Tình hình dạy và học bộ môn hoá học:
Tổng số học sinh 500 trong đó số học sinh học bộ môn hoá học cụ thể là:
+ Khối 8: 110
+ Khối 9: 112
Số giáo viên dạy bộ môn là: 02
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa cho học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Tình hình dạy và học bộ môn hoá học:
Tổng số học sinh 500 trong đó số học sinh học bộ môn hoá học cụ thể là:
+ Khối 8: 110
+ Khối 9: 112
Số giáo viên dạy bộ môn là: 02
Kết quả điểm trung bình cả năm cuối năm học 2007- 2008
STT
Khối Lớp
Tống số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
8
116
15
12,9
30
25,9
47
40,5
21
18,1
3
2,6
2
9
111
6
5,4
20
18,0
61
55,0
20
18,0
4
3,6
Tổng
227
21
9,3
50
22,0
108
47,6
41
18,1
7
3,0
II.Những khó khăn, yếu kém về dạy và học bộ môn trong thời gian qua và hiện nay:
Sách giáo khoa bộ môn hóa học trung học cơ sở được viết phù hợp với trình độ chung của học sinh cả nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng có thể là do trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa phát huy tính tích cực, tính tự lực trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh,cũng có thể là do đối tượng học sinh ở trường trung học cơ sở lần đầu tiên học làm quen với bộ môn hóa học nên còn gặp nhiều trở ngại
Bên cạnh đó những học sinh yếu, kém đa số thuộc gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn phần lớn thời gian của các em là phụ giúp gia đình, mặc khác thì kiến thức về bộ môn hóa học khá phức tạp gây khó khăn cho các bậc phụ huynh trong việc tiếp tay với giáo viên giúp đỡ con em mình học bài và làm bài ở nhà, nên việc học tập của con em mình là khoán trắng cho nhà trường,
Đa phần các em ở vùng nông thôn nên việc tiếp thu kiến thức theo phương pháp đổi mới còn rất nhiều hạn chế.
vNhững khó khăn, yếu kém của giáo viên gặp phải trong khi giảng dạy:
Do đặc trưng bộ môn là bộ môn khoa học thực nghiệm, nên hầu như các bài dạy đều có tiến hành thí nghiệm , nên khâu chuẩn bị dụng cụ, hoá chất tốn kém rất nhiều thời gian. Trường không có phòng chức năng nên có một số thí nghiệm làm trên lớp học không thành công hoặc không đảm bảo sự an toàn cho giáo viên và học sinh, cụ thể như những thí nghiệm liên quan đến việc đun nóng hoặc đốt cháy,điều chế…
Giảng dạy bộ môn Hoá học ở nhà trường THCS có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất,các định luật hoá học cơ bản, các khái niệm, loại chất và tính chất của chúng.Việc nắm vững các kiến thức hoá học cơ bản góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt động sản xuất và xã hội sau này.
Để đạt mục đích trên, hệ thống bài tập giữ vị trí và vai trò to lớn trong việc dạy và học hoá học ở trường THCS đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Toán học là công cụ chung cho tất cả các môn khoa học khác.người giáo viên dạy hoá học cũng phải nắm vững các phương pháp và thao tác toán học như thầy giáo dạy toán.Nhưng thực tế giảng dạy hoá học chứng tỏ rằng , không phải giáo viên dạy hoá học nào cũng quan niệm như vậy, không ít thấy giáo dạy môn hoá học cho rằng , các phương pháp và thao tác toán học là của thày giáo dạy toán,không bắt buộc đối với thầy dạy hoá học.Điều này ảnh hưởng không ít đối với các học sinh học môn hoá
Qua nhiều năm thực tế giảng dạy,qua những tiết dự giờ lẫn nhau, kể cả những tiết giáo viên tham dự thi giáo viên giỏi chúng tôi nhận rằng sau khi kết thúc tiết dạy hầu như giáo viên chỉ giải quyết được phần kiến thức lý thuyết của sách giáo khoa, còn phần bài tập thì giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh về tự làm hoặc chỉ sửa được một số bài tập lý thuyết, cho nên đến tiết dạy tiếp theo giáo viên chỉ kiểm tra bài cũ bằng câu hỏi lý thuyết, nên hầu như các bài tập giải theo phương trình hóa học không được trực tiếp trên bảng, trong khi đó các tiết luyện tập thì phải tập trung vào giải quyết các bài tập của tiết luyện, không có thời gian để sửa các bài tập của tiết trước, đều này ảnh hưởng rất lớn đến đối với học sinh có học lưc yếu kém, chưa kể đến những bài tập hóa học đòi hỏi học sinh phải có kiến thức toán học mới giải bài tập hóa học
vNhững khó khăn, yếu kém của học sinh gặp phải trong khi học tập:
Hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn do vậy mà ngoài việc học các em còn phụ giúp gia đình, thời gian tự học ở nhà của các em rất hạn chế. Ngoài ra vẫn còn một số học sinh tính tự giác học tập chưa cao, đặc biệt là các em có học lực yếu, kém thì e ngại chưa tự tin để đưa ra ý kiến đóng của bản thân trong các hoạt động nhóm.
Điều kiện cơ sở vật chất của trường chưa đảm bảo an toàn cho việc thực hành thí nghiệm như không có phòng chức năng; đồ dùng dạy học, thiết bị thực hành thí nghiệm chưa đảm bảo phục vụ cho giảng dạy, do sử dụng thời gian lâu thiết bị thực hành thí nghiệm bị hư, bị hỏng, một số hoá chất không sử dụng được do cấp quá lâu như: giấy quì, benzen, CaO,CaC2…nên làm thí nghiệm không chính xác.
Thiết bị thí nghiệm không đủ, do vậy mà số lượng học sinh trong nhóm khá đông nên chỉ có một vài em trực tiếp làm thí nghiệm, phần lớn các em chỉ quan sát .Với cách làm này thì một số học sinh không trực tiếp làm các thí nghiệm dẫn đến kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh cũng sẽ hạn chế rất nhiều. Từ đó làm cho các em cảm thấy nhàm chán không ham thích học môn hoá học.Trong khi đó nếu các em được trực tiếp thao tác thí nghiệm thì sẽ rèn luyện cho các em có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận,kiên trì,trung thực, tỉ mỉ,chính xác,yêu chân lí khoa học,có ý thức trách nhiệm với bản thân,gia đình và xã hội để có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên và cộng đồng.
Trong sách giáo khoa,sách bài tập cho học sinh lượng lớn bài tập với nhiều dạng bài tập khác nhau,nhiều nội dung khác nhau.Trong khi đó thời gian học tập trên lớp cũng như ngoại khoá và ở nhà của học sinh lại có hạn, thêm vào đó trình độ học sinh thường không đều.
Thông thường thì lịch thi học kì diển ra sớm hơn theo qui định của phân phối chương trình, sau đó mới tiếp tục học cho đến kết chương trình, điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lí của học sinh, các em cho rằng đã thi xong các em lơ là, không chú tâm vào việc học, hầu như kiến thức của những bài này không đạt hiệu quả, trong khi đó những bài học sau khi thi rất quan trọng, chính điều này cũng có thể làm cho học sinh mất kiến thức mất một số kiến thức cơ bản để tiếp tục học chương trình tiếp theo hoặc lớp và cấp học tiếp theo.
III.Những biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn:
1/ Những biện pháp giảng dạy của giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn:
Về việc thực hiện thí nghiệm hoá học theo yêu cầu của chương trình còn gặp nhiều khó khăn đòi bản thân của giáo viên cần phải có tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tâm cao.
Khi giáo viên làm thí nghiện biểu diển đòi hỏi phải chính xác,an toàn đảm bảo kết quả trong quá trình thí nghiệm cần có biện pháp tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào việc quan sát và giải thich các hiện tượng xảy ra, như đặt câu hỏi ở các giai đoạn khác nhau của thí nghiệm để học sinh chú ý quan sát và trả lời.
Ở trường THCS,lần đầu tiên các em làm với bộ môn hoá học. Vì vậy trong quá trình dạy và học giáo viên tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho học sinh trực tiếp cho các em tiếp xúc với dụng cụ thí nghiệm, hoá chất và tìm hiểu thao tác cơ bản trong thí nghiệm hoá học từ đó mới tạo được sự hứng thú, ham thích môn học.
Ngoài thí nghiệm trong sách giáo khoa giáo viên nên hướng dẫn các em một số thí nghiệm ngoại khoá như thí nghiệm thực hành quan sát ở nhà ,dạng thí nghiệm này học sinh tự kiếm dụng cụ, nguyên liệu,hoá chất cần thiết giáo viên hướng dẫn thí nghiệm này tăng cường sự hứng thú học tập, nâng cao vai trò giáo dục kĩ thuật tổng hợp , gắn liền kiến thức với đời sống thực tế.cụ thể như ,làm dấm ăn, sản xuất vôi sống, điều chế hidro từ dấm ăn sự ăn mòn kim loại,thí nghiệm về thành phần không khí, cách thu khí mêtan từ ao bùn …
Đối với bài tập hoá học của chương trình THCS thì rất đa dạng, vấn đề đặt ra ở đây là phải sử dụng bài tập như thế nào để mang hiệu quả cao, đối với học sinh yếu kém phải lựa chọn sao cho phù hợp với thời gian trên lớp và thời gian ở nhà tránh số lượng bài tập quá nhiều làm mệt mỏi học sinh,nhưng cũng không nên quá it. Hầu như các khi giải bài tập hoá học đều có liên quan đến phương trình hoá học cụ thể là liên quan đến công thức hoá học do vậy mà viết công thức hoá học đúng là vấn đề quan trọng, mà thực tế cho thấy rằng đa số các em viết sai công thức hoá học rất nhiều ,do đó khi hướng dẫn các em học sinh yếu kém lập công thức hợp chất theo các trường hợp như sau:
sTrường hợp đồng hoá trị như I : I; II : II; III : III; thì không thêm chỉ số ví dụ: CaO, ZnSO4,…
sTrường hợp chênh lệch hoá trị như: I : II; I : III; II : III; thì hóa trị I,II chỉ số sẽ ngược lại là 2,1,…Ví dụ: Na2O; K2CO3
sTrường hợp cả 2 hoá trị đều chẳn ta đơn giản hai hoá trị sau đó mới thêm chỉ số như: IV: II ta đơn giản còn II : I sau đó thêm chỉ số là 1,2 ví dụ: SO2
2. Những biện pháp học tập của học sinh để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh:
Học sinh cần phải được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và các dụng cụ học tập cần thiết để các em chủ động hơn trong học tập. Các em có điều kiện học tập ở nhà tốt hơn, để chuẩn bị bài trước ở nhà tốt hơn cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của giáo viên sau khi kết thúc mỗi tiết học . Ở nhà các em cần phải có góc học tập riêng, tự sắp xếp thời gian học tập cho hợp lý.
Đối với những bài tập khó thì phải đọc nhiều lần ghi ra những vấn đề chưa hiểu để đến lóp hỏi thêm bạn bè hoặc hỏi trực tiếp giáo viên, đến lớp chú ý nghe thầy cô giảng bài . Trong hoạt động nhóm học tập cần phải tích cực và tự tin khả năng hiểu biết của mình đưa ra ý kiến thảo luận trao đổi cùng với các bạn trong nhóm để hoàn thành theo yêu cầu của giáo viên.
Đầu mỗi buổi học các em tự kiểm tra bài làm ở nhà lẫn nhau, đồng thời các em có thể trao đổi cùng nhau về những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu hoặc cùng nhau tìm lời giải những bài tập khó.
IV.Xây dựng chỉ tiêu chất lượng bộ môn năm học2008-2009
4.1.Những căn cứ để xây dựng chỉ tiêu:
Kết quả điểm trung bình cả năm cuối năm học 2007- 2008
Những biện pháp của nhà trường về việc xây dựng nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn
Tình hình thực tế của nhà trường
4.2.Chỉ tiêu chất lượng bộ môn:
Khối
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
110
8
7,3
34
30,9
58
55,5
7
6,4
3
2,7
9
112
12
10,7
32
28,6
53
57,1
10
8,9
5
4,5
Tổng
222
20
9,0
66
29,7
111
50,0
17
7,7
8
3,6
V.Kết luận:
B
iển học là vô bờ.Chúng ta mỗi thầy cô giáo cũng như mỗi học sinh đều có con nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học. Hy vọng rằng nó sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hoá học cấp THCS. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô giáo đặc biệt là thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn hoá học.
VI.Kiến nghị:
ÄTrước hết là cung cấp những dụng cụ, hoá chất cần thiết để thay thế cho những dụng cụ, hoá chất đã hư hỏng, không sử dụng được nữa do cung cấp quá lâu.
ÄNếu có điều kiện thì trang bị cho trường phòng chức năng bộ môn hóa học để phục vụ cho tiết thực hành thí nghiệm tốt hơn,hiệu quả hơn và an toàn hơn.
Vĩnh Mỹ A, ngày 21 tháng 11 năm 2008
Người viết
Phạm Thanh Trúc
File đính kèm:
- chuyen de.doc