Đề cương ôn tập Học kì 2 Sinh học Lớp 7

1. Nêu những đạc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước?

2. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm?

3. Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người?

4. Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?

5. So sánh bộ xương thằn lằn và bộ xương của ếch?

6. Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?

7. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?

8. Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?

9. Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?

10. Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?

11. Nêu ưu điểm của thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 2 Sinh học Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – SINH HỌC 7 Năm học: 2010 – 2011 Nêu những đạc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước? Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm? Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người? Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng? So sánh bộ xương thằn lằn và bộ xương của ếch? Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn? Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay? Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu? Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống? Nêu ưu điểm của thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh? Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ (một loài đại diện của lớp thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học? Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất? Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng vuốt. Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ. Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú? Nêu sự phân hóa và chuyển hóa một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các ngành động vật: a) Hô hấp. b) Tuần hoàn. c) Thần kinh. d) Sinh dục. Giải thích vì sao dơi ăn sâu bọ bay trong đêm rất nhanh nhưng vẫn tránh được những chướng ngại vật? Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay là với cá chép hơn? Nêu những biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học? Vì sao nói thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất? HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II – SINH HỌC 7 Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước: Ếch có cấu tạo đầu dẹp, khớp với thân hình một khối thuôn nhọn về phia trước rẽ nước trước khi bơi à da trần, phủ chất nhầy và ẩm để thấm khí và giảm ma sát. Các chi sau có màng căng giữa các ngón giúp chúng bơi trong nước. Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm vì: Ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể ếch mất nước ếch sẽ chết. Ếch hoạt động về ban đêm. Vai trò của lưỡng cư đối với con người: Làm thức ăn cho con người, có giá trị dinh dưỡng cao. Một số loài sử dụng trong điều trị (làm thuốc). Sinh vật sử dụng trong phòng thí nghiệm. Diệt sâu bọ và là động vật trung gian gây bệnh Thằn lằn có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Vì chúng có: Da khô có vảy sừng bao bọc để giữ cơ thể tránh mất nước. Cổ dài có thể di chuyển dễ dàng. Mắt có mí cơ động bảo vệ mắt tránh bụi. Tai có hốc tai và màng nhĩ để tiếp nhận kích thích. So sánh bộ xương thằn lằn và bộ xương của ếch: Thằn lằn Ếch - Có nhiều đốt sống cổ khớp với sọ à linh hoạt. - Các đốt thân đều mang những đôi xương sườn tạo thành lồng ngực bảo vệ. - Xương mỏ ác phối hợp với xương quạ, xương đòn của dải vai tạo nên khung bảo vệ tim, phổi. - Chỉ có 1 đốt sống cổ à cử động hạn chế. - Chưa có xương sườn. - Xương mỏ ác còn cùng với dải vai tạo thành một khung bảo vệ tim. Những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn: Tâm thất có vách ngăn hút máu nuôi cơ thể ít pha trộn. Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu (nhờ xoang huyệt). Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển. Thằn lằn là động vật biến nhiệt. Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay: Thân hình thoi, đầu nhỏ, có lông vũ bao bọc nhằm giảm sức cán không khí khi bay. chi trước (cánh chim) như quạt gió (động lực của sự bay) cản không khí khi hạ cánh. Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng làm cho cánh chim khi giăng ra tạo nên một diện tích rộng. Lông tơ, có các sợi lông mảnh làm thành chim lông xốp làm cho cơ thể nhẹ và giữ nhiệt. Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng làm đầu chim nhẹ. Đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay: hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt độngtheo cơ chế hút đẩy tạo dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo một chiều nhất định khiến cơ thể sử dụng được nguồn oxi trong không khí với hiệu suất cao, đặc biệt trong khi bay càng bay nhanh sự chuyển các dòng khí qua ống khí càng mạnh đáp ứng nhu cầu năng lượng trong hoạt động khi bay. Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu: Chim bồ câu có cơ quan giao phối tạm thời thụ tinh trong. Con trống dùng xoang huyệt lộn ngược để giao phối. Con mái đẻ 2 trứng mỗi lần có vỏ đá vôi bao bọc. Trứng được cả chim mái và trống ấp. Chim mới nở có mỏ, mắt, có một ít lông tơ, được nuôi bằng sữa tiết từ diều của chim bố hoặc mẹ. Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống: Có bộ lông mao dày, xốp để giữ nhiệt tốt cho cơ thể. Chỉ có vuốt, chi trước ngắn để đào hang và di chuyển, còn chi sau dài , khỏe giúp thỏ bật xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi. Các giác quan phát triển: mũi thính có thể thăm dò thức ăn và phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường. Lông cúc giác nhạy bén. Tai thính, vành tai lớn dài cử động linh hoạt giúp thỏ định hướng âm thanh và phát hiện sớm kẻ thù. Có hai hàng vú thích nghi với đặc điểm sinh sản và việc nuôi con bằng sữa mẹ của thỏ. Thai sinh không phụ thuộc vào noãn hoàng có trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển, con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên. Những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ (một loài đại diện của lớp thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học: Bộ não phát triển đặc biệt đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú, phức tạp. Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phôi có nhiều túi khí nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí. Tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Thân sau: cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất. Chuột chũi có cấu tạo: mỏ dẹt, thân hình thon tròn, đầu hình nón, chi trước ngắn, khỏe, bàn tay rộng nằm ngang so với cơ thể, có móng to khỏe để đào đất. Chuột chũi đào hang đất giỏi. Các đặc điểm đó đều thích nghi với cuộc sống đào hang trong đất của chúng. Đặc điểm: số ngón giảm, đốt cuối của ngón chân có guốc (sừng bao bọc) di chuyển nhanh, chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng. Guốc chẵn: có một ngón chân giữa phát triển hơn cả. Những ví dụ cụ thể về vai trò của thú: Cung cấp nguồn dược liệu quý. Cung cấp làm đồ mỹ nghệ có giá trị. Làm vật thí nghiệm. Là nguồn thực phẩm lớn, giá trị dinh dưỡng cao. Có vai trò sức kéo quan trọng Hệ hô hấp: Từ chỗ hô hấp chưa phân hóa, động vật sống trong nước thở bắng màng bọc (ĐVNS) hoặc bằng da ( ruột khoang, giun đốt) đến chỗ hình thành them phổi chưa hoàn chỉnh và da vẫn tồn tại ở lớp lưỡng cư (vừa thở bằng da và phổi) đến hình thành hệ ống khí ở chân khớp hoặc hình thành tim chưa phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất. Động vật có xương sống: tim đã phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất. Hệ thần kinh: ĐVNS: hệ thần kinh chưa phân hóa. Ruột khoang: hệ thần kinh hình thành lưới. Giun đốt: hình chuỗi, hạch với hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng. Động vật có xương sống: hệ thần kinh hình ống với bộ não và tuỷ sống. Hệ sinh dục: ĐVNS: hệ sinh dục chưa phân hóa. Ruột khoang: được phân hóa xong chưa có ống dẫn sinh dục. Giun đốt, chân khớp, động vật có xương sống: đã có ống dẫn sinh dục. Dơi ăn sâu bọ bay trong đêm rất nhanh nhưng vẫn tránh được những chướng ngại vật vì: dơi ăn sâu bọ có bộ phận đặc biệt phát ra sóng siêu âm từ mũi và miệng. Khi bay, sóng siêu âm này được phát ra liên tục theo hướng bay, nếu gặp phải chướng ngại vật, tín hiệu này sẽ được dội lại phản hồi đến dơi và lúc đó dơi sẽ cảm nhận được để né tránh trước khi gặp chướng ngại vật. Vì vậy, tuy bay nhanh dơi vẫn không bị đụng phải vật trên đường bay. Cá voi có quan hệ họ hàng gần gũi với hươu sao hơn so với cá chép, vì cá voi thuộc lớp thú bắt nguồn từ nhánh có gốc cùng với hươu sao khác hẳn so với cá chép (thuộc lớp cá xương). Những biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học: Cấm đốt phá khai thác rừng bừa bãi. Cấm săn bắt buôn bán động vật. Đẩy mạnh biện pháp chống ô nhiễm môi trường. Nói thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất vì: Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ. Có lông mao bao phủ cơ thể. Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Tim 4 ngăn là động vật đẳng nhiệt. Bộ não phát triển.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_7.doc