Đề kiểm tra 45 phút Hóa học Lớp 11 - Bài số 3 - Trường THPT Vĩnh Bảo

Câu1: Liên kết hoá học chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ là:

A. Liên kết ion. B. Liên kết cho nhận.

C. Liên kết cộng hoá trị. D. Liên kết kim loại.

Câu2: Tính chất của các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào:

A. Thành phần phân tử. B. Cấu tạo hóa học.

C. Liên kết hoá học. D. Cả B,C.

Câu3: Nguyên tắc chung trong phép phân tích định tính và định lượng C và H là:

A. Chuyển các nguyên tố C,H thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết và định lượng chúng.

B. Chuyển C thành CH4 và H thành H2O rồi nhận biết và định lượng chúng.

C. Chuyển C thành CaCO3và H thành HCl rồi nhận biết và định lượng chúng.

D. Cả A,B.

Câu4: Đồng phân là những chất hữu cơ có:

A. Cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau. B. Tính chất khác nhau.

C. Cùng thành phần nguyên tố. D. Cả A, B.

Câu5: Điểm giống nhau cơ bản giữa ankan và xicloankan là:

A. Dạng mạch cacbon. B. Kiểu liên kết giữa các nguyên tử.

C. Tỉ lệ về số nguyên tử cacbon và hiđrô. D. Cả B,C.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút Hóa học Lớp 11 - Bài số 3 - Trường THPT Vĩnh Bảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT vĩnh bảo Mã đề: HB7- 45- 4 – T46-D1 đề kiểm tra 45 số 3 Môn: Hoá - Lớp 11B Số thứ tự học sinh:........ Câu1: Liên kết hoá học chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ là: A. Liên kết ion. B. Liên kết cho nhận. C. Liên kết cộng hoá trị. D. Liên kết kim loại. Câu2: Tính chất của các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào: A. Thành phần phân tử. B. Cấu tạo hóa học. C. Liên kết hoá học. D. Cả B,C. Câu3: Nguyên tắc chung trong phép phân tích định tính và định lượng C và H là: A. Chuyển các nguyên tố C,H thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết và định lượng chúng. B. Chuyển C thành CH4 và H thành H2O rồi nhận biết và định lượng chúng. C. Chuyển C thành CaCO3và H thành HCl rồi nhận biết và định lượng chúng. D. Cả A,B. Câu4: Đồng phân là những chất hữu cơ có: A. Cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau. B. Tính chất khác nhau. C. Cùng thành phần nguyên tố. D. Cả A, B. Câu5: Điểm giống nhau cơ bản giữa ankan và xicloankan là: A. Dạng mạch cacbon. B. Kiểu liên kết giữa các nguyên tử. C. Tỉ lệ về số nguyên tử cacbon và hiđrô. D. Cả B,C. Câu6: Trong số các phân tử : etan,etilen, metan, axetilen. Phân tử có nhiều liên kết nhất là: A. Metan. B. Etilen. C. Axetilen. D. Etan. Câu7: Số lượng các đồng phân ankan tương ứng với công thức phân tử C5H12 là: A.2; B. 3; C.4; D.5. Câu8: Số lượng các đồng phân cấu tạo xicloankan tương ứng với công thức phân tử C4H8 là: A.2; B. 3; C.4; D.5. Câu9: Công thức cấu tạo của 1 ankan là: CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-CH3 ankan đó có tên gọi là: A. Isohexan; B. 3-metylpentan; C. 3-metylhexan; D. Cả A,B. Câu10: Đốt cháy hoàn toàn một ankan cho tỉ lệ số mol H2O và số mol CO2 là: A.>1; B. <1; C.=1; D. Không xác định. Câu11: Đốt cháy hoàn toàn 6 g hợp chất hữu cơ A thu được 13,2g CO2 và 7,2g H2O. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 30. Công thức phân tử của A là: A. C2H4O2; B. C3H8O; C. C4H12; D. C2H4O; Câu12: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g một ankan thu được 10,8 g H2O. Công thức phân tử của ankan là: A. C5H12; B. C4H10; C. C3H8; D. C6H14. Câu13: Cho ankan C4H10 tác dụng với Cl2 có chiếu sáng thu được một sản phẩm thế B chứa Clo có % khối lượng clo là: 38,378%. Công thức phân tử của B là: A. C4H8Cl2; B. C4H9Cl; C. C4H7Cl3; D. C4H6Cl4 Câu14: Đốt cháy hoàn toàn 6,72lit (ĐKTC) hỗn hợp 2 ankan đồng đẳng kế tiếp thu được 12,6g H2O. Thành phần thể tích ankan có khối lượng phân tử nhỏ hơn là: A. 4,48 lit; B. 2,24lit; C. 3,36lit; D. 5,6lit. Câu15: Đốt cháy hoàn toàn 8,8g hợp chất hữu cơ A, toàn bộ sản phẩm cháy cho qua bình 1 chứa dd H2SO4 đặc dư rồi cho qua bình 2 chứa dd Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 7,2g bình 2 có 40g kết tủa trắng. Tỉ khối hơi của A so với CO2 là 44. Công thức phân tử của A là: A. C3H4O3; B. C4H8O2; C. C5H12O; D. C4H6O; Câu16: Đốt cháy 13,7 ml hỗn hợp A gồm metan, propan và cacbon(II)oxit ta thu được 25,7ml khí CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ , áp suất. Phần trăm thể tích propan trong hỗn hợp A là: A.43,8%; B.48,3%; C. 45,8%; D. 48,5%. Câu17: Thành phần nguyên tố trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có: A. Cacbon,Hiđrô. B. Cacbon,Hiđrô,Ôxi . C. Cacbon. D. Cacbon,Nitơ. Câu18: Phản ứng hoá học hữu cơ có đặc điểm sau: A. Phản ứng xảy ra nhanh và hoàn toàn. B. Phản ứng xảy ra chậm. C. Phản ứng xảy ra theo nhiều hướng khác nhau. D. Cả B,C. Câu19: Đồng đẳng là những hợp chất hữu cơ có: A. Cùng công thức phân tử và tính chất hoá học. B. Cấu tạo và tính chất tương tự nhau. C.Thành phần phân tử hơn nhau 1 hay nhiều nhóm CH2. D. Cả B,C. Câu20: Hiđrôcacbon no cấu tạo phân tử có đặc điểm: A. Mạch hở. B. Chỉ có liên kết đơn. C. Chỉ có liên kết D. Mạch vòng Câu21: Phản ứng đặc trưng nhất của hiđrôcácbon no là: A. Phản ứng ôxihóa. B. Phản ứng crackinh. C. Phản ứng phân huỷ. D. Phản ứng thế. Câu22: Trong số các phân tử : etan,etilen, metan, axetilen. Phân tử có nhiều liên kết nhất là: A. Metan. B. Etilen. C. Axetilen. D. Etan. Câu23: Số lượng các đồng phân ankan tương ứng với công thức phân tử C4H10 là: A.2; B. 3; C.4; D.5. Câu24: Isopentan khi tác dụng với clo có chiếu sáng theo tỉ lệ mol 1:1 tạo hỗn hợp các sản phẩm chứa 1 nguyên tử clo là: A. 2 chất; B. 3 chất; C. 4chất; D. 5 chất. Câu25: Cho n-butan tham gia phản ứng crackinh khi đun nóng và có xúc tác, số lượng các sản phẩm crackinh tối đa là: A.2; B.2; C.4; D. 5. Câu26: Đặc điểm nào không đúng với cấu tạo của ankan: A.Phân tử chỉ có liên kết đơn. B. Phân tử cùng nằm trên một mặt phẳng. C.Từ C3H8 trở đi các nguyên tử các bon tạo thành đường gấp khúc. D. Các góc liên kết gần bằng 109,50. Câu27: Đốt cháy hoàn toàn 10ml hơi hợp chất hữu cơ A cần vừa đủ 35ml khí O2 thu được 30ml CO2 và 40ml hơi H2O (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của A là: A. C3H8O; B. C3H8O2; C. C3H8O3; D. C3H6O; Câu28: Cho ankan A tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol là 1:1 thu được một sản phẩm thế chứa Clo có % khối lượng là: 45,223%. Công thức phân tử của A là: A. CH4; B. C4H10; C. C2H6; D. C3H8 Câu29: Một ankan có % về khối lượng cácbon là: 81,818%. Công thức phân tử của ankan là: A. C5H12; B. C4H10; C. C3H8; D. C6H14. Câu30: Đốt cháy hoàn toàn 1,12lit (ĐKTC) 1 xicloankan có % về khối lượng cácbon là 85,7143% toàn bộ sản phẩm đốt cháy hấp thụ hoàn toàn trong dd NaOH dư. Khối lượng của bình dd NaOH tăng là: A. 18,6g; B. 15,25g; C. 21,7g; D. 15,5g; Học sinh điền kết quả vào bảng sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ. án Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ.án

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_hoa_hoc_lop_11_bai_so_3_truong_thpt_vinh.doc
Giáo án liên quan