I. Trắc nghiệm:
Câu1:Hình ảnh cánh cò trong bài thơ Con cò được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận:
A. Không gian làng quê thanh bình,yên ả, thân thương.
B. Cuộc sống lao động vất vả lam lũ.
C. Vẻ đẹp tần tảo thân thương của người phụ nữ Việt Nam.
D. Tất cả các ý A,B, C.
Câu2:Ý nào sau đây nêu đúng nhất nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Con cò
A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá.
B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao.
C. Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt.
D. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lí.
Câu3:Trong hai câu thơ sau biện pháp nghệ thuật tu từ nào được sử dụng?
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng (Thanh Hải
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm văn học (thơ hiện đại) thời gian: 45 phút - Trường THCS Phúc Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd đt long biên
Trường thcs phúc đồng
Đề Kiểm văn học (thơ hiện đại)
Thời gian: 45 phút ngày :14/3/2008
Đề bài
I. Trắc nghiệm:
Câu1:Hình ảnh cánh cò trong bài thơ Con cò được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận:
Không gian làng quê thanh bình,yên ả, thân thương.
Cuộc sống lao động vất vả lam lũ.
Vẻ đẹp tần tảo thân thương của người phụ nữ Việt Nam.
Tất cả các ý A,B, C.
Câu2:ý nào sau đây nêu đúng nhất nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Con cò
Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá.
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao.
Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt.
Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lí.
Câu3:Trong hai câu thơ sau biện pháp nghệ thuật tu từ nào được sử dụng?
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng (Thanh Hải)
A So sánh
B ẩn dụ
Hoán dụ
Nhân hoá
Câu4: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về hình ảnh :con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
A.Là những gì đẹp nhất của mùa xuân
B. Là những gì nhỏ bé nhất trong cuộc sống.
C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người có.
D..Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
Câu5:Bài thơ Viếng Lăng Bác được sang tác năm:
A.1975
B. 1976
C1978
C.1978
Câu6: Trong bài thơ Sang thu, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ –thu có đặc điểm:
A.Sôi động, náo nhiệ.t C. Xôn xao, rộn rã.
B. Bình lặng, ngưng đọng. D. Nhẹ nhàng, giao cảm.
Câu7:Dòng nào sau đây nêu đúng nhất những đức tính tốt đẹp của “ Người đồng mình” trong bài thơ
“ Nói với con”
Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất.
Bền bỉ. nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh.
Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình , giàu chí khí, bền bỉ.
Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai.
Câu8: ý nào nói đúng nhất giọng điệu của bài thơ Nói với con ?
A.Sôi nổi, mạnh mẽ.
B. Ca ngợi, hùng hồn.
Tâm tình, tha thiết.
D. Trầm tĩnh, răn dạy.
Phần II:Tự luận( 7đ)
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ cuối cùng trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.Viết một đoạn văn có câu chủ đề theo lối quy nạp khoảng 8-10 câu làm rõ nội dung sau: Từ quy luật thiên nhiên trong phút giao mùa nhà thơ đã kháI quát suy ngẫm về con người và cuộc đời. Trong đoạn văn có sử dụng một câu có thành phần khởi ngữ, một câu ghép (gạch chân dưới câu chủ đề, câu ghép, câu có thành phần khởi ngữ)
Câu2:2đ: Tại sao Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là Mùa xuân nho nhỏ trong khi bài thơ có tới 3 khổ thơ nói về mùa xuân đất trời, mùa xuân đất nước hết sức đẹp đẽ và lớn lao? Trong sự cảm nhận của em mùa xuân nho nhỏ ấy là gì?
Đáp án – Biểu điểm:
Phần I.Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
D
B
B
D
B
D
C
C
Phần II.Tự luận
Câu1:
*HS chép được chính xác khổ cuối: 1đ
Về nội dung:
- Quy luật trong phút giao mùa được miêu tả qua 2 hình ảnh: nắng và mưa - cảnh vật thời tiết thay đổi vẫn còn dấu hiệu của mùa hè nhưng đã giảm dần mức độ, lặng lẽ vào thu (1đ)
- Hai câu thơ cuối vừa có nghĩa tả thực vừa mang tính triết lí và suy nghĩ sâu sắc phù hợp với không gian giao mùa.
+ Nghĩa thực: miêu tả hiện tượng thiên nhiên khi giao mùa qua hình ảnh hàng cây bình thản đón nhận tiếng sấm lúc giao mùa.
+ Nghĩa biểu tượng được tạo thành bởi biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời.(1,5đ)
- Hình ảnh thiên nhiên phút giao mùa và những suy ngẫm sâu sắc ấy được diễn tả bằng giọng thơ vừa thiết tha, vừa sâu lắng
- Đoạn thơ cho thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự quan sát và cảm nhận sâu sắc về cảnh vật xung quanh của tác giả (0,5đ)
*Về hình thức:
Viết được đoạn văn có câu chủ đề theo lối quy nạp qua việc phân tích các tín hiệu nghê thuật (từ ngữ, hình ảnh, BPNT …) để làm rõ nội dung
Đoạn văn mạch lạc, các câu văn liên kết, cùng hướng về câu chủ đề,
có sử dụng câu có thành phần khởi ngữ, câu ghép(1đ)
Câu2:
- HS giải thích ý nghĩa nhan đề mùa xuân nho nhỏ:Là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ Thanh Hải: thể hiện niềm tin yêu vào vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước và khát vọng được sống được hòa nhập với quê hương được cống hiến cho cuộc đời chung cho đất nước. Khát vọng ấy được bắt nguồn từ cảm xúc trước mùa của thiên nhiên, mùa xuân cuả đất nước
Nêu mạch cảm xúc của bài thơ:Bài thơ mở đầu bằng bức tranh về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp và cảm xúc dạt dào, sâu lắng của nhà thơ. Sau đó mở rộng ra vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và cuối cùng là ước nguyện chân thành của tác giả được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho quê hương-àMùa xuân nho nhỏ chính là cảm xúc và chủ đề của bài thơ
Trình bày cảm nhận về hình ảnh mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ: giúp người đọc hiểu về tình cảm của tác giả đối với quê hương và càng trân trọng những ước nguyện giải dị mà chân thành của nhà thơ.
File đính kèm:
- DE KT DAP AN THO HIEN DAI KHII.doc