Để xây dựng xã hội công bằng, văn minh và giàu đẹp, yếu tố quyết định là con người. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, đất nước cần ở thế hệ trẻ có tri thức, văn hóa, nhân cách và đạo đức tốt. Có được điều đó thế hệ trẻ phải học tập và rèn luyện mà môi trường tốt nhất để các em rèn luyện chính là nhà trường và người chịu trách nhiệm chính giáo dục các em là GVCN.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10052 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tham luận về công tác chủ nhiệm lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
GV: Nguyễn Thị Ánh
Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa toàn thể hội nghị!
Để xây dựng xã hội công bằng, văn minh và giàu đẹp, yếu tố quyết định là con người. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, đất nước cần ở thế hệ trẻ có tri thức, văn hóa, nhân cách và đạo đức tốt. Có được điều đó thế hệ trẻ phải học tập và rèn luyện mà môi trường tốt nhất để các em rèn luyện chính là nhà trường và người chịu trách nhiệm chính giáo dục các em là GVCN.
GVCN là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp chủ nhiệm và các thành viên trong lớp.Vì bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho HS, cùng với gia đình mỗi GV có một trọng trách cao cả là “Dạy các em làm người”. Bởi vậy mối liên hệ mật thiết GV – HS và gia đình và nhà trường thực sự cần thiết. Đó là nơi tạo điều kiện cho HS phát triển toàn diện về trí thức và nhân cách.
* Thuận lợi:
Nhiều năm qua, được sự quan tâm, tin tưởng của lãnh đạo nhà trường tôi được phân công làm GVCN khối lớp 9, là lớp cuối cấp THCS, mỗi năm lại có thêm kinh nghiệm và bài học làm công tác chủ nhiệm cho lớp kế tiếp .
Sỉ số lớp học từ 30-36 em, hs không quá động, thuận lợi cho việc quản lý từng đối tượng hs.
Hs lớp 9 được tiếp cận nề nếp của nhà trường các năm trước đó, các em có ý thức tự giác, xác định được nhiệm vụ của năm cuối cấp nên đa số các em ngoan, có ý thức học tập và có tinh thần vượt khó và xây dựng tập thể đoàn kết.
Lớp chủ nhiệm luôn được sự quan tâm của nhà trường và giáo viên bộ môn.
* Khó khăn: chất lượng của các em không đồng đều, tinh thần tự học của các em còn thấp, một số em hỏng kiến thức cơ bản, một số học sinh nhà xa, có em ở xã khác, một số em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, thiếu sự chăm sóc của bố mẹ …tạo nên khó khăn trong công tác chủ nhiệm của bản thân.
* Giải pháp:
Kính thưa hội nghị!
GVCN ngoài việc giảng dạy còn là cầu nối giữa nhà trường với hs và PHHS, giữa các gv bộ môn với hs. GVCN còn là người cha, người mẹ, là chỗ dựa tinh thần cho các em. Thầy cô làm chủ nhiệm lớp đòi hỏi phải có tâm và tài. Tâm là xem các em như con cháu, không ngại tốn thời gian, công sức cho lớp mình phụ trách. Tài là tùy đặc điểm, tình hình lớp mà có biện pháp phù hợp để quản lý và giáo dục.
Cần nắm bắt thông tin cá nhân hs từ đầu năm học, biết được vị trí nhà ở của các em, đặc biệt quan tâm các em, gần gũi, thấu hiểu và nắm chắc hoàn cảnh của từng HS trong lớp về những thuận lợi và khó khăn trong đó quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: (bố mẹ li hôn, mồ côi, đi làm ăn xa, học sinh nghèo vượt khó, gđ hộ nghèo, cận nghèo, con TB, BB.. và các đối tượng con nhà giàu, học yếu, mê game, cúp tiết, sử dụng điện thoại …), nên đòi hỏi GVCN cần quan tâm đến các em hơn. Ở tuổi này các em hành động theo cảm xúc nhất thời, gvcn cần gần gũi, tiếp xúc, trò chuyện với các em nhiều hơn, tạo sự thân thiện, tin tưởng để các em bộ lộ tình cảm, giúp chúng ta kịp thời ngăn chặn các sai lầm ở các em.
GVCN cần tạo mối quan hệ mật thiết với cha mẹ hs, đừng đợi đến cuộc họp ph hay các em vi phạm nội qy mới mời ph lên để trao đổi, có thể trao đổi cách dạy dỗ các em khi có dịp gặp mặt. Đừng để các cuộc họp ph lớp là lúc phê phán, chê bai việc học tập và rèn luyện đạo đức của các em, hãy làm cho cuộc họp trở thành buổi trao đổi thân mật giữa nhà trường, gv và gđ, tạo sự tin yêu, gắn kết của ph với nhà trường.
Kịp thời liên lạc với phụ huynh học sinh, khi các em trốn tiết hoặc nghỉ học không lý do 1 ngày hoặc các vấn đề liên quan có tính cấp thiết, thì cần báo cho phụ huynh biết, để từ đó GV đưa ra hình thức giải quyết cho phù hợp.
Xây dựng lớp học đoàn kết, quan tâm gắn bó và giúp đỡ nhau. Tổ chức cho các em các nhóm tổ học tập, gvcn có kế hoạch chủ nhiệm, có biện pháp nâng cao chất lượng của các em, làm cho các em thích đi học, thích đến trường. Để làm được điều đó chúng ta tốn nhiều công sức trong công tác giáo dục: qua các giờ sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoại khóa gv khơi dậy trong các em lòng biết ơn đối với cha mẹ, giúp các em nhận thức được đúng đắn việc học tập, xây dựng ước mơ, hoài bão trong các em.
Các trường hợp khó khăn trong giáo dục cần có sự tham mưu kịp thời với BGH, các tổ chức đoàn thể để khuyên răn, giáo dục.
Đối với HS THCS các em đang ở độ tuổi "dậy thì” , "Tuổi khủng hoảng”, "Tuổi khó bảo” người GVCN cần những phẩm chất như: Nhiệt tình, sâu sát, tâm huyết, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ HS ...
Cách hành động, suy nghĩ , cư xử của GV sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của HS và phụ huynh. Khi nói phải nhìn thẳng vào HS, biết lắng nghe HS nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói gì thầy cô phải lắng nghe HS nói, có như vậy khi thầy cô nói các em mới chú ý nghe. Trong hay ngoài lớp học thầy cô còn đóng vai trò người anh, chị mà các em tin tưởng nhờ cậy.
GVCN phải tạo ra sự đoàn kết và lòng nhân ái trong học sinh, ví dụ: về việc tham gia BHYT, BHTT của học sinh: là nghĩa vụ, quyền lợi và thể hiện lòng nhân đạo, giúp các em biết giúp đỡ động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tạo sự hòa đồng trong lớp không phân biệt học sinh đồng bào, hay giàu nghèo.
Cũng có lúc người thầy cần có sự bao dung che chở cho các em, phải giúp các em cả vật chất, lẫn tinh thần, như người cha, người mẹ.
Khuyến khích HS là việc cần thiết và quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Ngay từ cuộc hợp phụ huynh đầu năm của lớp cần xây dựng quỹ thưởng cho các em, thưởng cho các em có thành tích, tham gia tốt các phong trào của nhà trường, các tổ, nhóm xuất sắc, làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên, khuyến khích các em trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động xã hội. Có như vậy các em mới tạo được tính thi đua trong lớp, các em thi đua với nhau để cùng tiến bộ.
Giáo viên chủ nhiệm động viên lớp cùng tham gia tốt các phong trào thi đua của trường, làm cho lớp sôi nổi, hào hứng tham gia như: phong trào thi đua giữa các tổ trong lớp, thi đua Lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn (20/10; 20/11; 26/3), các phong trào từ thiện nhân đạo, Kế hoạch nhỏ, … có tác dụng làm cho học sinh tự động viên nhắc nhở nhau trong học tập và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.
Động viên khuyến khích các em là cần thiết song không dễ dãi, hời hợt để các em có tư tưởng thỏa mãn, dừng lại bằng lòng với bản thân. Thế nhưng, cũng không quá khắt khe gay gắt dễ dồn các em đến chỗ tự ti, chán nản. Học sinh hư thì phải phạt nhưng phạt sao cho công minh, phân tích phải trái, có lí, có tình để các em thấy rõ cái sai của mình mà sửa.
Đối với học sinh chưa tiến bộ, GVCN cần gặp gỡ trao đổi với các em để biết thêm về những mong muốn, những khó khăn, hoặc những điều các em chưa hiểu, Giáo viên cần phải quan tâm đến những khó khăn hoặc những vướng mắc mà học sinh đó gặp phải, giáo viên vừa nhắc nhở và vừa thuyết phục học sinh làm sao cho học sinh phát huy yếu tố tích cực để sữa chữa những khuyết điểm, thái độ giáo viên cần mềm mỏng nhưng nghiêm khắc, đồng thời tích cực tuyên dương, khen thưởng khi em đó có những tiến bộ dù là nhỏ, qua đó giúp các em có ý thức chấp hành nội quy và hòa đồng với tập thể, gắn trách nhiệm của các em với những chức vụ nhỏ để em thấy có sự quan tâm, sự nhìn nhận tích cực của GV đối với các em. Khi có hiện tượng mất đoàn kết, hành vi không đúng mực xảy ra giữa các nhóm học sinh, … GVCN gặp gỡ lớp, từng nhóm, từng đối tượng để thu thập thông tin, lắng nghe và tạo cơ hội cho các em được nói lên những suy nghĩ của mình về bạn bè, về thầy cô giáo, về suy nghĩ của các em, bất kể đối tượng đó là học sinh giỏi hay học sinh cá biệt, không thiên vị quy kết tất cả các nguyên nhân lỗi lầm cho học sinh. Bình tĩnh nắm bắt tình hình, phân loại, tìm ra nguyên nhân để xử lí cho phù hợp. Không nghe và xử lí những tình huống từ một phía.
Để làm được công tác chủ nhiệm lớp tốt, tôi không thể không nói tới sự phối hợp đầy trách nhiệm của BGH nhà trường động viên khen thưởng kịp thời của nhà trường, các tổ chức đoàn, đội, của hội cha mẹ học sinh, của thầy cô giáo trong nhà trường … (những giáo viên bộ môn) phối hợp với tinh thần và trách nhiệm cùng với GVCN để giáo dục học sinh. Thường xuyên trao đổi với nhau tình hình lớp chủ nhiệm với các GV bộ môn khác, các trường hợp đặc biệt của lớp, tất cả đều được kết hợp hài hòa, chân thành, tràn đầy tình yêu thương, đoàn kết không thể thiếu trong việc giáo dục hóa trong nhà trường.
Trên đây là bản tham luận của tôi về 1 số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, xin gửi đến các đồng chí những người giáo viên có nhiều lòng thành đối với những đàn em thân yêu, mong mang chữ “tâm” đi hết con đường nghề mà mình đã lựa chọn.
Người gv làm công tác chủ nhiệm có biết bao việc có tên và không tên, sự trưởng thành của học trò là phần thưởng quý giá mà giáo viên chủ nhiệm chúng ta luôn hạnh phúc đón nhận.
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội nghị để tôi hoàn thành tốt hơn nữa công tác chủ nhiệm lớp.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc.
Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn hội nghị đã chú ý lắng nghe.
File đính kèm:
- tham luan cong tac chu nhiem lop.doc