Chủ đề bé thích làm nghề gì? (khối: chồi, thời gian: 4 tuần)

MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

* Dinh dưỡng:

- Nhận biết 1 số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm.

- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những vật nguy hiểm đến tính mạng.

- Thực hiện 1 số vận động phát triển cơ tay chân, hô hấp.

- Luyện các kỹ năng: Ném, bật, bò.

2. Phát triển nhận thức:

- Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động ý nghĩa về các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương.

- Quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm vật ở xung quanh, là bao nhiêu, là số mấy?

- Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả.

3. Phát triển ngôn ngữ:

- Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.

- Trả lời và đặt câu hỏi: Ở đâu, cái gì, làm gì và làm cái gì?

- Nhận dạng 1 số chữ cái đã học, và tập tô các nét cơ bản.

- Tập tô, tập đồ các nét, chữ.

 

doc139 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề bé thích làm nghề gì? (khối: chồi, thời gian: 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ “BÉ THÍCH LÀM NGHỀ GÌ?” KHỐI: CHỒI Thời gian : 4 tuần. Từ : 25/11 - 20/12/2013. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: * Dinh dưỡng: - Nhận biết 1 số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm. - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những vật nguy hiểm đến tính mạng. - Thực hiện 1 số vận động phát triển cơ tay chân, hô hấp. - Luyện các kỹ năng: Ném, bật, bò... 2. Phát triển nhận thức: - Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động ý nghĩa về các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương. - Quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm vật ở xung quanh, là bao nhiêu, là số mấy? - Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm. - Trả lời và đặt câu hỏi: Ở đâu, cái gì, làm gì và làm cái gì? - Nhận dạng 1 số chữ cái đã học, và tập tô các nét cơ bản. - Tập tô, tập đồ các nét, chữ. 4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội - Biết lợi ích của các nghề tạo ra các sản phẩm (Lúa gạo, vải, đồ dùng...) - Biết quý trọng các sản phẩm do người lao động làm ra, tiết kiệm đồ dùng đồ chơi, các vật dụng ... - Có cử chỉ lời nói kính trọng lễ phép với người lớn. - Giữ gìn vệ sinh môi trường. - Chờ đến lượt, hợp tác. 5. Phát triển thẩm mỹ: - Chú ý nghe, tỏ ra thích thú nghe nhạc. - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu... - Nghe các loại nhạc khác nhau. - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu nhịp điệu bài hát. - Sử dụng các kỹ năng vẽ, nặn, xé dán tạo thành sản phẩm. - Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. * CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ (Cả tháng): + Phát triển thể chất: Nền nhà sạch sẽ thoáng mát, cờ. Địa điểm trong lớp Thời gian 30 phút. Bóng túi cát, sân bãi sạch sẽ thoáng mát. Túi cát, ghế thể dục sân bãi sạch sẽ thoáng mát. Cờ làm đích, bóng, sân bãi sạch sẽ thoáng mát. Địa điểm ngoài trời. + Phát triển nhận thức: *Khám phá khoa học. Một số tranh ảnh về dụng cụ của một số nghề phổ biến, bảng đa năng. Giáo án diện tử. Một số tranh lô tô về sản phẩm của các ngành nghề. Bài hát có liên quan đến chủ đề. Một số tranh ảnh về người nông dân đang làm việc dụng cụ của nghề nông, bảng đa năng. Giáo án diện tử. Một số tranh lô tô về sản phẩm của các ngành nghề. Bài hát có liên quan đến chủ đề. Một số tranh ảnh và dụng cụ của nghề bộ đội,tranh ảnh về các chú bộ đội đang làm nhiệm vụ, đang lao động sinh hoạt…. bảng đa năng. Giáo án điện tử. Một số tranh lô tô về sản phẩm của các ngành nghề. Bài hát có liên quan đến chủ đề. Địa điểm: trong lớp Thời gian: 25 – 30 phút. *Toán. Các thẻ số 1, 2, 3 để xung quanh lớp, tranh có in các số lượng tương ứng, bút chì vở bé làm quen với toán. Các dụng cụ của các ngành nghề theo số lượng 3. Trẻ có các đồ dùng có màu sắc khác nhau. Các đồ dùng của các ngành nghề được dán xung quanh lớp với các số lượng khác nhau và màu sắc khác nhau, bút chì vở bé làm quen với toán. 6 hộp giấy vuông cứng để làm súc sắc. Cô dán các hình ảnh của các dụng cụ nghề theo số lượng. Mặt 1 -3 ống nghe, và 1 quân sux1 sắc khác có các mặt 1 – 3 các dụng cụ nghề khác nhau. Các dụng cụ của các ngành nghề theo số lượng 3. Trẻ có các đồ dùng có màu sắc khác nhau. Địa điểm: trong lớp Thời gian: 25 – 30 phút. + Phát triển thẩm mỹ: -Tạo hình. Tranh ảnh các dụng cụ của các nghề, mẫu nặn gợi ý nhiều các dụng cụ ngành nghề có, máy hát không lời các bài hát theo chủ đề, đất nặn, bảng con khăn lau dĩa đựng sản phẩm cho trẻ. Tranh ảnh những đồ dùng đồ chơi trong lớp, đồ dung được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp và trưng bày xung quanh lớp để trẻ dễ quan sát. Tranh ảnh về nghề nông được trưng bày xung quanh lớp để trẻ dễ quan sát. Tranh ảnh về những bông hoa, được trưng bày xung quanh lớp để trẻ dễ quan sát - Tranh mẫu của cô. Bảng đa năng, giá treo sản phẩm. - Giấy vẽ, bút màu đủ cho cô và trẻ. Bàn ghế, nhạc theo chủ đề, giáo án diện tử. Thời gian: 30 phút Địa điểm: trong lớp. -Âm nhạc. Đàn mũ chóp,máy hát, dụng cụ âm nhạc để chơi trò chơi, xúc xắc. - Đĩa bài hát, 1 số nhạc cụ âm nhạc. -Máy hát, đĩa các bài hát: cô giáo miền xuôi, cô và mẹ. 1 số nhạc cụ âm nhạc. Thời gian: 30 phút. Địa điểm: trong lớp. + Phát triển ngôn ngữ: Làm quen chữ cái. Vở tô, bút chì, bàn ghế cho trẻ Tranh hướng dẫn của cô, viết lông màu Máy hát, đĩa bài hát chủ đề “Bé và các ngành nghề nghề” -Vở tô, bút chì, bàn ghế cho trẻ, những nét cong bằng bìa cứng được cô cắt sẵn, bảng đa năng. -Tranh hướng dẫn của cô, viết lông màu Máy hát, đĩa bài hát chủ đề “Bé và các ngành nghề nghề” Một số tranh ảnh và dụng cụ của nghề bác sĩ và dạy học, bảng đa năng. Giáo án diện tử. Một số tranh lô tô về sản phẩm của các ngành nghề. Bài hát có liên quan đến chủ đề. Tranh có chữ cái U Thẻ chữ cái Ê,U cho cô và trẻ trên các bảng tên góc, từ xung quanh lớp. Tranh chơi trò chơi, vở giúp bé nhận biết và làm quen với chữ cái. -Vở tô, bút chì, bàn ghế cho trẻ, những nét cong bằng bìa cứng được cô cắt sẵn, bảng đa năng. -Tranh hướng dẫn của cô, viết lông màu Máy hát, đĩa bài hát chủ đề “Bé và các ngành nghề nghề” Thời gian: 30 phút Địa điểm trong lớp. Thơ truyện: Tranh ảnh minh họa bài thơ, giáo án điện tử, các dụng cụ của ngành nghề bằng tranh lô tô, bảng đa năng. Các bài hát trong chủ đề. Tranh ảnh câu truyện giáo án điện tử Các đồ chơi trong lớp rổ đựng. Thời gian: 30 phút Địa điểm: trong lớp. + Hoạt động ngoài trời: Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bóng,chong chóng, hột hạt,dây thun… Bộ đồ chơi bowling nếu có, các chai nhựa và quả bong cao su, một số đồ dung bằng nhựa, như ống nghe, cưa, đục, dao xây,thước…một cái túi bằng vải. Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bóng,chong chóng, hột hạt,dây thun… Một số đồ dung bằng nhựa, như ống nghe, cưa, đục, dao xây,thước…một cái túi bằng vải. Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bóng,chong chóng, hột hạt,dây thun… Bộ đồ chơi ghế thể dục, bao cát làm lúa, rổ đựng một số đồ dung bằng nhựa, như ống nghe, cưa, đục, dao xây,thước…một cái túi bằng vải. Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bóng,chong chóng, hột hạt,dây thun… Đồ dùng của người làm vườn. vẽ một vòng để làm chuồng gà. Tranh lô tô các đồ dung dụng cụ của nhà nông một số đồ dung của các ngành nghề khác.. Địa điểm: ngoài trời Thời gian: 30 phút + Hoạt động góc: Khối gỗ hàng rào bằng nhựa, các loại cây xanh thảm cỏ, bàn ghế đồ dung các nghề, xúc xắc, tranh ảnh của các nghề, dụng cụ chưa in, các bài hát liên quan đến chủ đề. Khối gỗ hàng rào bằng nhựa, các loại cây xanh thảm cỏ, bàn ghế đồ dùng các nghề, xúc xắc, tranh ảnh của các nghề, dụng cụ chưa in, các bài hát liên quan đến chủ đề. Thời gian: 30 -35 phút. Địa điểm trong lớp. MẠNG NỘI DUNG - Trẻ biết kể tên các loại nghề mà bé thích và biết nghề đó tạo ra sản phẩm gì có lợi ích như thế nào? - Trẻ biết lắng nghe bài hát nói về các loại nghề khác nhau trong xã hội. - Trẻ biết thực hiện các vận động theo yêu cầu của cô. - Trẻ biết yêu quý các nghề trong xã hội, và có mong muốn được làm các nghề đó. - Trẻ biết đọc thơ ca dao cùng cô và các bạn. Ngoài ra trẻ còn biết LQCC chữ cái U Ư và tô các nét cơ bản. - Trẻ biết kể các công việc của các cô chú làm nghề nông trong xã hội. - Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học tạo ra sản phẩm của nghề nông. - Trẻ biết tập thể dục có lợi cho sức khỏe. - Trẻ biết yêu quý các sản phẩm do nghề nông làm ra. - Trẻ biết đọc thơ diễn cảm hiểu nội dung câu chuyện và phát âm chữ cái to rõ. Bé thích làm nghề gì? Bé tập làm nghề nông Bé yêu nghề gì Bé tập làm bác sĩ và cô giáo Chúng cháu yêu cô chú lắm - Trẻ biết đọc thơ nói về cô giáo và bác sĩ và biết nhận dạng các chữ cái đã học. - Trẻ biết công việc, sản phẩm của nghề cô giáo và bác sĩ, biết yêu quý trân trọng nghề này. - Trẻ biết tập thể dục có lợi cho sức khỏe. - Trẻ biết lắng nghe giai điệu bài hát nói về cô giáo và bác sĩ. - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học tạo ra sản phẩm. - Trẻ biết nói lên suy nghĩ về các cô chú làm các ngành nghề khác nhau? - Trẻ biết thực hiện các vận động trong bài tập. - Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học tạo ra sản phẩm. - Trẻ biết kính trọng các chú bộ đội và biết yêu quý các chú. - Trẻ biết đọc thơ diễn cảm cùng cô. MẠNG HOẠT ĐỘNG PTNN - Trẻ biết kể những điều quan sát được về các nghề. - Đọc thơ: Cái bát xinh xinh, bé làm bác sĩ, ước mơ của tý. - Kể chuyện: Cả nhà điều làm việc Tập tô các nét cơ bản LQCC U Ư. PTNT * khám phá khoa học: - Bé thích làm nghề gì? - Bé tập làm nghề nông. - Trò chuyện về nghề bác sĩ và cô giáo - Bé yêu cô chú lắm? * Làm quen với toán - Tách 1 nhóm thành 2 nhóm. - Đếm và nhận biết số lượng. - Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm. - Có tất cả bao nhiêu?. PTTC + Dinh dưỡng: - Biết giữ vệ sinh trong ăn uống. - Tránh xa 1 số nơi nguy hiểm... - Bỏ rác đúng nơi quy định. + Vận động: - Ném xa bằng 2 tay. - Đi trên ghế thể dục- đầu đội túi cát, - Trườn theo hướng thẳng. - Chạy chậm khoảng 60-80m * TCVĐ: cướp cờ, chuyện bóng, chạy tiếp sức…. Bé yêu nghề gì PTTM * TẠO HÌNH: - Nặn dụng cụ các nghề. - Vẽ cây lúa. - Vẽ hoa tặng cô giáo. - Vẽ qùa tặng chú bộ đội. * ÂM NHẠC: - Hát: Cháu yêu cô chú công nhân. - Vận động vỗ tay, múa bài hát trong chủ đề… - Nghe: Các bài hát liên quan đến chủ đề… - TCAN: Ai nhanh nhất, tai ai tinh ... PTTCXH - Tham gia các hoạt động trang trí lớp cùng cô. - Yêu quý đoàn kết với các bạn trong lớp. - Kính trọng và yêu quý các sản phẩm do các cô chú làm ra. * Đóng vai: cô giáo, bác sĩ, bé làm chú bộ đội….. * Góc xây dựng: Xây vườn cây ăn quả, xây nhà, xây bệnh viện…. * Góc học tập: Xếp các dụng cụ theo nghề, làm abum các nghề, tạo nhóm, xếp hột hạt, tìm chữ cái đã học. * Góc nghệ thuật: Vẽ nặn tô màu các dụng cụ nghề. * TCNT: Kéo cưa lừa xẻ, chèo thuyền, kéo lưới, chuyền bóng, người làm vườn, dệt vải, vận chuyển lúa… * TCHT: Lấy cái gì, nói nhanh tên nghề, nghề nào đồ ấy... KẾ HOẠCH TUẦN I Chủ đề nhánh: Bé thích làm nghề gì? Thời gian: 1 tuần Từ 25/11 - 29/11/2013. STT THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 Đón trẻ thể dục điểm danh - Trò chuyện về các nghề, xem tranh các nghề. - Cháu chơi theo ý thích - Thể Dục Sáng. - Điểm danh. Hoạt động ngoài trời - TCHT: nói nhanh tên nghề?, chiếc túi kỳ diệu ... - Trò chơi vận động: Chèo thuyền, vận động viên nhí… - Chơi tự do: Hướng cho cháu chơi các trò chơi dân gian, đọc ca dao đồng dao, đồ chơi cô làm. Hoạt động học KPKH - Bé thích làm nghề gì? PTTC VĐCB: Ném xa bằng 2 tay. TCVĐ: “Chuyền bóng” PTNT “Đếm và nhận biết số lượng”. PTNN: Thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”. PTTM - Hát: Cháu yêu cô chú công nhân. * NDKH: - Nghe: Anh phi công ơi. - TCAN: Tai ai tinh. Hoạt động góc - Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn.. - Góc xây dựng: Xây nhà của bé. - Góc thư viện: Xem sách tranh về các nghề. - Góc nghệ thuật: vẽ , nặn, tô màu các dụng cụ của các nghề. - Gọc tập: Làm album, tạo nhóm, dán dụng cụ theo nghề. Hoạt động chiều Ôn - Nghe đọc thơ. - Chơi theo ý thích -Nhận xét Nêu gương cuối ngày. PTNN Tập tô nét cơ bản. Ôn bài học sáng. - Làm quen ca dao, đồng dao. - Nêu gương cuối ngày PTTM “Nặn dụng cụ các nghề. - Chơi tự do - Nhận xét -Nêu gương cuối ngày. Ôn Biểu diễn văn nghệ cuối tuần, - Chơi tự do Nêu gương cắm cờ , trả trẻ THỨ 2 NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2013 Đón trẻ: Cho trẻ vào lớp cất dẹp cặp nón dép vào lớp cô cùng trò chuyện với trẻ về các nghành nghề trong xã hội mà trẻ biết. THỂ DỤC SÁNG 1)Yêu cầu: _ trẻ thực hiện các động tác theo nhịp nhạc cùng cô. _ Các động tác tập một cách nhịp nhàng với lời bài hát nhịp điệu. _ Trẻ biết tập thể dục có lợi cho sức khỏe. 2)Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bài hát kết hợp với các động tác. Thời gian: 15 phút Địa điểm: ngoài sân trường 3) Tiến hành: Hoạt động 1: Khởi động: cho trẻ thực hiện các kiểu đi chạy khác nhau, chuyển đội hình vào 3 hàng ngang, kết hợp với bài hát cháu yêu cô chú công nhân. Hoạt động 2:Trọng động: ĐT1: Hô hấp. hít thật sâu và thở ra nhẹ nhàng. 2 tay chống hông chận rộng bằng vai hít thật sâu và thở ra từ từ. ĐT2: Tay. Đưa 2 tay về phía trước vỗ tay vào nhau. Nhịp 1: Hai tay dang ngang rộng bằng vai Nhịp 2: Đưa 2 tay về phía trước vỗ tay vào nhau Nhịp 3: 2 tay dang ngang. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. ĐT3: Bụng. nghiêng người sang 2 bên. Đứng 2 chân rộng bằng vai tay chống hông. Nhịp 1: nghiêng người sang bên phải Nhịp 2: trở về tư thế ban đầu Nhịp 3: nghiêng người sang trái Nhịp 4: trở về tư thế ban đầu. ĐT4: Chân. Đứng 1 chân nâng cao gập gối. Đứng thẳng 2 tay chống hông. Nhịp 1: chân phải nâng cao đầu gối gập vuông góc. Nhịp 2 hạ chân phải xuống đứng thẳng Nhịp 3 chân trái nâng cao, đầu gối gập vuông góc. Nhịp 4 hạ chân trái đứng thẳng. ĐT5: Bật. bật ra trước, ra sau sang bên. Đứng thẳng 2 tay chống hông. Nhịp 1 nhảy lên phía trước Nhịp 2 nhảy lùi ra phía sau Nhịp 3 nhảy sang trái Nhịp 4 nhảy sang phải. + Mỗi động tác tập 4 – 5 lần x cho 4 nhịp. Hoạt động 3: hồi tỉnh. Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng. Nhận xét khám tay vệ sinh vào lớp. Điểm danh trẻ vào lớp. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI. Chủ đề nhánh: bé thích làm nghề gì? Trò chơi vận động: vận động viên nhí Trò chơi học tập: nói nhanh tên nghề Chơi tự do: cầu tuột xích đu, chong chóng bóng, dây thun. 1)Yêu cầu: - phát triển tai nghe và phản ứng ngôn ngữ cho trẻ. Rèn luyện sự phối hợp tay chân mắt, phát triển kỹ năng vận động. - Trẻ biết rủ bạn cùng chơi không xô đẩy bạn biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. 2) Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ thoáng mát, bóng,chong chóng, hột hạt,dây thun… Bộ đồ chơi bowling nếu có, các chai nhựa và quả bong cao su, một số đồ dung bằng nhựa, như ống nghe, cưa, đục, dao xây,thước…một cái túi bằng vải. Địa điểm: ngoài trời Thời gian: 30 phút. 3) Tiến hành: Hoạt động 1: gây hứng thú. Cho trẻ hát bài cháu yêu cô chú công nhân chuyển đội hình vào 2 hàng dọc nam nữ, các bạn vừa hát bài hát gì? Bài hát có nói về những nghành nghề gì? Vậy sau này con lớn con thích làm nghề gì? Hoạt động 2: Trò chơi vận động: vận động viên nhí. Để vui hơn nữa cô sẽ cho các bạn chơi 1 trò chơi vận động viên nhí, để chơi được trò chơi này các bạn hãy nghe cô nói cách chơi và luật chơi nhé. Cách chơi: Cô kẻ một vạch mức làm đường giới hạn cách chỗ xếp con ki khoảng 2,5m khi có hiệu lệnh của cô trẻ đứng sau vạch phấn cúi người về phía trước lăn quả bong về phía con ki sao cho các con ki càng đổ nhiều càng tốt, cho trẻ khác lên lăn sao cho đổ hết đội nào các con ki đổ hết sẽ thắng. Cho trẻ chơi và nhận xét sau mỗi lượt chơi, tuyên dương trẻ kịp thời. Khi chơi cô chú ý rèn kỹ năng cho trẻ giúp đỡ trẻ kịp thời, thông qua nội dung cô giáo dục trẻ biết yêu các ngành nghề trong xã hội , và biết giữ gìn vệ sinh khu vực lớp trường của mình cho sạch đẹp. Trò chơi học tập: nói nhanh tên nghề. Cho trẻ đọc bài thơ bé làm bao nhiêu nghề chuyển vào đội hình vào 3 vòng tròn bây giờ các bạn hãy đoán xem đây là những đồ dung của ngành nghề nào nhé. Cô có 1 cái túi rất đẹp các bạn hãy xem và khi cô đưa ra thì các bạn hãy nói nhanh tên nghề theo dụng cụ của các nghề đó nhé. Ví dụ: cô đưa ống nghe các bạn phải nói nhanh bác sĩ, dao xây thì các bạn nói xây dựng…. nhận xét sau mỗi lượt chơi, tuyên dương trẻ kịp thời. Ai nói đúng được tên nghề sẽ được khen thưởng. Chơi tự do Cho trẻ đọc bài đồng dao dệt vải, cô giới thiệu một số đồ chơi ngoài trời, và 1 số đồ chơi cô tự làm như chong chóng, hột hạt, nhảy lò cò, dây thun, cho trẻ tự chọn trò chơi, đồ chơi và kết bạn cùng chơi. Khi chơi cô quan sát và giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng an toàn. Kết thúc giờ chơi: Nhận xét tuyên dương quá trình chơi của trẻ, nhận xét lớp cá nhân, thu dọn đồ dùng vệ sinh vào lớp. HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề nhánh: bé thích làm nghề gì? Lĩnh vực: Khám Phá Khoa Học Đề tài: Bé thích làm nghề gì? 1) Yêu cầu. Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau, biết những dụng cụ và sản phẩm mà nghề đó tạo ra. Rèn khả năng quan sát, chú ý có chủ định. Trẻ biết nghề nào cũng có ích cho xã hội, trẻ biết yêu mến quí trọng những người lao động, và biết yêu lao động. 2) Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về dụng cụ của một số nghề phổ biến, bảng đa năng. Giáo án diện tử. Một số tranh lô tô về sản phẩm của các ngành nghề. Bài hát có liên quan đến chủ đề. Địa điểm: trong lớp Thời gian: 25 – 30 phút. 3) Tiến hành. Stt Cấu trúc Hoạt động cô và trẻ 1 2 3 4 Hoạt động 1: nào mình cùng hát. Hoạt động 2: mình cùng tìm hiểu nhé. Hoạt động 3: Thử Tài Của Bé. Hoạt động 4: tìm dụng cụ theo nghề. Cho trẻ hát bài cháu yêu cô chú công nhân chuyển đội hình vào 3 hàng ngang. Các bạn vừa thể hiện bài hát gì nào? Bài hát được nhắc đến những nghề nào trong xã hội? Để biết thêm trong xã hội còn những nghề nào cô và các bạn cùng tìm hiểu nhé. Cô đố các bạn đây là nghề gì nhé. Nghề gì vất vả Xô xẻng dao bay, gạch xếp thẳng ngay Xây thành nhà cửa? (Nghề thợ xây) Các bạn hãy xem cô chú công nhân đang làm gì? Để xây được ngôi những ngôi nhà các chú công nhân cần sử dụng những dụng cụ gì? Với những dụng cụ đó và sức lao động của mình các cô chú công nhân đã làm ra những sản phẩm gì? Các cô chú công nhân không những xây lên những ngôi nhà đẹp mà còn làm ra những chiếc cầu, con đường và các cô chú còn làm ra rất nhiều các sản phẩm khác nữa đó các bạn, vậy các bạn có yêu cô chú công nhân không? Yêu quý các cô chú công nhân các bạn phải làm gì? Cô cùng trẻ đọc bài thơ bác nông dân, các bạn vừa đọc bài thơ nhắc đến nghề gì? Bác nông dân làm những công việc gì? Bác nông dân sử dụng những dụng cụ gì để làm ruộng? Những công việc của bác nông dân tạo ra là những sản phẩm gì? Nếu không có những sản phẩm đó thì chúng ta sẽ như thế nào nhỉ? Nhà của các bạn khi cha mẹ làm lúa thì các bạn có được ra chơi lúa không? Có đứng gần máy xuốt lúa không? Vì sao? Các bạn phài tránh xa để không cho lúa bay vào mắt các bạn nhé. Các bạn biết không lúa gạo là sản phẩm của bác nông dân làm ra rất quí và cần thiết đối với con người ngoài lúa gạo ra còn có những luống rau tươi tốt để cung cấp cho chúng ta có lương thực ăn hàng ngày vì vậy các bạn phải biết ơn các bác nông dân nhé. Cô cho giải câu đố về ngành bác sĩ( y). Cô cho trẻ xem hình ảnh các bác sĩ đang làm nhiệm vụ. Cô hỏi trẻ ai sẽ là người khám bệnh cho bệnh nhân? Các bạn có biết bác sĩ thường làm những công việc gì? Để làm được những công việc đó bác sĩ cần có những dụng cụ nào? Các bạn thấy nghề bác sĩ đối với mọi người như thế nào?vì sao lại cần thiết.? Ngoài ra các bạn còn biết những nghề nào nữa? Thợ may cần có những dụng cụ gì nào? Khi mẹ các bạn may áo các bạn có được phá kim chỉ của mẹ làm không? Các bạn không được nghịch kéo kim đinh khi người thợ may đang làm nhé. Tạo ra những sản phẩm gì? Đây là hình ảnh của nghề nào? Cô giáo còn gọi là nghề gì? Cho trẻ xem tranh dụng cụ của nghề dạy học. ở trường mầm non các bạn thấy cô làm những công việc gì? Khi ăn các bạn ăn như thế nào có cầm đồ chơi trên tay không? Rửa tay như thế nào? Có được nghịch nước không? Khi rửa tay chân có đi chân ướt vào sàn không? Cô có dạy các bạn trèo lên bàn nhảy xuống không? Cho trẻ kể tên những nghề trong xã hội mà trẻ biết. Cô nói các bạn biết không các ngành nghề trong xã hội đều có ích cho chúng ta, nghề nào cũng đều rất cao quí, đều được trân trọng các nghề và trân trọng những người lao động và những sản phẩm mà họ làm ra. Cô cho trẻ hát bài cô thợ dệt chuyển đội hình vào vòng cung nhận rổ. Các bạn xem trong rổ của các bạn có gì? Có những dụng cụ của các nghề vậy bây giờ các bạn hãy chọn cho cô các dụng cụ nghề theo hiệu lệnh của cô nhé. Khi cô nói bác sĩ các bạn hãy chọn ống nghe, kim tiêm… Cô cho trẻ chọn và cho trẻ nói tên nghề dụng cụ của nghề đó. Cho trẻ chọn thi đua xem ai chọn nhanh sẽ thắng cuộc. Cho trẻ đọc bài thơ bé làm bác sĩ cất rổ chuyển đội hình vào 2 hàng dọc. Bây giờ cô sẽ cho các bạn chơi trò chơi tìm dụng cụ theo nghề để chơi được trò chơi này các bạn nghe cô nói cách chơi nhé. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải tìm đúng dụng cụ của nghề thì dán xuống phía dưới bức tranh đó, trò chơi được bắt đầu và kết thúc 1 bản nhạc, đội nào dán được nhiều và đúng dụng cụ đội đó sẽ thắng. Luật chơi. Mỗi bạn chỉ lấy được 1 dụng cụ trò chơi theo luật tiếp sức. Cô cho trẻ chơi bao quát giúp đỡ trẻ kịp thời, nhận xét sau mỗi lượt chơi. Cho trẻ hát bài cháu yêu cô chú công nhân di chuyển vòng tròn và ra ngoài. HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: bé thích làm nghề gì? Góc phân vai: bán hàng. Góc xây dựng: xây nhà của bé Góc nghệ thuật:vẽ nặn những dụng cụ nghề. Góc học tập:làm album dán những dụng cụ theo nghề. 1) Yêu cầu. Trẻ biết xếp chồng sát cạnh nhau thành sản phẩm, biết phân người bán người mua.dán các dụng theo đúng nghề. Trẻ biết tô màu không lem ra ngoài, biết dùng những kỹ năng đã học để nặn thành sản phẩm. 2)Chuẩn bị. Khối gỗ hàng rào bằng nhựa, các loại cây xanh thảm cỏ, bàn ghế đồ dung các nghề, xúc xắc, tranh ảnh của các nghề, dụng cụ chưa in, các bài hát liên quan đến chủ đề. Thời gian: 30 -35 phút. Địa điểm trong lớp. 3) Tiến hành. Hoạt động 1: giới thiệu về chủ đề. Cho trẻ hát bài cháu yêu cô chú công nhân chuyển đội hình vào 3 hàng ngang các bạn vừa hát bài hát gì nào? Bài hát nhắc đến nghề nào? Muốn có những ngôi nhà để ở thì các bạn sẽ phải nhờ ai nào? + Góc xây dựng. Các bạn hãy là những chú thợ xây tài ba để xây lên những ngôi trường đẹp cho các bạn học nhé. Vậy theo con con sẽ xây ngôi nhà cho bé như thế nào? Để bảo vệ ngôi nhà con sẽ xây gì? Bạn sẽ cần ai để chơi trong các góc này? Cho trẻ tự kể về những suy nghĩ mà trẻ muốn thực hiện về ngôi nhà mà trẻ muốn xây. Muốn xây được những ngôi nhà dẹp các bạn cần những dụng cụ nào? Những dụng cụ đó các bạn phải mua ở đâu? + Góc phân vai. Vậy trong góc phân vai con sẽ chơi gì? Con sẽ đóng vai là ai? Con sẽ làm gì khi bạn tới mua hàng? Cửa hàng của bạn bán những đồ dùng dụng cụ gì? Người mua nói gì và làm gì? Trong lớp mình còn có góc chơi nào nữa? +Góc học tập. Con sẽ làm gì từ cuốn allbum này? Bức tranh này vẽ gì? Con sẽ dán đúng các dụng cụ của các nghành nghề vào đúng vị trí của nghề đó nhé. +Góc nghệ thuật. Vậy còn góc nghê thuật con sẽ làm gì từ những thỏi đất này?các bạn hãy tô màu lên bức tranh và dùng đất nặn những dụng cụ của các nghề mà mình thích, cô gợi ý để trẻ nói lên suy nghĩ của mình. Hoạt động 2: trẻ tham gia vào góc chơi. Cho trẻ đọc bài thơ bé làm bao nhiêu nghề nhận ký hiệu vào góc chơi lấy thẻ đeo rủ bạn cùng chơi, cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi, giúp đỡ trẻ kịp thời. Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi, cùng tham gia chơi với trẻ, cô gợi ý cho trẻ chơi tốt và duy trì góc chơi. Hoạt động 3.kết thúc giờ chơi. Nhận xét từng góc chơi tập trung trẻ về góc xây dựng cô gợi ý để trẻ kể về công trình xây ngôi nhà cho bé của mình. Cô hỏi lại chủ đề chơi nhận xét quá trình chơi của trẻ. Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường không xả rác bừa bãi trong sân trường cũng như trong lớp học, cho trẻ về góc chơi thu dọn đồ chơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Cho trẻ đọc bài thơ bé đến trường, thực hành rửa tay, vệ sinh chiều, nhận xét nêu gương cuối ngày trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY Thứ hai ngày25 tháng11 năm2013 1. Tên những trẻ nghỉ học và lý do: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Tình trạng sức khỏe của trẻ ( Những trẻ có biểu hiên bất thường về ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật): ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Thái độ, trạng thái, xúc cảm và hành vi của trẻ( Những trẻ có biểu hiện đặt biệt tích cực và tiêu cực về thái độ, cảm xúc, hành vi) - Sự tích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... - Sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động của trẻ: ..................................................................

File đính kèm:

  • docCHU DE NGANH NGHE TRON BO NHUNG TTHHN.doc