I/Mục tiêu:
Kiến thức :
- Nêu được định nghĩa của vật rắn và giá của lực.
- Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song.
Kỹ năng:
- Xác định được trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm.
- Vận dụng được các điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy để giải các bài tập như trong bài.
II/Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Các thí nghiệm Hình 17.1, Hình 17.2, Hình 17.3 và Hình 17.5 SGK.
- Các tấm mỏng, phẳng(bằng nhôm, nhựa cứng ) theo Hình 17.4 SGK.
Học sinh:
- Ôn lại quy tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm.
III/Tiến trình:
Ổn định :
Kiểm tra:
Bài mới :
Tiết 1:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Tiết 28, 29: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 -15 Tiết 28 -29
Ngày soạn:05.12.06 Ngày dạy:07.12.06
12.12.06
PHẦN I CƠ HỌC
CHƯƠNGIII CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Bài 17 : CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
I/Mục tiêu:
Kiến thức :
- Nêu được định nghĩa của vật rắn và giá của lực.
- Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song.
Kỹ năng:
- Xác định được trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm.
- Vận dụng được các điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy để giải các bài tập như trong bài.
II/Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Các thí nghiệm Hình 17.1, Hình 17.2, Hình 17.3 và Hình 17.5 SGK.
- Các tấm mỏng, phẳng(bằng nhôm, nhựa cứng) theo Hình 17.4 SGK.
Học sinh:
- Ôn lại quy tắc hình bình hành, điều kiện cân bằng của một chất điểm.
III/Tiến trình:
Ổn định :
Kiểm tra:
Bài mới :
Tiết 1:
Hoạt động 1: Xác định điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi bảng
- Quan sát thí nghiệm và trả lời C1.
- Phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực.
- Học sinh trả lời.
- Đưa ra khái niệm vật rắn và gợi ý hs so sánh vật rắn và chất điểm.
- Mô tả thí nghiệm hình 17.1.
- Yêu cầu hs trả lời C1.
- Phân tích thí nghiệm và hd hs xác định được điều kiện để vật đứng yên, từ đó yêu cầu hs xác định điều kiện cân bằng của vật rắn.
- Điều kiện cân bằng của một chất điểm? So sánh điều kiện cân bằng của vật rắn với điều kiện cân bằng của một chất điểm?
I/ Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.
1/ Thí nghiệm: SGK
2/ Điều kiện cân bằng:
Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
Hoạt động 2: Xác định trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm.
- Nhớ lại khái niệm trọng tâm.
- Xác định các lực tác dụng lên vật treo trên sợi dây.
- Tìm phương án xác định được trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm.
- Làm việc nhóm xác định trọng tâm của một số vật phẳng có hình dạng khác nhau.
- Trả lời C2.
- Trọng tâm là gì, là điểm đặt của lực nào?
- Treo một vật phẳng, mỏng trên sợi dây. Yêu cầu hs xác định các lực tác dụng lên vật treo trên sợi dây.
- Gía của trọng lực? ( Gợi ý: giá của trọng lực đi qua trọng tâm)
- Xác định được trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm ntn?
- Hướng dẫn hs áp dụng điều kiện cân bằng.
3/ Cách xác định được trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm: SGK
Hoạt động3: Vận dụng, củng cố.
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu hỏi và bài tập SGK.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đặt một số câu hỏi trắc nghiệm.
- Nhận xét câu trả lời của hs.
Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung ghi bảng
- Quan sát thí nghiệm và trả lời C3.
- Xác định đặc điểm của lực F thay thế cho hai lực.
- Nhận xét về quan hệ giữa vớivà .
- Học sinh ghi nhớ.
- Mô tả thí nghiệm hình 17.5.
- Yêu cầu hs trả lời C3.
- Đặc điểm của lực F thay thế cho hai lực căng ntn? Tuân theo quy tắc gì?
- Hd: Vận dụng điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực : trọng lực và F.
- Nêu và phân tích quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy.
II/ Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:
1/ Thí nghiệm:SGK
2/Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy: SGK/ 98
Hoạt động 2: Phát biểu và vận dụng điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.
- Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.
- Giải bài toán ví dụ
- Hướng dẫn: Từ quan hệ giữa vớivà trong thí nghiệm.
- Hướng dẫn:Phân tích các lực tác dụng và áp dụng điều kiện cân bằng cho quả cầu.
3/ Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:
- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
Hoạt động3: Vận dụng, củng cố.
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu hỏi và bài tập SGK.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đặt một số câu hỏi trắc nghiệm.
- Nhận xét câu trả lời của hs.
Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
- Bài tập 6,7,8/100 SGK.
- Bài mới: Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực.
File đính kèm:
- Tiet 28-29.doc