Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

Lứa tuổi học sinh tiểu học gồm các em học sinh đang theo học từ lớp 1

đến lớp 5, tức là từ 6 – 7 tuổi đến 11 – 12 tuổi. ở độ tuổi này sự phát triển về chiều cao và trọng lượng không nhanh như tuổi mẫu giáo. nhưng hệ xương đang ở thời kỳ cốt hoá, hệ xương đang phát triển đặc biệt là các bắp thịt lớn do vậy các em thích đùa nghịch vận động mạnh, các em không thích làm công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận.

Vì vậy việc rèn các kỹ năng, kỹ xảo đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ.

So với tuổi mẫu giáo thì não và thần kinh của học sinh Tiểu học đã có biến đổi to lớn về khối lượng và chức năng. Não của trẻ lên 7 đạt 90% trọng lượng của não người lớn. Đến năm 11 – 12 tuổi thì phát triển tương đương trọng lượng của não người lớn. Sự phát triển của não về cấu tạo và chức năng không đồng đều nên khả năng kìm chế của các em còn rất yếu, hưng phấn mạnh do đó ở độ tuổi này các em rất hiếu động.

Hệ thần kinh cấp cao đang dần được hoàn thiện nhưng có sự mất cân đối giữa tín hiệu tư duy cụ thể và tín hiệu tư duy trừu tượng.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 19137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung Chương 1: Những căn cứ để thực hiện đề tài 1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 1.1. Đặc điểm lứa tuổi Lứa tuổi học sinh tiểu học gồm các em học sinh đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5, tức là từ 6 – 7 tuổi đến 11 – 12 tuổi. ở độ tuổi này sự phát triển về chiều cao và trọng lượng không nhanh như tuổi mẫu giáo. nhưng hệ xương đang ở thời kỳ cốt hoá, hệ xương đang phát triển đặc biệt là các bắp thịt lớn do vậy các em thích đùa nghịch vận động mạnh, các em không thích làm công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Vì vậy việc rèn các kỹ năng, kỹ xảo đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ. So với tuổi mẫu giáo thì não và thần kinh của học sinh Tiểu học đã có biến đổi to lớn về khối lượng và chức năng. Não của trẻ lên 7 đạt 90% trọng lượng của não người lớn. Đến năm 11 – 12 tuổi thì phát triển tương đương trọng lượng của não người lớn. Sự phát triển của não về cấu tạo và chức năng không đồng đều nên khả năng kìm chế của các em còn rất yếu, hưng phấn mạnh do đó ở độ tuổi này các em rất hiếu động. Hệ thần kinh cấp cao đang dần được hoàn thiện nhưng có sự mất cân đối giữa tín hiệu tư duy cụ thể và tín hiệu tư duy trừu tượng. Lứa tuổi này hoạt động học tập là hoạt đọng chủ đạo, sau đó là hoạt động vui chơi. Hoạt dộng học tập rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với các em. Đây là sự biến đổi lớn trong đời sống đó là lần đầu tiên được cắp sách đến trường, được tiếp xúc với nhiều thầy cô và bạn bè mới. Hoạt động học tập là hoạt động hoàn toàn mới, hoạt động chủ đạo, giúp trẻ hình thành năng lực nhờ đó mà sự phát triển tâm lý nhân cách. Ngoài hoạt động học tập ở lứa tuổi này còn có hoạt động khác như vui chơi, lao động. Các hoạt động này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của học sinh Tiểu học. 1.2. đăc điểm hoạt độnghọc sinh phai nhận thức: Nhu cầu nhận thức khám phá thế giới luôn đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, sáng tạo. Mức độ, tính chất và phạm vi hoạt dộng nhận thức của học sinh Tiểu học được bộc lộ ở các quá trình sau: - Cảm giác: Các quá trình cảm giác về sự vật hiện tượng bên ngoài có sự phát triển khá nhanhh. Những cảm giác thu được đã trở thành “vật liệu” để trở thành tri thcs mới. ở độ tuổi này năng lực cảm giác của học sinh còn yếu. - Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học phát triển khá nhanh đặc biệt là tri giác các thuộc tính bên ngoài của sự vận động hiện tượng. Tri giác không chủ định chiếm ưu thế. Giai doạn đầu lứa tuổi tri giác của các em còn phiến diện một chiều chưa đầy đủ và được chi tiết. Càng về cuối độ tuổi tri giác của các em ngày càng đầy đủ và trọn vẹn hơn. Một số em bộc lộ khả năng quan sát các sự vật hiện tượng nhanh, chính sác đầy đủ. - Ghi nhớ: ở độ tuổi này hai loại ghi nhớ đều phát triển mạnh. Đầu độ tuổi các em thiên vè ghi nhớ trực quan giàu hình ảnh ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng các tri thức có trong sách vở. Càng về cuối độ tuổi thì ghi nhớ về từ ngữ và ghi nhớ về hình tượng càng phát triển. Nhiều em thể hiện nhớ nhanh nhớ nhiều. Tuy nhiên có những em không nhớ được tài liệu do không hiểu kién thức hoặc không chú ý học tập. 2. Xu hướng phương pháp dạy học toán tiểu học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tạp của học sinh. 2.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học toán: - Do sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải có lớp người lao động mới, năng động, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với sự biến đổi diễn ra hàng ngày, thich nghi với sự phát triển của xã hội. - Phương pháp dạy học toán ở số đông các trương Tiểu học còn hạn chế. Cụ thể là: Giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào các tài liệu sẵn có. Giáo viên chỉ truyền đạt và giảng giải theo các tài liệu sẵn có ở sách giáo khoa và sách giáo viên. Vì vậy giáo viên thường làm việc một cách máy móc và ít quan tâm đến khả năng sáng tạo của học sinh. Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng, ghi nhớ và làm bài tập theo mẫu, do đó việc học tập thường ít hứng thú, nội dung các hoạt động thường đơn điệu, nghèo nàn thường ít quan tâm sự phát triển năng lực cá nhân. - Giáo viên là người duy nhất được đánh giá kết quả hoc tập của học sinh mà học sinh ít được đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. - Tiêu chuẩn đánh giá học sinh là kết quả ghi nhớ, tái hiệnlại hững điều giáo viên đã giảng. 2.2. Định hứng đổi mới phương pháp dạy học toán: - Đổi mới phương pháp dạy học toán nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh hiểu là: Thường xuyên đưa các phương pháp dạy học mới vào trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo. - Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học toán nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh được tiến hành theo 4 định hướng cơ bản đó là: + Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. + Bồi dưỡng phương pháp dạy học tự học. + Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. + Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. 2.3. Năm giải pháp đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học. - Đổi mới về nhận thức, trong đó cần trân trọng năng lực chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh. - Đổi mới các hình thức dạy học nên khuyến khích dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, theo lớp, dạy học ở hiện trường tăng cường trò chơi học tập. - Đổi mới cách trag trí phòng học để tạo môi trường học tập thích hợp. - Đổi mới phương tiện dạy học, khuyến khích dùng các phiếu học tập đồ dùng học tập, các phương tiện kỹ thuật. + Đổi mới cách đánh giá giáo viên và học sinh. 2.4. Các quan điểm cần quán triệt đổi mới phương pháp dạy học. Quán triệt quan điểm mục tiêu giáo dục Tiểu học. Đổi mới phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học trong giai đoạn công nghiệp hoà - hiện đại hoá đất nước. Nghĩa là đổi mới phương pháp dạy hoc phải hướng tới việc đào tạo những người “lao động tự chủ, sáng tạo” những người sẵn sàng thích ứng với những đổi mới kinh tế xã hội của đất nước, những gười năng dộng linh hoạt, hài hoà với lối sống ngày càng đa dạng phức tạp và hoà nhập của xã hội hiện đại. Với bậc tiểu học, mục tiêu đó là: nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS (Luật GD) * Quan điểm cá thể hoá dạy học trong điều kiện phổ cập giáo dục tiểu học Xuất phát từ nhận thức: - Mọi trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học đều có đặc điểm chung về tâm lý, của lứa tuổi và hoàn toàn có khả năng để đạt tới trình độ học tập tối thiểu để thực hiện phổ cập iáo dục tiểu học. - Mỗi trẻ em đều có mức độ phát triển cá nhân và sở trường riêng: mức độ phát triển cá nhân và sở trường riêng của mỗi trẻ chỉ có thể bọc lộ phát huy nếu mỗi cá nhân mỗi em đó được học tập trong môi trường học thích hợp. - Cá thể hoá dạy học và phát triển năg lực của từng cá nhân trên cơ sở của một nền giáo dục toàn diện và cân đối. Cá thể hoá dạy học đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình dạy học. Tạo cơ hội tốt cho đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Tập chung vào người hoc” * Quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh bằng dạy học tự phát hiện - Các phương pháp dạy học sẽ phát huy mặt tích cực nếu giáo viên biết giúp học sinh học tập bằng cách tự phát triển tri thức của bài học phù hợp với mức độ phù hợp với mức độ phát triển của mỗi cá nhân học sinh. - Để học tập tự phát hiện học sinh phải biết tự phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề đặc biệt là cách giải quyết vấn đề theo tình huống có thực của cuộc sống ở cộng đồng nhằm chuyển những gì học được từ “bên ngoài” vào “bên trong” - Dạy học tự phát hiện đòi hỏi giáo viên phải có chuyên môn nghiệp vụ cao, phải có quyết tâm à lòng kiên trì trong công tác lập kế hoạch và xây dựng nội dung bài giảng, Như vậy vai trò của giáo viên không hề bị giảm nhẹ mặc dù mọi hoạt đọng dạy học đều hướng vào học sinh. với cách học này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng mầm mống của năng lực sáng tạo của học sinh. + Một số hình thức tổ chức dạy học mới nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy học toán. - Học theo nhóm - Học theo lớp - Trò chơi học tập - Hoạt đọng thực hành ở ngoài lớp học - Hoạt đọng goại khoá về toán Trong đổi mới giáo dục, những yeu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục đối với học sinh Tiểu học bao gồm: - Về nội dung: + Có hiểu biết đơn giản về tự nhiên – xã hội và con người. + Có khả năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán. + Có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh. + Có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. - Về phương pháp: + Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. + Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học và từng vùng miền + Bồi dưỡng năng lực tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tâm tư tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh. 3. ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học. Hiện nay cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, việc đưa công ghệ thông tin vào giảng dạy ở các trường Tiểu học đang được quan tâm và bước đầu thu được kết quả tốt. Chỉ thị của bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục. 3.1. Quan điểm day và học theo quan điẻm của CNTT: Theo lý huyết thông tin, dạy và học là quá trình phát và thu thong tin. Người dạy (người phát thong tin) đều nhằm mục dích là phát được nhièu và hiệu quả nhất các thông tin liên quan đến môn học, mục đích dạy học. Học là quá trình tiếp thu thông tin có định hướng và có sự tái tạo, phát triển thông tin: Tai, mắt, da, mũi...của người học như những cửa vào của một máy thu. Mỗi cửa vào này tiếp nhận một loại mã hóa thông tin riêng biệt, vì vậy muốn tiếp nhận tất cả các loại phương tiện có thể thông tin vào các cửa này. Hơn nữa nếu chỉ biết truyền tin theo một chiều, không có hoạt động tương tác khi tin tức chưa được “máy thu” tiếp nhận thì đương nhiên thông tin thu được của người học sẽ bị méo mó sai lệch dẫn đến người học hiểu sai vấn đề. Vì vậy có thể hiểu đổi mới phương dạy học theo nghĩa của CNTT là: “Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”. Trong lịch sử GD&ĐT đã xuất hiện rất nhiều ứng dụng của điện tử – viễn thông hiện đại. Đó là các thế hệ: băng nghe tiếng (thế hệ 1), băng hình truyền (thế hệ 2), tương tác qua máy tính (thế hệ 3). ở hai thế hệ đầu, các phương tiện điện tử này là phương tiện dạy và học không thể tương tác với máy. Còn ở thế hệ 3 đó chính là thế hệ sử dụng CNTT để dạy và học dưới nhiều hình thức khác nhau. Với công nghệ truyền thông đa phương tiện (multimedia) và công nghệ mạng (Networking) ngày nay con người có thể thực hiện khẩu hiệu học ở khắp nơi, hoc ở mọi lúc, học suốt đời và dạy cho mọi người với trình đọ tiếp thu khác nhau. 3.2. Thực hiện ứn dụng CNTT tron dạy học Tiểu ọc ở Việt Nam * Định hướng ứng dụng CNTT trong trường Tiểu học - Mục đích của việc ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung và tiểu học nói riêng là: Sử dụng CNTT như là một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lý nhà trường; giúp các thầy giáo, co giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bi cho học sinh kiến thức vể CNTT, học sin sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một só phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại hoá. - Lãnh đạo các trường tiểu học sử dụng CNTT để quản lý hồ sơ, thời khoá biểu, điểm kiểm tra của giáo viên học sinh, soạn thảo và quản lý các văn bản chỉ đạo và báo cáo của nhà trường. - Sử dụng CNTT như là một công cụ dạy học để hỗ trợ quá trình dạy và học các môn học như Toán, Tiếng việt, Tự nhiên và xã hội, Mĩ thuật..., trong việc tra cứu thông tin, hình thành kiến thức mới, ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tổ chức đánh giá (thô ng qua các phần mềm dạy học với hình thức trò chơi). - Bước đầu giúp hoc ọc sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như một số bọ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính. - Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao đọn hiện đại như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và sử lý thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học. + Có ý thức tìm hiểu ứng dụng CNTT trong các hoạt động xã hội. * Một số giải pháp cơ bản để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường tiểu học đó là: - Nâng ca nhận thức về tin học và ưngs dụng CNTT trong nhà trường nhằm giúp các cấp lãnh đạo, các lực lượng xã hội nhận thức một cách đầy đủ và ý nghĩa của tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả GD&ĐT. - Các sở và các phòng GD&ĐT cần có chủ trương và tạo điều kiện khuyến khích các nhà trường, cha mẹ học sinh tạo mọi điều kiện để học sinh sớm có điều kiện tiếp cận với tin học và CNTT. - Đánh giá, xây dựng và nhận rộng các mô hình tốt, tổ chức các diễn đàn, hội thảo để chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong việc quản lí nhà trường, hỗ trợ dạy và học, tổ chức tốt các cuộc thi tài năng trẻ về tin học. - Tăng cường công tác tập huấn về ứng dụng CNTT: Bồi dưỡng biện pháp quản lí nhà trường, quản lí việc giảng dạy tin học cho đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục các cấp; thiết kế phần mềm dạy học, giáo án điện tử; sử dụng máy tính, máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy; tiến hành thường xuyên việc theo dõi, đánh giá để rút kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp kịp thời. 4. Môn toán ở lớp 2 và mạch kiến thức số học * Theo chương trình toán tiểu học mới, môn toán lớp 2 nhằm giúp học sinh: - Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về: Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; Phép nhân, phép chia và bảng nhân 2, 3, 4, 5, bảng chia 2, 3, 4, 5; Tên gọi và mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của từng phép tính; Về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép cộng và phép nhân,...; các số đến 1000, phép cộng và phép trừ các số có ba chữ số(không nhớ); Các phần bằng nhau của đơn vị dạng (.....); các đơn vị đo đọ dài Đề – xi – mét (dm), mét (m); giờ và phút, ngày và tháng; ki – lô - gam (kg)

File đính kèm:

  • docskkn(6).doc