I. MỤC TIÊU.
1. Kiến Thức:
+ Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.
2. Kỷ Năng :
- Đưa ra được những ý kiến nhận xét trong các TN sơ bộ về sự rơi tự do
- Giải được 01 số bài tập đơn giản, trắc nghiệm khách quan về sự rơi tự do
3. Thái Độ:
- Có hứng thú học tập và có tinh thần hợp tác trong việc học tập qua quan sát các thí nghiệm
- Biết trân trọng đối với công lao của các nhà khoa học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo Viên : Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm 1,3,4 mục I.1
+ 01 vài viên sỏi + 01 vài tờ giấy 15cm x 15cm
+ 01 vài viên bi xe đạp và 01 vài miếng bìa phẳng có trọng lượng lớn hơn của viên bi.
2. Học Sinh : Đọc và làm thử TN 1,3,4 mục I.1 ở nhà
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 (cơ bản) - TrườngTHPT Hoà Vang - Tiết 6, 7: Sự rơi tự do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TrườngTHPT Hoà Vang
GV: Lê Tài Trí Ngày soạn:.
BÀI 4 : SỰ RƠI TỰ DO (2 Tiết)
TIẾT 1 : SỰ RƠI TRONG KHÔNG KHÍ VÀ SỰ RƠI TỰ DO
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến Thức:
+ Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.
2. Kỷ Năng :
- Đưa ra được những ý kiến nhận xét trong các TN sơ bộ về sự rơi tự do
- Giải được 01 số bài tập đơn giản, trắc nghiệm khách quan về sự rơi tự do
3. Thái Độ:
- Có hứng thú học tập và có tinh thần hợp tác trong việc học tập qua quan sát các thí nghiệm
- Biết trân trọng đối với công lao của các nhà khoa học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo Viên : Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm 1,3,4 mục I.1
+ 01 vài viên sỏi + 01 vài tờ giấy 15cm x 15cm
+ 01 vài viên bi xe đạp và 01 vài miếng bìa phẳng có trọng lượng lớn hơn của viên bi.
2. Học Sinh : Đọc và làm thử TN 1,3,4 mục I.1 ở nhà
NỘI DUNG GHI BẢNG
SỰ RƠI TRONG KHÔNG KHÍ VÀ SỰ RƠI TỰ DO
1. Sự rơi trong không khí:
- Các vật rơi nhanh hay chậm khác nhau
- Không phải do vật nặng hay nhẹ
2. Sự rơi tự do:
a) ống Newton:
nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật rơi nhanh như nhau.
b. Định nghĩa:
Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực
III. TIẾT TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2: Đặt vấn đề
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15 phút
* Giới thiệu sự rơi của vật trong không khí: Thả nhẹ 01 hồn sỏi hoặc 01 viên bi ở 1 độ cao nào đó
các vật chuyển động xuống phía dưới
* Tiến hành TN 1:
- Lấy một hòn sỏi và 01 tờ giấy phẳng (hòn sỏi nặng hơn)
- Thả rơi cùng lúc từ cùng 01 độ cao
- Hỏi : Vật nào rơi nhanh hơn
* Đặt vấn đề (câu hỏi bõ ngõ)
Trong không khí, có phải vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ không ?
* Tiết hành TN 3:
- Lấy 2 tờ giấy: 01 để phẳng và 01 vò tròn (cùng khối lượng)
- Thả rơi cùng lúc tờ cùng 01 độ cao
- Hỏi: Vật nào rơi nhanh hơn ?
* Tiết hành TN 4:
- Lấy 01 viên bi và 01 tấm bìa đặt năm ngang (tấm bìa nặng hơn)
- Thả rơi cùng lúc từ cùng 01 độ cao
* Giải quyết câu hỏi đặt vấn đề
* Thu nhận thông tin
* Quan sát và trả lời hòn sỏi rơi nhanh hơn
* Suy nghĩ và dự đoán
* Quan sát và trả lời: Tờ giấy vo tròn rơi nhanh hơn
* Quan sát và trả lời viên bi rơi nhanh hơn
* Trả lời được : Trong không khí, không phải vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự rơi tự do
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15 phút
* Đặt vấn đề: Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi như thế nào?
* Mô tả thí nghiệm ống Newton
* Hỏi: Các vật rơi như thế nào trong ống chân không
* Hỏi: Tìm các lực có ảnh hưởng đến sự rơi của vật trong ống không khí, ống chân không ?
* Giải quyết câu hỏi ĐVĐ
* Giới thiệu sự rơi tự do và định nghĩa sự rơi tự do
* Giới thiệu TN của Galilê
* Suy nghĩ và dự đoán
* Đọc SGK mục 2.a
* Trả lời: rơi như nhau
* Trả lời
- Trong không khí: Fc của không khí và trọng lực
- Trong chân không : Chỉ có trọng lực
* Trả lời và ghi nhận
* Đọc SGK mục 2.b in nhỏ
Hoạt động 4: Vận dụng sự rơi tự do
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10 phút
* Hỏi C2: Sự rơi của những vật nào trong 3 TN mà ta làm trên có thể coi là sự rơi tự do ?
* Bài tập 7 (Trắc nghiệm khách quan)
* Đọc SGK và trả lời:
Sự rơi của hòn sỏi, tờ giấy vo tròn, viên bi.
* Thảo luận cả lớp:
- 01 học sinh nêu đáp án
- 02 học sinh khác phân tích
Hoạt động 5: cũng cố
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5 phút
* BT về nhà : chứng minh rằng trong CĐTNDĐ, hiệu 2 quãng đường đi được trong 2 khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 01 lượng không đổi
* Gợi ý:
V0 = 0
T0 = 0 áp dụng : S = ½ at2
Tính l1 , l2 ?
V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- tiet 6.7.su roi tu do (tiet 1).doc