Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, hơn 10 năm qua, Đảng và Chính phủ đã ra những nghị quyết, chỉ thị trong đó khẳng định rằng để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cần
15 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 25708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1/ Đặt vân đề :
Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, hơn 10 năm qua, Đảng và Chính phủ đã ra những nghị quyết, chỉ thị trong đó khẳng định rằng để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cần “Đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, từ phổ thông đến đại học…”. Đòi hỏi này chỉ có thể được thực hiện tốt, đầy đủ khi đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong các trường học theo tinh thần Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của TTCP- “Chú trọng việc chuẩn hóa nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật chính khóa cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú”.
Pháp luật đối với nhà nước là công cụ, là phương tiện tổ chức hoạt động của chính mình, là sự ghi nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và xã hội, là phương tiện quản lý xã hội có hiệu lực nhất. Việc ban hành pháp luật thuộc chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc thực thi pháp luật là của công chức Nhà nước và mỗi công dân. Để thực hiện đúng pháp luật của nhà nước cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Vì vậy, tuyên truyền giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống giáo dục chung của Đảng và Nhà nước nhằm giáo dục đạo đức, ý thức pháp luật, xây dựng các văn bản luật, tổ chức thực hiện tốt pháp luật và góp phần xây dựng con người mới XHCN, phát huy quyền làm chủ nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kì mới .
Tuyên truyền giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên hoạt động thực hiện giáo dục pháp luật, là cầu nối để chuyền tải pháp luật vào đời sống xã hội, vì pháp luật muốn phát huy được tác dụng và hiệu quả thông qua con người hiểu biết pháp luật. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Nghị quyết Đại hội X, Đảng ta khẳng định: "Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia cuộc vận dộng thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc theo hiến pháp và luật pháp trong cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội ".
Trong thực tế cuộc sống các vụ vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm nói riêng do nhiều nguyên nhân song trong đó luôn chứa ẩn nguyên nhân sâu xa là ý thức pháp luật và thi hành pháp luật. Từ đó tôi nhận thấy việc giáo dục pháp luật cho toàn dân hiện nay có tính cấp thiết của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế từ trung ương đến cơ sở nhằm làm cho mọi người, mọi thành viên trong xã hội nhận thức và hành động đúng theo pháp luật, hạn chế tối đa các vụ việc vi phạm pháp luật là do không hiểu biết pháp luật mà trong đó việc giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ nói chung, thế hệ công dân nhỏ tuổi đang là học sinh trong các trường học là một phần không thể thiếu, đây cũng là một trong những chiến lược để đảm bảo cho thế hệ công dân tương lai có kiến thức về pháp luật, làm chủ bản thân và xã hội, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân.
Với ý nghĩa nêu trên, tôi chọn đề tài "Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường phổ thông ".
Nội dung đề cập vấn đề giáo dục pháp luật trong các nhà trường dưới góc độ tổng hợp trong thời gian thực tập. Dựa trên cơ sở thực tiễn ở trường THCS Châu hóa, xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa để tổng hợp, phân tích từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị.
2/ Cơ sở lý luận :
2.1-Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội:
2.1.1- Khái niêm pháp luật trong xã hội XHCN Việt Nam:
Pháp luật trong xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra, mang tính chất bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản do Nhà nước Xã hội chủ nghĩa ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, trên cơ sở giáo dục mọi người tôn trọng và thực hiện .
Pháp luật là sản phẩm của hoạt động nhà nước, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân mang bản chất của giai cấp công nhân, pháp luật của nhà nước ta không chỉ có tính giai cấp mà còn mang tính nhân dân, tính dân tộc được phát triển từng bước cùng với sự tiến triển của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.
2.1.2-Khái niệm pháp chế XHCN :
Pháp chế XHCN là sự tuân thủ và chấp hành một cách thường xuyên chính xác, đầy đủ và nghiêm chỉnh những luật, những văn bản dưới luật của các cơ quan nhà nước, các viên chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tập thể lao động và mọi công dân.
Như chúng ta đã biết xã hội là một cộng đồng người, thường xuyên nãy sinh những quan hệ, cần phải có những nguyên tắc, những tiêu chuẩn hợp lý để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội.
2.1.3-Mối quan hệ giữa pháp luật và pháp chế :
Pháp luật và Pháp chế có mối quan hệ mật thiết với nhau, pháp luật và pháp chế là hai khái niệm khác nhau nhưng không tách rời nhau và có sự tác động lẫn nhau, trong mối quan hệ này thì pháp luật là tiền đề là cơ sở của pháp chế. Pháp luật chỉ thực sự có hiệu lực khi nó dựa trên cơ sở vững chắc của pháp chế, ngược lại pháp chế củng cố và tăng cường khi có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ phù hợp và kịp thời .
2.1.4- Vai trò của pháp luật:
+ Vai trò của pháp luật đối với kinh tế: pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường, hành lang, khung pháp lý cho các quan hệ kinh tế tồn tại, là phương tiện để nhà nước quản lý các hoạt động kinh tế, là phương tiện để góp phần hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.
+ Vai trò của pháp luật đối với hệ thống chính trị:
- Đối với Đảng lãnh đạo:
Pháp luật là phương tiện để Đảng lãnh đạo trên quy mô toàn xã hội.
Là phương tiện để Đảng kiểm tra mọi họat động của Nhà nước và kiểm tra đường lối của mình.
- Đối với Nhà nước:
Pháp luật là phương tiện tổ chức mọi hoạt động chính của Nhà nước, là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
- Đối với các tổ chức chính trị, xã hội:
Pháp luật là phương tiện để đảm bảo cho quần chúng nhân dân lao động tham gia quản lý xã hội thông qua các tổ chức chính trị, xã hội của mình .
+ Vai trò của pháp luật đối với xã hội:
Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và bảo vệ trật tự và ổn định xã hội, thiết lập công bằng xã hội, là phương tiện để định hướng cho các hành vi xử sự hợp quy luật của con người, pháp luật là phương tiện quan trọng để giáo dục mọi người.
Pháp luật là cơ sở giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, pháp luật thể hiện sức mạnh của nhà nước, quyền lực của công dân một cánh công khai, có ý nghĩa răn đe phòng ngừa đối với mọi người đồng thời là cơ sở xử lý và trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật .
2.2.Vai trò của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật:
2.2.1.Khái niệm giáo dục pháp luật:
Giáo dục là quá trình tác động định hướng của nhân tố chủ quan lên khách thể giáo dục. Giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.
Giáo dục pháp luật trước hết là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định thành một hệ thống của Đảng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội với mục đích thiết lập ý thức pháp luật dưới dạng lòng tin, thói quen, động cơ của hành vi tích cực thực hiện đúng pháp luật của con người. Như vậy, giáo dục pháp luật có tính độc lập tương đối so với các dạng giáo dục khác. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật phải được xem là một phương hướng giáo dục trong hệ thống giáo dục chung của đất nước, có như vậy mới nhanh chóng nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho nhân dân ta.
Trong thực tế những tội phạm, công dân vi phạm pháp luật một phần là do nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật vì vậy khi vi phạm pháp luật mới thấy rõ tác hại của việc không nhận thức đúng pháp luật dẫn đến hậu quả sai lầm. Do vậy, công tác giáo dục pháp luật cần được triển khai trong các tầng lớp nhân dân, mà trong đó phải trang bị kiến thức pháp luật cho công dân từ lúc còn lứa tuổi đi học.
2.2.2 Vai trò của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật:
Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật nhằm áp dụng về hiệu quả pháp luật vào đời sống xã hội, nó là chiếc cầu nối để chuyển tải pháp luật vào đời sống bởi vì pháp luật có được thực hiện nghiêm minh hay không thì đấy là khâu đầu tiên tạo ra cho mọi người hiểu biết pháp luật. Nếu không làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật để cho mọi người hiểu, nhận thức đúng đắn thì pháp luật dù có đúng, phù hợp đi nữa thì cũng chỉ dừng lại trên giấy tờ mà thôi. Đồng chí Đỗ Mười - Nguyên Tổng bí thư trung ương Đảng khẳng định: Một xã hội có kỷ cương, kỷ luật phải được xây dựng trên ý thức giáo dục mọi thành viên và cả cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân theo hiến pháp và pháp luật. Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ: Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật cho toàn dân, gắn quyền hạn với trách nhiệm, lợi ích với nghĩa vụ của công dân, tôn trọng kỷ cương, trật tự xã hội,...
2.2.3 Nội dung của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật:
Nội dung của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục pháp luật, nó xác định trên cơ sở hình thức, mục đích, đối tượng và chủ thể của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật.
Mỗi đơn vị trường học đếu có chương trình, kế hoạch cụ thể để phổ biến tuyên truyền giáo dục các kiến thức cơ bản về quyền và nghiã vụ của công dân, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của nhà nước, hệ thống pháp luật cho học sinh, cán bộ công nhân viên của từng đơn vị trường học bao gồm những chủ trương chung của huyện, nghị quyết của Đảng bộ, nghị quyết của từng đoàn thể, các luật có liên quan như: Luật giao thông đường bộ, luật phòng chống ma túy, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật hôn nhân gia đình, luật khiếu nại tố cáo,...
3/ Cơ sở thực tiễn:
3.1.Đặc điểm tình hình chung:
Trường THCS Châu Hóa nằm trên địa bàn xã Châu Hóa, một xã bãi ngang của huyện Tuyên Hóa, có dân cư đông, diện tích tự nhiên rộng, đời sống nhân dân còn khó khăn, tuy nhiên việc chăm lo cho giáo dục được chính quyền, nhân dân luôn quan tâm với trách nhiệm cao, trên toàn xã có 1 trường THCS, 2 trường TH, 1 trường mầm non. Riêng trường THCS Châu Hóa thuộc khu vực tập trung đông dân cư do đó có phức tạp trong sinh hoạt, nhất là dễ ảnh hưởng đến tình hình đạo đức của học sinh.
Năm học 2012 - 2013 trường THCS Châu Hóa có 351 học sinh với 11 lớp, trong năm qua nhà trường đã có nhiều biện pháp tích cực để giữ vững nề nếp kỷ cương và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Truyền thống của nhà trường là luôn giữ vững kỷ cương, nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến, xây dựng trường đạt cơ quan văn hóa, đặc biệt trong năm học 2012-2013 là năm thứ bảy thực hiện cuộc vận động hai không của ngành giáo dục đề ra.
3.2. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật (GDPL) của trường THCS Châu hóa:
Mỗi năm học nhà trường thành lập tổ tuyên truyền giáo dục pháp luật do đồng chí hiệu trưởng làm tổ trưởng, các thành viên gồm tổng phụ trách đội, đoàn thanh niên, các giáo viên phụ trách bộ môn giáo dục công dân và các giáo viên chủ nhiệm lớp. Riêng các giáo viên bộ môn giáo dục công dân hằng năm đều được bồi dưỡng, bổ sung các kiến thức về pháp luật để nắm bắt kịp thời những văn bản luật mới nhằm kịp thời bổ sung trong bài dạy trong chương trình.
Đối với nhà trường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được nhà trường chú trọng, ngoài việc thực hiện theo đúng yêu cầu giảng dạy của ngành giáo dục, nhà trường luôn tập trung tổ chức các chuyên đề giáo dục, tìm hiểu pháp luật để nâng cao kiến thức về pháp luật cho giáo viên và học sinh, hằng năm đều kết hợp với tư pháp xã, công an xã mở lớp giáo dục pháp luật cho một số học sinh chậm tiến, tổ chức tốt các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do ngành cấp trên tổ chức, cụ thể trường được huyện cấp giấy khen trong việc thực hiện tốt các cuộc thi tìm hiểu pháp luật...
4/ Một số biện pháp thực hiện :
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên được cấp ủy Đảng và lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ dạo mà nhất là khi có chỉ thị 03/1998/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được tăng cường về mọi mặt nên đạt được những kết quả cụ thể :
+ Các nội dung pháp luật được tuyên truyền phổ biến :
Ngoài các nội dung pháp luật tuyên truyền, phổ biến theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ giáo dục được tiến hành giảng dạy trong chương trình chính khóa, nhà trường đã tuyên truyền phổ biến giáo dục thường xuyên các văn bản pháp luật như: Luật hình sự, luật dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, nghĩa vụ quân sự , luật phòng chống ma túy, luật giao thông đường bộ, luật di sản văn hóa, luật phòng cháy chữa cháy, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai, luật bầu cử đại biểu quốc hội, nghị quyết 35/QH 10 về thi hành luật hôn nhân và gia đình. Ngoài văn bản luật còn phổ biến hướng dẫn các văn bản dưới luật nhiệm vụ chính trị của ngành và các trường học nhằm làm cho học sinh và đội ngũ thầy cô giáo nắm vững các nội dung về luật để thực hiện tốt .
+ Các hình thức tuyên truyền :
Trong nhà trường thường xuyên tổ chức các hình thức tuyên truyền phong phú như đưa vào các chương trình đố vui ôn tập cho học sinh vào ngày thứ hai hàng tuần, tổ chức phát thanh măng non thường xuyên lồng các nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật .
+ Tuyên truyền miệng:
Đây là hình thức được thực hiện đều đặn, có chất lượng ở nhà trường, là hình thức chiếm ưu thế và phát huy tác dụng hơn so với các hình thức khác: với đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân, vừa là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên, các đoàn thể đã tạo ra mạng lưới tuyên truyền viên pháp luật đều khắp trong đội ngũ và học sinh. Trong 2 năm có trên hàng ngàn lượt tham gia học các văn bản pháp luật .
+ Về công tác tập huấn pháp luật cho đội ngũ giáo viên và là tuyên truyền viên:
Trong năm học phòng giáo dục huyện mở lớp tập huấn cho tất cả giáo viên phụ trách môn giáo dục công dân vừa là báo cáo viên, tuyên truyền viên tham dự .
+ Biên soạn tài liệu tuyên truyền:
Đây là hình thức mà nhà trường chú trọng đầu tư phân công giáo viên nghiên cứu để tuyên truyền rộng rãi cho học sinh
+ Tủ sách pháp luật của trường:
Hiện nay tại trường đã có tủ sách pháp luật đầy đủ lưu trữ có khoa học nhằm phục vụ giáo viên và học sinh có nhu cầu tìm hiểu, tra cứu đến khai thác.
+ Thi tìm hiểu pháp luật :
Đây là điểm nổi bật trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, huy động được đông đảo các em học sinh tham gia. Trong 2 năm đã tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi như tìm hiểu như luật phòng chống ma túy có hơn 900 bài dự thi, tìm hiểu luật giao thông đường bộ có 351 bài dự thi, thi vẽ tranh ATGT, Viết cam kết thực hiện an toàn giao thông, hầu hết các cuộc thi tìm hiểu pháp luật được nhà trường tổ chức chu đáo và có hiệu quả giáo dục thiết thực .
+ Tuyên truyền pháp luật thông qua trực quan :
Là hình thức có hiệu quả thiết thực kịp thời nhất ở trong nhà trường và trên địa bàn dân cư, trong năm nhà trường đều dành kinh phí cho việc làm các panô, áp phích có nội dung cô động nhằm giáo dục ý thức thường xuyên chấp hành luật pháp trong học sinh và đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Đối với trường THCS Châu hóa thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật như đảm bảo giảng dạy chương trình giáo dục pháp luật theo quy định, tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa về nội dung, chủ đề về tuyên truyền giáo dục pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, tổ chức ở địa phương để cùng giáo dục học sinh , kết qủa trong các năm qua học sinh của trường chưa có trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng xảy ra. Học sinh nhà trường được địa phương và nhân dân đánh giá cơ bản là tốt về hạnh kiểm, đạo đức.
Tóm lại để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho học sinh trong thời gian qua nhà trường đã thực hiện các giải pháp chung như sau:
+ Hằng năm học nhà trường thành lập ban Giáo dục pháp luật nhằm giúp việc và tham mưu trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, tổ chức giảng dạy đủ các nội dung chương trình sách giáo khoa của bộ môn GDCD nhất là việc sắp xếp đưa nội dung giáo dục pháp luật vào các tiết ngoại khóa.
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên trong đó các giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân phải luôn nghiên cứu nắm vững các kiến thức về luật pháp để giảng dạy tốt bộ môn, giúp học sinh nắm vững các kiến thức về pháp luật và áp dụng làm đúng theo pháp luật.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đi đôi với việc kiểm tra áp dụng pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật, năng lực vận dụng pháp luật đối với giáo viên và học sinh, trong đó có việc làm gương và nêu gương điển hình .
+ Phát huy vai trò của nhà trường trong việc chỉ đạo tổ chức giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú trong đó giải quyết tốt việc khiếu nại tố cáo, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật...
+ Xây dựng điểm câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật, trường học không có học sinh vi phạm pháp luật, thông qua các phong trào của các tổ chức đoàn thể, học sinh vận động mọi người chấp hành pháp luật, xây dựng cơ quan văn hóa, thôn xóm văn hóa, giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức văn hóa.
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả giờ dạy trong nhà trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường, có tổng kết khen thưởng những cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong các cuộc thi, việc làm này phải thường xuyên và có kế hoạch cụ thể trong từng năm học .
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hình thức tuyên truyền như thông tin, phát thanh nội bộ, tuyên truyền miệng, phát hành các tài tiệu phổ biến pháp luật dễ hiểu, dễ nhớ, tổ chức các đợt tuyên truyền cổ động, dùng panô , áp phích trực quan để thông tin rộng rãi cho học sinh và mọi người cùng biết cùng làm theo pháp luật.
+ Nhà trường chủ động kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể ở địa phương như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, các đơn vị cơ quan trên địa bàn ...để cùng làm tốt việc giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng thuộc đơn vị mình phụ trách, trong đó hằng năm trường kết hợp với công an xã mở lớp giáo dục pháp luật cho một số đối tượng học sinh có biểu hiện chưa tốt về hạnh kiểm .
+ Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường được xem là một công tác trọng tâm hàng năm của cơ sở đảng .Tăng cường pháp chế XHCN, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường học.
5/ Những kết quả đạt được :
5.1. Những kết quả cụ thể :
Trong năm thực hiện theo các giải pháp trên nhà trường đã đạt được cơ bản những kết quả tốt, hằng năm tỉ lệ học sinh khá tốt về hạnh kiểm tăng, số học sinh hạnh kiểm yếu giảm và không có học sinh vi phạm pháp luật
Ý thức kỉ luật trong học sinh được nâng lên góp phần cho việc nâng cao chất lượng văn hóa .
Các năm qua nhà trường đều được trên công nhận là đơn vị có đời sống văn hóa tốt .
5.2. Những tồn tại và nguyên nhân:
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tồn tại và nguyên nhân sau:
- Về tổ chức và hoạt động của ban giáo dục pháp luật chưa tạo ra được bước đột phá, chưa thực sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng, trách nhiệm của từng thành viên chưa được phân rõ còn mang tính hình thức, chưa phát huy được vai trò chỉ đạo công tác phổ biến giáo dục pháp luật .
- Về hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nhà trường chưa đều, chỉ tập trung phổ biến các văn bản trong nội bộ cơ quan do đó cán bộ công chức chưa góp phần vào công tác dân vận mà cụ thể là tuyên truyền pháp luật .
- Về kinh phí đầu tư cho việc trang bị cơ sở vật chất và hoạt động của công tác giáo dục pháp luật còn hạn chế. Việc khai thác tủ sách pháp luật ở trường học còn hạn chế, cán bộ quản lý trường học chưa cập nhật thông tin những văn bản mới thay thế những văn bản đã hết hiệu lực .
- Đội ngũ giáo viên tuyên truyền pháp luật đã được bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng chưa phát huy hiệu quả, hoạt động còn kém chất lượng, một số cán bộ giáo viên chưa thật sự đầu tư cho việc nâng cao hiểu biết về pháp luật, mặt khác việc cung cấp tài liệu cho lực lượng này chưa được thường xuyên.
5.3. Những bài học kinh nghiệm :
Từ lý luận và thực tiễn của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường thời gian qua tôi xin rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng là hết sức quan trọng, các trường học, các tổ chức cơ sở Đảng tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên thì vai trò lãnh đạo điều hành sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
Hai là: Các ban, ngành, đoàn thể trong từng nhà trường cần chủ động đề ra phương hướng cụ thể trong việc phối hợp tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh ngay từ đầu mỗi năm học.
Ba là: Phải biết tham mưu, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương để cùng tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh .
Bốn là: Phải luôn suy nghĩ, tìm tòi những phương thức mới, hình thức
tuyên truyền mới để tổ chức việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh có hiệu quả nhất, trong đó chú trọng việc nêu gương và điển hình .
Năm là: Chú ý việc đầu tư các phương tiện, tài liệu, trang thiết bị và kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường.
Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường hiện nay có một ý nghĩa rất quan trọng một việc làm không thể thiếu trong việc thực thi pháp luật, giữ gìn trật tự xã hội vì vậy không thể xem nhẹ mà đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của các cấp ủy Đảng, các nhà trường bởi vì tuyên truyền giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ chính là nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm cho mỗi học sinh là những người làm chủ tương lai của đất nước, đào tạo một thế hệ công dân tương lai biết " Sống và làm việc theo pháp luật". Cùng với việc tổ chức thực hiện việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong các nhà trường cho học sinh,cần có những biện pháp tích cực trong việc ngăn ngừa và đồng thời xử lý nghiêm minh đúng qui định đối với các trường hợp vi phạm nội qui nhà trường trong trong học sinh .
Việc tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó khâu quan trọng không thể thiếu đó là công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho mọi người trong đó có lực lượng học sinh trong các trường học. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu: Đổi mới, xây dựng, quá trình xây dựng luật, ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền giáo dục pháp luật tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh.
6/ Kết luận :
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và đảm bảo các quyền của công dân, chống tệ quan liêu cửa quyền, ức hiếp quần chúng trong bộ máy lãnh đạo và các cấp quản lý, thực hiện mục tiêu "dân giàu ,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ ,văn minh", thực hiện có nề nếp phương châm " Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", tất cả vì dân, do dân.
Nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ các quyền của công dân, ngăn ngừa những biểu hiện lộng quyền, thiếu trách nhiệm đối với công dân. Đồng thời bảo đảm cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và các công dân.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nêu cao vai trò vị trí của cơ quan quyền lực, cơ quan đại diện nhân dân các cấp hoạt động đúng chức năng ,nhiệm vụ và quyền hạn theo hiến pháp và luật pháp quy định,đồng thời tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội bằng pháp luật.
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, việc trang bị tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm và thói quen pháp luật cho nhân dân lao động là trách nhiệm của các tổ chức đảng, của tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế... trong đó, trước hết thuộc về hệ thống các cơ quan có chức năng giáo dục, đào tạo con người.
Mỗi công dân phải luôn tìm hiểu để nắm vững pháp luật, trong đó mỗi công dân học sinh phải ra sức học tập rèn luyện nâng cao hiểu biết về pháp luật để chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc khi lớn lên bước vào xã hội tương lai. Mỗi học sinh phải có trách nhiệm giúp đỡ, vận động mọi người tìm hiểu pháp luật và làm theo pháp luật, đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm pháp luật, mọi xử sự trong cuộc sống phải văn minh, lịch sự, đạo đức. Mọi công dân, các tổ chức đều phải thực hiện "Sống, làm việc theo hiế
File đính kèm:
- gd phap luat trong truong pt.doc