Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Ái Mộ A

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng

vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây

chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé

vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Những

hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày ngồi trên tàu không hề vẫy tay lại chú bé không

quen biết ấy.

Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không

một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn

viên già như thắt lại.

Hôm sau người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép

một bộ râu giả, đeo kính, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ:

“Đây là vai diễn cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho

mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu.”.

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra,

cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên , đưa cả

hai tay vẫy mãi .

Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất

cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai

phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui

sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.

(Theo Truyện khuyết danh)*Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào?

a. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi.

b. Là một diễn viên nghỉ hưu, sống với gia đình ở một làng miền núi.

c. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ.

d. Là một diễn viên nghỉ hưu đưa gia đình về sống ở một làng miền núi.

pdf4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Ái Mộ A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A Họ và tên: Lớp: 4 Thứ ngày tháng năm 2017. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 (KIỂM TRA ĐỌC) Năm học 2016 - 2017 (Thời gian làm bài: 35 phút) Đọc tiếng: Điểm Nhận xét của giáo viên .. .................... GV chấm Đọc hiểu: I. Đọc thành tiếng (3 điểm). II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm). * Đọc thầm câu chuyện sau: Vai diễn cuối cùng Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng. Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày ngồi trên tàu không hề vẫy tay lại chú bé không quen biết ấy. Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Hôm sau người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ: “Đây là vai diễn cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu.”. Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên , đưa cả hai tay vẫy mãi . Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú bé sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời. (Theo Truyện khuyết danh) *Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. 1. Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào? a. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi. b. Là một diễn viên nghỉ hưu, sống với gia đình ở một làng miền núi. c. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ. d. Là một diễn viên nghỉ hưu đưa gia đình về sống ở một làng miền núi. 2. Người diễn viên già thấy gì khi dạo chơi ở bãi cỏ? a. Một chú bé ngồi đợi đoàn tàu chạy đến để lên tàu đi chơi rất xa. b. Một chú bé chiều nào cũng ngồi đợi để vẫy chào đoàn tàu chạy qua. c. Một chú bé đang chào đón người nhà đi tàu về thăm quê hương. d. Một chú bé chiều nào cũng đợi đoàn tàu đi qua và người trên tàu vẫy tay. 3. Người diễn viên già đã làm gì để đem lại niềm vui cho cậu bé? a. Lên tàu ở ga trên, ngồi sát cửa toa tàu để cậu bé dễ nhìn thấy mình. b. Đến nhà hát xin được cho mình đóng vai diễn cuối cùng. c. Làm hành khách đi tàu, mỉm cười khi cậu bé vẫy chào mọi người. d. Hóa trang làm hành khách, ngồi sát cửa toa tàu, đưa tay vẫy cậu bé. 4. Niềm vui sướng của cậu bé được miêu tả như thế nào? a. Đứng lặng đi không nói được lời nào. b. Chạy theo đoàn tàu, reo to lên vì vui sướng. c. Mừng cuống, nhảy cẫng lên, vẫy cả hai tay. d. Chạy vội về làng, reo to lên vì vui sướng. 5. Vai diễn cuối cùng của ông có ý nghĩa như thế nào với cậu bé? Viết câu trả lời của em: 6. Việc làm của người diễn viên già giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở con người ông? Viết câu trả lời của em: 7. Dấu gạch ngang có trong câu: “Đây là vai diễn cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu.” có tác dụng gì? Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích trong câu. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 8. Gạch chân và ghi chú thích dưới chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong câu văn sau: Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày ngồi trên tàu không hề vẫy tay lại chú bé không quen biết ấy. 9. Đặt một câu kiểu Ai làm gì? nói về người diễn viên già trong câu chuyện trên. 10. Phân các thành ngữ, tục ngữ dưới đây thành ba nhóm (ba chủ điểm) rồi viết vào chỗ chấm. Người ta là hoa đất; Vào sinh ra tử; Đẹp người đẹp nết; Học rộng tài cao; Cái nết đánh chết cái đẹp; Tài cao chí cả; Gan vàng dạ sắt; Non sông gấm vóc; Non xanh nước biếc; Muôn hình muôn vẻ. a. Các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất: b. Các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu: c. Các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm Những người quả cảm: PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2016 - 2017 (KIỂM TRA VIẾT) Thời gian làm bài: 55 phút I. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho HS viết bài trong thời gian khoảng 15 phút. Làng tôi Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng lúa ngậm đòng và hương sen. Một chú nhái bén nấp đâu đó nhảy tõm xuống đầm làm mặt nước nổi lên những vòng sóng. Sóng bị phá vỡ rất nhanh khi lan tới những chiếc lá nổi bập bềnh trên mặt đầm. Làn nước trong veo chẳng khác nào một chiếc gương để khoảng trời tự ngắm vẻ đẹp và sự khoáng đạt của mình. (Theo Đỗ Chu) II/ Tập làm văn (8 điểm ) - 40 phút : *Đề bài: Mùa xuân, cây cối đua nhau đâm chồi, nảy lộc, phô diễn hết vẻ đẹp của mình. Em hãy tả một cây mà em yêu thích nhất trong cảnh sắc mùa xuân.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2016_201.pdf