Bài tập Hóa học Lớp 10 - Phần: Axit Sunfuric, lưu huỳnh, Oxi Ozon và hợp chất của chúng

Bài 1: Viết phương trình phản ứng chứng minh:

 - Oxi có tính oxi hóa.

 - Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

 - Lưu huỳnh có tính khử.

 - Lưu huỳnh có tính oxi hóa.

Bài 2: Giải thích các hiện tượng sau, viết phương trình phản ứng minh họa.

a. Giấy hồ tinh bột tẩm dung dịch KI khi gặp ozon từ trắng chuyển sang màu xanh dương.

b. Giấy quỳ tím tẩm dung dịch KI ngả sang màu xanh dương khi gặp ozon.

BT TRẮC NGHIỆM

 1/ O2 và O3 là dạng thù hình của nhau vì :

 a Chúng được tạo ra từ cùng một nguyên tố hóa học oxi.

 b Có cùng số proton và neutron.

 c Đều có tính oxi hóa.

 d Đều là đơn chất nhưng số lượng nguyên tử trong phân tử khác nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hóa học Lớp 10 - Phần: Axit Sunfuric, lưu huỳnh, Oxi Ozon và hợp chất của chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP AXIT SUNFURIC, LƯU HUỲNH, OXI-OZON VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG I. Mục tiêu : - Củng cố khắc sâu về tính chất hóa học của các chất và các hợp chất - Rèn luyện kĩ năng giải các dạng bài tập về dãy chuyển hóa, nhận biết, điều chế và các bài tập định lượng như xác định kim loại, tính nồng độ , thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp II. phưong pháp : đàm thoại – thảo luận nhóm III. tiến trình tổ chức: kiểm tra bài cũ: kết hợp quá trình bài giảng. tiến trình: Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy và trò Bài 1: Viết phương trình phản ứng chứng minh: - Oxi có tính oxi hóa. - Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. - Lưu huỳnh có tính khử. - Lưu huỳnh có tính oxi hóa. Bài 2: Giải thích các hiện tượng sau, viết phương trình phản ứng minh họa. a. Giấy hồ tinh bột tẩm dung dịch KI khi gặp ozon từ trắng chuyển sang màu xanh dương. b. Giấy quỳ tím tẩm dung dịch KI ngả sang màu xanh dương khi gặp ozon. BT TRẮC NGHIỆM 1/ O2 và O3 là dạng thù hình của nhau vì : a Chúng được tạo ra từ cùng một nguyên tố hóa học oxi. b Có cùng số proton và neutron. c Đều có tính oxi hóa. d Đều là đơn chất nhưng số lượng nguyên tử trong phân tử khác nhau. 2/ Trong những câu sau , câu nào sai khi nói về tính chất hóa học của O3. a O3 oxi hóa Ag thành Ag2O . b O3 kém bền hơn O2. c O3 Oxi hóa tất cả các kim loại kể cả Au và Pt. d O3 oxi hóa ion I- thành I2. 3/ Dung dịch hydro sunfua có tính chất hóa học đặc trưng là : a. tính khử. b . không có tính oxi hóa và tính khử. d. tính oxi hóa. c. vừa có tính oxi hóa và tính khử. 4/ Khí SO2 là chất có a tính khử mạnh b. tính oxi hóa yếu. c. vừa có tính oxi hóa và tính khử. d. tính oxi hóa mạnh. 5/ Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì a không có hiệng tượng gì xảy ra b dung dịch bị vẫn đục màu vàng. c dung dịch chuyển thành màu nâu đen. d tạo thành chất rắn màu đỏ. 6/ Người ta điều chế O2 trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây ? a Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. b Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 . c Điện phân dung dịch NaOH. d Điện phân nước. 7/ Có bao nhiêu mol FeS2 tác dụng với O2 thu được 64gam SO2 a 0,8 mol b kết qủa khác. c 0,4 mol d 0,5mol 8/ Dung dịch KI không màu ,nhưng để lâu ngày có màu vàng nâu do: a KI kém bền bi phân hủy thành iot tự do. b Do tác dụng của oxi có trong không khí , KI biến thành I2. c Do tác dụng của oxi có trong không khí , KI biến thành I2..iot tác dụng tiếp với KI thành KI3. d Do tác dụng của ánh sáng lên dung dịch. Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lit H2S (đktc), rồi hòa tan sản phẩm khí vào 200ml dung dịch NaOH 1M. Xác định muối tạo thành và tính khối lượng muối. * Dạng toán: SO2, CO2 tác dụng với dung dịch kiềm. 10. Cho V lit khí SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch brom dư. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào hỗn hợp trên thì thu được 2,33g kết tủa. V nhận giá trị nào 11. Thêm từ từ dung dịch BaCl2 vào 300ml dung dịch Na2SO4 1M cho đến khi khối lượng kết tủa bắt đầu không đổi thì dừng lại, hết 50ml. Nồng độ mol/l của dung dịch BaCl2 là: 12. Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 2M dư thì thu được 6,72 lit khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là: 13. Một loại oleum có công thức H2SO4.nSO3. Lấy 3,38 g oleum nói trên pha thành 100ml dung dịch A. Để trung hoà 50ml dung dịch A cần dùng vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của n là: 14.Hoà tan hoàn toàn 13,8g hỗn hợp gồm Mg và một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 26,88l H2 (đktc). Kim loại hoá trị II và % khối lượng của nó trong hỗn hợp là: 15. Hoà tan hoàn toàn 4,8g kim loại R trong H2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít SO2 (đktc). Lượng SO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư thu được muối A. Kim loại R và khối lượng muối A thu được là: Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ,tự viết ptpư - Oxi có tính oxi hóa: 3O2 + 4Al = 2Al2O3 - Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi: O2 + KI = không xảy ra 2O3 + 4KI = 4KOH + 2I2 + O2 - Lưu huỳnh có tính khử: S + O2 = SO2 - Lưu huỳnh có tính oxi hóa : S + H2 = H2S Hoạt động 2: Y/c xem lại bài Iot , Cánh nhân biết dd bazơ a. Vì phản ứng giữa ozon và KI tạo ra I2 làm hồ tinh bột chuyển từ trắng sang xanh. 2O3 + 4KI = 4KOH + 2I2 + O2 b. Vì phản ứng giữa ozon và KI tạo ra KOH làm quỳ tím chuyển sang xanh. 2O3 + 4KI = 4KOH + 2I2 + O2 Hoạt động 3 GV hướng dẫn học sinh làm các bt trắc nghiệm Giải: 2H2S + 3O2 = 2SO2 + 2H2O (1) 1 mol 2 mol 0,2 mol ? mol nNaOH = 0,2 . 1 = 0,2 mol SO2 + NaOH = NaHSO3 (2) 1 mol 1 mol 0,2 mol ? mol Khối lượng mưối thu được là mNaHSO3 = 0,2. 104 = 20,8 gam. Zn, Fe tác dụng hết PTHH của các phản ứng. Zn + S ZnS Xmol ¾® xmal Fe + S FeS ymol ¾® ymal ZnS + H2SO4 ® ZnSO4 + H2S­ xmol FeS + H2SO4 ® FeSO4 + H2S­ ymol SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2 HCl Từ số mol BaSO4 → số mol SO2 → V BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl Số mol Na2SO4 → số mol BaCl2 → nồng độ mol/l dung dịch BaCl2 Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 Số mol H2 → số mol H2SO4 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng muối 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2 H2O Số mol NaOH→ số mol H2SO4 → giá trị n Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 M + H2SO4 → MSO4 + H2 Số mol H2 → số mol 2 kim loại → khối lượng nguyên tử trung bìmh của 2 kim loại 2R + 2n H2SO4 → R2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O Số mol SO2 → số mol kim loại R → khối lượng nguyên tử của kim loại R rồi biện luận Củng cố : cho thêm bài tập về nhà

File đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_lop_10_phan_axit_sunfuric_luu_huynh_oxi_ozon.doc