Câu 1 : Nói là gì ? có mấy hình thức nói . Để nghe có hiệu quả cần chú ý những biện pháp nghệ thuật nào ?
Nói là một hoạt động truyền , phát thông tin qua bộ máy phát âm với một mục đích nhất định nào đó nhằm tác động đến người nghe . Để thực hiện được hành động nói, trước hết người nói phải tự xác định nục đích nói, nội dung nói, lựa chọn từ ngữ, sắp xếp từ ngữ phù hợp với nội dung và đối tượng giao tiếp rồi sau đó mới sử dụng bộ máy phát âm để chuyển thông tin đó thành âm thanh truyền âm thanh đó đến tai người nghe
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn: Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu Hỏi Ôn Tập :
Môn : Rèn Kỹ Năng Sử Dụng Tiếng việt
Câu 1 : Nói là gì ? có mấy hình thức nói . Để nghe có hiệu quả cần chú ý những biện pháp nghệ thuật nào ?
Nói là một hoạt động truyền , phát thông tin qua bộ máy phát âm với một mục đích nhất định nào đó nhằm tác động đến người nghe . Để thực hiện được hành động nói, trước hết người nói phải tự xác định nục đích nói, nội dung nói, lựa chọn từ ngữ, sắp xếp từ ngữ phù hợp với nội dung và đối tượng giao tiếp rồi sau đó mới sử dụng bộ máy phát âm để chuyển thông tin đó thành âm thanh truyền âm thanh đó đến tai người nghe
Có hai hình thức nói :
Hoạt động nói trong đơn thoại: là hoạt động nói một mình hoặc nói cho người khác nghe. Nói trong đơn thoại là hình thức giao tiếp một chiều, tức là người nói luôn đóng vai trò người truyền tin, phát tin; người nghe luôn đóng vai trò người tiếp nhận và chiếm lĩnh thông tin. Kiểu giao tiếp này thường xảy ra trong giờ lên lớp của giáo viên, trong các cuộc hội nghị, báo cáo chuyên đề,…
Hoạt động nói trong hội thoại: là sự phối hợp, tác động lẫn nhau, điều chỉnh lẫn nhau giữa các hoạt động đơn thoại để 1là kiểu giao tiếp hai chiều, chỉ xảy ra khi có ít nhất hai người cùng tham gia giao tiếp. Vai trò của người nói và người nghe luôn thay đổi, lúc thì người nói trở thành người nghe và ngược lại.
Để lắng nghe có hiệu quả cần chú ý những biện pháp nghệ thuật nào
1.Tập trung chú ý: Bao gồm giao tiếp bằng mắt, hướng về phía người nói hay gật nhẹ đầu biểu lộ sự tán thành và thông hiểu. Điều này cho thấy người nghe đang thật sự chú ý và lĩnh hội được thông tin.
2. Đáp lại một cách chân thành: Nó nhằm xác nhận những ẩn ý bên trong mà người nói muốn bày tỏ. Khi giãi bày chuyện gì, điều mà người nói thật sự muốn cho chúng ta biết chính là thái độ cũng như cảm xúc của họ. Hãy cho họ biết là chúng ta đang thật sự lắng nghe và thấu hiểu họ bằng những câu như "Chắc hẳn bạn… (giận, buồn, vui, ...) lắm", "Bạn thấy… (vui, buồn, giận…) lắm đúng không?", "Mình thấy là bạn…"… Đây chỉ là một số cách để làm rõ cảm xúc của người nói hay biểu lộ những cảm xúc khác nhau trong đàm thoại. Đó cũng là những câu hỏi mở để khuyến khích người nói bày tỏ những ý kiến và cảm xúc riêng.
3. Diễn giải lại điều vừa được chia sẻ: Thường, khi người ta quá phấn khích, họ sẽ chẳng thể nhận ra là mình đang nói lòng vòng đâu. Thử diễn giải lại một cách ngắn gọn và gợi mở để họ nói nhiều hơn. Bí quyết này có thể khiến người đối diện bày tỏ những điều họ thật sự muốn chia sẻ
4. Đặt câu hỏi: Bí quyết này rất có giá trị nhưng cũng mang khuyết điểm Một câu hỏi không đúng chỗ có thể làm buổi trò chuyện rơi vào ngõ cụt. Hầu hết các trường hợp chúng ta không nên hỏi "Tại sao…?" vì nó có vẻ như một lời trách cứ hay phán xét. Nên hỏi "Cậu cảm thấy như thế nào" "Điều đó rất có ý nghĩa với cậu đúng không", "Bây giờ cậu định sẽ thế nào?". Đó là những ví dụ để khuyến khích người đối diện bày tỏ nhiều hơn mà không tỏ ý phán xét hay phê phán họ.
5. Cuối cùng, hãy im lặng: Im lặng làm nhiều người cảm thấy không thoải mái. Họ cho rằng nó thể hiện sự suy tính hoặc đau khổ. Chúng ta thường sợ những khoảnh khắc im lặng và thường cố nói một điều gì đó. Một người nghe chân thành lại khác, họ cũng sẽ thoải mái trong lúc im lặng vì biết rằng nó chứa đựng nhiều điều để suy ngẫm. Thỉnh thoảng, chờ đợi một vài phút sẽ làm cho người nói đi sâu hơn vào những điều muốn bày tỏ. Đôi khi, chúng ta phải im lặng để người đối diện vượt qua những cảm xúc của mình.
Tóm lại :
khi nghe, người nghe phải tập trung toàn bộ tư tưởng để nghe kịp nghe đầy đủ, nghe trọn vẹn những thông tin phát ra từ người nói, từ đó mới có thể thông hiểu được nội dung văn bản, ghi nhớ được những diễn biến của sự việc, cốt truyện và chủ kiến của người nói .
Khi nghe cần chú ý vào người nói để nhận biết được thái độ, tình cảm, tư tưởng của người nói thông qua các yếu tố hi ngôn ngữ( nét mặt, cử chỉ, điệu bộ), đồng thời cần quan tâm đến người nói: tuổi tác, địa vị, quan hệ đối với người nghe… Những yếu tố này quyết định chất lượng của cuộc giao tiếp.
Cần xác định được hoàn cảnh giao tiếp: địa điểm, không gian, thời gian… để có thể hiểu đúng nội dung nghe.
Câu 2: Cho văn bản sau:
Mẹ
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao/thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
a ) xác định cách đọc diễn cảm văn bản trên ?
Thể Thơ : lục bát
Cách đọc : Đọc trơn được cà bài, đọc diễn cảm cả bài thơ.
Đọc đúng các từ : lặng rồi, nắng oi, mẹ ru, lời ru, ngôi sao, chẳng bằng, đêm nay, suốt đời………
Ngắt đúng nhịp thơ lục bát.
Hiểu nghĩa các từ ngữ : Nắng oi , giấc tròn .
Hiểu hình ảnh so sánh : Chẳng bằng….., mẹ là ngọn gió của con suốt đời .
Tốc độ đọc : vừa phải
Giọng đọc : trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết .
Hiểu nội dung, ý nghĩa cùa bài thơ : Bài thơ nói lên nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con .
Câu 3 : Nghe là gì ? nêu các quy tắc hội thoại
Nghe là hoạt động tiếp nhận các âm thanh, các tiếng động trong môi trường sống; là hình thức giao tiếp bằng âm thanh .
Nghe lả một trong những công cụ giao tiếp cùa loài người, cùa phát triển tư duy tạo điều kiện cho việc học tập, tích lũy tri thức . vì vậy người giáo viên trong mỗi giờ dạy học phải biết cách nghe để hiểu học sinh của mình, để nắm vững từng đối tượng, đánh giá đúng trình độ học tập, đạo đức và năng lực của học sinh
Giáo viên cũng cần phải biết lắng nghe trong giao tiếp với phụ huynh học sinh để nắm được hoàn cành gia đình, đặc điểm tâm sinh lý, mong muốn và nguyện vọng của phụ huynh đối với con em mình .
Trong các buồi họp tổ, nhóm, sinh hoạt chuyên môn , họp hội đồng sư phạm, giáo viên cũng cần phải biết lắng nghe để hiểu được ý kiến của đồng nghiệp . Biết nghe, giáo viên sẽ tự rút ra được những ưu điểm hạn chế của mình trong quá trình giảng dạy để kịp thời sửa chữa, bổ sung hoàn thiện mình .
Như vậy, việc thông hiểu nội dung thông tin được trình bày, gửi gắm trong văn bản được nghe hoặc lời nói trong giao tiếp để có những nhận xét, đánh giá và có thể bày tỏ thái độ phản hồi thích hợp với nội dung thông tin đã nghe được chính là đích của hoạt động nghe.
Các quy tắc hội thoại :
Nguyên tắc luân phiên lược lời
Nguyên tắc liên kết hội thoại
Nguyên tắc cộng tác hội thoại
Nguyên tắc vể lượng
Nguyên tắc về chất
Câu 4 : Cho văn bản sau :
Thăm Nhà Bác .
Anh dắt em / vào cõi Bác xưa .
Đường xoài hoa trắng / nắng đu đưa .
Có hồ nước lặng / sôi tăm cá .
Có bưởi cam thơm / mát bóng dừa .
Có rào râm bụt / đỏ hoa quê .
Như cổng nhà xưa / Bác trở về .
Có bốn mùa rau / tươi tốt lá .
Như những ngày / cháo bẹ măng tre .
Nhà gác đơn sơ / một góc vườn .
Gỗ thường mộc mạc / chẳng mùi sơn .
Giường mây chiếu cói / đơn chăn gối
Tủ nhỏ / vừa treo mấy áo sờn .
Tố Hữu
Xác định cách đọc diễn cảm văn bản trên
Thể thơ : Song Thất
Cách đọc: To, rõ ràng, rành mạch,trơn tru, diễn cảm cả bài thơ
Đọc đúng các từ: sôi tăm cá, cháo bẹ măng tre, mộc mạc, sờn
Ngắt nhịp: đúng nhịp thơ song thất
Hiểu nghĩa các từ: sôi tăm cá, cháo bẹ măng tre, mộc mạc, sờn
Tốc độ đọc : vừa phải
Giọng đọc : trầm ấm, truyền cảm
Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ: miêu tả cảnh đẹp trong vườn nhà bác. Qua ngôi nhà đơn sơ của Bác, ta thấy Bác là một vị lãnh tụ có lối sống giản dị,gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên .
File đính kèm:
- phuong phap day tieng viet.docx