên hệ (và làm trên phiếu học tập):
+Nhóm 1 và 5 tìm hiểu về điểm công nghiệp
+Nhóm 2 và 6 tìm hiểu về khu công nghiệp
+Nhóm 3 và 7 tìm hiểu về trung tâm công nghiệp
+Nhóm 4 và 8 tìm hiểu về vùng công nghiệp
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc
-Lớp nhận xét, bổ sung
II. Một số hình thức của TCLTCN
1. Điểm công nghiệp
2. Khu công nghiệp tập trung
3. Trung tâm công nghiệp
4. Vùng công nghiệp
(Nội dung ở phần phụ lục)
4. Củng cố (5’)
-Hãy nêu những đặc điểm chúnh của các hình thức TCLTCN.
-Quan sát bảng trang 131 và hình 33 trang 132, hãy điền tên các hình thức vào đúng vị trí.
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp.
IV. PHỤ LỤC
1/ Phiếu học tập:
Tiêu mục
Khái niệm
Đặc điểm
Liên hệ
Điểm CN
-Là hình thức thấp nhất của TCLTCN
-Đồng nhất với 1 điểm dân cư, có nguồn nguyên liệu tại chỗ
-Qui mô nhỏ chỉ vài xí nghiệp và không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp
-Gò Đá Trắng
Khu CN
-Là hình thức cơ bản và rõ nét nhất của TCLTCN
-Khu vực có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi
-Qui mô khá lớn tập trung nhiều xí nghiệp sản xuất và dịch vụ có khả năng hợp tác sản xuất cao
-Phú Tài (Bình Định)
-Dung Quất (Quảng Ngãi)
-Tân Tạo (Tp HCM)
TTCN
-Là hình thức tổ chức công nghiệp ở trình độ cao
-Gắn liền với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi
-Qui mô lớn bao gồm nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ, các dịch vụ hỗ trợ
-Có các xí nghiệp nòng cốt tạo nên hướng chuyên môn hóa
-Tp HCM
-Hà Nội
Vùng CN
-Là hình thức cao nhất của TCLTCN
-Vùng lãnh thổ rộng lớn
-Bao gồm các hình thức tổ chức trên có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp
-Có1 vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa
-Quảng Ninh
2/ Trả lời câu hỏi 2 cuối bài:
Đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang phát triển ở châu Á như VN, đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển, các KCN, KCX đã hình thành và phát huy được hiệu quả. Ví dụ: Nhờ quá trình công nghiệp hóa nhanh và mạnh mà các nước Hàn Quốc, Singapore, lãnh thổ Hongkong, Đài Loan đã trở thành những nước công nghiệp mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần: 23
Bài: 34
Tiết: 40
Ngày soạn: 10/02/2008
Thực hành:
VẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
-Củng cố kiến thức về địa lí các ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.
2. Kĩ năng
-Biết cách tính toán tốc độ tăng trưởng các sản phẩm chủ yếu: than, dầu, điện, thép.
-Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Thước kẻ, bút màu
-Máy tính cá nhân
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. On định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
-Hãy nêu những đặc điểm chúnh của các hình thức TCLTCN.
-Quan sát bảng trang 131 và hình 33 trang 132, hãy điền tên các hình thức vào đúng vị trí.
3. Mở bài (1’)
Sản xuất công nghiệp của thế giới không ngừng gia tăng. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ dựa vào số liệu để vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sàn xuất than, dầu, điện và thép của thế giới thời kì 1950 – 2003 . Sau đó dựa vào biểu đồ để nhận xét và giải thích.
Hoạt động 1 (20’)
VẼ BIỂU ĐỒ
Bước 1: Xử lí số liệu
(Cách tính: Số liệu năm liền sau chia cho số liệu năm gốc nhân phần trăm)
Lấy năm 1950 = 100%, xử lí số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng (%), đưa kết quả vào bảng:
Năm Sản phẩm
1950
1960
1970
1980
1990
3003
Than
100
143,0
161,3
207,1
186,1
291,2
Dầu mỏ
100
201,1
446,7
586,2
636,9
746,4
Điện
100
238,3
513,1
852,8
1223,6
1535,8
Thép
100
183,1
314,3
360,8
407,4
480,3
Bước 2: Vẽ biểu đồ
-Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ,
-Trục tung thể hiện tốc độ tăng trưởng (%),
-Trục hoành thể hiện thời gian (năm),
-Chia mốc năm, khoảng cách % phải đúng tỉ lệ,
-Có tên biểu đồ,
-Có chú giải.
Bước 3: GV treo biểu đồ đã chuẩn bị để HS đối chiếu và sửa chữa
Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất
Than, dầu mỏ, điện và thép của thế giới thời kì 1950 – 2003
Hoạt động 2 (10’)
NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH
Bước 1: HS trình bày
Bước 2: GV chuẩn xác
-Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng: năng lượng và luyện kim.
-Than: năng lượng truyền thống, trong vòng 50 năm tăng trưởng khá đều, đến nay có chững lại do tìm được các nguồn năng lượng thay thế.
-Dầu mỏ: do có những ưu điểm như khả năng sinh nhiệt, dễ nạp nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu nên có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trung bình 14,1%/năm.
-Điện: ngành công nghiệp năng lượng trẻ, phát triển nhanh và cao trung bình 29%/năm.
-Thép: là sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo máy, xây dựng, tốc độ tăng trưởng khá đều, trung bình 8,7%/năm
4. Củng cố – đánh giá (5’)
Chấm điểm 5 bài thực hành để động viên, khuyến khích tinh thần học tập của HS
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
Dặn HS chuẩn bị cho tiết ôn tập tuần sau
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 24
Bài: Oân tập
Tiết: 41
Ngày soạn: 17/02/2008
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
-Vai trò và đặc điểm của công nghiệp; các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
-Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành năng lượng.
-Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành luyện kim.
-Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành cơ khí – điện tử và hóa chất.
-Hiểu được vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm cũng như đặc điểm phân bố của chúng.
2. Kĩ năng
-Đọc và hiểu được các lược đồ, biểu đồ, sơ đồ bảng số liệu trong SGK.
-Vẽ và nhận xét được biểu đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Bản đồ công nghiệp thế giới
-Các hình, tranh ảnh có từ SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. On định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Oân tập
Hoạt động 1
ÔN TẬP VỀ VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Mục tiêu: HS nắm được kiến thức về vai trò và đặc điểm của công nghiệp; các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
Pp phát vấn
-Hãy chúng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
-Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
-Theo em, trong điều kiện hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp?
Làm việc cả lớp
-HS đọc mục I.1 – SGK có thể trả lời được
-HS nhớ hoặc xem lại phần địa lí nông nghiệp sẽ rút ra được sự khác nhau này
-HS đọc lại sơ đồ trang 120 và vở ghi chép để trả lời
Bài 31:
1. Vai trò của công nghiệp
2. Đặc điểm của công nghiệp
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Hoạt động 2
ÔN TẬP VỀ ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Mục tiêu: HS hiểu được vai trò, cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố các ngành công nghiệp quan trọng: năng lượng, luyện kim, cơ khí, điện tử – tin học, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
20’
Pp phát vấn
-GV đặt câu hỏi về vai trò, cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố các ngành công nghiệp quan trọng
-Giảng giải thêm
-Chốt kiến thức
Làm việc cả lớp
-HS lần lượt đọc nội dung, sơ đồ và các hình có liên quan để trả lời cho từng ngành công nghiệp
-HS đề đạt những thắc mắc chưa hiểu hết
Bài 32:
1. Công nghiệp năng lượng
2. Công nghiệp luyện kim
3. Công nghiệp cơ khí
4. Công nghiệp điện tử – tin học
5. Công nghiệp hóa chất
6. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
7. Công nghiệp thực phẩm
Hoạt động 3
ÔN TẬP VỀ MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU
CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Mục tiêu: HS phân biệt được 1 số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp; biết được sự ph
File đính kèm:
- Giao an Dia 10 HKII 3 cot(1).doc