I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ nội dung chuyện, nhớ lời thoại nhân vật
- Trẻ hiểu được tính cách nhân vật: Chim Công thì kiên nhẫn còn Quạ thì hấp tấp, vội vàng tham ăn.
- Giáo dục trẻ: làm việc gì cũng nên cẩn thận, có kiên nhẫn thì mới thành công
- Phát triển ngôn ngữ: trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý 1 cách mạch lạc
- Phát triển trí tưởng tượng khả năng sáng tạo khéo léo trong khi tạo hình
II. Chuẩn bị:
- Tranh, nhạc, khay đựng màu nước, bao tay làm rối, hoa, 2 đuôi công, nguyên liệu tạo hình trang trí đuôi công, đồng dao bài hát về công và quạ
III. Hoạt động kết hợp:
- Tạo hình trang trí đuôi công
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Thế giới thực vật - Đề tài Truyện quạ và công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VĂN HỌC
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
ĐỀ TÀI: Truyện Quạ và Công.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ nội dung chuyện, nhớ lời thoại nhân vật
- Trẻ hiểu được tính cách nhân vật: Chim Công thì kiên nhẫn còn Quạ thì hấp tấp, vội vàng tham ăn.
- Giáo dục trẻ: làm việc gì cũng nên cẩn thận, có kiên nhẫn thì mới thành công
- Phát triển ngôn ngữ: trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý 1 cách mạch lạc
- Phát triển trí tưởng tượng khả năng sáng tạo khéo léo trong khi tạo hình
II. Chuẩn bị:
- Tranh, nhạc, khay đựng màu nước, bao tay làm rối, hoa, 2 đuôi công, nguyên liệu tạo hình trang trí đuôi công, đồng dao bài hát về công và quạ
III. Hoạt động kết hợp:
- Tạo hình trang trí đuôi công
IV. Hoạt động gợi ý:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1:
- Các con xem hai bạn này làm gì nhé!
- Cho các bạn còn lại hát bài “múa công”
- Cô phỏng vấn anh thợ chụp hình:
- Anh đang làm gì vậy?
- Tại sao khi chụp hình anh phải làm nhiều tư thế vậy?
- Bạn Công đang làm gì vậy?
- Các con có thấy bộ lông của bạn Công như thế nào?
- Thế tại sao Công lại có bộ lông đẹp? Có câu chuyện cũng nói về sự tích của con Công và con Quạ
2. Hoạt động 2:
- Các con cùng cô nghe lại câu chuyện về bộ lông của Quạ và Công nhé!
- Cô kể với rối tay.
- Khi kể cô dừng lại cho trẻ nói lời thoại của :
+ Đoạn đầu: Ai đã nghĩ ra cách biến đổi bộ lông? Công đã nói gì?
+ Đoạn giữa : Khi cả hai cùng lấy màu sơn về thì chúng đã nói gì với nhau?
+ Khi Công vẽ cho Quạ thì có 1 con Quạ khác bay đến, nó đã nói gì? Thái độ của Quạ lúc này như thế nào?
Giáo dục: Qua câu chuyện này muốn nhắc nhở cho chúng ta điều gì? ( Khi làm việc gì thì phải biết cẩn thận, kiên nhẫn thì mới thành công)
3. Hoạt động 3:
Trò chơi: “Vui để học”
- Chia trẻ làm 2 đội
Câu hòi: ( phần thi khởi động)
+ Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật?
+ Quạ và Công đã làm cách nào để có bộ lông đẹp?
+ Tại sao bộ lông Công có màu sắc sặc sỡ còn lông Quạ thì đen?
Câu hỏi dành cho khán giả:
+ Hãy đọc bài đồng dao về con Công hoặc Quạ?
+ Hãy làm điệu bộ của chim Công và Quạ
+ Quạ và Công sống ở đâu?
4. Hoạt động 4:
Tổ chức chơi :Thử làm hoạ sĩ
- Cô tổ chức cho trẻ ngồi 2 vòng tròn thi đua trang trí đuôi chim Công
- Cho 1 trẻ làm thợ chụp hình 1 trẻ làm chim Công
- Chụp các tư thế khác nhau
- Trả lời phỏng vấn
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ tham gia chơi
- Trả lời thi đua
2 đội trang trí đuôi chim Công
File đính kèm:
- Van hoc-Chủ.doc