A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về dung dịch.
- Biết cách giải các bài tập cơ bản về dung dịch.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng giải các bài tập về dung dịch.
3. Giáo dục tư tưởng:
18 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 1 dung dịch - Nồng độ dung dịch ( 2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/2006 Ngày giảng: 3/10/2006
Chuyên đề 1
Dung dịch - Nồng độ dung dịch ( 2 tiết)
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về dung dịch.
- Biết cách giải các bài tập cơ bản về dung dịch.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng giải các bài tập về dung dịch.
3. Giáo dục tư tưởng:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận tỉ mỉ.
- Chuẩn bị nội dung bài tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung bài tập.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiến thức cần nhớ :(khi giải bài tập về dung dịch)
- Khái niệm nồng độ dung dịch.
- Hai loại nồng độ dung dịch:
+ Nồng độ %.
+ Nồng độ mol/l
- Công thức tính nồng độ dung dịch:
+ Công thức tính nồng độ %
C% = . 100%
+ Công thức tính nồng độ mol/l
cM =
- Công thức liên hệ giữa nồng độ % và độ tan
C% = .100%
- Cách pha chế nồng độ dung dịch
II. Bài tập:
1. Bài 1:
Hãy tính nồng độ % của dung dịch thu được trong câc trường hợp sau:
Pha 20g KOH vào 200g nước.
Pha thêm 20g nước vào 130g dung dịch muối KCl có nồng độ 25%
Bài giải:
Khối lượng dung dịch thu được là:
20 + 200 = 220(g)
C% của dung dịch KOH là
C%KOH =. 100% = 9,1%
Số gam KCl có trong 130g dung dịch KCl 25% là
= 32,5(g)
Khối lượng dung dịch mới là:
130 + 20 = 150(g)
- Nồng độ % của dung dịch là:
. 100 = 21,7%
2. Bài 2:
ở 25oC độ tan của đường là 204g, NaCl là 36g. Tính nồng độ % bão hoà của các dung dịch này.
Giải:
Độ tan của đường ở 25oC là 204g có nghĩa là 100g nước hoà tan được 204g đường -> md d = 304g
=> Nồng dộ % của dung dịch
C% = . 100% = 67,1%
áp dụng công thức liên hệ giữa C% và độ tan ta có:
C% = .100% = = 26,5%
3. Bài 3:
Hoà tan 10,6g Na2CO3 vào nước để tạo thành dung dịch 26,5%. Tính khôí lượng nước cần dùng.
Giải:
Khối lượng của dung dịch là:
mdd Na2CO3 = m Na2CO3 . = 10,6 . = 40(g)
Khối lượng nước cần dùng
mdd = mct + mdm = mdm = mdd – ct = 40 – 10,6 = 29,4 (g)
4. Bài 4:
Hãy tính nồng độ % của dung dịch thu được khi trộn 150g dung dịch NaOH có nồng độ 10% và 250g dung dịch NaOH nồng độ 20%
Giải:
-Số gam NaOH trong 150g dung dịch NaOH 10%
= 15(g)
- Số gam NaOH trong 250g dd NaOH 20% là
= 50(g)
-Nồng độ % của dung dịch sau khi trộn là:
C% = . 100% = 16,25%
5. Bài 5:
Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl có nồng dộ 36,5% (D = 1,19g/ml) để pha thành 5 lít dung dịch a xit HCl nồng độ 0,5M
Giải:
Trong 5l dung dịch axit HCl 0,5M có:
nHCl = CM . Vdd = 0,5 . 5 = 2,5(mol)
=> mHCl = n . M = 2,5 . 36,5 = 91,25 (g)
- Để có 91,25g HCl cần có khối lượng dung dịch HCl 36,5%
mdd HCl = mHCl . = 91,25 . = 250(g)
Vdd HCl = = = 210(ml).
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Xem lại nội dung bài.
- Làm các bài tập có dạng tương tự.
Ngày soạn: 29/10/2006 Ngày giảng: 31/10/2006
Chuyên đề 2: ôn tập về oxit và axit ( 2 tiết)
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu bài dạy;
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được các tính chất của hai loại hợp chất vô cơ: oxit và axit.
- Vận dụng lí thuyết để giải bài tập.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết PTHH và giải các bài tập hoá học.
3. Giáo dục tư tưởng:
- Ham học tập và yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hệ thống lí thuyết.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Tính chất của o xit:
a.Oxit axit:
- Tác dụng với nước-> axit.
- Tác dụng với dung dịch bazơ-> muối + H2O
- Oxit bazơ -> muối
b. Oxit bzơ:
- Tác dụng với nước-> bazơ
- Oxit axit-> muối
2. Tính chất của a xit:
- Làm đổi màu chất chỉ thị.
- Axit tác dụng với kim loại
- xit tác dụng với bazơ
- Axit tác dụng với Oxit bazơ
II. Bài tập:
1. Bài 1:
Có những oxit sau : CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:
Nước
Axit HCl
Dung dịch NaOH
Viết các PTHH xảy ra?
Giải:
Các chất tác dụng được với nước là :CaO
CaO + H2O Ca(OH)2
Các chất tác dụng với a xit HCl là : CaO, Fe2O3
CaO + 2HClCaCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
SO3 tác dụng với NaOH là : SO3
SO3 + 2NaOH Na2SO4
2. Bài 2:
Có những chất sau: H2O, CaO, CO2, HCl, NaOH
Những chất nào tác dụng được với nhau? Viết PTHH?
Giải:
- Cặp chất H2O, CaO
CaO + H2O Ca(OH)2
- Cặp chất: CO2 , H2O
CO2 + H2O H2CO3
- Cặp chất CaO và CO2
CaO + CO2 CaCO3
- Cặp chất CaO và HCl
CaO + HCl CaCl2 + H2O
CO2 + NaOH Na2CO3 + H2O
3. Bài 3:
Có 2 chất rắn màu trắng là CaO và P2O5 . Chỉ ra phương pháp nhận biết 2 chất rắn này?
Giải:
Cho 2 chất này hoà tan trong nứơc sau đó nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được:
dd nào làm quỳ tím -. Xanh là dd ba zơ=> chất rắn đem pha ban đầu là CaO
dd nào là quỳ tím-> đỏ dd a xit=> Chất rắn ban đầu là P2O5
4. Bài 4:
Cho các chất sau; S, FeS, O2,, H2SO4, Na2CO3, CaCO3, MgSO4.
Những chất nào có thể điều chế được SO2? Viết PTHH?
GV: Hướng dẫn.
Nếu phương pháp để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
-> S, FeS, O2,, Na2CO3, H2SO4 có thể điều chế được SO2 trong phòng thí nghiệm.
5. Bài 5:
Cho khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lit khí (ở ĐKTC)
Viết PTHH xảy ra.
Tính mFe tham gia phản ứng.
Tính CMHCl = ?
Giải:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
1mol 2mol 1mol
Số mol H2 = 3,36: 22,4 = 0,15 mol
Theo PT: nFe = nH2 = 0,15 mol
Khối lượng sắt tham gia phản ứng là:
mFe = 0,15 . 56 = 8,4 (g)
Theo PT : nHCl = 2 nH2 = 0,15 . 2 = 0,3 (mol)
=> Nồng độ mol của dung dịch là:
CM = = 6(M)
6. Bài 6:
Cân điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp điều chế nào sau đây tiết kiệm được a xit H2SO4
A xit H2SO4 và CuO
A xit H2SO4 đ và Cu
Giải:
CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
Cu + H2SO4 đ CuSO4 + SO2 + H2O
Ta thấy để điều chế 1 mol CuSO4 từ CuO cần 1 mol H2SO4 còn điều chế 1 mol CuSO4 từ Cu cần 2 mol a xit H2SO4.
Vậy sử dụng phương pháp cho CuO tác dụng với H2SO4 tiết kiệm được H2SO4.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Ôn lại lí thuyết và làm lại các bài tập phần trên.
- Chuẩn bị kiến thức về bazơ và muối tiết sau học
Ngày soạn: 1/10/2006 Ngày giảng: 3/10/2006
Chuyên đề 3
Ôn tập về ba zơ và muối ( 2 tiết)
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: - HS nắm vững tính chất hoá học của ba zơ và muối. Viết được PT minh hoạ cho các tính chất.
- Vận dụng các tính chất của ba zơ và muối để giải các bài tập hoá học
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng viết PTHH
- Rèn kĩ năng giải các bài tập hoá học.
3. Giáo dục tư tưởng:
- Ham học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức oxit - a xit
- Bài tập về oxit - axit
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kiến thức cần nhớ :
* Tính chất của ba zơ:
1. Ba zơ tan:
a. Tác dụng với chất chỉ thị màu:
Quỳ tím-> xanh
D d phenol phtalein -> màu hồng
b. Tác dụng với oxit - axit -> muối và nước
2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O
c. Tác dụng với axit:
Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 + 2H2O
2. Bazơ không tan:
a. Bazơ không tan + axit-> Muối và nước
Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O
b. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ:
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
* Tính chất hoá học của muối:
1. Muối tác dụng với kim loại -> Muối mới + KL mới
2AgNO3 + Cu Cu(NO3)2 + 2Ag
2. Muối tác dụng với a xit -> Muối mới + axit mới
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
3. Muối tác dụng với bazơ -> Muối mới + bazơ mới
CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
4. Muối tác dụng với muối -> 2 muối mới
AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3
5. Phản ứng phân huỷ muối
CaCO3 CaO + CO2
II. Bài tập:
Bài 1: Có những ba zơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết bazơ nào :
Tác dụng với HCl
Tác dụng với CO2
Bị nhiệt phân huỷ
Làm quỳ tím-> xanh
Viết các PTHH minh hoạ
Giải:
a. Ba zơ tác dụng với HCl là:
Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O
NaOH + HCl NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O
b.Ba zơ tác dụng với CO2 là:
2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O
Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2O
c.Ba zơ bị nhiệt phân huỷ:
Cu(OH)2 CuO + H2O
Ba zơ làm quỳ tím-> xanh: NaOH, Ba(OH)2
Bài 2: Từ những chất có sẵn: Na2O, CaO, H2O và các dung dịch CuCl2, FeCl3 hãy viết các PTHH điều chế:
a. Bazơ tan
b. Bazơ không tan.
Giải:
- Điều chế bazơ tan:
Na2O + H2O 2NaOH
CaO + H2O Ca(OH)2
- Điều chế bazơ không tan:
CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
Bài 3:
Dẫn từ từ 1,568 lit CO2 ( đktc) vào 1 d d có hoà tan 6,4g NaOH, sản phẩm thu được là Na2CO3
a. Tính khối lượng muối sau phản ứng.
b. Chất nào đã lấy dư.
Giải:
a. Số mol của CO2: nCO2 = = 0,07(mol)
nNaOH = = 0,16(mol)
PTHH:
2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O
Theo bài ra ta có tỉ lệ: <
=> Kết luận NaOH dư, tính khối lượng của muối dựa vào khối lượng của CO2
Theo PT: nNa2CO3 = n CO2 = 0,07(mol)
=> Khối lượng của muối tạo thành là:
0,07 . 106 = 7,42(g)
b. Theo PT:
nNaOH = 2 nCO2 = 0,07 . 2 = 0,14(mol)
=> KL NaOH tham gia phản ứng là:
Vậy khối lượng NaOH dư là: 6,4 – 5,6 = 0,8(g)
III.Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Ôn lại lí thuyết.
- Làm lại các dạng bài tập.Ngày soạn: 1/10/2006 Ngày giảng: 3/102006
Chuyên đề 4
Bổ sung kiến thứuc về kim loại – phi kim
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- HS nắm được tính chất hoá học của kim loại, dãy hoạt động hoá học của kim loại
- Tính chất hoá học, độ hoạt động hoá học của phi kim.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng viết PTHH
- Phân tích,so sánh.
3. Giáo dục tư tưởng:
- Ham học tập và yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung bài tập.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Kim loại:
1. Tính chất hoá học của kim loại:
- Kim loại + phi kim Muối ( hoặc o xit)
2Na + Cl2 2NaCl
2Cu + O2 2Cu
- Kim loại tác dụng với a xit -> muói và giải phóng khí hiđro
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
( NHững kim loại đứng trước H trong dãy hạot động hoá học của kim loại tác dụng với a xit. Những kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại tác dụng với a xit, o xit hoá nhưng khong giải phóng khí H
2Fe + 6H2SO4(đ) Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
2Ag + 2H2SO4(đ) Ag2SO4 + H2O + SO2
- Phản ứng với dung dịch muối: Từ Mg trở đi kim loại đứng trước đẩy được kimloại đứng sau ra khỏi dung dịch muối
Zn + Cu SO4 ZnSO4 + Cu
- Một số kim loại mạnh tác dụng đựơc với nước giải phóng khí H2( KL kiềm)
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
2. Dãy hoạt động hoá học của kim loại:
Căn cứ vào mức độ hoạt động hoá học của kim loại ta có thể xếp các kim loại theo một dãy gọi là “ dãy hoạt động hoá học của kim loại” Li K Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
* ý nghĩa:
- Theo chiều từ Li-> Au mức độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần.
- Kim loại đứng trước H đẩy được KL đứng sau ra khỏi muối của chúng( Trừ Kl có khả năng phản ứng với nước)
- Theo mức độ hoạt động của kim loại có thể chia kim loại thành 3 mức:
+ KL mạnh: từ Li-> Al
+ Kl TB: Từ Mn-> Pb
+ KL yếu: xếp sau H
3. Điều chế kim loại mạnh:
- Điện phân nóng chảy muối( điện phân o xit kim loại)
2NaCl 2Na + Cl2
* Điều chế KL TB - Yếu:
- Dùng chất khử( C, CO, H2, Al) để khử o xit của kim loại
C + 2CuO 2Cu + CO2
- Cho KL (Trừ KL tác dụng với nước) tác dụng với muối
Zn + Cu SO4 Zn SO4 + Cu
5. Hợp kim:
- Là một chất rắn gồm Kl và nguyên tố khác hoà tan vào Kl khi nóng chảy.
- Hợp kim: Đuy ra, gang, thép.
6. Luyện gang, thép:
II. Phi kim:
1. Tính chất hoá học của phi kim:
- Phản ứng với hi đro:
S + H2 H2S
2H2 + O2 2H2O
- Phi kim nào sẽ phản ứng với hi đro tính phi kim càng mạnh:
+ Phản ứng với kim loại:
S + Mg MgS
4Al + 3 O2 2Al2O3
+ Phản ứng với o xi:
S + O2 SO2
2. Độ hoạt động của phi kim phụ thuộc vào:
- Khả năng tác dụng của phi kim với kim loại:
S + Fe FeS
3Cl2 + 2Fe 2FeCl3
- Khả năng phản ứng với hi đro:
F2 + H2 2HF
Cl2 + H2 2HCl
* Chú ý: Clo tác dụng với H2O -> dung dịch nước Clo
Cl2 + H2O HClO + HCl
- Nước Clo có tính tẩy màu do O nguyên tử hoạt động hoá học mạnh:
HClO HCl + O
- Clo tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành nước gia ven:
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
3. Điều chế Clo:
- Điện phân dung dịch NaCl
2NaCl + 2H2O NaOH + Cl2 + H2
- Cho a xit HCl tác dụng với chất o xi hoá:
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + H2
16HCl + 2KMnO4 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
4. Điều chế phi kim:
- Điện phân nóng chảy muối của phi kim mạnh
2NaCl 2Na + Cl2
- Điều chế o xi: nhiệt phân muối KCLO3, KmnO4
2 KClO3 2KCl + 3O2
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
- Điều chế S:
SO2 + H2S 3S + 2H2O
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Xem lại lí thuyết.
- Viết lại các PTHH.
Ngày soạn: 1/10/2006 Ngày giảng: 3/102006
Chuyên đề 5
Dạng bài tập củng cố tính chất hoá học của kim loại - phi kim - hợp chất hữu cơ( 2 tiết)
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- HS nắm được một số dạng bài tập củng cố tính chất hoá học của kim loại – phi kim – hợp chất hợp vô cơ
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng giải một số bài tập có liên quan.
- Viết PTHH
3. Giáo dục tư tưởng:
- Ham học tập và yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức đã học
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Yêu cầu khi giải bài tập:
- Đọc kĩ đề, nắm được tính chất hoá học của kim loại- phi kim đã cho.
- Nắm vững trạng thái tồn tại của các chất
- Cách viết PTHH
II. Bài tập:
Bài 4(53)
Thành phần hai loại muối axit và muối trung hoà khác nhau ở chỗ nào? Nêu tính chất chung của hai loại muối trên. Mỗi loại muối đó có tính chất hoá học nào riêng biệt? Viết PTHH?
Giải:
* Thành phần:
* Tính chất hoá học chung:
- Tác dụng với a xit:
Na2CO3 + 2HCl NaCl + CO2 + H2O
NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O
- Tác dụng với muối:
Na2CO3 + Ca(NO3)2 2NaNO3 + CaCO3
Ba(HCO3)2 + K2SO4 2KHCO3 + BaSO4
- Tác dụng với kiềm:
CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl
NaHCO3 + Ca(OH)2 NaOH + CaCO3 + H2O
Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 2BaCO3 + H2O
* Tính chất riêng:
- Muối trung hoà có thể bị nhiệt phân huỷ
BaCO3 BaO + CO2
+ Tác dụng với a xit -> muối a xit
Na3PO4 + 2H3PO4 3NaH2PO4
- Muối a xit:
+ Dễ bị nhiệt phân huỷ -> muối trung hoà
NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
+ Bị trung hoà bởi kiềm-> muối trung hoà
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
Bài 13(155)
Cho các chất sau: CaC2, Al4C3, Mg3N2, CaH2, CaCO3, Al2O3, Na2O, Fe2O3, NaCl, SO3, CO2, Cu, Na, CO. Những chất nào tan trong nước? Chất nào tan trong dung dịch HOH, NaOH. Viết các PTHH xảy ra.
Giải:
- Các chất tan trong nước, đồng thời tan trong H2O của dung dịch NaOH
CaC2 + H2O C2H2 + Ca(OH)2
Al4C3 + 12H2O 4Al(OH)3 + 3CH4
Mg3N2 + 6H2O 3Mg(OH)2 + 2NH3
NaCl + H2O dd NaCl
CaH2 + 2H2O Ca(OH)2 + 2H2
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Na2O + H2O 2NaOH
SO3 + H2O H2SO4
- Các chất tác dụng với dung dịch KOH(NaOH)
SO3 +2NaOH Na2SO4 + H2O
Al2O3 + NaOH NaAlO2 + H2O
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH NaHCO3
Bài 20:
Co thể tồn tại đồng thời trong dung dịch các cặp chất sau đây được không? Giải thích?
CaCl2 + Na2CO3
HCl + NaHSO3
NaOH và NH4Cl
Na2SO4 và KCl
Giải:
Các cặp chất CaCl2 và Na2CO3, NaHSO3 và HCl, NaOH và NH4Cl không tồn tại đồng thời trong dung dịch vì:
CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl
NaHSO3 + HCl NaCl + H2O + SO2
NaOH + NH4Cl NaCl + NH3 + H2O
Bài 22:
Cho các chất sau đây: H2SO4đ, P2O5, CuO, KOH, CuSO4 khan. Chất nào có thể làm khô 1 trong các chất khí: NH3, O2, CO, CO2, Cl2 hỗn hợp CO2, NH3
Giải:
H2SO4đ dùng làm khô O2, CO2
P2O5 dùng làm khô O2, CO, CO2, Cl2
CaO dùng làm khô O2, CO, NH3
CuSO4khan dùng làm khô O2, CO2, Cl2
Vì H2SO4đặc là chất oxi hoá có thẻ phản ứng được với Cl2, CO( chất khử) và H2SO4đ có tính axit mạnh có thể tác dụng với NH3( tính ba zơ)
CaO, KOH có tính bazơ có thể phản ứng với CO2, Cl2
CuSO4khan có thể phản ứng với CO và NH3
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Xem lại lí thuyết.
- Viết lại các PTHH.
Ngày soạn: 1/10/2006 Ngày giảng: 3/102006
Chuyên đề 6
Giải thích hiện tượng -viết phương trình phản ứng
( 2 tiết)
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Nắm vững tính chất của các hợp chất vô cơ
- Nắm được một số dạng bài tập về nhận biết, giải thích hiện tượng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng giải các bài tập giải thích
- Viết PTHH
3. Giáo dục tư tưởng:
- Ham học tập và yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về hiện tượng.
B. Phần thể hiện khi lên lớp:
I. Yêu cầu khi giải dạng toán này:
- Đọc kĩ đề
- Nắm vững tính chất của các hợp chất vô cơ, của kim loai, phi kim.
- Chú ý lượng chất dư trong các phản ứng
II. Bài tập:
Bài 1:
Khí Clo được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng của dung dịch MnO2 và dd HCl thường lẫn hơi nước và axit clohiđric. Để thu được khí Cl tinh khiết người ta thường dẫn khí clo lẫn tạp chất đi qua 2 bình nối tiếp nhau, mỗi bình đựng một chất lỏng. Hãy cho biết tên chất lỏng chứa trong bình thứ nhất, chất lỏng chứa trong bình thứ 2? Giải thích hiện tượng trên?
Giải:
Khí Clo điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng
4HCl + MnO2 MnCl2 + H2 + Cl2
Khí clo thoát ra sẽ cuốn theo một lượng hơi nước, khí HCl. Để thu được khí clo tinh khiết người ta dẫn khí này qua bình thứ nhất đựng dung dịch NaOH để giữ lại lượng a xit
NaOH + HCl NaCl + H2O
Khí đi ra khỏi bình là khí clo có lẫn hơi nước. Cho hỗn hợp này qua bình thứ 2 đựng H2SO4đ, a xit này làm khô hoàn toàn, khí đi ra là khí tính khiết.
Bài 2:
Có 2 lá kim lọai nhỏ là sắt và kẽm, mỗi lá có một khối lượng là a(g) mỗi lá được ngâm trong một cốc nhỏ đựng dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy 2 lá kim loại ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô và cân khối lượng các lá kim loại thay đổi như thế nào? Giải thích?
- Khối lượng lá sắt sau một thời gian phản ứng với dung dịch CuSO4
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Nguyên từ khối của Cu lớn hơn nguyên tử khối của sắt do vậy khối lượng lá sắt sau một thời gian phản ứng sẽ lớn hơn a(g)
- Khối lượng lá kẽm sau một thời gian phản ứng với dung dịch CuSO4
Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu
Nguyên tử khối của Zn lớn hơn nguyên tử khối của Cu(65>64) do vậy khối lượng lá kẽm sau một thời gian phản ứng với dung dịch CuSO4 sẽ nhỏ hơn a(g)
Bài 3: Khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 thất có phản ứng xảy ra tạo thành 1 kết tủa màu nâu đỏ và giải phóng khí CO2. Kết tủa này khi bị nhiệt phân sẽ tạo ra một chất rắn đỏ nâu và không có khí CO2 bay lên. Viết PTHH xảy ra.
Hướng dẫn:
Kết tủa bị nhiệt phân tạo chất rắn màu dỏ nâu,không có khí CO2 bay lên là Fe(OH)3. Vậy PTPU
2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Bài 4: Khi trộn dung dịch AgNO3 với dd H3PO4 thì không có kết tủa xuất hiện. Nếu thêm NaOH thì thấy kết tủa xuất hiện màu vàng. Nếu thêmtiếp HCl thì kết tủa màu vàng chuyển sang màu trắng.
Giải thích và viết các PTHH xảy ra?
Giải:
AgNO3 + H3PO4 -> Phản ứng không xảy ra vì H3PO4 yếu hơn HNO3 không đẩy được NO3 ra khỏi muối. Khi thêm NaOH thì NaOH trung hoà HNO3 là a xit mạnh ( hoặc trung hoà H3PO4)
=> Phản ứng xảy ra:
3AgNO3 + Na3PO4 Ag3PO4+ 3NaNO3
Ag3PO4 + 3HCl 3AgCl + H3PO4
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Xem lại lí thuyết.
- Làm các dạng bài tập tương tự.
File đính kèm:
- giao an chuyen de hoa 9.doc