I.Phần trắc nghiệm:
Mỗi câu hỏi sau đây có kèm theo phương án trả lời A, B, C, D
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất .
Câu 1: Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” viết về đề tài gì?
A. Người mẹ và nhà trường
B. Quyền trẻ em
C. Văn hoá giáo dục
D. Tệ nạn xã hội
Câu 2: Nhóm nào mà cả ba từ đều là từ láy.
A. Lạnh lùng, lạnh lẽo, lành lạnh.
B. Róc rách, ríu rít, râu ria.
C. Nong nia, nóng nảy, nảy nở.
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 3: Nhận xét nào đúng với bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện
Thanh Quan.
A. Đó là một bài thơ Đường
B. Đó là một bài thơ tứ tuyệt
C. Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán.
D. Đó là một bài thơ làm theo thể Đường luật
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn lớp 7 - Mã đề: v715, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề:v715
đề kiểm tra học kỳ
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
( Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề )
I.Phần trắc nghiệm:
Mỗi câu hỏi sau đây có kèm theo phương án trả lời A, B, C, D
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất .
Câu 1: Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” viết về đề tài gì?
Người mẹ và nhà trường
Quyền trẻ em
Văn hoá giáo dục
Tệ nạn xã hội
Câu 2: Nhóm nào mà cả ba từ đều là từ láy.
Lạnh lùng, lạnh lẽo, lành lạnh.
Róc rách, ríu rít, râu ria.
Nong nia, nóng nảy, nảy nở.
Cả A,B,C đều đúng
Câu 3: Nhận xét nào đúng với bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện
Thanh Quan.
Đó là một bài thơ Đường
Đó là một bài thơ tứ tuyệt
Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán.
Đó là một bài thơ làm theo thể Đường luật
Câu 4: Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa ca dao - dân ca.
Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng
Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay
Đó là những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian.
Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên
Câu 5: Thiên niên kỷ (1); Thiên thư (2); Thiên đô (3). Nghĩa của yếu tố “Thiên” trong các từ Hán Việt:
Hoàn toàn giống nhau
Chỉ có Thiên (2), (3) cùng nghĩa
Đố là các yếu tố đồng âm, nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Cả A,B,C đều sai
Câu 6: Hình ảnh những con vật “ Con Cò, con Kiến, con Cuốc, con Hạc” được sử dụng trong các bài ca dao than thân chủ yếu để:
Thể hiện thái độ phản kháng, tố cáo chế độ phong kiến
Mượn sự vật gần gũi, nhỏ bé, tội nghiệp làm biểu tượng diễn tả thân phận con người.
Thể hiện tình cảm của người lao động với những con vật gần gũi bé nhỏ.
Cả A,B,C đều sai.
Câu 7: Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ.
Nhà rách vách nát
Nhai ( Ăn) kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
C.Lanh chanh như hành không muối
ếch ngồi đáy giếng
Câu 8: Trong các ý kiến sau về văn biểu cảm, ý kiến nào đúng nhất?
A. Văn biểu cảm là văn bộc lộ cảm xúc, tình cảm của con người, nó không chấp nhận các yếu tố tự sự và miêu tả.
B. Văn biểu cảm thường thông qua sự việc hoặc miêu tả một số chi tiết
gợi cảm mà bộ lộ cảm xúc .
C. Văn biểu cảm chỉ cần cảm xúc.
Cả A, B, C đều đúng.
II. Phần tự luận:
Câu 1: Hãy phân biệt sự khác nhau về ý nghĩa của hai cụm từ “ Ta với ta” trong hai tác phẩm “ Qua Đèo Ngang” và “ Bạn đến chơi nhà”.
Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh
Đáp án đề kiểm tra học kỳ i
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
I.Phần trắc nghiệm: (4điểm - mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu 1: B Câu 2: A Câu3: D Câu 4: C
Câu5 : C Câu6 : B Câu 7: B Câu 8 : B
II. Phần tự luận: ( 6điểm)
Câu 1: (2đ) Sự khác biệt về ý nghĩa hai cụm từ:
- “Ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một từ một nghĩa chỉ sự hoà hợp trong nội tâm buồn, cô đơn xa vắng của người lữ khách khi đứng một mình trên đỉnh đèo Ngang lúc ngày tàn.
- “Ta với ta” trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” là hai từ đồng âm chỉ sự gắn bó hoà hợp của “Tôi” và “Bác” của “Hai chúng ta” trong một tình bạn chan hoà, vui vẻ, ấm áp tình đời và sâu nặng tình bạn cao đẹp .
Câu 2: (4 điểm) Học sinh cần nêu được các ý sau:
- Giới thiệu tác giả ,tác phẩm: Hồ Chí Minh, hoàn cảnh sáng tác.
- Cảm nhận chung: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước thiết tha của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- Phân tích:
+ Bức tranh cảnh khuya có âm thanh tiếng suối, có ánh trăng lung linh huyền ảo...... tạo nên “Cảnh khuya như vẽ”.
+ Hình ảnh con người: Rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng, say đắm thiên nhiên, thao thức lo nghĩ cho vận mênh đất nước.
đ Tình yêu nước sâu sắc, mãnh liệt của Bác. Tâm hồn thi sĩ – Chiến sĩ
Yêu cầu: - Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, sử dụng từ, câu gợi cảm.
- Người viết bộc lộ cảm xúc: Yêu kính, biết ơn Bác Hồ Chí Minh
File đính kèm:
- v715.DOC