Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục và đào tạo, cũng như muốn giành nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy và học tập, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục cuộc vận động "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" đã tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, tình cảm giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường ngày thêm gắn bó, thông báo các kết quả học tập mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh đến với gia đình, để có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, động viên giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó, các gia đình thương binh, gia đình chính sách. Đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong nhà trường THCS và qua quá trình đúc rút kinh nghiệm để giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Tôi có một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp để giúp học sinh trở thành một công dân tốt cho xã hội.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác nâng cao chất lượng giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I: Những vấn đề chung 1) Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục và đào tạo, cũng như muốn giành nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy và học tập, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục cuộc vận động "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" đã tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, tình cảm giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường ngày thêm gắn bó, thông báo các kết quả học tập mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh đến với gia đình, để có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, động viên giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó, các gia đình thương binh, gia đình chính sách. Đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong nhà trường THCS và qua quá trình đúc rút kinh nghiệm để giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Tôi có một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp để giúp học sinh trở thành một công dân tốt cho xã hội. 2) Những thực trạng và khó khăn. - Ưu điểm: Nhìn chung đa số học sinh là con em xuất thân từ nhà nông do vậy sự nhận thức, tiếp thu các thông tin ở nhà trường và xã hội một cách tích cực có hiệu quả. - Tồn tại: Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhiều gia đình ít có điều kiện chăm lo giáo dục con cái kể cả về hành vi đạo đức và học tập, cho rằng việc con em đến trường đi học là để cho có lớp chứ không phải mục đích là để hiểu biết, để phát triển tương lai cho con em sau này lập nghiệp. Do nhận thức của nhiều gia đình hạn chế và một số ảnh hưởng xấu của khách quan đưa lại mà nhiều gia đình đã quên đi trách nhiệm làm cha, làm mẹ, nuôi dưỡng, dạy dỗ con em trở thành người có ích cho xã hội. Qua khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm của từng học sinh về 2 mặt văn hoá và đạo đức của lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm. Số học sinh đang còn mắc nhiều khuyết điểm, lười học, nói chuyện riêng còn nhiều cụ thể: Hạnh kiểm Học lực Loại tốt: 26 học sinh = 60,6% Loại khá: 15học sinh = 34,8% Loại Trung bình:2 học sinh = 4,6% Loại giỏi: 2 học sinh = 4,6% Khá: 10 học sinh = 23% Trung bình: 26 học sinh = 60,8% Yếu: 5 học sinh = 11,6% - Khó khăn: + Nhà trường: Trường lớp, phòng học, tranh thiết bị còn thiếu nhiều cho việc dạy và học, giáo viên phải dạy 2 ca sáng, chiều, do vậy việc gần gũi học sinh liên tục hạn chế. + Giáo viên: Do phải dạy 2 ca nên khâu quản lý học sinh có phần nào gặp nhiều khó khăn địa bàn học sinh không tập trung, điều kiện công tác xa trường, sức khoẻ chưa thật đảm bảo, cho nên việc thăm hỏi đến các gia đình học sinh chưa được liên tục thường xuyên. + Học sinh: ý thức nhận thức của các em con hạn chế, hạn chế, ham nghịch, ham chơi, thích gì làm nấy, có nhiều em sống buông thả theo lối của gia đình, nói năng cộc lốc, đôi lúc tỏ vẻ coi thường trường lớp, bất cần, thích thì học không thích thì bỏ học đi chơi bóng, bia.... Nhiều em đi học không có đủ sách, vở để ghi bài, ý thức tự học, tự làm bài ... chưa tốt. 3) Những biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng: + Đối với giáo viên: Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp, bản thân thấy được trách nhiệm của người thầy, người cô là người mẹ trong gia đình thứ 2, ngoài việc dạy các em còn phải hình thành cho các em nhân cách của học sinh trong nhà trường. - Nắm vững kết hoạch giảng dạy của lớp, kết hợp với các giáo viên bộ môn, gia đình, nhà trường và xã hội để từng bước giúp đỡ các em ngày một có ý thức trong học tập cũng như hành vi đạo đức trong nhà trường và gia đình và xã hội. - Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò, cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể XHCH mang tính giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác, tự quả của học sinh. - Hiểu rõ từng đối tượng học sinh có phương pháp thích hợp nhất là đối với những em đặc biệt. Ví dụ: Trong lớp những chuyện như hôm nay có vài em không thuộc bài, ngày mai có vài em không mang vở bài tập, hay làm việc riêng trong lớp... là khó tránh khỏi. - Trước khi tỏ thái độ và tiến hành giải quyết những sai sót của cá nhân cũng như tập thể học sinh người thầy thường nhìn nhận, phân tích những sai sót từ góc độ giáo dục về nhiều điểm khác nhau để đánh giá uốn nắn giáo dục các em, phải biết lắng nghe học sinh trình bày khuyết điểm để phần nào hiểu được tâm trạng của học sinh khi mắc phải khuyết điểm lo sợ đến chừng nào, các em mắc sai lầm có dấu hiệu hối cải và quyết tâm sửa chữa dù nặng, dù nhẹ nên biểu dương ở hai khía cạnh: Một là trung thực, hai là dũng cảm làm như vậy sẽ tăng thêm lòng tin của các em, đối với giáo viên thận trọg xem xét tìm nguyên nhân cân nhắc khi chọn cách giải quyết cứng rắn về nguyên tắc, mềm mỏng trong thái độ là cách giải quết có hiệu qủa cao trong giáo dục. - Tạo một không khí đoàn kết trong lớp, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, kính trọng lễ phép với thầy cô giáo và mọi thành viên trong nhà trường. - Chỉ đạo trong việc kết hợp các lực lượng giáo dục: Như kết hợp với tất cả các thầy cô giáo bộ môn, kết hợp với các em cán bộ lớp để hiểu và nắm rõ sự tiến bộ của các em trong từng ngày, từng tuần, từng tháng. - Nhận định đánh giá chính xác từng học sinh trong lớp có nhiều đối tượng học sinh. Em thì học giỏi nhưng ý thức kỷ luật chưa được, em thì học yếu song lại chăm chỉ ngoan ngoãn...vì thế việc đánh giá xếp loại phải chính xác đến từng em một, có như vậy các em thấy được những điều cần sửa chữa, những điều cần phải vươn lên. Mặt khác tinh thần động viên của giáo viên hết sức quan trọng chỉ nhắc nhở các em ở một khía cạnh nào đó, trong học tập cũng như hành đạo đức để các em ngày một có ý thức vươn lên trong các kỳ tới. - Kết hợp với các giáo viên bộ môn, nhà trường để thông báo các kết quả học tập của từng em đến gia đình, kể cả những em có ý thức vươn lên trong mọi mặt, thông báo kịp thời, đúng lúc, không gay gắt nâng cao vấn đề. - Kết hợp với gia đình phụ huynh, tìm ra các giải pháp tốt nhất để giáo dục học sinh ngày một tốt hơn. * Về phía học sinh: - Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên trong nhà trường, tôn trọng lề phép với người lớn tuổi, vui vẽ hoà nhã với các đàn em, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường, chấp hành tốt các quy tắc trật tự an toàn xã Hội. - Xác định mục tiêu học tập, chuyên cần, ham học, trung thực trong học tập va đạt kết quả ngày càng tiến bộ. Luôn luôn khiêm tốn và sẵn sàng giúp bạn cùng học tập, tiến bộ, mạnh dạn đấu tránh chống lười biếng ỷ lại, thiếu trung htực trong học tập. Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thầy cô giáo, của nhà trường. - Tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường của lớp, của đội thiếu niên TP Hồ Chí Minh. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , gìn giữ bảo vệ tài sản của nhà trường. - Có nhiều cố gắng rèn luyện nếp sống văn minh lành mạnh, có văn hoá, có kỷ luật, trung thực, đúng mức trong các quan hệ giao tiếp với bạn bè, các thầy giáo, cô giáo, với gia đình và những người xung quanh. - Có ý thức thực hiện tốt pháp luật và cả các chính sách có liên quan đến bản thân, có thái độ rõ ràng ủng hộ cái đúng, cái tốt, không đồng tình với những biểu hiện sai trái trong trường và ngoài xã Hội. Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức sẵn sàng giúp đỡ bạn các em nhỏ, những người già, những người tàn tật khi gặp khó khăn... * Về nhà trường: Cần tạo cho học sinh một không khí trong lành về văn hoá cần xây dựng phòng đọc sách, đọc báo, câu lạc bộ sân chơi, bóng mi ni, cờ vua, bóng bàn, văn nghệ... nhằm thu hút các em học mà chơi, chơi mà học, tìm ra những học sinh có năng khiếu tốt về các môn văn hoá, thể dục thể thao, lấy đó làm gốc để bồi dưỡng phát huy trí lực của học sinh. + Về gia đình: Cần khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, chăm lo cho con em học sinh đầy đủ về sách vở, dụng cụ học tập, hoàn thành các khoản đóng góp cho nhà trường, tạo điều kiện về thời gian nhiều nhất cho các em học tập, thường xuyên kiểm tra việc học bài của các em ở nhà cũng như ở trường, liên tục động viện các em có ý thức rèn luyện nhân cách làm người. 4) Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các biện pháp: + Đối với giáo viên: Xuất phát từ tình thương, lòng say mê nghề nghiệp, việc giáo dục học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của mọi người và toàn xã Hội, chính vì lẽ đó mà bản thân tôi ngày càng gắn bó với học sinh nhiều hơn, thông cảm với các em, với gia đình học sinh có các hoàn cảnh đặc biệt. Đó chính là nhịp cầu tình cảm của thầy giáo, cô giáo, các em học sinh và gia đình ngày thêm mật thiết. Tạo cho các em có lòng tin tưởng say mê trong học tập. Qua giáo dục các em một thời gian ngắn song đã mạng lại cho tôi một kết quả khả quan về giáo dục toàn diện. Cuối học kỳ I: Được xếp loại: Hạnh kiểm Học lực Loại tốt: 39 h/s = 90,7% Loại giỏi: 6 h/s = 14% Loại khá: 4 h/s = 9,3% Loại khá: 17 h/s = 39,5% Loại TB: 0 h/s Loại TB: 20 h/s = 46,5% Loại yếu: 0 h/s Tập thể lớp đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc trong nhà trường và một là trong các tập thể lớp điển hình nhất. + Đối với học sinh: Do vậy chỉ dẫn giáo dục của giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, làm việc có khoa học, từ đó học sinh tiếp cận nhanh các công việc được giao cho tập thể lớp, giao cho từng tổ, từng cá nhân... học sinh tiến bộ một cách rõ rệt, nhiều em đã ỷ lại việc lười biếng học tập ở nhà nay đã chuyển biến thật sự trong việc học bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp một cách chu đáo có hiệu quả, còn một số em có hành vi đạo đức chưa tốt nay đã ngày một đi vào nề nếp thực hiện tốt nôi quy của nhà trường của đoàn thể lớp, tổ... Bất kỳ làm một công việc gì do nhà trường giao phó tập thể lớp hoàn thành một cách nghiêm túc, làm việc có kết quả cao, trong lớp học, ý thức tự học tự tìm hiểu pháp huy tính tích cực trong quá trình dạy và học trong nhà trường các em đã cố gắng vươn lên thật sự chính vì nó mà mới thu được kết quả như trên. 5) Bài học kinh nghiệm rút từ thực tế. - Đối với giáo viên: Qua thực tế giảng dạy chue niệm lớp và kết quả đạt được theo hướng đi tốt tôi tự rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ như sau: + Phải có lòng nhiệt tình say mê với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên nhất là tự học, tự bồi dưỡng, có sự học hỏi tích luỹ của các đồng nghiệp phải có trình độ và năng lực. + Nắm được các kế hoạch giáo dục hướng nghiệp của nhà trường để thực hiện trong lớp. - Thấy được vai trò và nhiệm vụ của người thấy giáo cô giáo học sinh trở thành một người có tài, có đức cho xã hội. - Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ gia đình nhà trường và xã hội. - Gần gũi, thương yêu, động viên các em cố gắng vươn lên trong mọi hoạt động. Tạo cho các em một sân chơi trí tuệ, gây cho các em một niềm tin tưởng tuyệt đối. - Thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài ở nhà của từng học sinh, ý thức hành vi đạo đức của học sinh để kịp thời kết hợp với gia đình, nhà trường giáo dục học sinh một cách toàn diện./. Phúc thịnh, ngày 8 tháng 3năm 2003. Người viết Lê hữu Quý. Sở giáo dục và đào tạo thanh hoá Phòng giáo dục huyện Ngọc lặc Trường THCs phúc thịnh ------------@&?-------------- Người thực hiện: Lê Hữu Quý Tổ bộ môn: Tổ tự nhiên Đơn vị công tác: Trường THCS phúc thịnh kinh nghiêm công tác chủ nhiệm lớp Năm học: 2002 - 2003 ******************

File đính kèm:

  • docSKKN cong tac CNL.doc