- Trẻ được làm quen với 1 số tác phẩm âm nhạc qua chương trình 26 tuần. Thông qua làm quen với Âm nhạc trẻ được học hát, nghe hát, vận động múa, vỗ tay biểu diễn, chơi các trò chơi Âm nhạc. Giúp biết tên các bài hát, tên tác giả, làn điệu dân ca các vùng miền. Giúp trẻ biết thể hiện tình cảm, cảm nhận được giai điệu, nội dung của từng bài hát biết biểu diễn với cường độ sắc thái phù hợp với nội dung tính sáng tạo của bài hát.
- Qua các bài hát (tác phẩm âm nhạc) rèn luyện cho trẻ nhữnh kiến thức kỹ năng , kỹ xảo và khả năng cảm thụ âm nhạc rèn khả năng nghe, hiểu tiếng việt và phát âm đúng rõ ràng. Từ đó giáo dục trẻ tình yêu thương gia đình, yêu bạn bè, yêu cô giáo, yêu những người lao động, yêu Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước.
- Giáo dục âm nhạc đem lại cho trẻ cảm hứng vui tươi, tâm hồn sảng khoái và đem lai nguồn cảm hứng mạnh mẽ đưa trẻ vào các hoạt động khác. Ví dụ : Hoạt động vui chơi, Các tiết học môi trường xung quanh, Toán ,Văn học, Chữ cái, Tạo hình, Thể dục. Cho trẻ hoạt động âm nhạc là giáo dục những cái hay, cái đẹp đồng thời còn giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt : Đức, trí, thể, mĩ, ngôn ngữ, tư duy.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các hình thức cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với Âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
I/ Giới thiệu
Như chúng ta đã biết : Mèo vạc là 1 trong huyện vùng cao biên giới của Tỉnh Hà giang, có địa bàn đồi núi hiểm trở. Điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, mùa khô thiếu nước từ 2 đến 3 tháng. Dân cư sống tập trung chủ yếu là dân tộc ít người ( Tày, Mông, Dao, Giấy, Lô lô, Nùng...). Điều kiện kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, tri thức kém hiểu biết, giao tiếp chủ yếu bằng tiếng địa phương. Nên khó khăn lớn nhất đối với sự nghiệp giáo viên của Tỉnh Hà giang nói chung và huyện Mèo vạc nói riêng là sự bất đồng về ngôn ngữ. Vì trẻ em huyện Mèo vạc do điều kiện cư trú phần lớn chỉ tiếp xúc với tiếng việt theo chương trình quy định.
Vậy tôi thấy rằng là 1 giáo viên trực tiếp giảng dạy thì việc đầu tiên cần phải làm là dạy trẻ Mẫu giáo học tiếng phổ thông (tiếng việt). Vì dạy tiếng phổ thông cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số là rất cần thiết. Theo điều 5 (chương 1) của luật GD (2/12/1998) “Tiếng phổ thông (tiếng việt) là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường”. Việc chuẩn bị cho trẻ về mặt ngôn ngữ để vào học trường tiểu học là 1 nhiệm vụ cốt yếu của giáo viên Mầm non.
Để cho trẻ phát triển 1 cách toàn diện về các mặt : Đức, trí, thể, mỹ, ngôn ngữ, kỹ năng, thái độ… thì việc cho trẻ làm quen với môn Âm nhạc là 1 vấn đề quan trọng không thể thiếu được với lứa tuổi mầm non nói chung lứa tuổi Mẫu giáo lớn nói riêng. Vì âm nhạc là 1 môn học nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và tính sáng tạo.
Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện 1 cách tinh tế về thế giới nội tâm của con người. Âm nhạc thể hiện những dung cảm hết sức
tế nhị của niềm vui, nỗi buồn day dứt, ước vọng, suy tư, nghi ngờ, tin tưởng... Đối với sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ trong đời sống 1 cách đầy đủ và đa dạng. Ngoài ra Âm nhạc còn là phương thức tốt để trẻ tiếp nhận hiểu được ngôn ngữ tiếng việt. Như vậy ta có thể kết luận môn làm quen với Âm nhạc là 1 phương pháp tích cực để tăng cường tiếng Việt cho trẻ miền núi và góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về các kỹ năng ngôn ngữ, tư duy, trí tuệ.
II/ Nội dung
1. Tên đề tài : “ Các hình thức cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với Âm nhạc”.
2. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ được làm quen với 1 số tác phẩm âm nhạc qua chương trình 26 tuần. Thông qua làm quen với Âm nhạc trẻ được học hát, nghe hát, vận động múa, vỗ tay biểu diễn, chơi các trò chơi Âm nhạc. Giúp biết tên các bài hát, tên tác giả, làn điệu dân ca các vùng miền... Giúp trẻ biết thể hiện tình cảm, cảm nhận được giai điệu, nội dung của từng bài hát biết biểu diễn với cường độ sắc thái phù hợp với nội dung tính sáng tạo của bài hát.
- Qua các bài hát (tác phẩm âm nhạc) rèn luyện cho trẻ nhữnh kiến thức kỹ năng , kỹ xảo và khả năng cảm thụ âm nhạc rèn khả năng nghe, hiểu tiếng việt và phát âm đúng rõ ràng. Từ đó giáo dục trẻ tình yêu thương gia đình, yêu bạn bè, yêu cô giáo, yêu những người lao động, yêu Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước...
- Giáo dục âm nhạc đem lại cho trẻ cảm hứng vui tươi, tâm hồn sảng khoái và đem lai nguồn cảm hứng mạnh mẽ đưa trẻ vào các hoạt động khác. Ví dụ : Hoạt động vui chơi, Các tiết học môi trường xung quanh, Toán ,Văn học, Chữ cái, Tạo hình, Thể dục... Cho trẻ hoạt động âm nhạc là giáo dục những cái hay, cái đẹp đồng thời còn giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt : Đức, trí, thể, mĩ, ngôn ngữ, tư duy.
3. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện 1 cách tinh tế về thế giới nội tâm của con người. Nó thể hiện những dung cảm hết sức tế nhị về niềm vui, nỗi đau khổ, day dứt, suy tư, những nghi ngờ, tin tưởng đối với sự vật hiện tượng và các mối quan hệ tương đối, sống 1 cách đầy đủ và đa dạng.
Qua 3 tháng tiếp xúc và giảng dạy tại lớp MG 5 đến 6 tuổi xóm Há Poóng Cáy tôi nhận thấy âm nhạc chiếm 1 vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ, âm nhạc cũng như trò chơi, câu chuyện cổ tích hàng ngày trẻ được nghe, tiếp xúc. Khi tiếp xúc với âm nhạc trẻ được phản ánh về cái hay cái đẹp trong cuộc sống, thế giới xung quanh, ngoài ra còn giúp trẻ hiểu và nói được tiếng việt.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này để thực hiện ở lớp 5 đến 6 tuổi.
4. Những cơ sở lý luận:
Môn làm quen với âm nhạc là 1 môn nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và tính sáng tạo. Nó là 1 loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với con người, nó co sự hấp dẫn kì lạ, có tác dụng mạnh mẽ. Nó là sự thể hiện tinh tế về thế giới nội tâm của con người. Âm nhạc còn giúp cho con người mạnh dạn, tự tin hơn và tâm hồn cũng trong sáng và tốt đẹp hơn.
Với trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và MG lớn nói riêng, lứa tuổi không hề có nỗi buồn, lứa tuổi chỉ thích vui chơi, hoạt động, ham tìm hiểu nhận thức cuộc sống, thì âm nhạc càng gần gũi, gắn bó hơn với các cháu 1 cách thoải mái. Nó là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng đời sống tinh thần cho trẻ.
Trẻ lứa tuổi này tâm sinh lý trẻ đã phát triển mạnh trẻ đã ý thức được việc làm của mình, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ rất tốt, trẻ thích học hát, thích nghe cô hát, thích biểu diễn văn nghệ và đã thuộc 1 số bài hát qua nghe người lớn hát hoặc nghe đài, tivi... Có khẳ năng đánh giá tốt một số tác phẩm âm nhạc, bạo dạn và không rụt rè trước đám đông. Bất kể khi nào tiếp xúc với âm nhạc thì trẻ cũng không tiếp nhận 1 cách thụ động, trầm ngâm ngồi nghe hoặc thưởng thức. Mà bao giờ trẻ cũng phản ứng với âm nhạc. Ví dụ : Trẻ lẩm nhẩm hát theo hoặc lắc lư người, nghiêng ngả đầu... Biết sáng tạo, vận dụng các cơ quan trong cơ thể như chân tay, cử chỉ, nét mặt để phối hợp nhịp nhàng theo lời ca, tiếng hát. Hiện tượng đó phản ánh đúng đặc điểm biến động của trẻ, và cách bộc lộ nhu cầu thưởng thức âm nhạc của trẻ.
Có thể nói: Cho trẻ làm quen với âm nhạc người ta không thể cho trẻ làm quen với tất cả các nội dung âm nhạc ở các độ tuổi được. Mà phai đưa vào những kiến thức cơ bản về âm nhạc cung như kiến thức cơ bản về tâm lý học MN và GD học MN để xác định mục đích, nội dung, phương pháp và những phương tiện cho trẻ làm quen với âm nhạc.
Nhận định rõ khả năng nhận thức của trẻ đồng thơi dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn, tôi thấy rằng :
Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc cần :
- Cần dựa vào đặc điểm tâm, sinh lý của từng độ tuổi.
- Cần dựa vào khả năng nhận thức đặc điểm tư duy của trẻ
- Cần dựa vào đặc điểm tình hình thực tế tại địa phương.
Dựa vào những yêu cầu của môn học, tiết học, bài học để cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết.
5. Thời gian và phạm vi thực hiện đề tài:
- Thời gian thực hiện : Tháng 9 đến tháng 10 năm 2008 – 2009.
- Phạm vi thực hiện : Tại lớp MG 5 tuổi xóm Há Poóng Cáy - Trường MN xã Sủng Trà - huyện Mèo vạc.
6. Biện pháp thực hiện:
a) Các bước tiến hành : Âm nhạc gồm có 4 loại tiết : Dạy hát, nghe hát, vận động theo nhạc, biểu diễn
- Yêu cầu của từng loại tiết dạy là khác nhau nên khi chọn bài và thực hiện ta cần phải chú ý các yêu cầu sau :
*) Yêu cầu :
- Nêu những yêu cầu cơ bản, mức độ, nội dung cần đạt được.
- Nêu tất cả những gì cần hình thành rèn luyện và phát triển trí tuệ cho trẻ
*) Chuẩn bị :
- Trước khi tiến hành cô cần chuẩn bị trước :
+ Đề tài hoạt động nghệ thuật : Đề tài phải phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với nội dung từng chủ điểm. Chuẩn bị các bài hát chính trong chương trình.
+ Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phù hợp với tiết dạy, bài dạy (Tranh, ảnh, sắc xô, mũ âm nhạc, phách...
+ Chuẩn bị về câu hỏi tiềm lực về kiến thức cho trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
+ Bài hát bổ sung : Cô có thể lựa chọn bài hát ngoài chương trình MG 5 tuổi (lấy bài hát địa phương...) từ 2 bài trở lên có nội dung phù hợp với bài dạy, tiết dạy. Nhằm tạo ấn tượng sâu sắc tới trẻ.
+ Nội dung thích hợp : Phù hợp với nội dung bài, độ tuổi. VD : Môn toán, MTXQ, Văn học.
*) Cách tiến hành
1. Dẫn dắt trẻ vào bài: Kích thích hứng thú cho trẻ vào tiết học.
- Mở đầu cho trẻ quan sát tranh ảnh trò chuyên, đàm thoại gợi ý và giới thiệu, giáo dục hướng trẻ vào nội dung bài, vào chủ điểm.
2. Tiến hành tiết học:
- Cô dẫn dắt trẻ vào nội dung từng bài hát và hoạt động theo trình tự 1 tiết học bình thường qua từng bài cô giới thiệu, hát mẫu, giảng giải nội dung cho phù hợp, đàm thoại giáo dục đồng thời tích hợp 1 số môn cho phù hợp.
* Hướng dẫn trẻ thực hiện: Cô chú ý bao quát sửa sai động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Kết hợp giáo dục trẻ phù hợp với nội dung từng bài.
3. Kết thúc tiết học:
Cô thâu tóm lại toàn bộ và sắp xếp những kiến thức phù hợp nhằm phát huy được tính tích cực và khả năng ghi nhớ của trẻ
- Nhận xét đánh giá tiết học, giáo dục trẻ.
+ Ví dụ như: Tiết 2 của HĐÂN chương trình 26 tuần lớp mẫu giáo 5 tuổi.
Tên bài : NDTT : Nghe hát : “Màu áo chữ bộ đội”
NDKH: Dạy hát : “Cháu thương chú bộ đội”.
VĐTN : “Vì sao Mèo rửa mặt”.
*) Mục đích yêu cầu:
+Kiến thức :
- Trẻ làm quen với chú bộ đội, màu áo,mũ,đồ dùng,nghề nghiệp của chú bộ đội.
- Trẻ làm quen với bài hát: màu áo chú bộ đội, biết tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ nhớ tên các bài hát đã học: “ Cháu thương chú bộ đội ”, “Vì sao Mèo rửa mặt” nhớ tên tác giả.
+ Kĩ năng: - Trẻ chú ý nghe cô hát bài “ Màu áo chú bộ đội ”, hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ hát được theo cô cả bài “Cháu thương chú bộ đội”.
- Trẻ vận động thành thạo theo bài “Vì sao Mèo rửa mặt”.
+Ngôn ngữ:
- Trẻ nói tên được các bài hát “Màu áo chú bộ đội”, Cháu thương chú bộ
đội , “ Vì sao Mèo rửa mặt”. Trả lời được các câu hỏi của cô.
+Giáo dục:
- Qua hai bài hát trên giáo dục trẻ lòng yêu thương kính trọng chú bộ đội.
- Giáo dục trẻ thường xuyên rửa mặt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể.
*) Chuẩn bị :
- Cô tập hát thuộc bài: “ Màu áo chú bộ đội ”,để hát cho trẻ nghe thật tình cảm.
- Dạy trẻ hát thuộc bài: “Cháu thương chú bộ đội”, hát tình cảm.
- Dụng cụ âm nhạc: Đàn, Băng catset, Xác xô, Phách.
+Nội dung tích hợp: MTXQ: “chú bộ đội và một số đồ dùng trong quân đội”.
Văn học: thơ: “ chú giải phóng quân”.
*) Hướng dẫn thực hiện :
Trước khi vào thực hiện cô cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về chú bộ đội : “Chú bộ đội đang duyệt binh, chú bộ đội đang hành quân trong mưa, chú bộ đội đang kéo khẩu pháo, chú bộ đội đang tập lái máy bay, chú bộ đội đang cầm súng chiến đấu…”. Cùng trẻ trò chuyện, đàm thoại về trang phục, đồ dùng, phương tiện dung trong quân đội.Sau đó cô hát một đoạn bài “màu áo chú bộ đội” và hỏi trẻ bài hát này hát về ai? Củng cố lại và dắt trẻ vào nội dung bài. Khi thực hiện tôi sử dụng phương pháp kết hợp trò chuyên đàm thoại và phương pháp dùng lời, thực hành ( Tích hợp MTXQ).
1.Nghe hát : “Màu áo chú bộ đội”.
+Giới thiệu : Cô cho trẻ quan sát đàm thoại về các tranh “chú bộ đội và đồ dùng, phương tiện trong quân đội”.Cô nói về sự vất vả gian lao của chú bộ đội va giới thiệu lại bài hát.
+ Cô hát cho tẻ nghe lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
+ Cô hát cho trẻ nghe lần 2: Kết hợp đàn.
*) Giảng nội dung.
- Cô tâm tình với trẻ về sự vất vả gian lao của chú bộ đội. Cô nói : “ Chú
bộ đội đóng quân ở nhiều nơi trên khắp đất nước ( ngoài đảo xa, trên biên giới) để canh giữ hải đảo, bảo vệ tổ quốc cho các cháu vui chơi học hành. Là người rất gian khổ, rãi dầu mưa nắng, sương gió nên áo chú đã bạc màu…”
+ Cô hát cho trẻ nghe lần 3: Kết hợp múa minh họa.
Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
+Cô hát lần 4: Kết hợp múa minh họa.
Giáo dục trẻ : Cô cho trẻ đọc bài thơ: Chú giải phóng quân ( đọc 2 , 3 lần).
Sau đó cô hướng trẻ vào phần dạy hát:
2. Dạy hát : “Cháu thương chú bộ đội”.
+ Cô nguyên âm “la” một đoạn giai điệu bài hát “ Cháu thương chú bộ đội”. Sau đó hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả?
+ Cô hát cho trẻ nghe 1 lần : Sau đó tiếp tục dạy trẻ hát từ đầu đến hết bài, lúc đầu hát chậm, sau đó hát bình thường (Dạy trẻ hat 2 ; 3 lần).
- Cô chú ý nghe luyện tập cho trẻ hát đúng lời, đúng nhịp.
- Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. khi tre hát thuộc cô nhắc trẻ vừa hat vừa thể hiện tình cảm yêu mến chú bộ đội.
- Cho trẻ hát 2 lần. Hát xong cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
+ Cô hỏi: Nội dung bài hát nói về ai? Chú bộ đội là người như thế nào?
+ Giáo dục khen trẻ:
3. Vận động theo nhạc bài: “Vì sao Mèo rửa mặt”.
- Có dùng lời nói hỏi trẻ: Con gì ra vại nước dùng chân vuốt vuốt để rửa mặt? Vì sợ đau mắt không ai chơi cùng?
+ Cho trẻ hát một lần : Sau đó hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả?
- Cho trẻ hát và gõ phách theo bài hát 2; 3 lần. Cô quan sát nhắc trẻ chú ý hát đúng, gõ phách đều .
- Cho trẻ hat gõ phách theo tổ, nhám cá nhân, (1 nhóm hát, 1 tổ gõ phách, một trẻ gõ phách, một nhom hát, một tổ hát, một nhom gõ phách.)
- Cô quan sát nhận xét những trẻ hát đúng, hát đều, sửa sai cho những trẻ hát chưa đúng, chưa đều. Cho trẻ hát vận động lại một lần.
*) Kết thúc: Khi thực hiên xong cô tổ chức đàm thoại hỏi lại để củng cố lại bài.
Cô hỏi: - Cô vừa dạy các cháu những nội dung gì?
- Nghe hát bài gì ?
- Dạy hát bài gì?
- Vận động theo nhạc bài gì ?
Sau đó cô giáo dục trẻ : Chú bộ đội là người vất vả ngày đêm canh gác biên cương, hải đảo cho các cháu ở nhà luôn sung sướng, ăn no, mặc ấm …Vậy các cháu phải biết yêu mến, kính trọng chú bộ đội.
Về nhà hằng ngày phải chăm chỉ rửa mặt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ để cho cơ thể luôn phát triển tốt…
Qua ví dụ này tôi có sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp quan sát và phương pháp dùng lời, thực hành.Kết hợp với phương pháp quan sát và phương pháp dùng lời, thực hành tôi còn sủ dụng lồng ghép cả phương pháp trò chuyện ,đàm thoại,sủ dụng các hình thức kêt hợp : MTXQ,văn học….Để cho tiết học càng sinh động hơn
Qua ví dụ trên phương pháp quan sát và phương pháp dùng lời, thực hành chỉ dùng trong phạm vi hẹp. Ngoài ra hai phương pháp này còn sử dụng rộng rãi trong tất cả các tiết học,môn học khác.
Ví dụ: Phương pháp quan sát, dùng lời, thực hành còn được sử dụng trong môn toán, MTXQ, tạo hình, kể chuyện….
b Kết quả đối chứng:
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
- Số trẻ hứng thú tham ra giờ học:
Trước khi thực hiện giờ học là 15 trẻ đạt 30%, tận dụng mọi cơ hội để trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi đạt 35%
- Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn chế, ngôn ngữ tiếng việt trẻ chưa biết hát theo cô hoặc chưa hát đúng lời, đúng nhạc.
- Số trẻ trong lớp có hứng thú tham gia sau khi thực hiện giờ học là 15 trẻ đạt 85%.
- Tận dụng mọi cơ hội để trẻ nhận biết làm quen với hoạt động âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi đạt 85%.Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ đã khá lên rất nhiều, trẻ đã hiểu và giao tiếp bằng tiếng phổ thông. Trẻ hát đúng lời,đúng nhạc, tham gia nhiệt tình, sảng khoái vào các tiết học khác.
7. Những bài học kinh nghiệm:
a. Giá trị thực tiễn:
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng thực tế tôi nhận thấy : Khi sủ dụng phương pháp sáng kiến trên vào dạy trẻ. Thì trẻ đã phát huy được tài năng, kĩ năng hoạt động về âm nhạc mang tính chất chủ động và ghi nhớ có hiệu quả. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và phát triển các chức năng của cơ thể, trẻ được tiếp cận với các bài hát có nội dung phong phú đa dạng. Giúp trẻ tích lũy được một số tri thức, kiến thức có giá trị trong việc giáo dục nhân cách con người. Từ đó giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp thích gần gũi gắn bó với mọi người xung quanh.
b. ý nghĩa thực tiễn:
Qua những nội dung phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc đó đã tạo được sự hừng thú, sự mới mẻ hấp dẫn và lôi quấn sự tập chung chú ý của trẻ.
Thông qua việc thực hiện biện pháp này có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ riêng đối với trẻ và đối với cả giáo viên thực hiện. Mà phương pháp hoạt động âm nhạc còn giúp trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc một cách tinh tế và sâu sắc, trẻ biết yêu thương kính trọng những người thân trong gia đình, cô giáo, chú bộ đội, Bác Hồ, yêu quê hương đất nước. Trẻ được tiếp xúc với âm nhạc không chỉ bằng thính giác, thị giác mà trẻ còn tiếp xúc với âm nhạc bằng cả tâm hồn và trái tim, không những thế trẻ còn được phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt. Rèn luyện được khả năng tính sáng tạo và vốn hiểu biết của mình thông qua sự gợi ý hướng dẫn của cô giáo.
c. Những bài học kinh nghiệm rút ra để giải quyết vấn đề:
Để tạo mọi cơ hội cho trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc, ở trẻ mẫu giáo lớn trong thời gian thực hiện tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
Trẻ lứa tuổi này bán kính của trẻ đã mở rộng. Ví dụ: Trẻ có thể vận động chạy nhảy, nhảy múa, làm động tác khi nghe các bài hát cô hát, người khác hát, trong đài hoặc ti vi….
Trẻ đã biết hát theo cô, biết trả lời các câu hỏi của cô, biết chơi trò chơi âm nhạc, biết thể hiện tình cảm và biểu diễn với cường độ sắc thái, phù hợp với nội dung và tính sáng tạo của bài hát.
Vì vậy trong quá trình cho trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc, giáo viên cần dựa vào quá trình tâm sinh lí của trẻ để làm những đồ dùng, đồ chơi, mô hình thật hấp dẫn, sinh động đẻ phục vụ cho tiết học.
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học phải đa dạng về mầu sắc,chất liệu ,kiểu dáng, chức năng sử dụng và chú ý đến mục đích giáo dục.
Qua đó giáo viên cần lựa chọn đúng các phương pháp, biên pháp, hình thức và cần nghiên cứu những tài liệu tham khảo để nâng cao trình độ và tạo ra những tiết học phong phú, đạt kết quả cao.
Ngoài những kinh nghiệm trên còn có một số kinh nghiệm khác để trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc một cách tốt hơn.
Cần dựa vào hai hình thức chính để dạy trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc:
- Hình thức dạy trẻ trên tiết học.
- Hình thức dạy trẻ ngoài tiết học.
VD: - Dạy trẻ vào những giờ dạo chơi, thăm quan, hoạt động góc, các buổi chơi, thông qua sinh hoạt hàng ngày của trẻ, dạy trẻ thông qua các ngày lễ hội.
VD: - Môi trường gia đình: Dạy trẻ các bài hát về tình yêu gia đình:“ Cả nhà thương nhau, Cháu yêu Bà”.
- Môi trường xã hội: Dạy trẻ các bài hát về tình yêu cô giáo, Chú bộ đội, Cô chú công nhân, Bác Hồ….
- Môi trường sư phạm trong trường mầm non: Quan hệ của người lớn trong trường mầm non có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ, cô cần gương mẫu trong các mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa các cô với nhau.
- Việc phối hợp như vậy có tác dụng làm cho hiệu quả giáo dục cao hơn và giáo viên thực hiên được công việc của mình một cách chủ động và có kế hoạch .
Muốn thực hiện được như vậy giáo viên cần phải nghiên cứu toàn bộ nội dung giảng dạy, đối với lớp mình phụ trách trong cả năm.
III ) Kết luận
1. Kết luận chung:
- Hình thức cho trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc là giúp trẻ mở rộng được những kiến thức, sự hiểu biết về thế giới xung quanh, về thế giới nội tâm của con người và là nền móng đầu tiên để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng việt và hoàn thiện về nhân cách.
2. Những ý kiến đề suất.
-Trong bản sáng kiến này không tránh khỏi những sai sót. Vậy qua bản sáng kiến này, tôi rất mong BGK và các chị em đồng nghiệp góp ý kiến để bản sáng kiến của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Mèo Vạc, Ngày 02 tháng 12 năm 2008
Người viết:
Hoàng Thị Dung
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem Dung Hung Cuc hot20092010.doc