Đề tài Cảm nhận bài Lương mới của Chế Lan Viên

Chế Lan Viên có vị trí quan trọng trong nền văn chương Việt Nam hiện đại. Là một tài năng nở rộ sớm, ông làm thơ năm 15 – 16 tuổi, đến năm 17 tuổi ông cho ra mắt tập thơ “Điêu tàn”. Với tập thơ này, ông nghiễm nhiên trở thành kiện tướng của phong trào Thơ mới. Sau 1945, Chế Lan Viên sáng tác nhiều tập thơ khác như: “Ánh sáng và phù sa”, “Hoa ngày thường – Chim báo bão”, “Hoa trên đá”, Ông đã chuyển ngòi bút sâu đậm, điên cuồng, hư vô, siêu hình trong “Điêu tàn” sang những vần thơ giàu tư tưởng, triết lí sâu sắc, khỏe mạnh.

Trong những sáng tác của Chế Lan Viên phải kể đến tập thơ “Ánh sáng và phù sa”- một tập thơ rất có giá trị trong số hơn 10 tập thơ của ông. Nếu như “Từ ấy” là tập thơ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và con đường thơ khi đến với Đảng của Tố Hữu thì “Ánh sáng và phù sa” đánh dấu quá trình trăn trở, chiêm nghiệm để đến với “Cánh đồng vui” của nhà thơ Chế Lan Viên. Tập thơ được sáng tác những năm 1955 – 1960, đó là những năm đất nước ta bước vào công cuộc khôi phục và xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc và cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc ở miền Nam. Bên cạnh niềm vui trước sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh, niềm vui tự hào trước vẻ đẹp và giàu có của đất nước, còn có nỗi đau chia cắt Nam – Bắc. Tập thơ gồm 70 bài, trong đó “Lương mới” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho đề tài xây dựng XHCN và nỗi đau khi đất nước bị chia cắt. Bài thơ ra đời trong thời gian nhà thơ làm việc, hoạt động báo chí ở Hà Nội. Sống trong cảnh yên bình của miền Bắc trong khi miền Nam phải chịu đói khổ và nỗi đau chiến tranh, cảm nhận sâu sắc được điều đó, nhà thơ viết nên bài thơ “Lương mới”. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, một trong những thể loại đã được đánh giá khá cao ngay từ buổi đầu xuất hiện, đúng như nhận xét của Xuân Diệu “Thật là đúng tiêu chuẩn của một bài thơ tứ tuyệt xưa nay, như thế mới gọi là tứ tuyệt xưa nay ”

 

docx5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cảm nhận bài Lương mới của Chế Lan Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢM NHẬN BÀI THƠ “LƯƠNG MỚI” CỦA CHẾ LAN VIÊN “ Nghe nói miền Nam lâm nạn đói Quê nhà cha mẹ sống ra sao Ngoài này con được ăn lương mới Biết gửi làm sao ngân phiếu vào.” Đề tài: “Cảm nhận bài Lương mới của Chế Lan Viên” Bài làm Chế Lan Viên có vị trí quan trọng trong nền văn chương Việt Nam hiện đại. Là một tài năng nở rộ sớm, ông làm thơ năm 15 – 16 tuổi, đến năm 17 tuổi ông cho ra mắt tập thơ “Điêu tàn”. Với tập thơ này, ông nghiễm nhiên trở thành kiện tướng của phong trào Thơ mới. Sau 1945, Chế Lan Viên sáng tác nhiều tập thơ khác như: “Ánh sáng và phù sa”, “Hoa ngày thường – Chim báo bão”, “Hoa trên đá”,… Ông đã chuyển ngòi bút sâu đậm, điên cuồng, hư vô, siêu hình trong “Điêu tàn” sang những vần thơ giàu tư tưởng, triết lí sâu sắc, khỏe mạnh. Trong những sáng tác của Chế Lan Viên phải kể đến tập thơ “Ánh sáng và phù sa”- một tập thơ rất có giá trị trong số hơn 10 tập thơ của ông. Nếu như “Từ ấy” là tập thơ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và con đường thơ khi đến với Đảng của Tố Hữu thì “Ánh sáng và phù sa” đánh dấu quá trình trăn trở, chiêm nghiệm để đến với “Cánh đồng vui” của nhà thơ Chế Lan Viên. Tập thơ được sáng tác những năm 1955 – 1960, đó là những năm đất nước ta bước vào công cuộc khôi phục và xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc và cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc ở miền Nam. Bên cạnh niềm vui trước sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh, niềm vui tự hào trước vẻ đẹp và giàu có của đất nước, còn có nỗi đau chia cắt Nam – Bắc. Tập thơ gồm 70 bài, trong đó “Lương mới” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho đề tài xây dựng XHCN và nỗi đau khi đất nước bị chia cắt. Bài thơ ra đời trong thời gian nhà thơ làm việc, hoạt động báo chí ở Hà Nội. Sống trong cảnh yên bình của miền Bắc trong khi miền Nam phải chịu đói khổ và nỗi đau chiến tranh, cảm nhận sâu sắc được điều đó, nhà thơ viết nên bài thơ “Lương mới”. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, một trong những thể loại đã được đánh giá khá cao ngay từ buổi đầu xuất hiện, đúng như nhận xét của Xuân Diệu “Thật là đúng tiêu chuẩn của một bài thơ tứ tuyệt xưa nay, như thế mới gọi là tứ tuyệt xưa nay…” Bài thơ như sau: “ Nghe nói miền Nam lâm nạn đói Quê nhà cha mẹ sống ra sao Ngoài này con được ăn lương mới Biết gửi làm sao ngân phiếu vào.” Mở đầu bài thơ là một câu thơ mang tính tự sự. Tác giả kể lại tin về miền Nam: “Nghe nói miền Nam lâm nạn đói” Thông tin đó là tin nhà thơ được nghe ,vả lại chưa về được quê nhà để biết “nạn đói” như thế nào nên càng làm cho nhà thơ thêm lo lắng, bồn chồn. Qua câu thơ, ta thấy được hiện thực miền Nam lúc bấy giờ đang lâm vào nạn đói. Tác giả không trực tiếp miêu tả về cuộc chiến tranh miền Nam nhưng thông qua hình ảnh “nạn đói” nhà thơ đã dựng lên bức tranh đau thương của cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mĩ gây ra với những hậu quả ghê gớm của nó. Hình ảnh ấy cho ta thấy được tình cảnh tàn khốc, điêu linh của chiến tranh và cuộc sống cơ cực, đói khổ của đồng bào miền Nam phải chống chọi với “nạn đói” đang hoành hành. Tất cả những điều đó làm nhà thơ không thể yên lòng được và tự hỏi: “ Quê nhà cha mẹ sống ra sao” Câu thơ là một câu hỏi tu từ. Tác giả tự hỏi mình, hỏi mà không có lời đáp. Đó là một câu thể hiện sự bất an của một con người xa quê khi nghe tin về “quê nhà” của mình. Bởi lẽ, đối với nhà thơ hai tiếng “quê hương” luôn thường trực trong lòng. Mảnh đất ấy là nơi ông sinh ra và lớn lên, cũng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn thi sĩ của ông. Rồi chính nơi này đã đánh dấu bước trưởng thành trong tư tưởng cách mạng của nhà thơ khi ông được kết nạp Đảng ngay trên quê hương mình. Vì lẽ đó, quê hương Quảng Trị anh hùng trở nên rất đỗi thiêng liêng trong trái tim của con người Chế Lan Viên. Nhà thơ đã ghi lại cảm xúc dạt dào của mình trong khoảnh khắc quan trọng nhất của cuộc đời mình trong bài thơ “Kết nạp Đảng trên quê mẹ” “Giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời  Kết nạp Đảng, bỗng quay về quê mẹ!  … Đá sỏi cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng?  Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn  Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết!”… Đến với “Ánh sáng và phù sa” Chế Lan Viên đã cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn của mình. Nhà thơ đã tìm ra “Ánh sáng” của Đảng và “phù sa” của “Cánh đồng vui” trên hành trình đến với nhân dân. Biểu hiện tư tưởng đó trong bài thơ này là nhà thơ không chỉ thể hiện niềm lo lắng cho cảnh đói khổ của “quê nhà” mình mà còn là sự lo lắng cho người dân miền Nam ruột thịt đang phải gánh chịu “nạn đói”. Và nhà thơ lo lắng cho “cha mẹ” bao nhiêu thì cũng lo lắng cho miền Nam bấy nhiêu. Hai hình ảnh “quê nhà” và “cha mẹ” nhà thơ không phải để nói riêng cho chính mà còn có nghĩa chung chỉ đất Nam và con người miền Nam. Đó là sự khẳng định tình cảm gắn bó, ruột thịt của nhà thơ đối với quê hương và đất nước. Ông đã khép lại những trang “ Điêu tàn” đầy đau thương để đón lấy nguồn sáng mới, để hòa chung với cái khó khăn của thời đại. Do đó, qua hai câu thơ đầu, ta cảm nhận được một hồn thơ đang trải rộng ra với nỗi băn khoăn, lo lắng không chỉ riêng cha mẹ mình mà cả quê hương. Trong thơ Chế Lan Viên, ta thường bắt gặp sự đối lập giữa các hình ảnh hay nội dung tư tưởng và trong bài thơ “Lương mới” cũng không ngoại lệ. Nhà thơ không thể hiện sự đối lập trực tiếp trong từng câu hay trực tiếp giữa các câu mà sự đối lập ở đây được thể hiện qua nội dung được nói tới. Nếu hai câu đầu là cảnh “Miền Nam lâm nạn đói” trong nỗi lo lắng, trăn trở, bất an của nhà thơ thì hai câu sau là cảm xúc vừa vui vừa xót xa: “Ngoài này con được ăn lương mới Biết gửi làm sao ngân phiếu vào” Trong hai câu thơ cuối Chế Lan Viên đã tạo sự đối lập giữa cảnh đói khát, khổ đau ở miền Nam với cuộc sống ấm no của miền Bắc đang tiến lên xã hội chủ nghĩa. Từ “Ngoài này” dùng để chỉ miền Bắc nơi đã giành nền độc lập, tự do, không còn bóng giặc, mọi người đang bắt tay vào cải tạo cuộc sống và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn “được ăn lương mới”. “Lương mới” trong câu thơ cũng là nhan đề của bài thơ. Ở đây từ “lương” có thể hiểu theo nghĩa: dùng để chỉ công sức lao động của mỗi người được quy ra tiền. Không chỉ vậy hình ảnh “lương mới” còn là hình ảnh ẩn dụ cho ta thấy sự đổi thay, chuyển biến trong công cuộc xây dựng đất nước, miền Bắc đã không còn cảnh tối tăm của chiến tranh mà thay vào đó là một diện mạo mới mẻ. Câu thơ tiếp tục được hiểu là sự thông báo của người con mừng rỡ báo với cha mẹ về thành quả mới từ sức lao động của mình. Nhưng sâu xa hơn đó còn là niềm vui, niềm tự hào về đất nước một phần đã tiến lên xây dựng kinh tế mới, xã hội mới. Tuy nhiên niềm vui ấy chưa được trọn vẹn vì niềm vui ấy chỉ là ở miền Bắc trong khi đó ở miền Nam còn chìm trong những năm tháng tàn khốc của chiến tranh. Chính điều đó khởi nguồn cho niềm trăn trở: “ Biết gửi làm sao ngân phiếu vào” “Ngân phiếu” biểu hiện của cuộc sống ấm no, đầy đủ và cũng là sự tự do của con người miền Bắc. Trong câu thơ này một lần nữa ta thấy câu hỏi tu từ được dùng lại và tiếp tục là một nỗi lo nặng trĩu trong lòng nhà thơ. Có lương rồi là “lương mới” nhưng chẳng biết làm sao để gửi “ngân phiếu” vào cho cha mẹ, không dừng lại ở đó câu thơ còn thể hiện tình cảm, tấm lòng của người con miền Bắc luôn hướng về miền Nam thân yêu. Nỗi xót xa ấy không còn là nỗi niềm riêng của tác giả mà là khát vọng, mong mỏi của mọi người về một chiến thắng trọn vẹn của cả hai miền, nghĩa là sẽ không còn “nạn đói”, ai cũng có “lương mới”, có “ngân phiếu”. Hay suy rộng ra là ước muốn cả nước cùng tiến lên xây dựng XHCN. Đến đây ta lại thấy một Chế Lan Viên với một tấm lòng rộng mở; một Chế Lan Viên đầy cảm hứng thế sự trong “Ánh sáng và phù sa”. Sự lo lắng, trăn trở và xót xa của tác giả cũng là nỗi niềm của người dân lúc bấy giờ. Tóm lại bài thơ cho ta những cảm nhận về tình cảm của nhà thơ đối với cha mẹ, quê hương cùng với hiện thực đau thương của miền Nam Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử. Bài thơ với những lời thơ giản dị nhưng có sức lay động mạnh mẽ đối với những thế hệ con người trong thời đại bài thơ ra đời. Đề cập đến những nỗi niềm riêng, Chế Lan Viên không chỉ thể hiện tâm tư, tình cảm của bản thân mình mà còn mở rộng tình cảm của mình đối với muôn nơi để cùng hướng về niềm vui, hạnh phúc chung trọn vẹn. Hơn thế nữa, âm hưởng của bài thơ cùng tầng sâu ý nghĩa của nó có sức lay động đến mọi thế hệ và đặc biệt là đối với thế hệ trẻ chúng ta. Những điều nhà thơ Chế Lan Viên gửi gắm trong bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn đã cho chúng ta những giây phút suy ngẫm lại mình, suy ngẫm lại ý thức hòa hợp giữa cái riêng và cái chung. Suy ngẫm để nhắc nhở mình đừng quên tận hưởng cái vui sướng, hạnh phúc của riêng mình mà không quan tâm đến nỗi đau bất hạnh của người khác. Như vậy, để ta thấy một điều, thơ Chế Lan Viên luôn cho ta những triết lí mà với mọi thời đại đều là đúng. Đó là giá trị to lớn mà Chế Lan Viên muốn để lại cho đời, cho người đọc bài thơ này. Chúng tôi muốn nói rằng: Hãy đọc những vần thơ Chế Lan Viên để soi lại chính bản thân mình, ngẫm lại mình, nhận thức đúng về đời và sống cho có ý nghĩa.

File đính kèm:

  • docxcam nhan bai tho Luong moi cua Che lan Vien.docx
Giáo án liên quan