Đề cương ôn tập môn Sinh học 7 - Kỳ I

Câu 1 : Phân biệt tế bào động vật với tế bào thực vật ?

 - Giống nhau :

 + Đều có cấu tạo từ tế bào.

 + Lớn lên và sinh sản.

 - Khác nhau :

Thực vật

- Có thành xenlulôzơ

- Không có khả năng di chuyển

- Không có hệ thần kinh và giác quan

- Tự tổng hợp được chất hữu cơ

Động vật

- Không có thành xenlulôzơ

- Có khả năng di chuyển

- Có hệ thần kinh và giác quan.

- Sử dụng chất hữu cơ có sẵn

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8881 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Sinh học 7 - Kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 7 - KỲ I - NĂM HỌC 2013-2014 Câu 1 : Phân biệt tế bào động vật với tế bào thực vật ? - Giống nhau : + Đều có cấu tạo từ tế bào. + Lớn lên và sinh sản. - Khác nhau : Thực vật - Có thành xenlulôzơ - Không có khả năng di chuyển - Không có hệ thần kinh và giác quan - Tự tổng hợp được chất hữu cơ Động vật - Không có thành xenlulôzơ - Có khả năng di chuyển - Có hệ thần kinh và giác quan. - Sử dụng chất hữu cơ có sẵn Câu 2 : So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét: * Giống nhau: sống kí sinh , không có không bào, dinh dưỡng nhờ hồng cầu, thực hiện qua màng tế bào, đều gây bệnh nguy hiểm cho người, các bệnh này đều phòng chống được * Khác nhau: Trùng kiết lị Trùng sốt rét Kích thước lớn hơn hồng cầu - Kích thước nhỏ hơn hồng cầu Kí sinh ngoài hồng cầu - kí sinh trong hồng cầu Sống ở ruột người - Sống trong máu người Có chân giả ngắn - Không có cơ quan di chuyển Nuốt hồng cầu - Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu Không trao đổi vật chủ - Có trao đổi vật chủ Câu 3: Nguyên nhân của bệnh sốt rét và cách phòng chống ? Trùng sốt rét kí sinh ở thành mạch máu, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen cái. - Thức ăn: là hồng cầu - Tiêu hóa: chui vào hồng cầu. - Dinh dưỡng qua màng tế bào. - Sự phát triển: Trùng sốt rét chui vào hồng cầu và sinh sản rất nhanh ®phá vỡ hồng cầu ®chui vào hồng cầu khác. - Tác hại: làm suy nhược cơ thể nhanh, thiếu máu. Biện pháp phòng chống: - Giữ vệ sinh môi trường, diệt muỗi. - Khi ngủ mắc màn - Khi bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Câu 4 : Đặc điểm của trùng kiết lị và trùng sốt rét: * Trùng kiết lị: Kích thước lớn hơn hồng cầu, có chân giả ngắn, không có không bào, nuốt hồng cầu, quá trình được thực hiện qua màng tế bào Trong môi trường kết bào xác vào ruột người chui ra khỏi bào xác bám vào thành ruột * Trùng sốt rét: kích thước nhỏ hơn hồng cầu, không có cơ quan di chuyển, không có các không bào, dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào - Trong tuyến nước bọt của muỗi vào máu người chui vào hồng cầu sống và phát triển phá vỡ hồng cầu Câu 5: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh: Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng Sinh sãn vô tính theo kiểu phân đôi Di chuyển bằng chân giả, roi bơi hay lông bơi hoặc tiêu giảm Câu 6: Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh: * Có lợi: Làm sạch môi trường: Trùng biến hình, trùng giày, trùng roi, trùng chuông Làm thức ăn cho động vật khác: Trùng biến hình, trùng nhảy Ý nghĩa về địa chất: Trùng phóng xạ * Có hại: Gây bệnh cho động vật: Trùng cầu, trùng bào tử Gây bệnh cho người: Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét Câu 7: Nêu cấu tạo lớp ngoài thành cơ thể thủy tức ? - Tế bào gai: Có gai cảm giác, có túi độc. - Tế bào thần kinh: hình sao, tạo thành mạng lưới thần kinh - Tế bào mô bì- cơ: che chở và giúp cơ thể co duỗi. - Tế bào sinh sản: có trứng và tinh trùng. Câu 8: Thủy tức thải chất bã ra ngoài cơ thể bằng con đường nào ? Vì chỉ có một lỗ thông với môi trường ngoài cho nên thủy tức lấy thức ăn và thải bã đều qua lỗ miệng. Đây cũng là đặc điểm của kiểu cấu tạo ruột túi ở ruột khoang.. Câu 9: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ? - Thủy tức: khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập . - San hô : chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn. Câu 10: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang? Cơ thể đối xứng tỏa tròn Ruột dạng túi Thành cơ thể có 2 lớp tế bào Có tế bào gai để tự vệ và tấn công Câu 11: Vai trò của ngành ruột khoang? Cung cấp thức ăn cho người và động vật ở dưới nước Làm đồ trang sức, trang trí Làm nguyên liệu cho xây dựng Dùng để nghiên cứu địa chất Câu 12 :Sự khác nhau giữa giun đũa và sán lá gan ? Sán lá gan Giun đũa - Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ máu. - Các giác bám phát triển. - Có 2 nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể. - Sinh sản lưỡng tính. - Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại. - Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể. - Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn. - Sinh sản phân tính, thụ tinh trong. Câu 13 : Đặc điểm chung của ngành giun Dẹp Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên Phân biệt đầu duôi, lưng bụng Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn Da số sống ký sinh Giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua vật chủ trung gian Ấu trùng phát triển qua vật chủ trung gian. Câu 14 : Các biện pháp phòng chống bệnh giun sán - Ăn sạch, uống sạch, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Không đi chân đất, tiếp xúc da với nước bẩn. - Tẩy giun định kỳ 1 – 2 lần trong 1 năm. Câu 15: Hãy cho biết đặc điểm chung của ngành giun tròn ? - Cơ thể hình trụ, thường thuôn hai đầu. - Có khoang cơ thể chưa chính thức. - Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. - Phần lớn sống kí sinh, một số nhỏ sống tự do. Câu 16 : Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người. - Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng, đôi khi tắc ruột và tắc ống mật. Câu 17 : Nêu vòng đời của giun đũa . Biện pháp phòng chống giun đãu ở người ? Vòng đời của giun đũa Giun đũa ( ruột người ) sinh sản® đẻ trứng ® ấu trùng trong trứng ­ ¯ Máu, gan, tim, phổi ¬ Ruột non ¬ thức ăn sống Biện pháp phòng chống giun đũa ở người : - Ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, quả tươi chưa rửa sạch, không uống nước lã. - Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, dùng lồng bàn đậy kín thức ăn, diệt trừ ruồi nhặng. - Mỗi người nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong năm. Câu 18 : Trình bày cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất ? Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt ? Cấu tạo ngoài của giun đất : + Cơ thể dài, phân đốt, thuôn 2 đầu. + Mỗi đốt có vòng tơ ( chi bên ) + Có chất nhày làm da trơn. + Trên đai sinh dục có lỗ sinh dục đực, cái. + Giun đất di chuyển nhờ sự chun giãn của cơ thể kết hợp với các vòng tơ Lợi ích : + Xáo trộn đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí. + Giun tiết chất nhày làm mềm đất. + Phân giun làm tăng độ màu mỡ cho đất.

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap sinh hoc 7 HK 1.doc