Chủ đề 1 cấu tạo nguyên tử và bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học

1.Về kiến thức :

Học sinh biết và vận dụng :

Nguyên tử có cấu tạo như thế nào , được tạo nên từ các loại hạt nào .Kích thước , khối lượng , điện tích của các hạt đó như thế nào .

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo như thế nào .

Cấu tạo vỏ nguyên tử như thế nào .Mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hoá học của chúng .

 

doc21 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề 1 cấu tạo nguyên tử và bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1 Cấu tạo nguyên tử và bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học A/Mục tiêu của chủ đề : 1.Về kiến thức : Học sinh biết và vận dụng : ?Nguyên tử có cấu tạo như thế nào , được tạo nên từ các loại hạt nào .Kích thước , khối lượng , điện tích của các hạt đó như thế nào . ?Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo như thế nào . ?Cấu tạo vỏ nguyên tử như thế nào .Mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hoá học của chúng . ?Các nguyên tố được sắp xếp vào bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học như thế nào . ?Mối quân hệ giữa cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hoá học với vị trí của nó trong bảng hệ thống tuần hoàn như thế nào . ?Tính chất các nguyên tố trong bảng tuàn hoàn biến đổi như thế nào .Bảng hệ thống tuần hoàn có ý nghĩa gì . 2.Về kĩ năng . ?Rèn kĩ năng giải một số bài tập có liên quan đến cấu tạo nguyên tử : Bán kính nguyên tử , nguyên tử khối , cấu hình e . ?Học sinh có kĩ năng giải các bài tập liên quan đến : Quan hệ vị trí và cấu tạo , quan hệ giữa vị trí và tính chất , so sánh tính chất hoá học của một số nguyên tố với các nguyên tố lân cận . Ngày :20/8/2007 Tiết 1: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản của chương 1 A/Mục tiêu BàI HọC 1.Về kiến thức : Học sinh biết và vận dụng : ?Nguyên tử có cấu tạo như thế nào , được tạo nên từ các loại hạt nào .Kích thước , khối lượng , điện tích của các hạt đó như thế nào . ?Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo như thế nào . ?Cấu tạo vỏ nguyên tử như thế nào .Mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hoá học của chúng . 2.Về kĩ năng . ?Rèn kĩ năng giải một số bài tập có liên quan đến cấu tạo nguyên tử : Bán kính nguyên tử , nguyên tử khối , cấu hình e . B/Chuẩn bị : 1.Của thầy : Hệ thống các câu hỏi + bài tập + phiếu học tập 2.Của trò : ôn tập lại các kiến thức đã học C/Phương pháp : 1.Đàm thoại gợi mở 2.Học tập theo nhóm nhỏ 3.Nghiên cứu . D/Tiến trình giảng dạy 1.ổn định tổ chức lớp . 2.Nội dung bài học I.hệ thống hoá kiến thức ?1.Kí hiệu nguyên tử: nguyên tử X có số hiệu Z và số khối A được biểu diễn như sau: Số hiệu nguyên tử Z cho biết nguyên tử X có số đơn vị điện tích hạt nhân làZ , trong hạt nhân có Z prôton và có Z electron ở vỏ nguyên tử . Số khối A cho biết số nơtron trong hạt nhân là N= A-Z 2.Đồng vị : đồng vị những nguyên tử có cùng số prôtn nhưng khác nhau về số nơtron , do đó số khối của chúng là khác nhau . Thí dụ oxi có 3 đồng vị là: ?3.Nguyên tử khối trung bình : Phần lớn các nguyên tố hoá học có nhiều đồng vị trong tự nhiên nên nguyên tử khối của các nguyên tố này là nguyên tử trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị . Trong đó : A1 , A2 , ... An và a1 , a2 , ..., an lần lượt là số khối và % số nguyên tử của các đồng vị 1 ,2 ,... , n . ?Ví dụ : Nguyên tố đồng có hia đồng vị trong tự nhiên là : 63 Cu (73%) và 65Cu (27%) nên nguyên tử khối trung bình của Cu được tính như sau : ?4.Cấu tạo vỏ nguyên tử +) Lớp electron : Các eletron có mức năng lượng gần bằng nhau thuộc cùng một lớp . Các lớp eletron được đánh số từ phía gần hạt nhân ra ngoài theo thứ tự mức năng lượng tăng dần . Số thứ tự lớp 1 2 3 4 5 6 7 Tên lớp K L M N O P Q Số eletron tối đa trên mỗi lớp là 2n2 ( n là số thứ tựu của lớp ) +) Phân lớp eletron ( phân mức năng lượng ) : Lớp eletron lại được chia thành một hoặc nhiều phân lớp ( s,p,d ,f) . Số phân lớp trong một lớp bằng số thứ tự của lớp . Số electron tối đa của mỗi lớp và phân lớp như sau : Lớp Phân lớp Số elecron tối đa K(n=1) 1s 2 =2 L( n=2) 2s2p 2+6=8 M(n=3) 3s3p3d 2+6+10=18 N( n=4) 4s3p4d4f 2+6+10+14=32 a.Thứ tự các mức năng lượng của phân lớp eletron trong nguyên tử +) Từ hạt nhân ra ngoài , mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tự của lớp từ 1 đến 7 và mức năng lượng của phân lớp tăng theo thứ tự s ,p, d, f . +) Thứ têpsắp xếp các phân lớptheo chiều tăng của năng lượng là : 1s 2s 2p 3s 3p 4 s 3d 4p 5s ..... ?6.Cấu hình eletron nguyên tử +) Cấu hình eletron nguyên tử biểu diễn sự phân bổ eletron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau . +) Cách viết cấu hình electron : Xác định số electron của các nguyên tử Các electron được phân bố lầ lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượg trong nguyên tử Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trong các phân lớp thuộc các lớp khác nhau . ?7.Đặc điểm của electron ngoài cùng Các electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất háo học của một nguyên tố . Nguyên tố Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm 8e (trừ He có 2e) Kim loại 1,2 hoặc 3e Phi kim 5,6 hoặc 7e +)Các nguyên tử có 4 e ở lớp ngoài cùng có thể là kim loại (Sn , Pb ....) , có thể là phi kim C, Si .. II.Bài tập trắc nghiệm Câu 1:Nguyên tử của nguyên tố X (Z=16), ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X có mấy e A.8 B. 4 C. 6 D. 2 Câu 2:Lớp thứ O có tối đa bao nhiêu e A.32 B. 8 C. 16 D. 18 Câu 3:Nguyên tử R có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 3s23p3 . Cấu hình e đầy đủ của nguyên tử R là A.1s22s23s23s3 B. 1s22s22p63s23d3 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63p23s3 Câu 4:Obitan nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản có dạng hình cầu và có bán kính nguyên tử trung bình là A.0,053 nm B. 0,058 nm C. 0, 098 nm D. 0,045nm Câu 5:Cho các đồng vị . Số nơtron của các đồng vị lần lượt là A.14 , 15 , 16 B. 28 , 29 , 30 C. 14 ,14 ,14 D. 16 ,15 , 14 Câu 6:Cation M+( được tạo thành do nguyên tử M nhường đi 1 e)có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2p6 . Cấu hình e của nguyên tử M là A.1s22s22p63s2 B. 1s22s22p6 C. 1s22s22p63s1 D. 1s22s22p4 Câu 7:Nguyên tử R có Z=21 . Nguyên tử R có bao nhiêu lớp e A.5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 8:Số electron tối đa trên lớp P là A.18 B. 8 C. 50 D. 32 Câu 9:Trong các phân lớp sau phân lớp nào kí hiệu sai A.4d B. 1s C. 2p D. 3f Câu 10:Cho các kí hiệu : . Các cặp là đồng vị của nhau là A.1 và 2 B. 1 và 3 C. 2 và 4 D. Tất cả đều đúng Câu 11:Vỏ của một nguyên tử có 18 e .Nguyên tử này có bao nhiêu lớp e A.2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 12:Cấu hình e của nguyên tử Ca ( Z=20) là A.1s22s22p63s23p64s2 B. 1s22s22p63s23p6 3d14s1 C.1s22s22p63s23p6 3d2 D. 1s22s22p63s23p6 4s14p1 Câu 13:Nguyên tử R có cấu hình e là 1s22s22p4 .Nguyên tử R nhận thêm 2e nữa để trở thành ion âm R2- . Cấu hình e của ion âm R2- là A.1s22s22p5 B. 1s22s22p6 C. 1s22s2 D. 1s22s22p63s2 Câu 14:Electron của nguyên tử X được phân bố trên 3 lớp e .Phân lớp ngoài cùng có số e là 3 .Hỏi nguyên tử có bao nhiêu e A.14 B. 13 C. 15 D. 16 Câu 15:Nguyên tử R có Z=17 . Nguyên tử R thuộc nguyên tử A.Kim loại B.Phi kim C.Khí hiếm D.Không xác định được Câu 16:Nguyên tử X có 3 lớp e tổng số e trên các phân lớp p bằng 11 . Nguyên tử X Có Z bằng A.18 B. 16 C. 17 D. 15 Câu 17:Một nguyên tử của một nguyên tố X có 15 electron và 16 nơtron . Hỏi kí hiệu nào sau đây là kí hiệu nguyên tử đúng của X A. B. C. D. Câu 18:Nguyên tố có Z =26 thuộc loại nguyên tố A.s B. f C. p D. d Bảng đáp án: 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 III. Bài tập tự luận: ?Bài 1: Một nguyên tố X có ba đồng vị với thành phần % số nguyên tử của các đồng vị lần lượt là 92,3% , 4,7% và 3% .Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 87 . Nếu cho 2,8107 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) theo phương trình phản ứng : X + 2NaOH + H2O Na2XO3 + 2H2 . Tìm số khối của ba đồng vị nêu trên biết rằng hạt nhân của đồng 2 chứa nhiều hơn hạt nhân đồng vị 1 là 1 nơtron . Tìm số nơtron của mỗi đồng vị biết có một đồng vị có số p = số n . Đáp số : a) X1 =28 , X2=29 , X3=30 b) n1=14 , n2=15 , n3=16 . ?Bài 2: Nguyên tử Zn có bán kính r =1,35.10-10m Tính khối lượng riêng của nguyên tử Zn .Cho biết khối lượng của một nguyên tử Zn =65u . Trên tực tế có thể coi toàn bộ khối lượng của nguyên tử Zn tập trung ở hạt nhân .Tính khối lượng riêng của hạt nhân của nguyên tử Zn .Cho biết bán kính hạt nhân của nguyên tử Zn =2.10-15m Đáp số : a) 10,56 gam /cm3 b)3,22.1015gam/cm3 Ngày 28/8/2007 Tiết 2: Bài tập( trắc nghiệm khác quan ) I. PHIếU HọC TậP Số 2: A/Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức : Học sinh biết và vận dụng : ?Cấu tạo vỏ nguyên tử như thế nào .Mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hoá học của chúng . ?Các nguyên tố được sắp xếp vào bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học như thế nào . 2.Về kĩ năng . ?Rèn kĩ năng giải một số bài tập có liên quan đến cấu tạo nguyên tử : Bán kính nguyên tử , nguyên tử khối , cấu hình e . B/Chuẩn bị : 1.Của thầy : Hệ thống các câu hỏi + bài tập + phiếu học tập 2.Của trò : ôn tập lại các kiến thức đã học C/Phương pháp : 1.Đàm thoại gợi mở 2.Học tập theo nhóm nhỏ 3.Nghiên cứu . D/Tiến trình giảng dạy 1.ổn định tổ chức lớp . 2.Nội dung bài học Câu 1 :Nguyên tố có Z =26 thuộc loại nguyên tố A.s B. p C. f D. d Câu 2 :Cation M+( được tạo thành do nguyên tử M nhường đi 1 e)có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2p6 . Cấu hình e của nguyên tử M là A.1s22s22p4 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p63s1 D. 1s22s22p6 Câu 3 :Số electron tối đa trên lớp 4 là A.18 B. 50 C. 8 D. 32 Câu 4 :Cấu hình e của nguyên tử X ( Z=21) là A.1s22s22p63s23p6 3d14s2 B. 1s22s22p63s23p6 4s14p1 C.1s22s22p63s23p6 3d2 D. 1s22s22p63s23p64s23d1 Câu 5 :Một nguyên tử của một nguyên tố X có 15 electron và 16 nơtron . Hỏi kí hiệu nào sau đây là kí hiệu nguyên tử đúng của X A. B. C. D. Câu 6 :Nguyên tử X có 3 lớp e tổng số e trên các phân lớp p bằng 11 . Nguyên tử X Có Z bằng A.15 B. 16 C. 17 D. 18 Câu 7 :Vỏ của một nguyên tử có 24e .Nguyên tử này có bao nhiêu lớp e A.5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 8 :Lớp thứ O có tối đa bao nhiêu e A.32 B. 16 C. 18 D. 8 Câu 9 :Nguyên tử của nguyên tố X (Z=18), ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X có mấy e A.6 B. 8 C. 2 D. 4 Câu 10 :Nguyên tử R có Z=17 . Nguyên tử R thuộc nguyên tử A.Kim loại B. Phi kim C. Khí hiếm D. Không xác định được Câu 11 :Electron của nguyên tử X được phân bố trên 3 lớp e .Phân lớp ngoài cùng có số e là 5 .Hỏi nguyên tử có bao nhiêu e A.14 B. 15 C. 13 D. 16 Câu 12 :Obitan nguyên tử hiđro ở trạng thái cơ bản có dạng hình cầu và có đường kính nguyên tử trung bình là A.0,053 nm B. 0,058 nm C. 0,106 nm D. 0,045nm Câu 13 :Nguyên tử R có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 3s23p3 . Cấu hình e đầy đủ của nguyên tử R là A.1s22s22p63s23d3 B. 1s22s23s23s3 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63p23s3 Câu 14 :Nguyên tử R có cấu hình e là 1s22s22p4 .Nguyên tử R nhận thêm 2e nữa để trở thành ion âm R2- . Cấu hình e của ion âm R2- là A.1s22s22p5 B. 1s22s22p6 C. 1s22s2 D. 1s22s22p63s2 Câu 15 :Nguyên tử R có Z=21 . Nguyên tử R có bao nhiêu lớp e A.5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 16 :Đồng vị nào sau đây của nguyên tử Y có tỉ lệ . A. B. C. D. Câu 17 :Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số e trên các phân lớp s bằng 5. Nguyên tử của nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng A.13 B. 12 C. 10 D. 11 Câu 18 :Cho các kí hiệu : . Các cặp là đồng vị của nhau là A.1 và 2 B. 1 và 3 C. 2 và 4 D. Tất cả đều đúng PHầN ĐáP áN 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 II. Bài tập tự luận ?Bài 1: Nếu thừa nhận nguyên tử Ca có dạng hình cầu sắp xếp đặc kít cạnh nhau thì thể tích chiếm bởi các nguyên tử Ca chỉ bằng 74% thể tích của toàn tinh thể .Bán kính của nguyên tử Ca =1,97A0. Tính khối lượng riêng của nguyên tử Ca Đáp số : 1,55 gam /cm3 ?Bài 2: Hoà tan 6 gam kim loại M hoá trị II bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc) a)Xác định kim loại M b)M có 3 đồng vị với tổng số khối là 75 . Biết số khối của 3 đồng vị lập thành một cấp số cộng .Đồng vị thứ 3 chiến 11,4% số nguyên tử và có số nơtron nhiều hơn số proton là 2 hạt , còn đồng vị thứ nhất có số p = số n . a) Tìm số khối và số nơtron của mỗi đồng vị b)Tìm % các đồng vị 1 và 2 Đáp số : a) M là Mg b) % số nguyên tử của 1= 78,6% , % số nguyên tử của đồng vị 2 = 10% Ngày 3/9/2007 Tiết 3 : bài tập trắc nghiệm + tự luận A/Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức : Học sinh biết và vận dụng : ?Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo như thế nào . ?Cấu tạo vỏ nguyên tử như thế nào .Mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hoá học của chúng . 2.Về kĩ năng . ?Rèn kĩ năng giải một số bài tập có liên quan đến cấu tạo nguyên tử : Bán kính nguyên tử , nguyên tử khối , cấu hình e . B/Chuẩn bị : 1.Của thầy : Hệ thống các câu hỏi + bài tập + phiếu học tập 2.Của trò : ôn tập lại các kiến thức đã học C/Phương pháp : 1.Đàm thoại gợi mở 2.Học tập theo nhóm nhỏ 3.Nghiên cứu . D/Tiến trình giảng dạy 1.ổn định tổ chức lớp . 2.Nội dung tự chọn i. bài tập trắc nghiệm : Câu 1:Đồng có hai đồng vị với tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị là . Hỏi 1,5 mol Cu có khối lượng là bao nhiêu gam A.95,25 gam B. 96,34 gam C. 95 gam D. 96 gam Câu 2:Đồng trong tự nhiên gồm hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị là .Nguyên tử khối trung bình của Cu là (Làm tròn sau dấu phẩy 1 chữ số ) A.64,4 B. 64,0 C. 64,2 D. 63,5 Câu 3:Trong 1kg sắt có bao nhiêu gam electron cho biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng lượng bằng 55,85 gam , 1 nguyên tử Fe có 26 electron .(kết quả đã được làm tròn ) A.0,0254 gam B. 25,4 gam C. 2,54 gam D. 0,254 gam Câu 4:Trong tự nhiên Brom có hai đồng vị bền chiếm 50,69% số nguyên tử và chiếm 49,31% số nguyên tử .Nguyên tử khối trung bình của Brom là A.79 B. 80 C. 81 D. 82 Câu 5:Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p ,n , e) bằng 82 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt .số proton trong nguyên tử hạt nhân nguyên tử X là A.27 B. 26 C. 25 D. 24 Câu 6:Oxi có ba đồng vị , Hiđro có ba đồng vị . Hỏi có thể tạo ra bao nhiêu phân tử nước khác nhau từ các nguyên tử oxi và hiđro ở trên A.9 B. 12 C. 18 D. 6 Câu 7:Nguyên tử Na có (11 p , 11 e , 12n ). Khối lượng của nguyên tử Na là ( kết quả đã được làm tròn ) A.2,83.10-27kg B. 3,82.10-27kg C. 38,2.10-27kg D. 28,3.10-27kg Câu 8:Cho các đồng vị .Hỏi Z bằng bao nhiêu thì có được đồng vị với tỉ lệ số nơtron và số proton là . Hãy chọn giá trị đúng A.25 B. 27 C. 24 D. 26 ii. phần đáp án . 01 02 03 04 05 06 07 08 III. PHần tự luận Phiếu học tập số 2: Câu 1: Tính bán kính nguyên tử gần đúng của nguyên tử vàng (Au) ở 200C .Biết rằng ở nhiệt độ này khối lượng riêng của Au là dAu = 19,32 gam / cm3 . Giả thiết trong tinh thể nguyên tử vàng là những hình cầu chiểm 75% thể tích tinh thể còn lại là các khoảng trống . Biết nguyên tử khối của Vàng là 196,97 Câu 2: Oxi trong tự nhiên là hỗn hợp của ba đồng vị ( chiếm 99,757%) , (0,039%) và (0,204%) . Tính số nguyên tử đồng vị và khi có 1 nguyên tử đồng vị . Câu 3: Tổng số hạt proton , electron và nơtron của một nguyên tử R bằng 21 . Tính số khối của nguyên tử R . IV .Phần hướng dẫn giải . Câu1 :Thể tích của 1 mol tinh thể vàng là : Thể tích thực của 1 mol nguyên tử vàng là : Thể tích của 1 nguyên tử vàng là : Bán kính của nguyên tử vàng là : Câu 2: Ta có : Câu 3: Theo bài ra ta có : e+p+n =21 (1).Trong nguyên tử ta luôn có e=p 2p+n =21n=21-2p(2) Mặt khác với các nguyên tử có Z<82 . Ta luôn có (3) .Thay (1) vào (3) ta có : n = 7 Vậy số khối của Nguyên tử R = 7 + 7 =14 . Ngày 5/9/2007 Tiết 4 : bài tập A/Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức : Học sinh biết và vận dụng : ?Cấu tạo vỏ nguyên tử như thế nào .Mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hoá học của chúng . ?Các nguyên tố được sắp xếp vào bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học như thế nào . ?Mối quân hệ giữa cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hoá học với vị trí của nó trong bảng hệ thống tuần hoàn như thế nào . ?Tính chất các nguyên tố trong bảng tuàn hoàn biến đổi như thế nào .Bảng hệ thống tuần hoàn có ý nghĩa gì . 2.Về kĩ năng . ?Rèn kĩ năng giải một số bài tập có liên quan đến cấu tạo nguyên tử : Bán kính nguyên tử , nguyên tử khối , cấu hình e . ?Học sinh có kĩ năng giải các bài tập liên quan đến : Quan hệ vị trí và cấu tạo , quan hệ giữa vị trí và tính chất , so sánh tính chất hoá học của một số nguyên tố với các nguyên tố lân cận . B/Chuẩn bị : 1.Của thầy : Hệ thống các câu hỏi + bài tập + phiếu học tập 2.Của trò : ôn tập lại các kiến thức đã học C/Phương pháp : 1.Đàm thoại gợi mở 2.Học tập theo nhóm nhỏ 3.Nghiên cứu . D/Tiến trình giảng dạy 1.ổn định tổ chức lớp . 2.Nội dung tự chọn I. Bài tập trắc nghiệm Câu 1:Tổng số hạt prôton , nơtron , elctron trong một nguyên tử là 155 . Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 . Số khối A của hạt nhân nguyên tử đó là bao nhiêu ? A.108 B.188 C .148 D.Kết quả khác Câu 2: Nguyên tử có tổng số hạt prôton ,nơtron , electron là 40 . Đó là nguyên tử nguyên tố nào sau đây ? A.Canxi B . Bari C . Nhôm D. Sắt Câu 3:. Các đồng vị của nguyên tố hoá học thì nguyên tử của chúng có cùng đặc điểm nào sau đây ? A. Có cùng số electron hoá trị . B. Có cùng số lớp electron . C. Có cùng số nơtron trong hạt nhân D. Có cùng số prôton trong hạt nhân . Câu 4:. Nguyên tử X có tổng số hạt prôton ,nơtron , electron là 52 và có số là 35. Số hiệu nguyên tử của X là số nào sau đây A.17 B.18 C.34 D.52 Câu5:. Có 3 nguyên tử : X ; Y; Z. Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố A.X và Y B . Y và Z C . X và Z D. X,Y và Z Câu 6: Hãy cho biết trong những câu sau đây câu nào đúng câu nào sai : a) Chỉ có nguyên tử neon mới có 10 electron b) Chỉ có hạt nhân nguyên tử silic mới có 14 proton . c) Chỉ có hạt nhân nguyên tử nhôm mới có 14 notron d) Hạt nhân nguyên tử Mg luôn luôn có 12 proton và 12 nơtron . e ) Nguyên tố hoá họclà những nguyên tử cùng loại Trả lời: câu đúng :b; câu sai : a, c, d, e Câu 7: Hãy cho biết tên nguyên tử H có khối lượng lớn gấp bao nhiêu lần khối lượng của vỏ nguyên tử H . Trả lời : Hạt nhân nguyên tử H chỉ có 1 prôton có khối lượng 1u .Vỏ nguyên tử H chỉ có 1 electron . Khối lượng của elctrron bằng u. Vậy hạt nhân nặng hơn vỏ electron là 1840 lần . Câu 8: Hãy cho biết số điện tích hạt nhân ,số prôtôn , số nơtron và số electron của các nguyên tử sau đây : Li ; Na ;C ; Ca ; U Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử : H, He, Li ,B, N, O Câu 9: Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của He ( Z= 2 ), Ne(Z=10) ,Ar(Z=18) và cho nhận xét về số electron ở lớp ngoaì cùng . Câu10: Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của các nguyên tử H,Li, Ca ,C, O, Cl Câu11 :Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Br , biết rằng trong tự nhiên Brom có hai đồng vị bền với phần trăm số nguyên tử như sau : Br ( 50,52%) và Br (49,48%) Trả lời : Br = 79. +80. = 79,4948 Câu 12. Trong hạt nhân một loại đồng vị của vàng có 79 proton và 118 nơtron . a) Viết kí hiệu nguyên tử của đồng vị đó . b) Tính khối lượng nguyên tử của vàng . Trả lời : Số khối của hạt nhân vàng là : A=Z+N =79 +118 = 197 Điện tích hạt nhân là Z=79 . Kí hiệu nguyên tử là : Au Khối lượng nguyên tử của vàng băng tổng khối lượng của hạt proton , nơtron ,electron , nhưng khối lưọng của electron rất nhỏ nên bỏ qua . m=79.1,00756+ 118.1,00888=198,6540(u) Câu 13:trong tự nhiên nguyên tố B (Bo ) có hai đồng .Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị .Tính nguyên tử khối trung bình của B . Đáp số :10,81 Câu 14: Trong tự nhiên nguyên tố Brom có hai đồng vị .Biết đồng vị chiếm 54,5% số nguyên tử .Tính nguyên tử khối trung bình của Br . Đáp số : 79,91 Ngày 8/9/2007 Tiết 5: Bài tập phần tự luận A/Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức : Học sinh biết và vận dụng : ?Các nguyên tố được sắp xếp vào bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học như thế nào . ?Mối quân hệ giữa cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hoá học với vị trí của nó trong bảng hệ thống tuần hoàn như thế nào . ?Tính chất các nguyên tố trong bảng tuàn hoàn biến đổi như thế nào .Bảng hệ thống tuần hoàn có ý nghĩa gì . 2.Về kĩ năng . ?Rèn kĩ năng giải một số bài tập có liên quan đến cấu tạo nguyên tử : Bán kính nguyên tử , nguyên tử khối , cấu hình e . B/Chuẩn bị : 1.Của thầy : Hệ thống các câu hỏi + bài tập + phiếu học tập 2.Của trò : ôn tập lại các kiến thức đã học C/Phương pháp : 1.Đàm thoại gợi mở 2.Học tập theo nhóm nhỏ 3.Nghiên cứu . D/Tiến trình giảng dạy 1.ổn định tổ chức lớp . 2.Nội dung bài học: I.Kiến thức liên quan cần nắm vững : <1.Bất kì một mol chất nào cũng chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó <2.Nếu thừa nhận nguyên tử có dạng hình cầu thì thể tích của nguyên tử được tính theo công thức : ?Đơn vị đo kích thước nguyên tử là nanomet (nm) hoặc angstron (A0 ). Công thức quy đổi giữa các đơn vị đo độ dài : 1A0 = 10-1 nm = 10-8cm = 10-10 m . (Lưu ý : khối lượng riêng thường có đơn vị gam/cm3 nên bán kính r phải đổi ra cm.) <3.Nếu bài cho khối lượng riêng d thì chúng ta tính được thể tích theo công thức : <.4 Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron dẫn đến số khối A khác nhau . Ví dụ : Kí hiệu các đồng vị Số p 1 1 1 Số n 0 1 2 Số khối A 1 2 3 Kí hiệu các đồng vị Số p 8 8 8 Số n 8 9 10 Số khối A 16 17 18 Số nơtron trong các đồng vị hơn kém nhau bao nhiêu thì số khối A cũng hơn kén nhau bấy nhiêu . Ví dụ : Nguyên tố X có hai đồng vị , trong đó đồng vị 1 có số khối là A1 . Trong hạt nhân nguyên tử đồng vị hai có số hạt nơtron hơn đồng vị 1 là 2 hạt số khối của đồng vị 2 là A1 + 2 <.5Công thức tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị : ?Nguyên tử khối trung bình của các đồng vị phụ thuộc vào % số nguyên tử của các đồng vị . và được tính theo công thức : . Trong đó : A1 ,A2 , …,An lần lượt là số khối của các đồng vị 1,2,…,n a1 , a2 , …,an lần lượt là % số nguyên tử các các đồng vị hoặc là số nguyên tử các đồng vị . Chú ý : ?Trong tự nhiên % số nguyên tử của các đồng vị luôn luôn là một số không đổi không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của hợp chất . Ví dụ : clo có hai đồng vị .Dù clo ở dạng đơn chất Cl2 hay ở trong hợp chất CuCl2 hay HCl ... thì % số nguyên tử của các đồng vị vẫn là ?Nguyên tử khối trung bình không phụ thuộc vào tổng số nguyên tử ban đầu của các đồng vị mà chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ số nguyên tử của các đồng vị nên trong một số bài toán khi bài toán bắt chúng ta tính nguyên tử khối trung bình , dữ kiện cho ta lại ở dưới dạng tỉ lệ thì ta có thể chọn số nguyên tử một cách tuỳ ý miễn sao tỉ lệ phải bằng tỉ lệ đầu bài cho . ví dụ : Clo trong tự nhiên gồm hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử của các đồng vị như sau .Tính nguyên tử khối trung bình của clo . Để đơn giản ta chọn số nguyên tử của = 7577 còn = 2423, áp dụng công thức ta có : ?Một cách gần đúng có thể coi khối lượng mol nguyên tử có trị số bằng số khối . ví dụ : Nguyên tử khối của Na =23 Khối lượng mol nguyên tử Na =23 gam . <.6.số khối : A = Z + N với A là số khối , Z là tổng số proton , N là tổng số nơtron . II.Phần bài tập vận dụng ?Bài 1: Tính bán kính gần đúng của nguyên tử Fe ở 200C , biết ở nhiệt độ này khối lượng riêng của Fe là 7,87 gam /cm3 .Biết khối lượng mol nguyên tử Fe bằng 55,85 gam . Thực tế trong tinh thể nguyên tử Fe , các nguyên tử Fe chỉ chiếm 75% thể tích của tinh thể còn lại là các khe trống .Hãy tính bán kính đúng của nguyên tử Fe Đáp số : a) 1,4.10-8cm b)1,29.10-8cm ?Bài 2: Tính bán kính đúng của nguyên tử Au ở 200C biết ở nhiệt độ này Au có khối lượng riêng là 19,32 gam /cm3 và giả thiết trong tinh thể nguyên tử Au chỉ chiếm 75% thể tích của tinh thể còn lại là các khe trống , khối lượng mol của Au bằng 196,97 gam . Đáp số : 1,44.10-8cm3 ?Bài 3: Một nguyên tử X có bán kính là 1,44A0 , có khối lượng riêng là d=26,18 gam /cm3 . a)Tính khối lượng mol nguyên tử của X. b)Biết nguyên tử X có 118 nơtron và khối lượng mol nguyên tử coi như bằng tổng số hạt proton với tổng số hạt nơtron .Tính số hạt proton . Đáp số : a) 197 gam b) 79 hạt ?Bài 4: Trong tự nhiên Ni ( Niken ) có 4 đồng vị với tỉ lệ % số nguyên tử của các đồng vị là : .Tính nguyên tử khối trung bình của Ni . Đáp số : 58,68. ?Bài 5: Một nguyên tố gồm hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27:23 .Hạt nhân của đồng vị thứ nhất Có 35 proton và 44 nơtron .Hạt nhân đồng vị thứ 2 có nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron .Tính nguyên tử khối trung bình của đồng vị . Đáp số : 79,92 ?Bài 6:Trong tự nhiên oxi có ba đồng vị với % số nguyên tử của các đồng vị là .Biết a=15b , a-b=21c . Trong 1000 nguyên tử oxi có bao nhiêu đồng vị Tính nguyên tử khối trung bình của oxi . Đáp số : a) nguyên tử , nguyên tử , nguyên tử b) ?Bài 7: Nguyên tố X có 3 đồng vị . Đồng vị 1 có 5 nơtron , đồng vị 2 có 7 nơtron , đồng vị 3 có 8 nơtron trong hạt nhân .Biết 200 nguyên tử X có khối lượng là 2630u ứng với 100 nguyên tử của đồng vị 1 , 70 nguyên tử của đồng vị 2 , còn lại là đồng vị 3 . Hãy xác định số khối của mỗi đồng vị . Đáp số : 12 , 14 và 15 ?Bài 8: Người ta biết rằng nguyên tử Ar ( Agon ) trong tự nhiên có 3 đồng vị với số khối là 36 ,38 và A .% số nguyên tử tương ứng với 3 đồng vị đó lần lượt là 0,34% , 0,66% và 99,6% .Nguyên tử khối chiếm bởi 125 nguyên tử khối của đồng vị thứ 3 bằng 5000 Xác định số khối của đồng vị thứ 3 . Tính nguyên tử khối trung bình của Ar . Đáp số : a) 40 b) 39,98 Ngày 16/9/2007 Tiết 6: Hệ thống lại các kiếm thức của c

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon 10 .doc
Giáo án liên quan