Bài tập ôn thi học kì II – năm học 2011 – 2012 môn hóa – khối 11 (ban cơ bản)

B.Nhận biết các lọ hoá chất mất nhãn sau bằng phương pháp hoá học:

1. Etilen, etan, axetilen . 2. Stiren, benzen, toluen

3. Benzen, toluen, stiren, hex-1-in. 4. Andehit axetic, axit axetic, etanol, glixerol

5. axit axetic, etanol, phenol 6. dd fomalin, axit fomic, axit axetic.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn thi học kì II – năm học 2011 – 2012 môn hóa – khối 11 (ban cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP ÔN THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN HÓA – KHỐI 11 (ban cơ bản). ******** A.Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau : 1. CH3COONa " CH4" C2H2 " C2H4 " C2H5OH " C2H4 " PE 2. C2H2¦ C6H6¦ C6H5Cl ¦ C6H5ONa¦ C6H5OH¦ C6H2OHBr3 3. C2H6¦ C2H5Cl¦ C2H5OH¦ CH3COOH¦ CH3COOCH3 4. C2H2¦ C6H6¦ C6H5Cl ¦ C6H5CH3¦ C6H5CH2Cl¦ C6H5CH2OH¦ C6H5CHO¦ C6H5COOH. 5. C2H6¦ C2H5Cl¦ C2H5OH¦ CH3COOH¦ CH3COOCH3 B.Nhận biết các lọ hoá chất mất nhãn sau bằng phương pháp hoá học: 1. Etilen, etan, axetilen . 2. Stiren, benzen, toluen 3. Benzen, toluen, stiren, hex-1-in. 4. Andehit axetic, axit axetic, etanol, glixerol 5. axit axetic, etanol, phenol 6. dd fomalin, axit fomic, axit axetic. C. Viết CTCT các đồng phân và gọi tên : 1. Ankan, Anken, Ankin có 4C, 5C. 2. Hidrocacbon thơm CTPT C8H10 3. Các hợp chất thơm có CTPT C7H8O 4. ancol no đơn chức mạch hở có 3C, 4C 5. andehit no đơn chức mạch hở có 4C 6. axit cacboxilic no đơn chức mạch hở có 4C D. BÀI TẬP TÍNH TOÁN. I. Bài tập hiđrocacbon. Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam hiđrocacbon A thu được 8,96 lít CO2 và 9 gam H2O. a. A thuộc loại hiđrocacbon nào? b. Xác định công thức phân tử của A. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 2.24 lít hiđrocacbon A thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Biết A tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 sinh ra kết tủa B. Xác định công thức cấu tạo của A. Câu 3: Dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp gồm etilen và propilen (đktc) vào dd Br2 thấy dung dịch bị nhạt màu và không thấy khí thoát ra. Khối lượng dd sau phản ứng tăng 4,9 gam. a.Viết phương trình hóa học và giải thích các hiện tượng ở thí nghiệm trên. b. Tính thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a gam một hiđrocacbon X thì thu được 35,2 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Biết rằng X tạo kết tủa màu vàng nhạt với dung dịch AgNO3/NH3 dư. a. Tính a b. Xác định công thức cấu tạo của X? Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 11, 2 lít (ở đktc) khí CO2 và 5,4 gam nước. Xác định CTPT của 2 ankin ? Câu 6: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp A gồm propin và etilen đi vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy còn 0,84 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa.Các thể tích khí đo ở đktc. a. Tính % thể tích khí etilen trong A. b. Tính m. Câu 7: 5,4 gam hỗn hợp gồm etylen và axetylen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3dư thu được 24 gam kết tủa .Tìm thành phần % về thể tích và % về khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp . Câu 8: Ankyl benzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31 %. Tìm CTPT, viết CTCT và gọi tên X. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam chất hữu cơ A , người ta thu được 4,4 gam CO2, 1,8 gam nước . a. Xác định công thức đơn giản nhất của A. b.Xác định công thức phân tử của chất A , biết rằng nếu làm bay hơi 1,1 gam chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,4 gam khí oxy ở cùng điều kiện và áp suất . c. Tìm công thức cấu tạo của A biết A cho phản ứng tráng gương ; A tác dụng với CuO đun nóng  được sản phẩm cũng cho phản ứng tráng gương. II. Bài tập hợp chất có nhóm chức. 1.Bài tập ancol – phenol. Câu 1: Oxi hóa hoàn toàn 0,6g một ancol A đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng dd KOH. Khối lượng bình (1) tăng 0,72g ; bình (2) tăng 1,32g. a) Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên bằng các phương trình hóa học. b) Tìm CTPT, viết các CTCT có thể có của A. c) Khi cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một anđehit tương ứng.Gọi tên của A. Câu 2: Cho 14 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) a) Viết các pthh của các phản ứng xảy ra b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong A. c) Cho 14 gam hỗn hợp A tác dụng với dd HNO3 (đủ) thu được bao nhiêu gam axit picric(2,4,6 –trinitrophenol)? Câu 3: 0,1 mol ancol Y tác dung với natri dư thu được 1,12lít khí (đktc) .Tỉ khối hơi của Y đối với oxi  là 2,3125. a. Tìm CTPT của A. b. Tìm công thức cấu tạo chính xác của Y, biết khi cho Y tác dụng với CuO đun nóng sản phẩm thu được không phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Câu 4: Khử nước hoàn toàn hỗn hợp hai ancol ở 180oC ta thu được hỗn hợp 2 anken đồng đẳng liên tiếp co tỉ khối hơi đối với H2 là 23,8. Xác định CTPT của 2 ancol Câu 5: Đề hidrat hóa 14,8g một ancol thu được 11,2g anken. Xác định CTPT của ancol ? Câu 6: Cho 11 gam hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau, tác dụng hết với Na được 3,36 lit H2 (đktc). Xác định công thức phân tử và % khối lượng của mỗi rượu. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol đơn chức A, thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. a. Xác định công thức cấu tạo A b.Hỗn hợp X gồm A, B là đồng đẳng của nhau. Khi cho 18,8 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí H2 (đ ktc). Xác định công thức cấu tạo của B và số mol của mỗi ancol trong hỗn hợp X. c.Oxi hoá m gam hỗn hợp X bằng O2 không khí có bột Cu nung nóng làm xúc tác, thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được 8,64 gam kết tủa. Tính khối lượng m 2. Bài tập anđehit – axit cacboxylic. Câu 1: Hỗn hợp X gồm hai anđehit no đơn chức . Khử hoàn toàn 16 gam X bằng H2 thì thu được hỗn hợp ancol Y. Cho hỗn hợp ancol Y tác dụng với Na dư thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 ở đktc. a.Tính tổng số mol hai andehyt có trong 16gam. b. Đốt cháy hoàn toàn 16 gam hỗn hợp X thì thu được bao nhiêu gam lít CO2 ( đktc) và bao nhiêu gam H2O. Xác định CTPT và CTCT biết rằng hai anđehit liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Câu 2. Hỗn hợp A gồm X, Y là 2 axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 10,6 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Xác định công thức phân tử của X và Y. Tính khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp A. Câu 3. Để trung hoà 8,8 gam một axit cacboxylic mạch không nhánh thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của axit đó. Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Xác định công thức phân tử của mỗi axit. Tính % theo khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp đầu. Câu 5. Trung hòa hoàn toàn 3 gam một axit cacboxilic no đơn chức X cần dùng vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Tên gọi của X là gì? Câu 6: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Xác định CTPT của X. .............................................................HẾT..................................................... CHÚC CÁC EM ÔN THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!

File đính kèm:

  • docPHAN DANG BT ON THI HKII.doc