Đề tài Giảng dạy địa lý lớp 6 gắn với thực tế và giáo dục môi trường

Chúng ta đang sống trong những năm đầu thế kỷ XXI thế kỷ của sự bùng nổ khoa học kỹ thuật và hội nhập kinh tế toàn cầu. Một đất nước muốn có một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, kinh tế phát triển bền vững, phải chú ý tới việc phát triển giáo dục nói chung và giáo dục môi trường nói riêng. Giáo dục đào tạo ra những con làm chủ đất nước xã hội và vận mệnh dân tộc con người đó phải có trí thức và năng động trong hội kinh tế toàn cầu

doc23 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giảng dạy địa lý lớp 6 gắn với thực tế và giáo dục môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐễNG TRIỀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ----- — & — ----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY ĐỊA Lí LỚP 6 GẮN VỚI THỰC TẾ VÀ GIÁO DỤC MễI TRƯỜNG Tỏc giả: MAI THỊ CHIấN NĂM HỌC 2008-2009 I. Phần mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài: Chúng ta đang sống trong những năm đầu thế kỷ XXI thế kỷ của sự bùng nổ khoa học kỹ thuật và hội nhập kinh tế toàn cầu. Một đất nước muốn có một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, kinh tế phát triển bền vững, phải chú ý tới việc phát triển giáo dục nói chung và giáo dục môi trường nói riêng. Giáo dục đào tạo ra những con làm chủ đất nước xã hội và vận mệnh dân tộc con người đó phải có trí thức và năng động trong hội kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Do vậy giáo dục được đặc biệt quan tâm và đưa lên hàng đầu vì vậy giáo dục không ngừng đổi mới để phù hợp với xu hướng chung của thời đại và sự phát triển của xã hội đất nước. Trước tình hình đó Đảng ta đã đặt ra cho Giáo dục và đào của nước ta là: “ Đào tạo học sinh thành những con người năng động sáng tạo tiếp thu được chi thức khoa học hiện đại và biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lý cho vấn đề cuộc sống cho bản thân và cho xã hội”.( Trích nghị quyết của TW Đảng). Để phát triển kinh tế bền vững thủ tướng chính phủ đã ban hành quyêts định đưa giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân với mục đích giáo dục cụ thể là: “Giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về pháp luật chủ trương chính sách của Đảng của nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi trường có kỹ năng về bảo vệ môi trường, có ý thức tự giác về bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho mọi người trong cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế bền vững của đất nước” ( Trích NQ 1363 của thủ tướng chính phủ). Ngày 15-11-2004 bộ chính trị đã ra nghiị quyết số 41/NQTƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nhiệp hóa hiện đại hóa đất nước”. Cụ thể hóa và triển khai các chủ trương của Đảng và nhà nước ngày 21-01-2005 Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ra chỉ thị về tăng cường công tác giáo dục và bảo vệ môi trường xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm từ 2005 đến 2010 là: “trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp với các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng miền”. Gần đây nhất bộ giáo dục đào tạo đã phát động phong trào “Nhà trường thân thiện hs tích cực”. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay môi trường mái nhà chung của thế giới đang bị ô nhiễm nặng nó đã ảnh hưởng xấu tới tự nhiên và ảnh hưởng tới con người với các hiện tượng hạn hán, ngập lụt, sạt nở đất và bệnh dịch sẩy ra liên tiếp, nhiệt độ trái đất đang nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính ... Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự ô nhiễm đó là do các hoạt động thiếu ý thức của con người. Trong xã hội có những người không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng môi trường như thế nào, hoặc có người biết nhưng vì lợi ích trước mắt họ cứ mặc kệ, thờ ơ theo kiểu “cha chung không ai khóc”. Vì vậy môi trường ngày càng ô nhiễm thảm họa thiên nhiên do con người gây lên ngày càng nhiều. Vì vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã hội nói chung và học sinh nói riêng là việc làm cần thiết để mọi người thấy được việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người trong xã hội. Để thực hiện nghị quyết TW Đảng và chỉ thị của thủ tướng chính phủ cac nhà trường đã lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường vào các bộ môn giảng dạy ở các chương, bài phù hợp. Với đặc trưng của bộ môn Địa lý trong các trường THCS là bộ môn có nhiều khả năng gắn với đời sống và giáo dục môi trường. Đối với học sinh lớp 6 các em mới rời ghế nhà trường tiểu học để bước vào các trường THCS nên còn nhiều bỡ ngỡ trong học tập kiến thức về thực tế đời sống và bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, việc vận dụng kiến thức vào đời sống còn rất lúng túng chưa biết cách ứng sử tích cực. Do vậy việc giảng dạy các môn học nói chung môn Địa lý nói riêng gắn với đời sống và giáo dục môi trường cho học sinh là rất cần thiết hiện nay. Với các lý do trên tôi đã chọ đề tài: “Giảng dạy môn Địa lý lớp 6 gắn với đời sống và giáo dục môi trường I.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài I.2.1.Tìm hiểu vấn đề lý luận về giáo dục môi trường I.2.2.Tìm hiểu thực trạng học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Đức Cảnh về việc bảo vệ môi trường ý thức xây dựng môi trường nhà trường xanh - sạch - đẹp và vận dụng kiến thức Địa lý vào đời sống I.2.3 Đề xuất một số biện pháp để giảng dạy tốt hơn trong việc giảng dậy môn sinh học lớp 6 gắn với đời sống và giáo dục môi trường. Giúp cho học sinh không những năm vững kiến thức của bài mà còn bết vận dụng kiến thức đó vào đời sống sản xuất và giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề đơn giản của bản thân và của gia đình đồng thời các em có những hiểu biết cơ bản về môi trường có kỹ năng ứng sử với môi trường có ý thức tự giác tham gia bảo vệ môi trường xây dựng nhà xanh - sạch - dẹp khu phố làng xóm văn hoá. I.3 Thời gian - địa điểm Với đề tài này tôi nghiên cứu trong năm học 2008 - 2009 tại trường THCS Nguyễn Đức Cảnh - Mạo khê - Đông Triều - Quảng Ninh ở đối tượng là học sinh khối 6 của trường. I.4 Đóng góp lý luận thực tiễn Việc giảng dậy sinh học lớp 6 gắn với đời sống và giáo dục môi trường góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và mục tiêu giáo dục của Đảng. Đồng thời hoàn thành mục tiêu giáo dục của chương trình sinh học 6 là giúp cho học sinh bắt đầu làm quen với môn khoa học chuyên nghiên cứu về Trái Đất: Các kiến thức về Trái Đất và các thành phần tự nhiên của nó, mối quan hệ về các thành phần tự nhiên với đời sống của con người và sinh vật trên Trái Đất. Sau khi học chương trình này học sinh có được những kiến thức Địa lý cơ bản phổ thông hoàn chỉnh vừa giúp cho học sinh có cơ sở để tiếp tục học những kiến thức Địa lý ở các lớp học, cấp học trên. Đồng thời làm nền tảng cho việc nắm vững các biện pháp kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp sẽ học trong các môn công nghệ của lớp 7. Mặt khác giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức Địa lý vào đời sống sản xuất của bản thân, gia đình và địa phương có những hiểu biết về môi trường, có ý thức tự giác tham gia bảo vệ môi trường góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng nhà trường có môi trường xanh - sạch - đẹp, khu phố văn hoá, gia đình văn hoá. Trên thực tế hiện nay môi trường ở vùng mỏ Mạo Khê nơi nhà trường đóng có tình hình phức tạp việc khai thác than với nhiều thành phần có kiểm soát đã làm cho môi trường ở đây bị ô nhiễm đường xá đầy than, đất, bụi không khí bụi bặm ô nhiễm, nước ở sông suối ứ đọng ô nhiễm. Do vậy việc giáo dục môi trường cho mọi người trong địa bàn nói chung và học sinh vùng mỏ nói riêng là việc làm rất cần thiết góp phần xây dựng môi trường của vùng mỏ xanh, sạch, đẹp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Từ những lí luận và thực tiễn trên tôi đã đề ra các nội dung của đề tài như sau: II. Phần nội dung: Chương 1: Tổng quan: - Với nội dung đề tài này chủ yếu là nghiên cứu phần địa lý tự nhiên của trái đất gắn liền với đời sống và giáo dục môi trường phù hợp với từng bài từng chương sát với đối tượng học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Đức Cảnh. - Tình hình khả năng tiếp thu bài của học sinh klỹ năng vận dụng kiến thức của bài vào đời sống và biết xử lý tích cực với môi trường. Với các biện pháp tổ chức hướng dẫn học sinh học tập và vận dụng kiến thức vào đời sông và bảo vệ môi trường. Các tình hình học sinh tiếp cận và nắm bắt phương pháp học bài và vận dụng kiến tức đã học vào đời sống và môi trường, từ đó đưa ra những nhận xét và bài học phù hợp để giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. Chương 2: Nội dung II.1. Nội dung nghiên cứu: Trong đề tài này tôi đã đi nghiên cứu hai vấn đề chính sau: II.1.1 Nghiên cứu khả năng tiếp thu kiến thức sinh học và vận dụng kiến thức này vào đời sống của học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Đức Cảnh. II.2 Khai thác lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường vào các bài giảng thích hợp của Địa lý lớp 6 vừa làm cho học sinh có sự hiểu biết về môi trường có kĩ năng bảo vệ môi trường biết ứng xử tích cực với môi trường, có ý thức tự giác tham gia bảo vệ môi trường mà không làm nặng thêm kiến thức quy định trong bài ở sách giáo khoa Địa lý lớp 6. II.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Để thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: II.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học bồi dưỡng thường xuyên môn Địa lý tài liệu hướng dẫn thực hành và thí nghiệm, thăm quan thiên nhiên ở trường THCS và tài liệu Vịnh Hạ Long với đời sống con người do nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành. Đề án: Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân theo quyết định số 1363 của thủ tướng Chính Phủ. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thực hiện năm 2006 và Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong Địa lý THCS năm 2008 Qua các tài liệu trên giúp cho tôi thu thập thông tin và tìm hiểu cơ sở lí luận về vấn đề mình nghiên cứu. II.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Điều tra thực trạng HS lớp 6 Tiếp xúc trò chuyện với HS để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tình hình địa phương và các vấn đề quan tâm của HS . Quan sát thực tế HS lớp 6 tham gia các hoạt động vận dụng kiến thức vào đời sống, tham gia bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nhà trường xanh sạch đẹp hoặc tham quan thiên nhiên và hoạt động ngoại khoá. II.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm : Dựa vào kết quả của các bài kiểm tra tìm hiểu của HS về môi trường ở địa phương, kết quả của cá nhân, của lớp trong các phong trào thi đua của nhà trường về bảo vệ môi trường xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp. Căn cứ vào các biện pháp nghiên cứu trên tôi đã đề ra các biện pháp cụ thể phục vụ cho nghiên cứu đề tài như sau : II.3 Biện pháp thực hiện : II.3.1 Điều tra cơ bản tình hình HS : A.Thuận lợi : Trường T.H.C.S Nguyễn Đức Cảnh là trường chuẩn Quốc gia đóng tại trung tâm khu mỏ Mạo Khê nơi có kinh tế và môi trường văn hoá tương đối tốt. Nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương và phòng G.D.Đ.T Đông triều đầu tư cơ sở vật chất khá đầy đủ với 15 phòng học, một thư viện và một phòng thực hành. Toàn trường có 749 HS chia làm 20 lớp thuộc 4 khối 6,7,8,9. Riêng khối 6 có 173 HS chia làm 5 lớp ( 6A : 40 HS, 6B :39 HS, 6C: 30 HS, 6D: 33 HS, 6E: 31 HS ). Đa số HS đều là con em công nhân có điều kiện kinh tế và có sự quan tâm tới điều kiện học hành của con cái. Đối với HS tuy còn bỡ ngỡ với việc học tập ở trường T.H.C.S nhưng nhìn chung các em có khả năng nhận thức khá nhanh, có hứng thú học tập bộ môn có khả năng thực hành thí nghiệm. Ban giám hiệu và tổ chuyên môn luôn quan tâm đến công tác giảng dạy nói chung và bộ môn Địa lý nói riêng tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài của mình. B - Khó khăn: Nhà trường ở trung tâm khu công nghiệp mỏ Mạo Khê bên cạnh những thuận lợi cũng nảy sinh những khó khăn như: Những tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng đến gia đình và đời sống một số HS, một số HS còn mải chơi ham điện tử vi tính lười học, một số gia đình công nhân do đi ca kíp hoặc những gia đình nông dân, làm nghề tự do còn chưa quan tâm đến việc học hành của con phó thác cho nhà trường. Mặt khác một số HS tuy có ý thức học tập song khả năng vận dụng kiến thức còn lúng túng, sự hiểu biết về môi trường còn rất hạn chế, chưa biết ứng xử tích cực với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. Bản thân tôi trước dạy sunh học nay do tình hình nhà trường chuyển đổi giáo viên nên chuyển sang dạy Địa lý vì vậy bước đầu cũng có những khó khăn nhất định. Kết quả khảo sát môn sinh đầu năm: STT Lớp Điểm Giỏi Khá TB Yếu Kém Đạt từ TB trở lên 1 6A 35% 50% 15% 0 0 100% 2 6B 15% 60% 25% 0 0 100% 3 6C 3,2% 35% 60% 6,2% 0 93,8% 4 6D 3,1% 25% 68,8% 12,4% 3,1% 84,5% 5 6E 6,4% 37% 50,2% 6,4% 0 93,6% C. Phương pháp và giải pháp. Qua điều tra cơ bản tôi đã tiến hành ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình Địa lý lớp 6 làm kế hoạch bộ môn chu đáo tỉ mỉ đặc biệt là các chương, bài với nội dung có thể liên hệ thực tế đời sống và có thể lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường. Từ đó có kế hoạch cụ thể khi soạn giảng các bài này để giúp cho các em không những nắm vững kiến thức của bài mà còn biết vận dụng kiến thức đó vào đời sống sản xuất, có sự hiểu biết về môi trường, có ý thức bảo vệ và xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Thự hiện tốt mục tiêu môn Địa lý 6 với những yêu cầu cụ thể là: *Kiến thức: - Giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản phổ thông cần thiết về Trái Đất, về môi trường sống của con người trên Trái Đất, các thành phần môi trường, mối quan hệ giữa các thành phần đó với nhau và với hoạt động của con người. - Biết được một số đặ điểm tự nhien, dân cư và các hoạt động kinh tế của con người ở các khu vực khác nhau như trên Trái Đất, qua đó thấy được sự đa dạng của tự nhiên, mối tương tác giữa các thành phần của môi trường, tự nhiên với nhau và với con người. - Hiểu biết tương đối vững chắc các đặc điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội và những vấn đề về môi trường của địa phương, quê hương đất nước. * Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng định lý, quan sát nhận biết, phân tích các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội, sử dụng quả địa cầu, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ. - Kĩ năng sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết các hiện tượng địa lý thường xảy ra ở môi trường sống và vận dụng vào cuộc sống sản xuất ở địa phương. - Hình thành và rèn khả năng thu nhập, xử lý thông tin, tổng hợp và trình bày lại thông tin địa lý. * Thái độ tình cảm: - Giáo dục học sinh có tinh thần yêu thiên nhiên và con người lao động yêu quê hương, đất nước, có ý thức tôn trọng tự nhiên và các thành quả kinh tế, văn hóa của đất nước ta và các nước khác trên thế giới. - Giúp cho học sinh có niềm tin vào khoa học, có ý thức tìm hiểu cách giải thích khoa học và hiện tượng, sự vật địa lý. - Tham gia tích cực vào các hoạt động, sử dụng hợp lý bảo vệ tài nguyên, cải tạo môi trường sống, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, cộng đồng, có tinh thần sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước. Tôi đã dựa vào sơ đồ giáo dục môi trường của đề án “ Đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Nội dung giáo dục. - Cân bằng sinh thái và hậu quả mất cân bằng sinh thái. - Chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ sự trong sạch của không khí, đất, nước.... - Bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. K Phương pháp - Khai thác lồng ghép kiến thức trong bài. - Tham quan ngoại khóa. - Tham gia các hoạt động tập thể, cộng đồng bảo vệ môi trường. K Mục tiêu giáo dục môi trường - Hiểu sự tương quan giữa sinh thái môi trường với các điều kiện kinh tế xã hội - Tri thức, bảo vệ môi trường. - Thái độ ứng xử tích cực bảo vệ môi trường Căn cứ vào mục tiêu của chương trình Địa lý lớp 6 là cung cấp cho học sinh kiến thức về Trái đất: Cấu tạo và các thành phần tự nhiên của Trái đất, mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, với sinh vật và đời sống con người trên trái đất. Vì vậy trong giảng dạy Địa 6 ngoài việc phải hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục trên của chương trình do Bộ quy định tôi còn giúp cho học sinh hiểu rõ môi trường trên trái đất là không gian sinh sống của con người và sinh vật là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất….. Môi trừờng có vai trò cực kỳ quan trọng với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại sinh trưởng và phát triển mà còn kà nơi lao động và nghỉ ngơi hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp truyền thống văn hóa, thẩm mỹ, dân tộc. Vì vậy việc bảo vệ môi trường có ý nghĩa sống còn của nhân loại, là yếu tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc gia thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Với phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đến môi trường là chính, giáo dục là chính nhất là giáo dục học sinh người chủ tương lai của đất nước. Từ nhận thức trên trong giảng dạy Địa lý lớp 6 tôi luôn có sự lồng ghép kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào từng bài, mục thích hợp giúp cho các em không những nắm vững kiến thức kỹ năng cơ bản của bài học quy định mà còn có sự hiểu biết về môi trường, có kỹ năng bảo vệ môi trường và biết ứng xử tích cực với môi trường sống xung quanh Ví dụ khi dạy bài 13: “Địa hình bề mặt trái đất” Sau khi tôi cho học sinh quan sát tranh ảnh về các dạng địa hình chính trên bề mặt trái đất, yêu cầu các em kết hợp việc quan sát trên tranh ảnh với thực tế địa phương xây dựng khai niệm về: núi, đồi , cao nguyên, bình nguyên, đặc biệt là địa hình caxtơ loại địa hình đặc biệt của núi vùng đá vôi với đỉnh núi sắc nhọn lởm chởm nước mưa thấm vào khe kẽ đá bào mòn tạo thành nhiều hang động rộng sâu với những hình thù kỳ vĩ, khối thạch nhũ đủ màu là những cảnh đẹp thiên nhiên hấp dẫn khách du lịch. Sau khi giúp cho học sinh hiểu và và nắm được đặc điểm các dạng địa hình tôi yêu cầu các nhóm thảo luận: Giá trị kinh tế của từng dạng địa hình - Giá trị kinh tế của miền núi? - Giá trị kinh tế của vùng núi đá vôi với loại địa hình caxtơ? - Giá trị của vùng đồi? - Giá trị kinh tế của cao nguyên ? - Giá trị kinh tế của bình nguyên ? Sau khi các nhóm thảo luận đại diện của từng nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung và đi đến kết luận: Giá trị kinh tế miền núi là nơi có tài nguyên rừng vô cùng phong phú, nơi giàu tài nguyên khoáng sản có nhiều danh lam thắng cảnh có thể xây dựng những nơi nghỉ dưỡng và du lịch. Vùng núi dá vôi với địa hình caxtow có nhiều hang động tạo ra những cảnh đẹp thiên nhiên hấp dẫn các khách du lịch. Trên các vùng đồi trồng các cây công nghiệp cây ăn quả phát triển mô hình VAC ,VRC. Trên các vùng cao nguyên nơi phát triển trồng các cây công nghiệp như: Chè, cà phê cao su có giá trị xuất khẩu lớn. Trên các bình nguyên( Đồng bằng) nơi dân cư đông đúc phát triển nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi đặc biệt là những cây lương thực thực phẩm… Sau đó Tôi yêu cầu các em liên hệ thực tế ở địa phương xem có các dạng địa hình nào? Con người đã khai thác các tài nguyên có ở các dạng địa hình đó phục vụ đời sống ra sao? Qua quan sát thực tế kết hợp với kiến thức đã được học học sinh trả lời được sự đa dạng của địa hình quê hương vùng mỏ có đầy đủ các dạng địa hình như núi đồi đại hình caxtơ, cánh đồng…con người đã khai thác các địa hình các tài nguyên để phục vụ đời sống và sản xuất nhưng trong quá trình khai thác còn thiếu kế hoạch khai thác bừa bãi với nhiều hình thức khác nhau làm cho rừng ở vùng đồi núi cạn kiệt biến thành đồi trọc khoáng sản than đá ngày càng cạn kiệt với nhiều hình thức khai thác làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Vùng núi đá vôi được khai thác để nung vôi làm xi măng xây dựng… cũng ngày càng giảm sút về số lượng và chất lượng đồng thời cũng ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí và nước. Sau đó tôi nêu vấn đề cho học sinh chúng ta phải làm thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm trên qua thảo luận nhóm học sinh đã đề ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường phủ xanh đất trống đồi núi trọc khai thác than hợp lý và sử dụng tiết kiệm nguồn khoáng sản than đá Tiếp theo yêu cầu các em kể tên các vùng núi đá vôi có hang động đẹp ở địa phương Quảng Ninh và trên đất nước ? Dựa vào các thông tin trên báo, đài, ti vi và kiến thức thực tế nhiều học sinh đã kể được tên những danh lam thắng cảnh đẹp có giá trị du lịch hấp dẫn như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long ở Quảng Ninh, Phong Nha Kẻ Bàng – Quảng Bình, Tam Thanh- Lạng Sơn. Qua đó tôi đặt tiếp câu hỏi em có hiểu biết gì về Vịnh Hạ Long của Tỉnh Quảng Ninh chúng ta? Em đã được đi thăm Hạ Long chưa? em thấy cảnh đẹp Vịnh Hạ Long như thế nào? Em đã bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới được mấy lần? Người Việt Nam nói chung và học sinh nói riêng phải làm gì đẻ bảo vệ cảnh quan quý hiếm này. Sau khi học sinh trả lời những câu hỏi tôi đã giới thiệu cho các em biết được một số tác động của con người đến môi trường của Vịnh Hạ Long dựa trên tài liệu “ Vịnh Hạ Long với cuộc sống con người” cho thấy những tác động tiêu cực con người đã thải những chất thải rắn và lỏng vào Vịnh khai thác bừa bãi rừng ngập mặn, các hải sản và san hô làm cho môi trường của Vịnh bước đầu bị ô nhiễm nước, tài nguyên bị giảm sút ….Vì vậy tôi đặt ra câu hỏi chúng ta cần phải làm gì để cho Vịnh Hạ Long mãi mãi là kỳ quan thiên nhiên của thế giới . Từ đó học sinh có thể đề ra một số biện pháp nhằm chống ô nhiễm môi trường ở Vịnh Hạ Long đảm bảo cân bằng điều hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Với cách giảng dạy trên tôi không những giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bài học mà còn giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường biết ứng xử tích cực với môi trường nhằm xây dựng quê hương giàu đẹp có môi trường xanh sạch đẹp. Hoặc khi dạy bài 17 “ Lớp vỏ khí” Tôi đã cho học sinh biết mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí có vai trò vô cùng quan trọng, nếu thiếu nó sẽ không có sự sống trên trái đất. Để cho học sinh biết được thành phần của không khí và cấu tạo của lớp vỏ khí tôi đã yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và đọc thông tin trong sách giáo khoa sau đó trình bày thành phần của không khí, tỷ lệ của thành phần không khí vai trò của các thành phần này đối với tự nhiên và đời sống con người sinh vật. Tôi nhấn mạnh vai trò của khí quyển với đặc điểm cấu tạo của các tầng khí và ý nghĩa của nó đối vớp sự sống trên trái đất. Tôi yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về từng tầng của lớp vỏ khí: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển. Qua thảo luậ học sinh đã thống nhất nêu được đặc diểm của tầng đối lưu là : Từ 0 đến 16 km nơi tập trung nhiều không khí, nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng như mây mưa sấm chớp … các hiện tượng này ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của sinh vật nói chung và con nguời nói riêng trên trái đất. Tầng bình lưu từ 16 – 80km có lớp ô zôn có tác dụng ngăn cản các tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người trên trái đất. Các tầng cao khí quyển có độ cao trên 80km không khí cực loãng không ảnh hưởng gì tới trái đất .Trên cơ sở HS nắm được đặc điểm và ý nghĩa của từng tầng trong lớp vỏ khí ,tôi nêu nhưng hiện tượng ô nhiẽm bầu không khí do hoạt động sản xuất của con người gây ra. Tôi đặt ra những câu hỏi: Emhãy kễ têncác hoạt động của của con người sinh ra khói bụi ,khí CO2 làm ô nhiễm bầu không khí? Từ thực tế học sinh có thể trả lời được các hoạt động đun nấu than củi bằng rơm rạ , đốt lò gạch nung vôi ,cháy rừng ,nhà máy nhiệt điện ,động cơ ôtô xe máy ….trên cơ sơ đó tôi phân tích hậu quả của ô nhiếm không khí gây “hiệu ứng nhà kinh’ làm cho trái đất nóng lên, băng tan nưới biển dâng , khí hậu thay đổi , các đợt thiên tai tàn khốc …ảnh hưởng lớn tới đời sống của sinh vật của con người trên trái đất .sự tăng quá mức lượng khí CFC vào khí quyển làm lớp o zon bị thủng các tia bức xạ có hại tác động trực tiếp đến con người và sinh vật gây ra nhiều bệnh dịch quái ác ; ung thư , máu trắng… Trên cơ sở đó tôi đặt ra những câu hỏi để bảo vệ lớp vỏ khí và tầng ô zôn chúng ta phải làm gì ? Dựa vào sự hiểu biết ở phần trên những nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí và thực tế đời sống các em có thể đề ra một số biện pháp như phải sử lý khói bụi trước khi thải ra ngoai không khí phải tăng cường sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo giảm tối thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô zôn, nên đun nấu , nung bằng gas đồng thời tích cực trồng cây gây rừng để làm trong lành bầu không khí điều hòa khí hậu. Đến bài 23: Sông và hồ Sau khi cho học sinh quan sát tranh ảnh và mô hình về sông hồ tôi yêu cầu các em kết hợp với thực tế khi đi chơi hoặc về quê đi qua các cây cầu hoặc dòng sông hình thành khái niệm thế nào là một con sông, một cái hồ? Học sinh có thể dễ dàng phát biểu khái niệm về sông là dòng nước chảy tự nhiên, thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Tôi đặt vấn đề tiếp vậy nguồn nước cung cấp cho sông là do đâu ? Mực nước sông thay đổi như thế nào trong năm. Dựa vào thông tin trong SGK và kiến thức thực tế học sinh có thể trả lời được nguồn cung cấp nước cho sông ở nước ta là do mưa, mưa thay đổi theo mùa nên mực nước của sông cũng thay đổi theo mùa, mùa mưa nước sông lớn có thể gây lũ lụt mùa khô nước sông cạn không đủ nước có thể gây ra hạn hán ảnh hưởng tới sản xuất gây mất mùa. Tiếp theo cho các nhóm thảo luận về vai trò của sông và hồ với đời sống con người và tự nhiên. Sau khi thảo luận các tổ thống nhất rút ra kết luận sông ngòi có vai trò quan trọng đối với tự nhiện và đời sống con người: Nó cung cấp nước ngọt, cung cấp thủy sản giao thông vận tải bồi đắp phù sa cho đồng bằng nuôi trồng thủy sản, du lich, thủy điện… . Từ đó Tôi

File đính kèm:

  • docGiang day dia ly lop 6 gan voi thuc te va GD moi truong.doc