Chủ đề Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ 6

1. Lí luận :

 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

 Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Theo các nhà khoa học và quản lí thì một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.

 2. Thực tiễn:

 Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD – ĐT tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn công nghệ đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên để có một định hướng nhằm phát huy hiệu quả của việc thực hiện lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học cụ thể thì chưa có sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chức năng thuộc Bộ GD –ĐT, chưa có nhiều tài liệu đề cập đến việc lựa chọn những nội dung nào trong môn học để thực hiện hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường.

 Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường. Lực lượng học sinh, sinh viên của nước ta nói riêng, thế giới nói chung chiếm một tỉ lệ rất lớn, nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, hành vi tất yếu sẽ có sự thay đổi lớn trong công tác bảo vệ môi trường, đó là lí do tôi chọn đề tài này.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT GIÁ RAI TRƯỜNG THCS GIÁ RAI B BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Chủ đề: TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lí luận : Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Theo các nhà khoa học và quản lí thì một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. 2. Thực tiễn: Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD – ĐT tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn công nghệ đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên để có một định hướng nhằm phát huy hiệu quả của việc thực hiện lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học cụ thể thì chưa có sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chức năng thuộc Bộ GD –ĐT, chưa có nhiều tài liệu đề cập đến việc lựa chọn những nội dung nào trong môn học để thực hiện hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường. Lực lượng học sinh, sinh viên của nước ta nói riêng, thế giới nói chung chiếm một tỉ lệ rất lớn, nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, hành vi tất yếu sẽ có sự thay đổi lớn trong công tác bảo vệ môi trường, đó là lí do tôi chọn đề tài này. II. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận : Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường gây nên hậu quả xấu cho đời sống con người và sinh vật. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là do các quá trình tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người. Ngày nay cùng với dân số và chiến tranh, môi trường được coi là một trong những vấn đề bức xúc nhất của toàn thế giới, vấn đề này không chỉ liên quan tới sự thay đổi của tự nhiên mà còn ảnh hưởng tới toàn xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của loài người. Với nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, dân số đạt trên 6 tỉ, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, con người đã khai thác quá mức và sử dung không hợp lí các nguồn tài nguyên dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng ở quy mô toàn cầu và đe dọa cuộc sống của con người trên trái đất. Ô nhiễm nguồn nước có nguồn gốc tự nhiên là mưa, tuyết tan, gió bão lũ lụt, các yếu tố này đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn và các vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Còn nguồn gốc nhân tạo làm ô nhiễm nguồn nước là do các quá trình thải các chất độc hại dưới dạng lỏng là chủ yếu như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Ô nhiễm không khí có nguồn gốc tự nhiên như hoạt động núi lửa phun khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác hoặc cháy rừng hoặc do quá trình phân hủy xác động vật. Còn nguồn gốc nhân tạo làm ô nhiễm không khí là rất nhiều nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiên giao thông vân tải. Ô nhiễm đất là do lũ lụt gây xói mòn, do các chất gây ô nhiễm không khí lắng đọng lại trên mặt đất, do hoạt động của con người như trong như trong hoạt động nông nghiệp, khai thác rừng một cách bừa bãi để lấy gỗ, trong hoạt động công nghiệp như khai khoáng, chất thải của các nhà máy, trong sinh hoạt. Như vậy khi nhìn nhận lại các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường thì đáng kể nhất là sự tác động của con người vào môi trường trong đó đáng nói đến nhất là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp. 2. Phân tích thực trạng : Ưu điểm : Giữa môn công nghệ và giáo dục bảo vệ môi trường có sự giao thoa nhau về mục tiêu, về nội dung cũng như cách thực hiện, kiến thức của môn học rất gần gũi với thực tế, đời sống hàng ngày nên học sinh sẽ tiếp thu nhanh hơn, nhớ kiến thức lâu hơn. Những kiến thức này ta có thể thấy nó ăn sâu vào nếp sống của các em học sinh tạo nên những kĩ năng sống cho các em học sinh sau này. Như vậy khi giáo viên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào những kiến thức này thì khả năng thành công là rất cao. Nghĩa là giáo viên đã kết dính được từng hành động bảo vệ môi trường với các hoạt động sống của học sinh. Học sinh có được sự hỗ trợ rất lớn từ phía giáo viên, sách, báo, tivi, internet, Từ đó các em có thể học hỏi thêm, hoặc có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Tồn tại : Do áp lực của kiến thức chuyên môn, thời gian,mà đôi khi giáo viên giảng dạy ít đề cập đến các kiến thức môi trường. Nhà trường, địa phương chưa có các phong trào, hội thi về bảo vệ môi trường để có thể giúp cho các em học sinh và mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, mà qua đó các em sẽ có sự học tập những thói quen tốt này. 3. Giải pháp : Trong chương trình môn công nghệ có nhiều nội dung liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường, do đó có khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học bộ môn. Tích hợp ở đây được hiểu là sự kết hợp, lồng ghép các mục tiêu khác nhau thông qua một hoạt động nào đó. Đối với chương trình công nghệ khối lớp 6, phân môn kinh tế gia đình có các nội dung: + May mặc trong gia đình. + Trang trí nhà ở + Nấu ăn trong gia đình. Với các nội dung trên bao gồm những kiến thức và kĩ năng tối thiểu để giáo dục học sinh về cách ăn mặc cho đẹp và phù hợp, sắp xếp nhà ở hợp lí, vệ sinh và thân thiện với môi trường tự nhiên, Ví dụ: Khi học bài 1: “Nguồn gốc các loại vải sợi” thì học sinh phải nắm được trồng cây nguyên liệu để lấy nguyên liệu, sản xuất các loại vải thông thường, ngoài ra trồng cây còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc làm xanh môi trường. Đồng thời tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên là những nguyên liệu để chế biến ra vải gỗ, than đá, dầu mỏ,. Như vậy thông qua nội dung bài học này giáo viên có thể giáo dục cho học sinh ý thức, cách thức làm xanh, làm sạch môi trường. Các em đã biết vai trò quan trọng của cây xanh là là hút khí cacbonic và thải khí oxi góp phần làm giảm lượng khí cacbonic trong môi trường, mà đây là loại khí làm cho nhiệt độ trái đất nóng dần lên (tăng hiệu ứng nhà kính) hậu quả là băng ở hai cực trái đất tan ra làm cho mực nước biển dâng lên gây lũ lụt, Cây xanh còn tạo cảnh quan, làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh do lượng hơi nước thoát ra ngoài qua lá. Bên cạnh những lợi ích trên thì giáo viên cần thông tin cho học sinh những lợi ích khác từ việc trồng cây xanh như phủ xanh đất trống, đồi trọc có thể hạn chế tối đa hiện tượng lũ ống, lũ quét. Vì cây trên sường đồi có thể giữ cho nước chảy chậm lại từ trên đồi xuống. Đồng thời giáo viên có thể giáo dục cho học sinh tầm quan trọng của rừng phòng hộ ven biển, nó có chức năng rất quan trọng là chắn sóng, hạn chế hiện tượng sạc lở ở ven sông, bãi biển. Như vậy sau khi học sinh thấy được vai trò của cây xanh đối với môi trường sống của con người, thì giáo viên cần đề cập đến ý thức, thái độ, hành vi tiêu cực đối với việc trồng và bảo vệ rừng, hành vi khai thác rừng bừa bãi, thiếu khoa học cần bị lên án. Cùng nội dung giáo dục trồng cây xanh thì giáo viên có thể lồng ghép vào trong nội dung của chương III “Nấu ăn trong gia đình”, như tiết kiệm nhiên liệu gỗ hoặc sử dụng nhiên sạch thay thế, vì việc khai thác gỗ cũng bắt nguồn từ nhu cầu làm nhiên liệu . Trong nội dung bảo quản trang phục đúng quy cách thì ta có thể lồng ghép, giáo dục các em thực hiện tiết kiệm nguồn nước, hạn chế chất thải (xà phòng, nấm mốc,) đưa ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước tác động rất lớn đến chăn nuôi, trồng trọt, sức khỏe con người và động vật. Trong nội dung bài 8 phần “Phân chia các khu vực của nơi ở hợp lí”, “bố trí nhà ở thành thị, nông thôn”, “nhà của đồng bào dân tộc”, thông qua đây ta có thể giáo dục các em bảo vệ môi trường sống, cụ thể như đối với các kiểu nhà ở miền núi có phần dưới sàn nhà là nơi chăn nuôi trâu, bò, cột gia súc có thể làm ô nhiễm nặng nề môi trường sống của gia đình. Đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh tật, Hay khu nhà vệ sinh của gia đình, nhà vệ sinh công cộng phải xây cất nơi kín đáo, đúng khoa học, không được cất tạm trên sông, trên ao. Hiện nay hành vi cất nhà vệ sinh trên sông, trên ao được xem là thiếu văn minh, mất tính mĩ quan, tạo điều kiên thuận lợi cho dịch bệnh phát tán trong môi trường nước. Bài 12: Trang trí cây cảnh và hoa trong nhà góp phần tạo nên mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa con người và thiên nhiên, làm đẹp, trong sạch không khí nơi ở. Trong chương trình công nghệ 6, học sinh còn được học nội dung thu chi trong gia đình, thông qua nội dung này thì giáo viên có thể thực hiện lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường như thực hiện tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, điện, nước, Có thể làm giảm các khoản chi đồng thời giảm tác động đến môi trường. Ví dụ: Tiết kiệm than, gỗ, củi thì ta có thể làm giảm lượng khí thải vào môi trường. Cùng nội dung lồng ghép này thì giáo viên có thể đề cập đến nguyên nhân chính làm không khí ô nhiễm là do lượng khí thải của các nhà máy xí nghiệp, phương tiện giao thông, Nội dung cuối cùng là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đây là vấn đề có tính thời sự hiện nay, do việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, bị ô nhiễm do thực hiện các quy trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản không đúng kĩ thuật nên trong sản phẩm nông sản còn chứa dư lượng các chất hóa học gây độc hại cho con người, làm suy giảm sức khỏe của người sử dụng. 4. Kết quả đạt được : Qua quá trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung môn học thì tôi nhận thấy có sự chuyển biến tích cực từ ý thức đến hành động của học sinh. Cụ thể như việc trang trí lớp học: Trong phòng có các chậu cảnh treo trên tường, trước hành lang thì cũng được trang trí bởi các chậu hoa, các bồn hoa cây cảnh của lớp được nhà trường phân công thì các em chăm sóc rất tốt. Bên cạnh đó thông qua các buổi lao động vệ sinh trường, lớp, vệ sinh lề đường do địa phương tổ chức thì các em làm việc rất tích cực, hiệu quả. Hưởng ứng tốt phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp” do nhà trường phát động. III. KẾT LUẬN: 1. Bài học kinh nghiệm: Môi trường và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau, con người luôn tác động vào môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc của dân số, công nghiệp làm cho chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao. Nhưng mặt trái của sự phát triển này là sự xuống cấp trầm trọng của môi trường: Nhiệt độ trái đất tăng dần, thiên tai ngày càng nhiều, cái mà con người cần nhìn nhận lại đó chính là chính bàn tay của loài người đang dần hủy hoại nơi sống của con người. Nên việc giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường là một điều hết sức quan trọng hiện nay. 2. Kiến nghị: Cần có nhiều hơn các buổi giáo dục ngoại khóa về môi trường, các hội thi với chủ đề : “ Bảo vệ môi trường”. Để cho các em có ý thức thật sự về môi trường thông qua môn học. 3. Kết luận chung: Tóm lại việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn công nghệ 6 nói riêng và các môn học khác nói chung, thì chúng ta sẽ cho ra đời những con người tiên tiến, văn minh, có kiến thức họ sẽ giúp cho đất nước cho nhân loại phát triển cùng với sự trong sạch của môi trường sống. Giá Rai, ngày 25 tháng 12 năm 2012 Người viết Phan Thị Mộng Đoan

File đính kèm:

  • docchu_de_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_mon_cong_ng.doc