Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn âm nhạc

Là một giáo viên mầm non. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh sau này. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ.Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ.Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Thông qua Âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác.

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 57080 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt môn âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. BIÊN HÒA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG MẦM NON TAM HÒA ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC GIÁO VIÊN:VŨ THỊ NGHĨA LỚP :CHỒI 2 NĂM HỌC: 2013 - 2014 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tam Hòa, ngày 25 tháng 10 năm 2013 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI HỌC TÔT MÔN ÂM NHẠC Họ và tên: Vũ Thị Nghĩa Năm sinh: 1983 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Mầm Non Tam Hoà - TP. Biên Hoà MỞ ĐẦU : I . Lý do chọn đề tài : Là một giáo viên mầm non. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh sau này. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ.Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ.Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Thông qua Âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng  trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh  hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi với những âm sắc réo rắt, tiết tấu sôi nổi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi… Bài hát êm dịu, trầm lắng sẽ đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng có khi cảm giác lại buồn…..Với tôi khi dạy giờ âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp. Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ, học tập và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được. II. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các cháu lớp Chồi 2 trường mầm non Tam Hoà, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Năm học: 2012 2013. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn âm nhạc. III.Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: T¹o m«i tr­êng häc tËp Tæ chøc tiÕt häc nhÑ nhµng linh ho¹t §­a øng dông CNTT vµo c¸c tiÕt häc. Sö dông c¸c lo¹i nh¹c cô ®a d¹ng. 5. Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ 6. KÕt hîp ©m nh¹c víi c¸c m«n häc kh¸c 7. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng cho trẻ: B. NOÄI DUNG TỔNG QUAN A. Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại Lớp Chồi 2 thuộc trường mầm non Tam Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. B. Đặc điểm tình hình lớp: Năm học 2012 - 2013 lớp tôi có 38 cháu và 2 cô là: GV 1: Vũ Thị Nghĩa GV 2: Nguyễn Thị Hà. Thuận lợi: Cả 2 giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, có lòng yêu thương trẻ và được đa số các bậc phụ huynh tin tưởng và tín nhiệm và cả 2 cô đều có trình độ sư phạm. Hai giáo viên cùng là người yêu thích hoạt động âm nhạc và có chút năng khiếu về hoạt động này. - Lớp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: Máy vi tính, đàn, ti vi, đầu đĩa… phù hợp với trẻ. - Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ … - Trẻ thích hát từ khi còn rất nhỏ, gần như khi biết nói là trẻ bắt đầu học hát, trẻ được người lớn dạy cho nhiều bài hát, cũng như hiểu nội dung bài hát. Chính điều này mà một phần nào đó trẻ đã được làm quen với môn âm nhạc. Điều đó giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chuyển tải kiến thức. - Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ được thể hiện và nâng cao tính tự tin. Khó khăn: - Đa số các cháu nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia phát biểu. Giờ học còn chưa chú ý nhiều. Kỹ năng thực hiện các hoạt động của cháu còn hạn chế. - Một số chủ đề khó khai thác tư liệu. Khả năng âm nhạc của trẻ thì không đồng đều. C. Điều tra cơ bản: - Vào đầu năm học: 2012 – 2013, khi được BGH nhà trường phân công nhận chăm sóc và giáo dục c/c của lớp Chồi 2. Qua những ngày đầu tôi nhận thấy đa số trẻ trong lớp mình đều chưa có ý thức trong giờ học, chưa biết làm theo các yêu cầu của cô . Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động của tôi luôn bị trầm, chưa đạt yêu cầu. Chính vì thế, tôi và đồng nghiệp trong lớp đã cùng nhau thảo luận, kết hợp trao đổi thêm kinh nghiệm với giáo viên trong trường, tham khảo thêm các tài liệu để tìm ra một số giải pháp giúp trẻ lớp mình có hứng thú tham gia vào giờ học hơn. + Công tác chủ nhiệm: - Vào đầu năm học, tôi đã đưa ra kế hoạch và trao đổi với giáo viên trong lớp kết hợp thực hiện đề tài nghiên cứu. Học tập và trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trong trường có nghiên cứu đề tài cùng với mình để có những phương pháp giáo dục hay hơn. + Nhận thức của bản thân: - Để giúp trẻ tham gia học tốt bộ môn âm nhạc, qua đó góp phần tạo cho trẻ khí chất nhanh nhẹn hơn. Nhằm hoàn thành tốt đề tài mà mình đang nghiên cứu, tôi đã đề ra kế hoạch cho mình và giáo viên trong lớp để cùng hỗ trợ nhau trong việc thực hiện đề tài và nhiệm vụ đã được giao trong năm học. d. Trình bày kinh nghiệm: - Để giúp trẻ có hứng thú và tham gia học tốt môn âm nhạc, bản thân tôi đã thực hiện một số phương pháp sau: 1/ Tạo môi trường học tập - Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ. - Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý tưởng cá nhân, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do. - Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. - Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. - ĐÓ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa. - Tại góc âm nhạc, t«i còng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc. 2/ Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt - Vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ: Có thể sử dụng những dồ dùng vật thật hay những câu đố, những đoạn clip làm nổi bật chủ đề dạy. Ví dụ: Ở chủ đề thực vật dạy bài hát “Màu hoa” cô giáo có thể trang trí ở lớp một số loại hoa tươi để thu hút trẻ. - Ở chủ đề động vật dạy bài hát “Đố bạn” cô dùng các câu đố về các loại động vật… - Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm. Ví dụ: Tổ chức dạy hát là trọng tâm thì có thể cho trẻ tập hát nhanh - chậm, hát to - nhỏ, hát nối tiếp nhau…. - Tæ chức biểu diễn có thể sử dụng nhiều hình thức như: Múa, hát, hát đối. 3/ Đưa ứng dụng CNTT vào các tiết học. - Thường xuyên vào các trang web như: you tobe.com, blog socnhi.com, nhac cua toi.vn, zing me.mp3…để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, sdile show, video clip ….kết hợp với các phần mềm: pwerpoint, auditions CS6, photoshop…®Ó sử lí hình ảnh, cắt nhạc và sử dụng trong bài dạy. Ví dụ: Ở chủ đề bản thân: Bài hát “Anh tý sún” Sử dụng đoạn clip “Đánh răng buổi tối của Bo và ba Nam”. - Ở chủ đề động vật: dạy bài hát “Đố bạn” Có thể kết hợp cho trẻ xem clip “Thế giới động vật” tương ứng vào mỗi câu hát, đến câu hát về con vật nào thì trẻ xem hình ảnh tương ứng về con vật đó…Trẻ có thể vừa hát vừa bắt chước các hành động của con vật trong bài hát như: Khỉ, voi, gấu…Tiết học của trẻ sẽ thêm vui nhộn và sinh động hơn. - Với những bài hát nghe thuộc làn điệu dân ca, cô có thể cho trẻ xem hình ảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan họ ở hội Lim. Khi trẻ được trực tiếp xem các đoạn video clip trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn với những làn điệu dân ca đó. Ví dụ: - Với những bài hát của đồng bào các dân tộc, tôi đưa hình ảnh về các lễ hội của đồng bào các dân tộc: Thái, Tây Nguyên… Hát “inh lả ơi” Dân ca dân tộc Thái. Hát: “múa với bạn tây nguyên” Với các bài hát về Bác Hồ, khi nghe bài hát “Ai yêu nhi dồng bằng Bác Hồ Chí Minh” kết hợp cho trẻ xem các hình ảnh, clip về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi…trẻ sẽ thấy Bác Hồ rất hiền từ giống như một người ông rất gần gũi với các cháu: - Víi những trò chơi âm nhạc, tôi sưu tầm những âm thanh gần gũi trong thực tế như các hiện tượng thiên nhiên: Tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi rì rào, tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót véo von…Những âm thanh trong cuộc sống (tiếng còi tàu, tiếng còi ô tô, tiếng gà gáy…) ®Ó phát triển sự nhạy cảm và tai nghe cho trẻ. 4/ Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng: Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán tôi sẽ thay đổi ngay. Ví dụ như: Dùng lời kích thích trẻ : “Hôm nay góc âm nhạc có đồ dùng đồ chơi mới, các con hãy đến thử xem”. Mỗi lần nên thay đổi 3-4 đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới. Ví dụ như dưới sự giúp đỡ của cô trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự phát hiện ra âm thanh của chén sành chén sứ khi chứa lượng nước khác nhau, thì các chén tạo ra âm thanh khác nhau. Giáo viên gợi ý cho trẻ biết phối hợp những đồ dùng đồ chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách… trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết. Ví dụ về đàn tranh, sau khi cô giới thiệu chọn tiếng đàn tranh trong đàn organ, cô cho trẻ nghe một bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ. 5/ Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ: - Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các trang phục làm từ ruy băng, giấy màu các loại, trang kim, phế liệu…Cô và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc. - Rèn nề nếp kỹ năng cho trẻ: Qua các tiết học và hoạt động, tôi rèn cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn khi lên biểu diễn. - Tìm cách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: chủ điểm “nghề nghiệp” khi dạy với đề tài: “bác đưa thư vui tính”, tôi hóa trang và đóng vai bác đưa thư để gây sự hứng thú cho trẻ. 6/ Kết hợp âm nhạc với các môn học khác: - Tôi thường xuyên chú ý lồng ghép âm nhạc vào các môn học khác ở các bài phù hợp để trẻ được ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi, mặt khác qua nội dung lồng ghép này các môn học khác cũng trở nên phong phú sinh động hơn. - Tæ chức chương trình biểu diễn văn nghệ nhân các ngày hội, ngày lễ để 100% trẻ được tham gia tạo cho trẻ sự mạnh dạn tự tin. 7/ Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng cho trẻ: - Trẻ biết thực hiện các kỹ năng cần thiết cho lứa tuổi: Vỗ, gõ múa( với những vận động cơ bản)trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn và linh hoạt qua việc trẻ thực hiện hoạt động âm nhạc. - Thường xuyên chú ý đến việc giúp trẻ cảm thụ âm nhạc trong cuộc sống theo bản năng vốn có và kỹ năng yêu thích âm nhạc của từng cá nhân trẻ. - Rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: nhún chân, cuộn tay, lắc mông… nhịp nhàng theo lời bài hát. - Vận động và múa sáng tạo là cách làm  trẻ vui thích để phát triển kỹ năng thể chất. Múa tạo cơ hội để trẻ giải tỏa năng lượng, kích thích trí tưởng tượng và phát huy tính sáng tạo. Múa sáng tạo bao gồm những cử động thân thể nhằm truyền đạt một nội dung hình ảnh (ví dụ một cơn gió), một ý tưởng (ví dụ một cuộc hành trình) hoặc một cảm giác (ví dụ sức mạnh). - Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ. Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau mà không trùng với vận động của bạn. v KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ : - Sau khi thực hiện các biện pháp trên tại nhóm lớp mình, tôi thấy giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. Một số cháu còn tham gia vào đội văn nghệ của lớp( cháu Gia Hân, Bảo Trân, Khánh Băng, Hải Lam…). và biểu diễn rất tự tin, mạnh dạn. - Sau khi được học lớp bồi dưỡng về CNTT, tôi sẽ cùng một số giáo viên trong trường làm giáo án điện tử phục vụ cho các tiết học âm nhạc. Việc giúp trẻ học tốt và hứng thú với môn âm nhạc là điều mà tôi nghĩ là ai cũng mong làm được vì vậy cần tận dụng các biện pháp lồng ghép các môn học khác sao cho phù hợp và gây hứng thú đối với trẻ. - Trao đổi học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đông nghiệp. - Cô giáo cần tích cực sưu tầm nhiều hình ảnh tư liệu có liên quan đến chủ đề âm nhạc cần dạy. - Gần gũi động viên trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng tập thể. - Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt hơn. - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh để phối hợp giữa gia đình và nhà trường để chăm sóc giáo dục trẻ. TM. HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH PB/ P. HIỆU TRƯỞNG Người thực hiện Vũ Thị Nghĩa PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TRƯỜNG MẦM NON TAM HÒA NĂM HỌC: 2013 -2014 GIÁO VIÊN:DIỆP THÚY OANH LỚP :CHỒI 2 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VỆ SINH CHO TRẺ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tam Hòa, ngày 10 tháng 11 năm 2012 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : Giáo Dục Đạo Đức Cho Trẻ Nhà Trẻ Họ và tên: Trần Thị Ngọc Lan (B) Năm sinh: 1962 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Mầm Non Tam Hoà - TP. Biên Hoà A. MỞ ĐẦU : I . Lý do chọn đề tài : - Trong công tác giáo dục các cháu phát triển toàn diện về 5 mặt đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ và lao động. - Là một giáo mầm non theo tôi đạo đức tốt với các cháu là yếu tố quan trọng làm nền tảng cho việc phát triển cho các cháu sau này.Năm học 2011- 2012 tôi dạy ở nhóm trẻ với độ tuổi 18 – 24 tháng. - Từ đầu năm học tôi đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho các cháu cụ thể là giáo dục lễ giáo. - Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ rất quan trọng vì để hình thành nhân cách cho trẻ rèn những đức tính tốt, ngay từ tuổi nhà trẻ và khi lên mẫu giáo để duy trì cho trẻ tính thật thà , lễ phép, trung thực và can đảm. II. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các cháu nhóm 4 trường mầm non Tam Hoà, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp rèn trẻ giáo dục đạo đức cho trẻ nhà trẻ. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp giáo dục Phương pháp quan sát Phương pháp kết hợp giữa gia đình và giáo viên B. NOÄI DUNG: I. TỔNG QUAN: 1. Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện nhóm 4 thuộc trường mầm non Tam Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. 2. Đặc điểm tình hình lớp: Năm học 2011- 2012 lớp có 25 cháu và 2 cô : GV 1: Huỳnh Thị Ngọc Thủy GV 2: Trần Thị Ngọc Lan Thuận lợi: - Cả 2 giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, có lòng yêu thương trẻ và được đa số các bậc phụ huynh tin tưởng và tín nhiệm. và cả 2 cô đều có trình độ sư phạm. Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà Trường Khó khăn: - Đa số các cháu còn bé mới đi học nên còn quấy khóc nhiều, còn nhiều cháu chưa biết ăn, uống sữa đút từng muỗng nên việc nuôi dạy các cháu còn gặp nhiều khó khăn. a. Điều tra cơ bản: - Vào đầu năm học khi được BGH nhà trường phân công nhận chăm sóc và giáo dục c/c của nhóm 4. Qua những ngày đầu tôi nhận thấy đa số trẻ trong lớp mình đều chưa có được một số thói quen, nề nếp lễ giáo tốt: Khi có khách vào lớp, c/c chưa biết đứng lên chào hỏi, khi đưa hay nhận đồ dùng cho người lớn c/c chưa biết sử dụng bằng hai tay,… b. Công tác chủ nhiệm: - Vào đầu năm học, tôi đã đưa ra kế hoạch và trao đổi với giáo viên trong lớp kết hợp thực hiện đề tài nghiên cứu, học tập và trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trong trường có nghiên cứu đề tài cùng với mình để có những phương pháp giáo dục hay hơn. c. Nhận thức của bản thân: - Để giúp trẻ có được những thói quen, nề nếp lễ giáo tốt nhằm hoàn thành tốt đề tài mà mình đang nghiên cứu, tôi đã đề ra kế hoạch cho mình và giáo viên trong lớp để cùng hỗ trợ nhau trong việc thực hiện đề tài và nhiệm vụ đã được giao trong năm học. d. Trình bay kinh nghiệm: - Là yêu cầu giáo dục trong trong giờ học cô cần chú ý phát triển những động cơ tốt của trẻ - Giáo dục cho trẻ có thói quen khắc phục khó khăn làm việc đến nơi đến chốn - Kết hợp giáo dục đạo đức trong giờ học, giờ vui chơi, giờ ăn mọi lúc mọi nơi - Giáo dục cho trẻ những qui tắc hành vi có văn hóa ở những nơi công cộng, không xả rác, không làm ồn ào, không hái hoa làm hỏng cây ở công viên, trường học, biết giúp đỡ bạn bè và em nhỏ khi bị ngã - Trong quan hệ hằng ngày tôi luôn theo dỗi nhắc nhở cháu biết chào hỏi những người lớn xung quanh, đến trường chào cô, khách đến lớp biết chào hỏi, về nhà biết chào ông bà, cha mẹ, anh chị. - Kết hợp với phụ huynh tìm hiểu được thói quen của các cháu ở gia đình, tìm hiểu tâm sinh lý và hoàn cảnh gia đình từng cháu mà đề ra biện pháp giáo dục cho mỗi cháu v KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : - Qua việc giáo dục đạo đức cho các cháu trong năm học 2011 – 2012. Khi chọn đề tài: giáo dục đạo đức cho trẻ nhà trẻ tôi sẽ cố gắng thực hiện tốt để dạt được kết quả như sau: 1/ Lễ Phép: - Cháu đến lớp biết chào cô, về nhà biết chào ông bà, cha mẹ, khi có khách đến lớp, đến nhà biết chào hỏi, khi người lớn gọi biết dạ, khi được dạy bảo biết vâng, biết xưng tên với bạn, khi trao nhận bằng hai tay biết cám ơn. 2/ Trung Thực: - Không nói dối, khi làm lỗi biết nhận lỗi, không đổ lỗi cho bạn, biết xin lỗi, biết tôn trọng bạn, khi bạn có đồ dùng đồ chơi cá nhân nếu bạn không đồng ý không được lấy, biết tôn trọng ý kiến của bạn. 3/Thật Thà: - Không được lấy đồ chơi của cô, của bạn để làm của riêng, biết nhặt của rơi đem trả cho người đánh rơi. 4/ Can Đảm: - Mạnh dạn trong khi khám bệnh và uống thuốc, trong giờ học biết xung phong phát biểu, mạnh dạn thực hiện các động tác khó cô yêu cầu KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ: KẾT LUẬN: - Việc giáo dục đạo đức muốn đạt kết quả cao, giáo viên phải tìm hiểu tâm sinh lý trẻ phối hợp với giáo viên trong lớp cùng với phụ huynh để giáo dục đạo đức, bằng cách phải phối hợp nhiều phương pháp và việc lựa chọn phối hợp đó cần dựa vào mục đích giáo dục và đặc điểm lứa tuổi trẻ. Tiếp tục áp dụng những phương pháp trên và tìm hiểu thêm một số giải pháp khác nhăm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ trong năm học này TM. HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH PB/ P. HIỆU TRƯỞNG Người thực hiện Trần Thị Ngọc Lan

File đính kèm:

  • docSKKN HOC TOT AM NHAC.doc