Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 29, Tiết 113 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án)

Câu 1: Bài thơ Quê hương được viết theo phương thức biểu đạt:

 a. Tự sự. b. Miêu tả. c. Biểu cảm d. Nghị luận

 Câu 2: Vì sao em biết bài thơ “Quê hương” thuộc phương thức biểu đạt trên?

 a. Vì văn bản bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

 b. Vì văn bản tái hiện trạng thái sự vật, con người.

 c. Vì văn bản trình bày diễn biến sự vật, con người.

 d. Vì văn bản nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.

 Câu 3: Câu thơ nào dưới đây thể hiện nét vui đùa, thoải mái của Bác Hồ trong cảnh sống gian khổ ở Pác Bó?

 a. Sáng ra bờ suối, tối vào hang. b. Cuộc đời cách mạng thật là sang.

 c. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng. d. Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

 Câu 4: Bài “Nước Đại Việt ta” có nội dung:

 a. Khẳng định độc lập chủ quyền về văn hiến, lãnh thổ, lịch sử, phong tục.

 b. Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

 c. Phản ánh khát vọng của nhân dân về một nước độc lập, thống nhất.

 d. Cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của người tù cách mạng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 29, Tiết 113 - Trường THCS Tam Thanh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN: MÔN: NGỮ VĂN 8 LỚP: .. TUẦN: 29 - TIẾT: 113 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO A. Trắc nghiệm: (4 điểm). I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau. (2 điểm). Câu 1: Bài thơ Quê hương được viết theo phương thức biểu đạt: a. Tự sự. b. Miêu tả. c. Biểu cảm d. Nghị luận Câu 2: Vì sao em biết bài thơ “Quê hương” thuộc phương thức biểu đạt trên? a. Vì văn bản bày tỏ tình cảm, cảm xúc. b. Vì văn bản tái hiện trạng thái sự vật, con người. c. Vì văn bản trình bày diễn biến sự vật, con người. d. Vì văn bản nêu ý kiến đánh giá, bàn luận. Câu 3: Câu thơ nào dưới đây thể hiện nét vui đùa, thoải mái của Bác Hồ trong cảnh sống gian khổ ở Pác Bó? a. Sáng ra bờ suối, tối vào hang. b. Cuộc đời cách mạng thật là sang. c. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng. d. Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Câu 4: Bài “Nước Đại Việt ta” có nội dung: a. Khẳng định độc lập chủ quyền về văn hiến, lãnh thổ, lịch sử, phong tục. b. Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. c. Phản ánh khát vọng của nhân dân về một nước độc lập, thống nhất. d. Cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của người tù cách mạng. Câu 5: Nghệ thuật lập luận trong bài “Hịch tướng sĩ” là: a. Hình ảnh miêu tả thật đẹp, dạt dào sức sống, giàu cảm xúc. b. Lời văn giàu cảm xúc, viết bằng văn xuôi. c. Có sự kết hợp lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. d. Nghệ thuật đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình. Câu 6: Bài “Bàn luận về phép học” được viết theo thể: a. Chiếu b. Tấu c. Hịch d. Cáo Câu 7: Nội dung bài “Chiếu dời đô” thể hiện: a. Niềm khát khao tự do cháy bỏng. b. Lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. c. Một bức tranh tươi sáng, sinh động của làng quê miền biển. d. Phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Câu 8: Bài “Bàn luận về phép học” giúp ta hiểu mục đích của việc học là: a. Để có tri thức, có việc làm ổn định. b. Để làm người có tri thức, có đạo đức, góp phần làm hưng thịnh đất nước. c. Để có đạo đức và giúp ích cho đời. d. Để có việc làm giúp ích cho người thân và xã hội. II. Điền nội dung thích hợp: (1 điểm). 1. Bài thơ Ngắm trăng ra đời trong hoàn cảnh nào? .. 2. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng thời gian nào? 3. Nguyễn Trãi hiệu là gì? 4. Trong bài Khi con tu hú có âm thanh của những con vật nào? ... III. Nối một ý cột A với mỗi ý cột B cho phù hợp. (1 điểm) Cột A Cột B Trả lời 1. Tấu a. Thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa, thủ lĩnh dùng để trình bày chủ trương hay công bố kết quả để mọi người cùng biết. 1 2. Hịch b. Loại văn thường mượn chuyện loài vật, cây cối đồ vật để nói bóng gió kín đáo chuyện con người. 2 3. Chiếu c. Là loại văn thư của thần dân, bề tôi gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến. 3. 4. Cáo d. Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. 4. e. Thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh dùng để thuyết phục, kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. B. Tự luận: (6 điểm). Câu 1: (2 điểm) Chép lại bài thơ “ Đi đường” của Bác Hồ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Nêu nội dung chính của bài. Câu 2: (4 điễm) Qua văn bản Đi bộ ngao du của Ru-xô, em hãy phân tích những lợi ích của việc đi bộ mà Ru – xô đã nhắc đến trong bài. (Liên hệ thực tế để cho VD trong quá trình phân tích) ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm: (4 điểm). I. Ý đúng. ( 2 điểm, mỗi ý 0,25 đ) 1c, 2a, 3d, 4a, 5c, 6b, 7d, 8b. II. Điền nội dung thích hợp. ( 1 điểm, mỗi ý 0,25 đ, GV linh động cho điểm) 1. Khi Bác đang bị giam ở trong tù. 2. Khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai. 3. Ức trai. 4. Tu hú, ve. III. Nối ý: ( 1 điểm, mỗi ý 0,25 đ) 1c, 2e, 3d, 4a B. Tự luận: (6 điểm). Câu 1: (2 điểm): Học sinh chép lại theo SGK/39 và nêu nội dung chính của bài. Câu 2: (4 điểm): GV linh động cho điểm * Qua bài, HS phân tích và thấy được những lợi ích của việc đi bộ ngao du mà Ru-xô nhắc đến là: - Tự do, thoải mái, không phụ thuộc vào ai. - Có cơ hội trau dồi kiến thức - Tốt cho sức khỏe, thoải mái tinh thần. * Ghi chú về hình thức: Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa thiếu khoa học, TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN: MÔN: NGỮ VĂN 8 LỚP: .. TUẦN: 29 - TIẾT: 113 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO Đề 2: A. Trắc nghiệm: (4điểm). I. Khoanh tròn vào phương án đúng nhất ở các ý trả lời của mỗi câu hỏi (8 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm). Câu 1: Qua bài thơ “Nhớ rừng”, tác giả Thế Lữ đã mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để: a. Diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường. b. Làm toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ. c. Làm nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài. d. Thể hiện sâu sắc niềm yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng. Câu 2: Bài thơ “Đi đường” được trích trong tập thơ nào của Bác Hồ? a. Hải ngoại huyết thư. b. Ngục trung thư. c. Nhật kí trong tù. d. Xiềng xích. Câu 3: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ: a. Thất ngôn tứ tuyệt. b. Thất ngôn bát cú. c. Lục bát. d. Song thất lục bát. Câu 4: Hai câu thơ nào dưới đây có nội dung tương tự với bài thơ “Ngắm trăng”? a. Sống ở trên đời người cũng vậy – Gian nan rèn luyện mới thành công. b. Núi cao lên đến tận cùng – Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. c. Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao. d. Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền. Câu 5: Bài “Chiếu dời đô” là do: a. Trần Quốc Tuấn soạn. b. Lí Công Uẩn soạn. c. Nguyễn Trãi soạn. d. Lê Lợi soạn. Câu 6: Tư tưởng bao trùm lên toàn bộ tác phẩm “Hịch tướng sĩ” là: a. Lòng tự hào dân tộc. b. Tinh thần lạc quan. c. Lo lắng cho vận mệnh đất nước, căm thù giặc d. Lên án phê phán chế độ phong kiến. Câu 7: Nội dung của “Bản án chế độ thực dân Pháp” là: a. Tố cáo và kết án những tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực. b. Thức tỉnh lòng yêu nước, căm thù giặc của các tướng sĩ. c. Bản tuyên ngôn độc lập của một đất nước có nền văn hiến lâu đời. d. Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất. Câu 8: Giá trị nghệ thuật của bài “Nước Đại Việt ta” được tạo nên từ những điểm: a. Hình ảnh miêu tả thật đẹp, dạt dào sức sống, giàu cảm xúc. b. Lời văn giàu cảm xúc, viết bằng văn xuôi. c. Nghệ thuật đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình. d. Lời văn cân xứng, nhịp nhàng; sử dụng câu văn biền ngẫu với những cặp câu, cặp đoạn câu cân xứng với nhau. II. Điền nội dung thích hợp (1 điểm) Nay các ngươi nhìn..thấy nước nhục Làm tướng triều đình , nghe nhạc thái thường để .. III. Nối một ý ở cột (A) với mỗi ý ở cột (B) sao cho phù hợp: (1 điểm, mỗi ý đúng được 0,25 điểm). Cột A Cột B Trả lời 1. Hịch a. Vua chúa, thủ lĩnh dùng để ban bố mệnh lệnh. 1 2. Cáo b. Vua chúa, thủ lĩnh dùng để thuyết phục, kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. 2 3. Chiếu c. Vua chúa, thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả. 3. 4. Tấu d. Thể văn dùng để trình bày, cập nhật những thông tin nóng bỏng hằng ngày của xã hội. 4. e. Bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, nêu ý kiến, đề nghị. B. Tự luận: (6 điểm). Câu 1: (2 điểm) Chép lại một trong những bài thơ của Bác Hồ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Nêu nội dung chính của bài. Câu 2: (4 điểm) Qua văn bản “Thuế máu” trích từ “Bản án chế độ thực dân Pháp”, em có nhận xét gì về cách đặt tên chương. Nêu cảm nhận của em về số phận của người dân thuộc địa được nhắc đến trong bài. . . ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm: (4 điểm). I. Khoanh tròn: (mỗi ý đúng 0,25 điểm). 1a, 2c, 3a, 4c, 5b, 6c, 7a, 8d II. Điền: (mỗi ý đúng 0.25 đ) chủ nhục mà không biết lo, mà không biết thẹn, phải hầu quân giặc mà không biết tức, đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. III. Nối: (mỗi ý đúng 0,25 điểm). 1b, 2c, 3a, 4e. B. Tự luận: (6 điểm). Câu 1: (2 điểm): Học sinh chép lại một bài thơ của Bác và nêu nội dung bài. (Bài thơ đúng, sai như thế nào thì GV linh động cho điểm) Câu 2: (4 điểm): * HS nói được một vài ý cơ bản: - Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí. - Bị bóc lột một hết sức tàn nhẫn, phũ phàng; bóc lột đến tận xương máu, tính mạng của họ. - Gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác của chính quyền thực dân Pháp. * Nêu cảm nghĩ về số phận thảm thương của người dân thuộc địa. * Ghi chú về hình thức: Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa thiếu khoa học,

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_ngu_van_lop_8_tuan_29_tiet_113_truong_thc.doc
Giáo án liên quan