Bài 1: Cho 1,24g hỗn hợp hai rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml H2 (đktc) và m (g) muối natri. Khối lượng muối natri thu được là:
A. 1,93 g B. 2,93 g C. 1,9g D. 1,47g
1 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi tuần thứ nhất: 15/2/2008 dành cho khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thi tuần thứ nhất : 15/2/2008 dành cho khối 12
Bài 1 : Cho 1,24g hỗn hợp hai rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml H2 (đktc) và m (g) muối natri. Khối lượng muối natri thu được là:
A. 1,93 g B. 2,93 g C. 1,9g D. 1,47g
Bài 2. Cho 3,38g hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml khí( ở đktc) và dung dịch. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn Y1. Khối lượng Y1 là:
A. 3,61g B. 4,7g C. 4,76g D. 4,04g
Bài 3. Chia hỗn hợp gồm hai anđehit no đơn chức thành hai phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất thu được 0,54g H2O.
- Phần thứ hai cộng H2(Ni, t0 ) thu được hỗn hợp X.
Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thể tích khí CO2 thu được(ở đktc) là:
A. 0,112 lít B. 0,672 lít C. 1,68 lít D. 2,24 lít
Bài 4. Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm hai rượu M và N ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76g CO2. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và cacbonic tạo ra là:
A. 2,94g B. 2,48g C. 1,76g D. 2,76g
Bài 5 Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta đã sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây?
A. Axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
C. Dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
D. Dung dịch saccarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Bài 6. Cho X là một aminoaxit. Khi cho 0,01mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Còn khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2%. Công thức cấu tạo của X là:
C - H2NC3H5(COOH)2 D - (H2N)2C3H5COOH
Bài 7: Từ Xenlulozơ, NaCl, H2O, bột sắt, không khí. Hãy điều chế các chất sau: axit axetic, caosu Buna, Anilin, (este) propionat butyl. (Chỉ được dùng thêm trang thiết bị thí nghiệm và chất xúc tác cần thiết
Bài 8- Từ CH4, các chất vô cơ và thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng hoá học điều chế đietyl ete, iso-propylaxetat, nhựa phenolfomanđehit.
Bài 9- Hãy viết phương trình phản ứng điều chế tơ capron và tơ polietylenterephtalat, nêu ứng dụng của mỗi loại.
Bài 10: Từ tinh bột và các chất vô cơ, xúc tác cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế:
a- PE, b- Caosu BuNa, c- Glyxerin, d- Este axetatmetyl, e- Anilin,
f- Axit picric (2,4,6 trinitro phenol). g) êtilenglicol, h) Axit metacrylic (các chất vô cơ cần thiết coi như có đủ).
- Hạn nộp bài: BTC chỉ thu bài vào sáng ngày chủ nhật 17/2 trong buổi sinh hoạt tập trung.
Lưu ý:
- Khuyến khích các bài làm theo nhiều cách khác nhau (với các bài trắc nghiệm, trình bày cả các phương pháp suy luận dẫn tới kết quả)
- Sinh hoạt tập trung, ra mắt CLB vào 7h15’ ngày chủ nhật 17/2/2008 (BTC sẽ điểm danh, kiểm tra sự có mặt và tham gia của từng thành viên)
File đính kèm:
- Sinh hoat CLB hoa hoc tuan 1.doc