Nhà giáo là người làm nhiệm vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã quy định trong Luật giáo dục 1998, sinh viên trong các trường sư phạm được đào tạo không chỉ về kiến thức chuyên môn thuộc các lĩnh vực khoa học – công nghệ mà còn cả về nghiệp vụ sư phạm. Lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ trong các trường sư phạm có nhiệm vụ hình thành những kiến thức về dạy học, bồi dưỡng lý tưởng đạo đức và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, nghệ thuật sư phạm cho giáo sinh. Lĩnh vực đào tạo sư phạm học bao gồm các bộ môn giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học, giáo học pháp bộ môn và thực tập phạm.
Kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm là học phần bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên các trường sư phạm. Chính vì vậy mà phòng đào tạo đại học trường Đại học Sư phạm Huế đã phối hợp cùng lãnh đạo một số trường THPT đóng trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tổ chức cho sinh viên về kiến tập và thực tập cuối khóa. Mỗi trường THPT có các đặc trưng riêng theo điều kiện kinh tế xã hội, tình hình giáo dục và định hướng giáo dục của từng địa phương. Do đó, đối với cá nhân mỗi sinh viên thực tập, tìm hiểu trường phổ thông nơi mình về thực tập có ý nghĩa rất quan trọng trong đợt thực tập của bản thân cũng như trong các hoạt động sư phạm sau này. Tìm hiễu rõ về trường giúp chúng em hiểu rõ hơn về thực tế giáo dục ở địa phương, cơ cấu tổ chức của nhà trường, các thầy giáo cô giáo trong trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các hoạt động giáo dục của nhà trường để có thể hòa nhập tốt nhất tại trường, không bỡ ngỡ với những ngày đầu được gọi là cô, là thầy. Chúng em cũng cần phải tìm hiểu rõ về tình hình học tập của học sinh trong trường, đặc biệt là những lớp chúng em tham gia thực tập giảng dạy. Từ đó, trên cơ sở hướng dẫn của cô thầy giáo hướng dẫn giảng dạy để chúng em có phương pháp dạy phù hợp với trình độ của học sinh.
Ngoài ra, chúng em cũng cần tìm hiểu các điều lệ, quy định của trường thực tập, nhiệm vụ của giáo viên nhà trường để chúng em không vi phạm ảnh hưởng đến nề nếp của trường. Đồng thời, cũng tìm hiểu về các loại hồ sơ của học sinh, cách đánh giá, xếp loại học sinh, các hoạt động xã hội mà học sinh nhà trường tham gia để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm và có thể rút ra những kinh nghiệm cho nghề nghiệp về sau.
Qua bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục sau hai tuần kiến tập này, chúng em hy vọng sẽ đúc rút được nhiều kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm cũng như nâng cao vốn tri thức chưa được đi sâu vào thực tế còn hạn hẹp của mình.Rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo và góp ý của quý trường.
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 17172 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục tại Trường THPT Hương Thuỷ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở đầu
Nhà giáo là người làm nhiệm vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã quy định trong Luật giáo dục 1998, sinh viên trong các trường sư phạm được đào tạo không chỉ về kiến thức chuyên môn thuộc các lĩnh vực khoa học – công nghệ mà còn cả về nghiệp vụ sư phạm. Lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ trong các trường sư phạm có nhiệm vụ hình thành những kiến thức về dạy học, bồi dưỡng lý tưởng đạo đức và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, nghệ thuật sư phạm cho giáo sinh. Lĩnh vực đào tạo sư phạm học bao gồm các bộ môn giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học, giáo học pháp bộ môn và thực tập phạm.
Kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm là học phần bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên các trường sư phạm. Chính vì vậy mà phòng đào tạo đại học trường Đại học Sư phạm Huế đã phối hợp cùng lãnh đạo một số trường THPT đóng trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tổ chức cho sinh viên về kiến tập và thực tập cuối khóa. Mỗi trường THPT có các đặc trưng riêng theo điều kiện kinh tế xã hội, tình hình giáo dục và định hướng giáo dục của từng địa phương. Do đó, đối với cá nhân mỗi sinh viên thực tập, tìm hiểu trường phổ thông nơi mình về thực tập có ý nghĩa rất quan trọng trong đợt thực tập của bản thân cũng như trong các hoạt động sư phạm sau này. Tìm hiễu rõ về trường giúp chúng em hiểu rõ hơn về thực tế giáo dục ở địa phương, cơ cấu tổ chức của nhà trường, các thầy giáo cô giáo trong trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các hoạt động giáo dục của nhà trường để có thể hòa nhập tốt nhất tại trường, không bỡ ngỡ với những ngày đầu được gọi là cô, là thầy. Chúng em cũng cần phải tìm hiểu rõ về tình hình học tập của học sinh trong trường, đặc biệt là những lớp chúng em tham gia thực tập giảng dạy. Từ đó, trên cơ sở hướng dẫn của cô thầy giáo hướng dẫn giảng dạy để chúng em có phương pháp dạy phù hợp với trình độ của học sinh.
Ngoài ra, chúng em cũng cần tìm hiểu các điều lệ, quy định của trường thực tập, nhiệm vụ của giáo viên nhà trường để chúng em không vi phạm ảnh hưởng đến nề nếp của trường. Đồng thời, cũng tìm hiểu về các loại hồ sơ của học sinh, cách đánh giá, xếp loại học sinh, các hoạt động xã hội mà học sinh nhà trường tham gia để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm và có thể rút ra những kinh nghiệm cho nghề nghiệp về sau.
Qua bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục sau hai tuần kiến tập này, chúng em hy vọng sẽ đúc rút được nhiều kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm cũng như nâng cao vốn tri thức chưa được đi sâu vào thực tế còn hạn hẹp của mình.Rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo và góp ý của quý trường.
Phần II. Nội dung
BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC
Họ và tên sinh viên: Đặng Thái Bảo Ngọc
Ngành thực tập (khoa): Ngữ văn
Tên trường thực tập: Trường THPT Hương Thuỷ
I. Phương pháp tìm hiểu
1. Nghe báo cáo: Lịch sử, cơ sở vật chất, tình hình giáo dục của trường THPT Hương Thuỷ. Dặn dò công tác kiến tập và thực tập của sinh viên.
Số lượng: 1. Thầy Hiệu Trưởng: Ngô Thanh Phong.
Số lượng: 1. Thầy Phó Hiệu Trưởng: Cổ Kim Hùng.
Số lượng: 1. Thầy Phó Hiệu Trưởng: Nguyễn Văn Sinh.
2.Nghiên cứu tài liệu: - Hồ sơ nghị quyết số 40 của Bộ GD và ĐT.
- Trang web trường THPT Hương Thuỷ.
- Sổ chủ nhiệm của giáo viên hướng dẫn.
- Hồ sơ, sổ sách của lớp chủ nhiệm ( sơ yếu lí lịch, sổ đầu bài, sổ theo dõi của các tổ trưởng, lớp trưởng…).
- Các thông báo hoạt động đoàn, công tác tháng , tuần.
3. Điều tra thực tế: Khảo sát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện trường.
4. Thăm gia đình phụ huynh học sinh, địa phương: Lê Thị Thùy Dương – mồ côi cha, sống ở Thủy Dương. Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Kiều Linh, Trần Thị Kiều Oanh – hoàn cảnh khó khăn, sống tại Thủy Thanh
II. Kết quả tìm hiểu:
1. Thị Xã Hương Thuỷ
1.1 Đặc điểm tình hình:
Thị xã Hương Thuỷ nằm ở phía Nam, thành phố Huế. Có nhiều thuận lợi về giao thông có đường sắt, sân bay, quốc lộ 1A.
Thị xã Hương Thuỷ được công nhận thị xã năm 2009. Gồm 5 phường, 7 xã.
Thuận lợi:
- Giao thông thuận lợi.
- Khu công nghiệp Phú Bài.
- Có vùng đồng bằng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Về cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp
Về kinh tế - xã hội:
Năm 2011: năm đầu tiên thực hiện nghị quyết của thị xã, thị xã đã hoàn thành được 12/ 15 chỉ tiêu (trong đó có 2 chỉ tiêu gần đạt được.
+ Tăng trưởng kinh tế: 17,5%
+ Thu nhập bình quân đầu người: 29 triệu/ người/ năm gần bằng 1400USD
+ Tổng thu nhập nông nghiệp, lương thực: 39.459 tấn tăng 2408 tấn.
+ Tổng thu ngân sách là 115.999 tỉ đồng đạt 18,3% kế hoạch.
+ Vốn đầu tư xã hội 1.950 tỉ đồng.
+ Tỉ lệ hộ nghèo còn 6,78%.
1.2 Mục tiêu:
Năm 2012: mục tiêu: tập trung, duy trì tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu kinh tế: công nghiệp- dịch vụ- nông thôn. Tạo được bước đột phá về dịch vụ chính là du lịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đô thị hoá gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an ninh xã hội. Phát triển mạnh và đồng đều các mặt văn hoá, y tế, bảo đảm an ninh quốc phòng làm nền móng và động lực mới phấn đấu xây dựng thị xã phát triển nhanh và bền vững trở thành một trong những trung tâm kinh tế động lực đô thị mới góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
1.3 Chương trình trọng điểm:
Chỉnh trang và xây dựng và phát triển đô thị
Xây dụng nông thôn mới
Đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.
2. Tình hình giáo dục ở địa phương
Trường trung học phổ thông Hương Thủy đóng trên địa bàn phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy cách thành phố Huế 7 km về phía Nam.
Địa bàn tuyển sinh của trường khá rộng gồm 8 phường xã trên địa bàn thị xã Hương Thủy, 2 xã trên địa bàn huyện Phú Vang và thành phố Huế là: phường Thủy Dương, phường Thủy Phương, phường Thủy Châu, phường Thủy Lương, xã Thủy Thanh, xã Thủy Vân, xã Thủy Bằng, xã Dương Hòa, xã Phú Hồ, xã Phú Lương và thành phố Huế. Vì địa bàn tuyển sinh khá rộng nên giờ học của trường khác biệt so với các trường khác: khối học buổi sáng vào học lúc 7 giờ 30 phút và ra về lúc 11 giờ 30 phút, khối học buổi chiều vào học lúc 12 giờ 30 phút và ra về lúc 4 giờ 45 phút.
Trường được thành lập vào tháng 8 năm 2001 trên cơ sở tách trường cấp 2-3 Hương Thủy và được đặt tên là THPT Hương Thủy. Trường được xây dựng bên cạnh trường cũ, có diện tích là 31.239m2 gồm một khối phòng học, một khối hiệu bộ, một nhà đa năng, cơ sở vật chất hiện nay vẫn còn yếu kém.
Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ tốt nghiệp nhiều năm đạt cao. Về chất lượng dạy và học đã có những khởi sắc đáng mừng. Giải học sinh giỏi vẫn duy trì hàng năm tuy không có thật nhiêù giải cao. Nhiều HS đạt điểm cao có một số đậu 2-3 trường đại học. Thành quả ấy đã khiến phụ huynh yên tâm và vị thế của trường ngày càng được khẳng định. Tiếng tăm của trường ngày càng vang xa. Có thể nói những kết quả ấy chưa thật tương xứng với truyền thống của trường nhưng cũng không phụ lòng tin của các thế hệ thầy trò Hương Thủy.
3. Đặc điểm tình hình nhà trường:
Trường được thành lập vào ngày 11 tháng 11 năm 1961 đóng ở đường Dạ Lê, phường Thuỷ Phương thị xã Hương Thuỷ.
Là trường công lập.
Địa bàn tuyển sinh rộng ở các phường Thuỷ Phương, Thuỷ Dương, Thuỷ Phong, Thuỷ Phù, Phú Sơn, Thị Bằng, Dương Hoà, Phú Hồ, Phú Lương, Thuỷ Vân, Thuỷ Thanh,…
3.1 Đội ngũ giáo viên:
- Cán bộ công chức: 82
- Cán bộ quản lý: 4
- Giáo viên: 71
- Nhân viên: 5
- Hợp đồng: 6
3.2 Trình độ chuyên môn của giáo viên, cán bộ công chức:
- 100% giáo viên đạt chuẩn chính quy.
- Có 11 thạc sĩ
- 3 giáo viên cao cấp
3.3 Cơ sở vật chất:
- Tổng diện tích: 31.239m2
- Khối phòng học: một dãy nhà 3 tầng gồm 18 phòng học
- Một dãy nhà hiệu bộ
- Một dãy nhà đa năng
- Cơ sở vật chất còn thiếu hiện đang xây dựng ở giai đoạn 2.
3.4 Trang thiết bị dạy học: đã đáp ứng phần nào nhu cầu giảng dạy của giáo viên và nhu cầu học tập của học sinh nhưng còn khá thiếu thốn.
3.5 Quy mô, số lượng học sinh, số lớp: gồm 30 lớp gồm
- Lớp 10 : 455 học sinh
- Lớp 11: 442 học sinh
- Lớp 12: 460 học sinh
3.5 Thành tích, kết quả học tập của học sinh:
* Về học lực
- Giỏi: 14 học sinh chiếm 1%
- Khá: 290 học sinh chiếm 21,4%
- Trung bình: 806 học sinh chiếm 59,6%
- Yếu: 244 học sinh chiếm 18%
- Kém 3 học sinh chiếm 0,21%.
* Về hạnh kiểm:
- Tốt: 719 học sinh chiếm 55,1%
- Khá: 482 học sinh chiếm 37%
- Trung bình: 95 học sinh chiếm 7,3%
- Yếu: 7 học sinh chiếm 0,5%
3.6 Thành tích, kết quả tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện,tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của nghành giáo dục:
- Chi bộ nhiều năm liền được công nhận trong sạch vững mạnh.
- Năm 2010- 2011 được công nhận là trường tiên tiến, xuất sắc.
- Năm 2010 Liên đoàn Lao động Tỉnh tặng bằng khen.
- Năm 2009- 2010 được Công Đoàn Giáo Dục tỉnh tặng bằng khen.
- Năm 2010- 2011 được Công Đoàn Giáo Dục Việt Nam tặng bằng khen.
- Năm học 2009- 2010 tốt nghiệp phổ thông 99,51%.
- Năm học 2010- 2011 tốt nghiệp phổ thông 100%.
4. Cơ cấu tổ chức nhà trường :
* Ban Giám Hiệu:
- Hiệu trưởng: Thầy Ngô Thanh Phong Chuyên môn: ĐHSP Vật lý Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách chung Điện thoại: 054.3854623; DĐ: 0984818378
- Phó hiệu trưởng chuyên môn: Thầy Cổ Kim Hùng
Chuyên môn: ĐHSP Toán Lĩnh vực phụ trách: Chuyên môn Điện thoại: 054.3864170; DĐ: 0905864029
- Phó hiệu trưởng ngoài giờ lên lớp: Thầy Nguyễn Văn Sinh Chuyên môn: ĐHSP Ngoại Ngữ Lĩnh vực phụ trách: Ngoài giờ lên lớp Điện thoại: 054.3854187, DĐ: 0976.218679
- Phó hiệu trưởng: Cô Võ Thị Hải Lê
* Chi bộ: có 30 Đảng viên
- Chi uỷ có 4 đồng chí
+ Bí thư: Thầy Ngô Thanh Phong
+ Phó Bí Thư: Thầy Nguyễn Văn Sinh
+ Chi uỷ viên: Thầy Nguyễn Thanh Tiến
+ Chi uỷ viên: Cô Lê Thu Hằng
* Công đoàn: có 81 công đoàn viên
+ Chủ tịch công đoàn: Thầy Nguyễn Văn Sinh
+ Phó Chủ tịch: Thầy Nguyễn Thanh Tiến
+ Chi uỷ viên: Cô Võ Thị Hải Lê
+ Chi uỷ viên: Cô Nguyễn Thị Sở
+ Chi uỷ viên: Cô Lê Thu Hằng
* Đoàn trường:
+ Bí Thư: Thầy Nguyễn Văn Cường
+ Phó Bí Thư: Thầy Võ Minh Trí
* Tổ chuyên môn: gồm 10 tổ
+ Tổ Văn: 10 giáo viên
Tổ trưởng: Thầy Ngô Viết Đông
+ Tổ Toán: 14 giáo viên
Tổ trưởng: Cô Hồ Thị Minh Lý
+ Tổ Sử - Địa - Công dân: 9 giáo viên
Tổ trưởng: Cô Nguyễn Thị Sở
+ Tổ Ngoại ngữ: 8 giáo viên
Tổ trưởng: Cô Hồ Thị Thanh Hà
+ Tổ Lý- Tin: 12 giáo viên
Tổ trưởng: Thầy Nguyễn Quang Phúc
+ Tổ GDQP: 6 giáo viên
Tổ trưởng: Thầy Nguyễn Thanh Tiến
+ Tổ Hoá- sinh: 10 giáo viên
Tổ trưởng: Cô Trần Thị Lan Anh
+ Tổ Văn phòng: 6 giáo viên:
Tổ trưởng: Thầy Phan Văn Trường
5. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường:
* Giáo viên bộ môn:
- Giảng dạy và giáo dục đúng theo chương trình giáo dục do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định.
- Lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, chuẩn bị kiểm tra, đánh giá theo quy định và tham gia đầy đủ các hoạt động của chuyên môn.
- Phối hợp với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn khác, giám thị, gia đình học sinh, Đoàn TNCS trong các hoạt động giảng dạy, giáo dục học sinh.
- Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Giáo dục học sinh thông qua môn dạy và hình thành nhân cách cho học sinh.
Như vậy, nhiệm vụ chính của giáo viên bộ môn là giảng dạy về chuyên môn, bên cạnh đó giáo viên bộ môn còn là một nhân tố quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh, là một nhịp cầu, một thành viên trong tập thể sư phạm để phối hợp giáo dục các em có hiệu quả.
* Giáo viên chủ nhiệm:
- Chức năng: (có 4 chức năng)
+ Giảng dạy: GVCN là thầy dạy văn hóa ở lớp.
+ Giáo dục: GVCN chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành “ Nhân cách” cho học sinh lớp mình.
+ Tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động giáo duc của lớp.
+ Cố vấn cho tập thể học sinh, cho ban chấp hành chi đoàn.
- Nhiệm vụ: (8 nhiệm vụ)
+ Dạy và tổ chức các hoạt động học tập trong và ngoài giờ của học sinh.
+ Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục lao động hướng nghiệp (nội dung) của nhà trường.
+ Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò.
+ Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học mang tính giáo dục toàn diện, tự giác, tự quản…
+ Hiểu rõ từng đối tượng học sinh để có phương pháp giáo dục thích hợp.
+ Chỉ đạo trong việc kết hợp các lực lượng giáo dục.
+ Nhận định, đánh giá chính xác học sinh.
+ Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
- Công tác chủ nhiệm:
+ Những công việc của giáo viên chủ nhiệm rất nhiều, rất đa dạng và phong phú nhưng ta có thể tóm lược qua 3 bước:
n Bước 1: Chuẩn bị chủ nhiệm
Giáo viên cần dựa vào học bạ và sơ yếu lý lịch. Đọc kỹ học bạ học sinh, giáoviên sẽ phân loại được học sinh về học lực cũng như hạnh kiểm. Nghiên cứu sơ yếu lý lịch của học sinh giúp giáo viên biết về hoàn cảnh gia đình, khu vực sống, nghề nghiệp của bố mẹ, sở thích, nguyện vọng, năng khiếu của học sinh, từ đó giáo viên sẽ hiểu thêm và đề ra được cách cụ thể để giáo dục từng em cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
n Bước 2: Chọn ban cán sự lớp phù hợp, hợp lý.
• Lực lượng nòng cốt của lớp nên chọn những em có học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt, là Đoàn viên, có cuộc sống lành mạnh. Tuy nhiên nếu tình hình lớp có nhiều điểm đặc biệt như nhiều học sinh quậy, lười học… thì giáo viên có thể linh hoạt đưa một số em đó vào thành phần ban cán sự lớp để em đó thấy mình có trách nhiệm hơn, tuy nhiên giáo viên chủ nhiệm phải theo sát và quản lý chặt chẽ.
• Giáo viên chủ nhiệm phải phân công rõ ràng nhiệm vụ của từng thành viên trong ban cán sự lớp, tránh chồng chéo hay bỏ trống công việc, theo dõi, đôn đốc. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cũng phải liên kết chặt chẽ với giáo viên bộ môn, giáo viên giám thị, phụ huynh học sinh.
n Bước 3: Giáo dục học sinh
• Đây là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và phức tạp mà người giáo viên chủ nhiệm cần phải có những kinh nghiệm, phương pháp riêng phù hợp thì mới có thể thành công.
Ví dụ: Giáo viên đưa ra phong trào phù hợp với lớp, khen thưởng học sinh có thành tích tốt, khuyến khích, động viên kịp thời, hướng nghiệp, tác động , giúp đỡ, phát hiện và phát huy những khả năng của các em.
• Nói tóm lại, phương châm của nhà trường là giáo dục, cảm hóa các em một cách nhẹ nhàng nhất mà đạt kết quả cao nhất, mọi giáo viên chủ nhiệm cần phải có những biện pháp và cách thức riêng và giáo dục các em. Ngoài ra còn kể đến sự phối hợp chặt chẽ của Ban Giám Hiệu và phòng Giám Thị để đạt kết quả cao nhất.
6. Các loại hồ sơ học sinh:
* Học bạ:
Ghi tóm lược tiểu sử và tình hình cụ thể về học tập, rèn luyện của học sinh trong suốt quá trình học tập tại trường.
* Khai sinh:
Ghi lý lịch, hoàn cảnh gia đình và một số trường hợp đặc biệt để giáo viên chủ nhiệm theo dõi học sinh.
* Sổ chủ nhiệm:
Ghi trích dẫn lý lịch, tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện, những lỗi vi phạm của học sinh.
Công tác chủ nhiệm tuần, tháng, liên hệ PHHS…
* Sổ điểm danh:
Theo dõi tình hình chuyên cần của lớp.
* Sổ điểm thi đua:
Theo dõi tình hình lớp về mặt kỷ luật, tác phong, lao động… có chia điểm cho các mục.
* Sổ đầu bài:
Theo dõi tình hình lớp về mặt học tập, nề nếp của lớp trong từng tiết học, từng môn học.
* Sổ liên lạc:
Thông báo định kỳ hàng tháng cho phụ huynh biết về tình hình học tập và rèn luyện của các em.
7. Cách đánh giá, xếp loại học sinh:
Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ( Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2006/QĐ-BGĐt ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo).
* Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại hạnh kiểm:
1. Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức, ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội, ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
2. Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: tốt ( viết tắt: T), khá ( viết tắt: K), trung bình ( viết tắt: TB), yếu ( viết tắt: Y) sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ 2.
* Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm:
1. Loại tốt:
a. Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường, thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi, có ý thức xây dưng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn thương yêu.
b. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn.
c. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập.
d. Thực hiện nghiêm túc nội dung nhà trường, chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
e. Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
f. Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, quy định trong Kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức, tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chăm lo giúp đỡ gia đình.
2. Loại khá:
Thực hiện được những quy định ứng với hạnh kiểm loại tốt kể trên nhưng chưa đạt đến mức của loại tốt, đôi khi có thiếu sót nhưng sữa chữa ngay khi thày giáo , cô giáo và các bạn góp ý.
3. Loại trung bình:
Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định ứng với hạnh kiểm loại tốt kể trên nhưng mức độ chưa nghiêm trọng sau khi được nhắc nhở, giáo dục dã tiếp thu, sữa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
4. Loại yếu:
Nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định ứng với hạnh kiểm loại tốt kể trên, được giáo dục nhưng chưa sữa chữa.
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường.
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.
d) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc xã hội.
e) Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy, vũ khí, chất nổ, chất độc hại; lưu hành văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, hoặc tham gia tệ nạn xã hội .
* Cách ghi học bạ của học sinh:
- Giáo viên bộ môn( GVBM) trực tiếp ghi điểm trung bình học kì, cả năm, ghi rõ họ tên và ký vào khung dành riêng cho từng môn, riêng môn ngoại ngữ phải ghi rõ học tiếng gì ( Anh, Pháp…).
- GVBM chữa điểm ghi sai: dùng bút đỏ ghạch đè lên điểm cũ, ghi điểm số mới ở trên bên phải ô điểm số, bên chỗ ký tên, GVBM ghi: “sửa là…”, ký tên lần thứ hai và ghi ngày sửa, mỗi lần sửa nữa lại phỉa lặp lại quá trình này.
- Giáo viên chủ nhiệm ( GVCN) sẽ xác định sửa chữa điểm ở trang ghi điểm của GVBM, nếu không ai sửa điểm, GVCN cũng phải ký xác nhận ( có ghi rõ họ tên).
- GVCN ghi đầy đủ, rõ ràng phần xếp học lực, hạnh kiểm ( không viết tắt, không dùng ký hiệu A, B, C, D), kết quả lên lớp, phải thi lại, rèn luyện hạnh kiểm, số ngày nghỉ, phần nào không có thì ghi không; nếu có sửa chữa phần này thì thực hiện như sau:
+ Dùng bút đỏ gạch đè lên và ghi xếp loại mới ở bên trên.
+ Ghi thêm ở phần nhận xét của GVCN các chi tiết mới sửa ( ví dụ: có sửa học lực: khá; hạnh kiểm: tốt).
+ Lời phê phần nhận xét của GVCN không rập khuôn, hay quá ngắn (hai chữ), lời phê phải phù hợp và phản ánh được quá trình học tập của học sinh.
+ Với học sinh bỏ học giữa chừng, GVCN cũng phải có lời phê cho phù hợp:
+ Nếu có đủ điểm bộ môn và tring bình học kỳ I, GVBM và GVCN phải thực hiện lời phê đầy đủ cho học kỳ I.
+ Nếu học sinh bỏ học giữa học kỳ I, GVCN ghi rõ nhận xét:” bỏ học giữa học kỳ I” và ký tên.
* Cách thức đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại của HS:
- Căn cứ đánh giá, xếp loại và các loại học lực:
+ Căn cứ đánh giá học lực của học sinh:
a) Hoàn thành chương trình các môn học trong kế hoạch giáo dục của cấp THCS, cấp THPT.
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
+ Học lực được xếp thành 5 loại:
Loại giỏi ( viết tắt: G), loại khá ( viết tắt: K) loại trung bình ( viết tắt: Tb), loại yếu ( viết tắt: Y), loại kém ( viết là: Kém).
- Hình thức đánh giá, các điểm trung bình và thang điểm:
1. Hình thức đánh giá, các loại điểm trung bình:
a) Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra.
b) Tính điểm trung bình các môn học sau một học kỳ, một năm học.
2. Cho điểm:
Theo thang điểm từ 0 đến điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này khi ghi kết quả đánh giá, xếp loại.
* Hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra:
1. Hình thức kiểm tra:
Kiểm tra miệng ( kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.
2. Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên ( KTtx) gồm: kiểm tra viết dưới một tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết.
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: kiểm tra viết từ một tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ một tiết trở lên; kiểm tra học kỳ ( KThk).
3. Hệ số điểm kiểm tra:
a) Hệ số 1: điểm kiểm tra thường xuyên.
b) Hệ số 2: điểm kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên.
c) Hệ số 3: điểm kiểm tra học kỳ.
* Số lần kiểm tra và cách cho điểm:
1. Số lần KTđk được quy định trong phân phối chương trình từng môn học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
2. Số lần KTtx: trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn, như sau:
a) Môn học có từ 1 tiết trở xuống trong 1 tuần: ít nhất 2 lần.
b) Môn học có từ trên một tiết đến dưới 3 tiết trong 1 tuần: ít nhất 3 lần.
c) Môn học có từ 3 tiết trở lên trong 1 tuần: ít nhất 4 lần.
3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: ngoài số lần kiểm tra theo quy định của kiểm tra định kỳ và thường xuyên, hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra cho môn chuyên.
4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên; điểm KTtx theo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTtx được lấy đến một chữ số thập phân sau khi làm tròn số.
5. Những học sinh không có đủ số bài kiểm trs theo quy định thì phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù thì bị điểm 0. Thời điểm tiến hành kiểm tra bù được quy định như sau:
a) Nếu thiếu bài KTtx môn nào thì giáo viên môn học đó phải bố trí cho học sinh kiểm tra bù kịp thời.
b) Nếu thiếu bài kiểm tra viết, bài kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên của môn học ở học kỳ nào thì kiểm tra bù trước khi kiểm tra học kỳ môn đó.
c) Nếu thiếu bài KThk của học kỳ nào thì tiến hành kiểm tra bù ngay sau khi kiểm tra học kỳ đó.
* Hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ và cả môn học:
1. Đối với THPT:
a) Ban khoa học tự nhiên ( KHTN):
- Hệ số 2: các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học.
- Hệ số 1: các môn còn lại
b) Ban khoa học xã hội và nhân văn ( KHXH-NV):
- Hệ số 2: các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ thứ nhất.
- Hệ số 1: các môn còn lại
c) Ban cơ bản:
- Hệ số 2 tính theo quy định dưới đây:
+ Nếu học 3 hoặc 2 môn học nâng cao ( học theo sách giáo khoa nâng cao hoặc theo sách giáo khoa biên soạn theo chương trình chuẩn cùng với chủ đề tự chọn nâng cao của môn học đó) thì tính cho cả 3 hoặc 2 môn học nâng cao đó.
+ Nếu chỉ học 1 môn nâng cao là toán hoặc ngữ văn thì tính thêm cho môn còn lại trong 2 môn toán, ngữ văn; nếu học 1 môn nâng cao mà môn đó không phải là toán hoặc ngữ văn thì thính thêm cho một trong 2 môn toán, ngữ văn.
+ Nếu không học môn nâng cao nào thì tính cho 2 môn tóan và ngữ văn.
- Hệ số 1: các môn còn lại
2. Đối với học sinh THPT chuyên:
a) Hệ số 3: môn chuyên.
b) Hệ số 2: môn học ban KHTN và ban KHXH-NV thì tính cho các môn học nâng cao, trừ môn chuyên; nếu học ban cơ bản thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 điều này, trừ môn chuyên.
c) Hệ số 1 : các môn còn lại.
3. Đối với học sinh THPT kỹ thuật:
- Điểm hệ số 2: các môn toán, kỹ thuật nghề.
- Điểm hệ số 1: các môn còn lại.
* Kiểm tra, cho điểm môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc các môn học:
1. Môn học tự chọn:
Việc kiểm tra, cho điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung bình các môn học với môn học tự chọn thực hiện như học khác.
2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học:
a) Các loại chủ đề tự chọn của môn nào thì kiểm tra và cho điểm trong quá trình học tập môn đó.
b) Điểm kiểm tra các loại chủ đề tư chọn của môn học nào thì tham gia ính điểm trung bình môn học đó.
* Điểm trung bình môn học
1. Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định ở trên.
Tổng các hệ số
ĐTBmhk =
2. Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII tính theo hệ số 2:
ĐTBmhkI + 2*ĐTBmhkII
3
ĐTBmcn =
* Điểm trung bình các môn học kỳ, các năm học
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của tất cả các môn học với hệ số (a, b…) của từng môn học.
a * ĐTBmhk Toán + b * ĐTBmhk Vật lý +…
Tổng các hệ số
ĐTBhk =
2. Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bì
File đính kèm:
- Bai bao cao thuc te thuc tap.doc