1/ Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh.
- Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.
- Vai trò của ngành động vật nguyên sinh đối với con người và thiên nhiên.
2/ Chương 2: Ngành ruột khoang.
- Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức.
- So sánh hình dạng sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc đề kiểm tra môn sinh học 7 năm học 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC 7
NĂM HỌC 2013 – 2014
1/ Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh.
- Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.
- Vai trò của ngành động vật nguyên sinh đối với con người và thiên nhiên.
2/ Chương 2: Ngành ruột khoang.
- Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức.
- So sánh hình dạng sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô.
- Đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang.
3/ Chương 3: Các ngành giun
* Giun dẹp.
- Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
- Biện pháp phòng chống giun dẹp kí sinh.
* Giun tròn.
- Cấu tạo trong, cấu tạo ngoài của giun đũa.
- Vòng đời phát sinh của giun đũa.
- Biện pháp phòng chống giun tròn kí sinh.
- So sánh giun kim, giun móc câu giun nào nguy hiểm hơn, phòng chống dễ hơn.
* Giun đốt.
- So với giun tròn, giun đất có hệ cơ quan nào mới xuất hiện.
- Liện hệ tầm quan trọng của giun đốt đối với nông nghiệp.
4/ Chương 4: Ngành thân mềm.
- Đặc điểm chung và vai trò của thân mềm.
5/ Chương 5: Ngành chân khớp.
- Vai trò của lớp giáp xác.
- Cấu tạo ngoài cơ thể nhện.
- Đặc điểm dễ nhận dạng của sâu bọ.
- Đặc điểm chung của ngành chân khớp.
6/ Chương 6: Ngành động vật có xương sống.
* Lớp cá.
- Đặc điểm (hình thái, bộ xương) để phân biệt cá sụn, cá xương.
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HK I MÔN SINH HỌC KHỐI 7
Năm học: 2013 – 2014
CHƯƠNG I. NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Câu 1. Đặc điểm chung của ngành ĐVNS
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống.
- Phần lớn dị dưỡng.
- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
Câu 2. Vai trò của ĐVNS đối với con người và thiên nhiên
- Lợi ích:
+ Làm thức ăn cho ĐV lớn hơn trong nước. Vd: trùng biến hình, trùng roi…
+ Chỉ thị độ sạch môi trường nước. Vd: trùng biến hình, trùng roi…
- Có hại: gây bệnh cho người và động vật. Vd: trùng sốt rét, trùng kiết lị…
CHƯƠNG II. NGÀNH RUỘT KHOANG
Câu 3. Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức
- Hình dạng: cơ thể hình trụ dài, đối xứng tỏa tròn.
+ Phần dưới là đế bám vào giá thể.
+ Phần trên là lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng.
- Di chuyển: kiểu sâu đo, lộng đầu, bơi
Câu 4. So sánh hình dạng sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô
- Sự mọc chồi ở thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác ở chỗ:
+ Thủy tức: khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập.
+ San hô: chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành tập đoàn.
Câu 5. Đặc điểm chung của ruột khoang
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Dinh dưỡng: dị dưỡng
- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
- Tự vệ tấn công nhờ tế bào gai
- Ruột túi
Câu 6. Vai trò của ruột khoang
- Lợi ích:
+ Trong tự nhiên:
Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: biển san hô, đảo san hô
Tạo hệ sinh thái biển
+ Trong đời sống:
Làm đồ trang trí, trang sức: san hô đỏ, san hô đen
Nguyên liệu cho xây dựng: san hô đá
Làm thực phẩm: sứa sen, sứa rô
Hóa thạch san hô giúp nghiên cứu địa chất
- Có hại:
+ Sứa gây ngứa, độc cho người
+ Đảo ngầm san hô cản trở giao thông đường biển
CHƯƠNG III. CÁC NGÀNH GIUN
Câu 7. Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống ký sinh như thế nào? Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
- Giác bám phát triển để bám chặt vào cơ thể vật chủ.
- Mắt, cơ quan di chuyển tiêu giảm vì sống ở nơi giàu chất dinh dưỡng.
- Hầu có cơ khoẻ, hút chất dinh dưỡng nhanh nhiều từ vật chủ
- Ruột phân nhiều nhánh → tiêu hóa nhanh, dẫn chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
* Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
- Vì trâu bò ở nước ta sống và làm việc trong môi trường đất ngập nước có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Thêm nữa trâu bò ở nước ta thường uống nước và ăn các cây cỏ từ thiên nhiên có các kén sán bám ở đó rất nhiều.
Câu 8. Cấu tạo trong, ngoài của giun đũa
- Cấu tạo ngoài:
+ Hình trụ, dài 25 cm
+ Lớp cutincun làm căng cơ thể
- Cấu tạo trong:
+ Thành cơ thể có biểu bì và cơ dọc phát triển
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
+ Ống tiêu hóa thẳng, có lỗ hậu môn
+ Tuyến sinh dục dài cuộn khúc
Câu 9. Vòng đời phát sinh của giun đũa
Giun đũa → trứng → ấu trùng (trong trứng)
(ruột non) Thức ăn
ấu trùng (ruột non)
Máu, gan, tim, phổi
Câu 10. So sánh giun kim, giun móc câu giun nào nguy hiểm hơn, giun nào dễ phòng tránh hơn?
- Giun móc câu nguy hiểm hơn vì nó ký sinh ở tá tràng (nơi có nhiều chất dinh dưỡng) thường được coi là nơi bếp núc của ống tiêu hóa .
- Giun móc câu dễ phòng tránh hơn vì chỉ cần mang giày, ủng vào vùng có ấu trùng giun móc câu.
Câu 11. Biện pháp phòng chống giun sán ký sinh (HS tự liên hệ thêm)
- Giữ vệ sinh môi trường, cá nhân.
- Giữ vệ sinh ăn uống cho người (Ăn chín , uống sôi ) và vật nuôi.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm .
- Tránh tiếp xúc nước ô nhiễm .
- Đi hố xí hợp vệ sinh .
- Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.
Câu 12. So với giun tròn giun đất có hệ cơ quan nào mới xuất hiện?
- Hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đất là hệ tuần hoàn
Câu 13. Liên hệ tầm quan trọng của giun đất đối với nông nghiệp
- Laøm ñaát tôi xoáp, taïo ñieàu kieän cho khoâng khí thaám vaøo ñaát
- Laøm taêng ñoä maøu môõ cho ñaát do phaân vaø chaát baøi tieát ôû cô theå giun tieát ra
Câu 14. Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?
- Mưa nhiều giun đất chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể làm chúng bị ngạt thở ( do hô hấp bằng da ).
CHƯƠNG IV. NGÀNH THÂN MỀM
Câu 15. Đặc điểm chung của thân mềm
- Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi
- Có khoang áo phát triển
- Hệ tiêu hóa phân hóa
Câu 16. Vai trò của thân mềm
- Lợi ích
+ Làm thực phẩm cho con người: mực, sò, hến…
+ Nguyên liệu xuất khẩu: mực, bào ngư…
+ Làm thức ăn cho động vật: ốc…
+ Làm sạch môi trường nước: Trai, vẹm…
+ Làm đồ trang trí, trang sức: ngọc trai, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò…
+ Có giá trị về địa chất: hóa thạch một số vỏ ốc, vỏ sò
- Tác hại:
+ Là vật chủ trung gian truyền bệnh: ốc gạo, ốc mút…
+ Ăn hại cây trồng: ốc bươu vàng…
CHƯƠNG V. NGÀNH CHÂN KHỚP
Câu 17. Vai trò của giáp xác
- Lợi ích:
+ Cung cấp thực phẩm: tôm, cua...
+ Thức ăn của cá: rận nước...
+ Có giá trị xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú...
- Có hại:
+ Gây hại cho cá: chân kiếm ký sinh
+ Gây hại cho giao thông đường thủy: sun
Câu 18. Cấu tạo ngoài cơ thể nhện
- Cơ thể nhện gồm 2 phần: đầu – ngực và bụng
- Phần đều – ngực gồm:
+ Đôi kìm có tuyến độc: bắt mồi và tự vệ.
+ Đôi chân xúc giác: cảm giác về khứu giác và xúc giác.
+ 4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới.
- Phần bụng:
+ Đôi khe thở: hô hấp
+ Lỗ sinh dục: sinh sản
+ Núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện
Câu 19. Trong số các đặc điểm chung của sâu bọ, đặc điểm nào dễ nhận dạng chúng?
- Cơ thể sâu bọ gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng
- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
Câu 20. Đặc điểm chung của ngành chân khớp
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
LỚP CÁ
Câu 21 : Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn, cá xương?
- Căn cứ vào cấu tạo của bộ xương:
+ Cá Sụn : có bộ xương cấu tạo bằng chất sụn.
+ Cá xương : có bộ xương cấu tạo bằng chất xương.
Câu 22. Đặc điểm phân biệt cá sụn và cá xương?
Cá xương
Cá sụn
- Bộ xương bằng chất xương
- Xương nắp mang che các khe mang
- Miệng nằm ở đầu mõm
- Da phủ vảy xương có chất nhày
- Bộ xương bằng chất sụn
- Khe mang trần
- Miệng nằm ở mặt bụng
- Da nhám
-------------------- HẾT--------------------
CHÚC CÁC EM THI TỐT
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”
“Học, học nữa, học mãi”
File đính kèm:
- CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC 7.doc