Đề tài Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 thông qua việc áp dụng biểu thức toạ độ vào bài tập phép quay tại trường THPT Nguyễn Trung Trực

 Thực tế học sinh ở trường là đa số các em mất căn bản toán, các em học yếu toán và các em không ham thích học môn toán nên muốn giải được một bài toán tìm ảnh của một đường thẳng qua phép quay 900 thì đòi hỏi hs phải biết lấy 1 điểm thuộc đường thẳng, phải biết tìm ảnh của điểm qua phép quay, phải biết xác định phương của ảnh đường thẳng và lập phương trình đường thẳng qua một điểm và một vectơ pháp tuyến. Do đó đòi hỏi ở học sinh rất nhiều kĩ năng giải toán. Giải pháp của chúng tôi là phải tìm ra một cách nào đơn giản hơn để các em thực hiện và giải quyết một bài toán một cách nhanh chóng và chính xác để các em lấy lại niềm tin trong giải toán. Đó là đưa ra công thức tổng quát (có chứng minh) để có thể tìm toạ độ ảnh của điểm qua phép quay tâm với góc quay bất kỳ, tức tìm x’ và y’ theo x, y và . Sau đó , vận dụng công thức tìm được ở trên cho phép quay tâm góc quay 900 hoặc -900 , khi đó x’ và y’ sẽ được tính theo x và y. Học sinh có thể áp dụng ngay công thức để giải các bài toán cụ thể khác giống như đã áp dụng biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2240 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 thông qua việc áp dụng biểu thức toạ độ vào bài tập phép quay tại trường THPT Nguyễn Trung Trực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 11C1 VÀ 11C4 THÔNG QUA VIỆC ÁP DỤNG BIỂU THỨC TOẠ ĐỘ VÀO BÀI TẬP PHÉP QUAY TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC Nhóm thực hiện: Phạm Thị Ngọc Hân Cao Thị Kim Sa Tháng 3 năm 2013 MỤC LỤC 7.1. Chứng minh công thức : 9 7.2. Kế hoạch bài học: 10 7.3. Đáp án và biểu điểm của bài kiểm tra : 16 7.4. Bảng điểm kiểm tra của hai nhóm: 19 7.5 Đĩa CD Tóm tắt: Thực tế học sinh ở trường là đa số các em mất căn bản toán, các em học yếu toán và các em không ham thích học môn toán nên muốn giải được một bài toán tìm ảnh của một đường thẳng qua phép quay 900 thì đòi hỏi hs phải biết lấy 1 điểm thuộc đường thẳng, phải biết tìm ảnh của điểm qua phép quay, phải biết xác định phương của ảnh đường thẳng và lập phương trình đường thẳng qua một điểm và một vectơ pháp tuyến. Do đó đòi hỏi ở học sinh rất nhiều kĩ năng giải toán. Giải pháp của chúng tôi là phải tìm ra một cách nào đơn giản hơn để các em thực hiện và giải quyết một bài toán một cách nhanh chóng và chính xác để các em lấy lại niềm tin trong giải toán. Đó là đưa ra công thức tổng quát (có chứng minh) để có thể tìm toạ độ ảnh của điểm qua phép quay tâm với góc quay bất kỳ, tức tìm x’ và y’ theo x, y và . Sau đó , vận dụng công thức tìm được ở trên cho phép quay tâm góc quay 900 hoặc -900 , khi đó x’ và y’ sẽ được tính theo x và y. Học sinh có thể áp dụng ngay công thức để giải các bài toán cụ thể khác giống như đã áp dụng biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm ngẫu nhiên. Sau đó chúng tôi cho kiểm tra, chấm bài. Từ kết quả của các bài kiểm tra, chúng tôi kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p=0,0003 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, điều này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do kết quả của tác động, cụ thể nghiêng về nhóm thực nghiệm, bên cạnh đó chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của 2 bài kiểm tra là SMD=0,8598 cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động trên nhóm thực nghiệm là lớn. Vậy, tác động có ảnh hưởng rõ rệt là nâng cao kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm. Giới thiệu: 2.1. Hiện trạng: Đa số học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực có học lực yếu hơn so với học sinh các trường trong khu vực huyện, kết quả học tập các môn chưa cao và nhất là toán Hình học của học sinh khối 11, nguyên nhân là do: Chất lượng đầu vào của học sinh quá thấp. Giáo viên trong tổ Toán-Tin đa phần là giáo viên trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Vì vậy, việc rèn luyện học sinh giải tốt một dạng bài tập cần phải có một phương pháp đúng đắng, dể hiểu, dể áp dụng mà vẫn đảm bảo việc nâng cao kiến thức và phát triển tư duy. Qua kinh nghiệm giảng dạy, dự giờ, chúng tôi nhận thấy đối với bài toán phép quay: Nếu dạy theo phương pháp của những năm trước, tức để tìm toạ độ ảnh của 1 điểm, học sinh sẽ dựa vào định nghĩa, thực hiện vẽ hình và quay trên hệ trục toạ độ để xác định ảnh chưa mang lại hiệu quả, nhất là học sinh có chất lượng đầu vào kém như học sinh trường chúng tôi thì việc lĩnh hội tri thức là hết sức khó khăn, theo phương pháp này thì học sinh không thể xác định chính xác toạ độ ảnh của một điểm nếu như góc quay không phải là . Nếu đưa ra biểu thức toạ độ cho học sinh áp dụng để tìm nhanh ảnh của một điểm sẽ nhanh chóng, đơn giản và chính xác; hơn nữa với góc quay bất kì thì học sinh vẫn có thể tính được toạ độ ảnh. Và đối với bài toán viết phương trình ảnh của một đường thẳng, một đường tròn qua phép quay cũng đơn giản hơn. Hơn nữa để tìm toạ độ ảnh của một điểm, đối với bài Phép tịnh tiến, học sinh có thể dùng biểu thức toạ độ; bài Phép vị tự, học sinh có thể dùng công thức véctơ; vậy thì đối với bài Phép quay, chúng tôi nghĩ cũng nên đưa ra một biểu thức toạ độ để học sinh dể dàng tìm toạ độ ảnh của một điểm, dẫn đến viết được phương trình ảnh của đường thẳng, ảnh của đường tròn nhanh chóng hơn; sau đó là bài toán Phép dời hình (kết hợp phép tịnh tiến và phép quay), bài toán Phép đồng dạng (kết hợp phép tịnh tiến và phép quay với phép vị tự), học sinh có thể giải một cách ngắn gọn và đơn giản hơn. 2.2. Giải pháp thay thế: chúng tôi sẽ đưa ra biểu thức toạ độ cho phép quay tâm O góc quay bất kì, từ đó suy ra biểu thức toạ độ cho phép quay tâm O góc quay 900 hoặc -900 để học sinh xác định được ảnh nhanh và tốt hơn. 2.3. Các nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài: 2.4. Vấn đề nghiên cứu: việc sử dụng biểu thức tọa độ của phép quay có làm tăng kết quả học tập môn toán của lớp 11C1 và 11C4 hay không? 2.5. Giả thuyết nghiên cứu: việc sử dụng biểu thức tọa độ của phép quay có làm tăng kết quả học tập môn toán của lớp 11C1 và 11C4. Phương pháp: Khách thể nghiên cứu: Đối tượng tham gia là học sinh lớp 11C1 và 11C4 trường THPT Nguyễn Trung Trực. Chúng tôi phân thành 2 nhóm ngẫu nhiên như sau: Nhóm 1 (Nhóm thực nghiệm): Học sinh có số thứ tự là số lẻ của lớp 11C1 và 11C4. Nhóm 2 (Nhóm đối chứng): Học sinh có số thứ tự là số chẳn của lớp 11C1 và 11C4. Về giáo viên: hai giáo viên giảng dạy 2 nhóm có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy: Cô Phạm Thị Ngọc Hân: giáo viên dạy nhóm 1 (Nhóm thực nghiệm). Cô Cao Thị Kim Sa: giáo viên dạy nhóm 2 (Nhóm đối chứng). Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế 4: thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên. Chúng tôi chọn nhóm 1 (Nhóm thực nghiệm): Học sinh có số thứ tự là số lẻ của lớp 11C1 và 11C4, nhóm 2 (Nhóm đối chứng): Học sinh có số thứ tự là số chẳn của lớp 11C1 và 11C4. Sau khi thực hiện tác động, chúng tôi tiến hành cho học sinh kiểm tra 1 tiết và lấy kết quả kiểm tra để kiểm chứng xem tác động có mang lại hiệu quả không. Nhóm Tác động Bài kiểm tra sau tác động Nhóm 1 Dùng biểu thức toạ độ cho phép và để xác định toạ độ ảnh của điểm. O3 Nhóm 2 Xác định điểm trên hệ trục toạ độ, dùng compa thực hiện phép hoặc rồi xác định toạ độ ảnh. O4 Quy trình nghiên cứu: Ý kiến thống nhất của cả tổ : biểu thức toạ độ của bài Phép quay không nằm trong sách giáo khoa Hình học 11 nên trong các kì thi, kì kiểm tra, tất cả học sinh không được áp dụng ngay biểu thức toạ độ này. Do đó, theo đúng thời khoá biểu và phân phối chương trình, chúng tôi vẫn tiến hành dạy theo phương pháp quay trên hệ trục toạ độ. Sau đó, chúng tôi tiến hành : Tác động vào nhóm thực nghiệm theo phương pháp sử dụng biểu thức toạ độ. Dạy lại nhóm đối chứng theo cách quay trên hệ trục toạ độ. Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm không nằm trong thời khoá biểu nên không làm ảnh hưởng đến thời khoá biểu và kế hoạch dạy học ở nhà trường: Tuần chuyên môn Thứ ngày Tiết thứ Tiết PPCT Tên bài dạy Tuần 5 Thứ 7 15/09/2012 1 4 Phép quay 2 5 Luyện tập Phép quay Sau đó cả 2 nhóm làm bài kiểm tra 45’ vào tiết thứ 2 ngày 16/09/2012. Dạy theo phương pháp dùng biểu thức toạ độ: Định nghĩa phép quay. Tính chất phép quay. Giới thiệu biểu thức toạ độ: trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho điểm : Phép , ta có: Phép , ta có: Phép , ta có: (Công thức được chứng minh trong phần phụ lục) Giải 3 bài tập: BT1 /sgk/19 BT2 /sgk/19 Trong mp Oxy cho đường tròn (C) có phương trình . Tìm ảnh của (C) qua phép quay tâm O góc -900. Dạy theo phương pháp dùng hệ trục toạ độ: Định nghĩa phép quay. Tính chất phép quay. Ví dụ: Tìm toạ độ ảnh của đểm M(-4,0) qua , và . (Học sinh sẽ xác định M trên hệ trục toạ độ Oxy sau đó dùng compa thực hiện phép quay theo định nghĩa để tìm toạ độ ảnh.) Giải 3 bài tập: BT1 /sgk/19 BT2 /sgk/19 Trong mp Oxy cho đường tròn (C) có phương trình . Tìm ảnh của (C) qua phép quay tâm O góc -900. Đo lường và thu thập dữ liệu: Sau khi tác động vào nhóm thực nghiệm theo phương pháp dùng biểu thức tọa độ, dạy lại nhóm đối chứng bằng phương pháp quay trên hệ trục tọa độ, chúng tôi tiến hành cùng tham gia thiết kế bài kiểm tra một tiết để đo kiến thức về môn học, cụ thể là kiến thức về phép quay. Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm chúng tôi trình bày ở phần phụ lục. Sau đó chúng tôi tiến hành cho kiểm tra một tiết và chấm bài theo đáp án đã xây dựng, công cụ đo lường là kết quả của bài kiểm tra. Điểm cụ thể của từng học sinh được liệt kê trong phần phụ lục. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: Sau đây là bảng so sánh điểm trung bình của mỗi nhóm sau tác động: Thực nghiệm Đối chứng Điểm trung bình 6,1488 5,4825 Độ lệch chuẩn 0,9045 0,7749 Giá trị p của T-test 0,0003 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD 0,8598 Biểu đồ so sánh ĐTB sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: Giả thuyết của đề tài “Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11C1 và 11C4 thông qua việc áp dụng biểu thức toạ độ vào bài tập Phép quay tại trường THPT Nguyễn Trung Trực” đã được kiểm chứng. Như vậy qua kết quả trên, chúng tôi nhận xét: O3-O4 = 6,1448 - 5,4825 = 0,66634: vậy điểm trung bình của nhóm 1 cao hơn nhóm 2. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu để tác động vào nhóm 1 (nhóm thực nghiệm) có hiệu quả là nâng cao điểm số của học sinh. Về độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng là 0,9045<1, điều này cho thấy mức độ chênh lệch có ý nghĩa. Sau khi tác động trên 2 nhóm ngẫu nhiên, kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p=0,0003 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, điều này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do kết quả của tác động, cụ thể nghiêng về nhóm thực nghiệm. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của 2 bài kiểm tra là SMD=0,8598 cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động trên nhóm thực nghiệm là lớn. Vậy việc cho học sinh áp dụng biểu thức toạ độ trong giải toán về phép quay đã được kiểm chứng. Kết luận và khuyến nghị: Kết luận : Như vậy, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng nghiên cứu dùng biểu thức toạ độ trong giải toán về Phép quay là hết sức cần thiết trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, cụ thể là cải thiện được kết quả kiểm tra của học sinh. Bên cạnh đó chúng ta có thể mở rộng bài toán phép quay đối với học sinh ban cơ bản, đó là tìm được toạ độ ảnh của 1 điểm qua phép quay với góc quay bất kì chứ không phải chỉ qua phép quay với góc quay . Khuyến nghị: Với những kiểm chứng thu được trên kết quả của các bài kiểm tra thông qua các nhóm đối tượng chúng tôi nhận thấy: tác động trên nhóm 1 – nhóm thực nghiệm đã mang lại kết quả cao hơn, vì vậy nghiên cứu đưa biểu thức toạ độ vào bài học phép quay là hết sức cần thiết, nghiên cứu nên được tiếp tục áp dụng và mở rộng. Do công thức này không nằm trong sách giáo khoa, chưa được công nhận là có thể áp dụng để giải bài tập về phép quay trong chương trình học của ban cơ bản nên trong các kỳ thi, chúng tôi vẫn yêu cầu học sinh giải bài tập theo phương pháp cũ. Như vậy, để mang lại kết quả học tập cao hơn cho học sinh, chúng tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm, xem xét và cho phép công thức được phổ biến trong sách giáo khoa và đưa vào giảng dạy rộng rãi. Nếu công thức được các cấp lãnh đạo chấp nhận, chúng tôi mong muốn tất cả các giáo viên trung học phổ thông đang giảng dạy ban cơ bản hoặc nâng cao sẽ quan tâm, đóng góp ý kiến, đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Tài liệu tham khảo: Bộ giáo dục đào tạo dự án Việt Mỹ- Sách Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng- Nhà xuất bản Đại học sư phạm. PGS.TS Nguyễn Văn Lộc- Sách Kiến thức chuẩn và nâng cao hình học 11- Nhà xuất bản ĐH quốc gia TP.HCM. Nguyễn Mộng Hy- Sách giáo viên hình học 11- Nhà xuất bản giáo dục. Nguyễn Mộng Hy- Sách Bài tập hình học 11- Nhà xuất bản giáo dục. Tài liệu internet: Phụ lục: Chứng minh công thức : Tìm ảnh của điểm M(x; y) qua phép quay tâm O và góc . Gọi M’(x’; y’) là ảnh của M(x; y) qua phép quay tâm O và góc . Ta có Đặt Ta có: Do đó: Hay với góc với góc Kế hoạch bài học: §5: PHÉP QUAY Bài: 5 Tiết: 4 Tuần: 5 1.Mục tiêu: 1.1. Kiến thức : - Định nghĩa phép quay. - Các tính chất của phép quay và biểu thức toạ độ. 1.2. Kỹ năng : - Biết được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép quay. - Xác định được tâm và góc quay của một hình. 1.3. Thái độ : - Cẩn thận trong tính toán và trình bày. - Qua bài học HS biết được toán học có ứng dụng trong thực tiển. 2.Nội dung học tập: - Định nghĩa và tính chất của phép quay. - Biểu thức toạ độ của phép quay. 3. Chuẩn bị : 3.1. GV: - SGK ,STK , phấn màu, thước thẳng, thước đo độ. 3.2. HS: - SGK, dụng cụ học tập, thước đo độ, đọc trước bài học. 4. Tiến trình : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2.Kiểm tra miệng: -Nêu biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến? (5 đ) - Áp dụng: Tìm ảnh của điểm M(2;- 2) qua phép tịnh tiến theo vectơ . (5 đ) Đáp án: - Biểu thức tọa độ phép tịnh tiến theo vectơ (5 đ) - Gọi M’(x’;y’) là ảnh của M qua (5 đ) 4.3.Bài mới: Hoạt động 1 : định nghĩa Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV. Dùng compa, thước kẻ vẽ một lục giác đều ABCDEF tâm O. Hãy nêu cách vẽ. + Nếu ta quay một góc 1200 xung quanh điểm O theo chiều quay kim đồng hồ thì trở thành tam giác nào ? (GV quay) + Nếu ta quay một góc 600 xung quanh điểm O ngược chiều quay kim đồng hồ thì trở thành tam giác nào ? + Nếu ta quay một góc 1800 xung quanh điểm O thì trở thành tam giác nào ? + Ta đã biết về góc lượng giác, nếu ta quay quanh điểm O một góc (-1200) thì trở thành tam giác nào ? một góc (+1200) thì trở thành tam giác nào ? + Cho bất kì, vẫn dùng trục O, nếu ta quay nó 1 góc (+900) thành em có thể vẽ được hay không ? Cách vẽ như thế nào ? + Chúng ta đã có khái niệm về phép quay. Vậy quy tắc quay một điểm M thành điểm M’ xung quanh một điểm O, với góc quay là góc lượng giác có thể mô tả như thế nào ? HS: theo dõi bài và trả lời câu hỏi. GV: Ta kí hiệu Q(O,) là phép quay tâm O, với góc quay , biến điểm M thành điểm M’, thì Q(O,): sao cho OM’ = OM và (OM,OM’) = . Suy ra định nghĩa. Gv: gọi hs đứng tại chỗ trả lời câu hỏi và Gv rút ra nhận xét. -VD1 sgk -HĐ1 sgk ? -HĐ2 sgk ? -HĐ3 sgk ? -HS trình bày bài giải -Nhận xét -Gv: chỉnh sữa hoàn thiện -HS:Ghi nhận kiến thức 1. Định nghĩa : Cho điểm O và góc lượng giác . Phép biến hình biến O thành chính nó, biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho OM’ = OM và góc lượng giác (OM; OM’) bằng được gọi là phép quay tâm O góc . Điểm O gọi là tâm quay, gọi là góc quay của phép quay đó. Ký hiệu : Nhận xét : (sgk) 1) Chiều dương của phép quay là chiều dương của đường tròn lượng giác nghĩa là ngược chiều với chiều quay của kim đồng hồ. 2) Với k là số nguyên ta luôn có. Phép quay là phép đồng nhất. Phép quay là phép đối xứng tâm O Hoạt động 2 : Tính chất Hoạt động của GV v HS Nội dung - Tính chất như sgk GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: + Phép quay Q(O,) biến điểm O thành điểm nào? + Phép quay Q(O,600) biến điểm M thành điểm M’ thì tam giác OMM’ có tính chất gì ? + Phép quay Q(O,900) biến điểm M thành điểm M’ thì tam giác OMM’ có tính chất gì ? + Khi ta quay 2 điểm M, N thành hai điểm M’, N’ thì khoảng cách giữa hai điểm có thay đổi không ? + Em có thể giải thích được M’N’ = MN hay không ? GV: Ta có định lí: Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. Gv: nêu nhận xét. -Gv yêu câu Hs thực hiện HĐ4 sgk ? -Xem sgk, trả lời -Nhận xét -Ghi nhận kiến thức 2) Tính chất : (sgk) Tính chất 1 : Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. Tính chất 2 : Phép quay biến đường thẳng thành đường thẳng, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng có, biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính. Nhận xét : Phép quay góc với , biến đường thẳng d thành d’ sao cho góc giữa d và d’ bằng(nếu ), hoặc bằng (Nếu ) Hoạt động 3: xây dựng biểu thức tọa độ của phép quay Hoạt động của GV và HS Nội dung Gv: đưa ra bài toán tổng quát Tìm ảnh của điểm M(x; y) qua phép quay tâm O và góc Gọi M’(x’; y’) là ảnh của M(x; y) qua phép quay tâm O và góc Ta có Đặt Ta có: Do đó: Hay Hs theo dõi Gv chứng minh công thức và ghi nhận kiến thức. Biểu thức tọa độ của phép quay với góc với góc 4.4 Câu hỏi củng cố : - Nêu công thức tọa độ của phép quay với góc và ? Trả lời với góc với góc 4.5 Hướng dẫn hs tự học ở nhà : - Xem bài và hướng dẫn BT1 /sgk/19 ? HD : a) Gọi E là điểm đối xứng C qua tâm D . Khí đó . b) . Vậy đường thẳng BC qua phép quay tâm O góc 900 là đường thẳng CD bài tập đã giải - Chuẩn bị Tiết sau”Luyện Tập”. 5. Rút kinh nghiệm: Bài: 5 §5: LUYỆN TẬP Tiết: 5 Tuần: 5 1.Mục tiêu: 1.1. Kiến thức : - Định nghĩa phép quay . - Các tính chất của phép quay. - Biểu thức toạ độ của phép quay. 1.2. Kỹ năng : - Biết được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép quay. - Xác định được tâm và góc quay của một hình . 1.3. Thái độ : - Cẩn thận trong tính toán và trình bày . -Qua bài học HS biết được toán học có ứng dụng trong thực tiễn 2.Nội dung học tập: Ảnh của một điểm, một đường thẳng, đường tròn, tam giác qua phép quay. 3. Chuẩn bị : 3.1. GV:- SGK ,STK , phấn màu, thước thẳng. 3.2. HS- SGK, dụng cụ học tập, chuẩn bị trước tiết học. 4. Tiến trình : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: - Nêu công thức tọa độ của phép quay với góc và ? -Tỉm ảnh của A(-3;2) qua phép quay tâm O góc 900 ? Đáp án: với góc (3 đ) với góc (3 đ) - ảnh của A là A’(-2; -3) (3 đ) 4.3. Bài tập: Hoạt động của GV v HS Nội dung BT1 /sgk/19 Cho hình vuông ABCD tâm O a) tìm ảnh điểm C qua phép quay tâm A góc 900. b) tìm ảnh của đường thẳng BC qua phép quay tâm O góc quay 900. GVHD : HS suy nghĩ làm bài. GV gọi 2 hs lên bảng HS nhận xét GV nhận xét và sửa (nếu bài sai) BT2/sgk/19 Trong mp tọa độ Oxy cho điểm A(2; 0) và đường thẳng d có phương trình x + y – 2 = 0. Tìm ảnh của A và d qua phép quay tâm O góc quay 900. GVHD : nêu công thức tọa độ của phép quay tâm O góc 900? HS suy nghĩ làm bài. GV gọi 2 hs lên bảng HS nhận xét GV nhận xét và sửa (nếu bài sai) Gv yêu cầu hs giải bài tập Trong mp Oxy cho đường tròn (C) có phương trình . Tìm ảnh của (C) qua php quay tâm O góc quay -900. Hs suy nghĩ làm bài Gv: nhận 3 tập làm xong nhanh nhất và gọi 1 hs lên bảng. Hs nhận xét bài làm. Gv nhận xét và cho điểm. BT1 /sgk/19 a) Gọi E là điểm đối xứng C qua tâm D . Khí đó . b) . Vậy đường thẳng BC qua phép quay tâm O góc 900 là đường thẳng CD BT2 /sgk/19 Ta có Gọi d’ là ảnh của d qua phép quay Lấy Gọi với Áp dụng BTTĐ của phép quay tâm O góc 900 Ta có Thay x, y vào d ta được: y’ + (-x’) – 2 = 0. Ảnh của đường thẳng d qua là đường thẳng x – y + 2 =0. Bài tập Gọi (C’) là ảnh của (C) qua phép quay Lấy Gọi với Áp dụng BTTĐ của phép quay tâm O góc -900 Ta có Thay x, y vào (C) ta được: Vậy (C’) có phương trình: 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố : Câu 1: Nêu công thức tọa độ của phép quay tâm O góc 900 và -900? Câu 2: Trong mp Oxy cho điểm A(-3;2); đường thẳng d: 2x – 3y +1=0. đường tròn (C):. Tìm ảnh của A, d, (C) qua: a) b) 4.5. Hướng dẫn HS tự học : Xem bài và bài tập đã giải Xem trước bài “KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU” 5. Rút kinh nghiệm: Đáp án và biểu điểm của bài kiểm tra sau tác động: Đề kiểm tra: Câu 1: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A(-3;5) và đường thẳng d có phương trình . Tìm ảnh của A và d qua Phép quay tâm O góc 900 Phép quay tâm O góc -900 Câu 2: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình . Tìm ảnh của đường tròn (C) qua phép quay tâm O góc 900. Đáp án bài kiểm tra sau tác động: Câu Đề Điểm Câu1 Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A(-3;5) và đường thẳng d có phương trình . Tìm ảnh của A và d qua Phép quay tâm O góc 900 Phép quay tâm O góc -900 7đ a) Gọi A’(x’;y’) là ảnh của A qua phép quay tâm O góc 900 0,5đ 0,5đ Vậy ảnh của A qua phép quay tâm O góc 900 là 0,5đ Gọi d’ là ảnh của d qua phép quay Lấy Gọi với 0,25đ 0,25đ Áp dụng BTTĐ của phép quay tâm O góc 900 Ta có 0,25đ 0,25đ Thay x, y vào phương trình của d ta được: 0,25đ 0,25đ Vậy phương trình d’ là 0,5đ b) Gọi A’(x’;y’) là ảnh của A qua phép quay tâm O góc -900 0,5đ 0,5đ Vậy ảnh của A qua phép quay tâm O góc -900 là 0,5đ Gọi d’ là ảnh của d qua phép quay Lấy Gọi với 0,25đ 0,25đ Áp dụng BTTĐ của phép quay tâm O góc -900 Ta có 0,25đ 0,25đ Thay x, y vào phương trình của d ta được: 0,25đ 0,25đ Vậy phương trình d’ là 0,5đ Câu2 Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình . Tìm ảnh của đường tròn (C) qua phép quay tâm O góc 900. 3đ Gọi (C’) là ảnh của (C) qua phép quay Lấy Gọi với 0,25đ 0,25đ Áp dụng BTTĐ của phép quay tâm O góc 900 Ta có 0,5đ 0,5đ Thay x, y vào phương trình của (C) ta được: 0,5đ 0,5đ Vậy phương trình (C’) là 0,5đ Bảng điểm kiểm tra của nhóm 1 và 2 sau tác động: NHÓM THỰC NGHIỆM NHÓM ĐỐI CHỨNG Stt Họ tên Điểm KT Stt Họ tên Điểm KT 1 Lê Duy Anh 6 1 Lương Hoàng Anh 6 2 Đỗ Hoài Ân 8 2 Nguyễn Chiến Chinh 4,3 3 Lê Thị Mỹ Diệu 6 3 Nguyễn Hùng Duy 6 4 Nguyễn Hoàng Quyền Duyên 5,5 4 Trần Võ Quang Dương 4,9 5 Huỳnh Thị Ngọc Điểm 6,3 5 Nguyễn Thị Thu Hiền 6,3 6 Lê Phượng Kiều 5 6 Huỳnh Hoàng Lâm 5 7 Lê Thị Ngọc Lụa 7 7 Ngô Kim Ngọc 7 8 Trần Huỳnh Ý Nhi 6,5 8 Võ Minh Nhựt 4,5 9 Tô Tiểu Oanh 5,5 9 Võ Tấn Phát 5,5 10 Ngô Thanh Phong 5 10 Trịnh Hoàng Phúc 5 11 Huỳnh Thị Kim Phụng 7 11 Nguyễn Bình Phương 7 12 Lê Thị Tuyết Phượng 4,5 12 Nguyễn Minh Quang 4,5 13 Phan Thị Ngọc Sang 6,3 13 Trần Tiến Thành 6,3 14 Trần Thị Thanh Thảo 6 14 Võ Thị Ngọc Thơ 6 15 Nguyễn Thị Cẩm Tiên 5,3 15 Trần Minh Tiến 5,3 16 Nguyễn Thanh Thùy Trang 4,5 16 Vũ Huyền Trang 4,5 17 Phạm Lương Ngọc Trâm 6 17 Nguyễn Thị Bảo Trân 6 18 Hồ Văn Triều 6,5 18 Dương Bảo Trọng 6,5 19 Huỳnh Minh Tuấn 5,5 19 Nguyễn Phạm Thanh Tuấn 5,5 20 Lê Tuấn Văn 7,5 20 Đặng Ngọc Yến 4,5 21 Phạm Thị Hồng Cẩm 5,3 21 Nguyễn Chí Cường 5,3 22 Lê Thành Đạt 6,8 22 Trần Minh Giàu 6,8 23 Nguyễn Thị Mỹ Hiền 5 23 Đặng Thị Kim Hoa 5 24 Hồ Thị Mỹ Hoàng 6 24 Ngô Thị Thuận Hòa 6 25 Lý Ngọc Huyền 6 25 Võ Thị Thu Hương 6 26 Trần Lâm Tuấn Khanh 5 26 Keo Văn Khiềl 5 27 Huỳnh Trung Kiệt 7 27 Nguyễn Hồng Lam 4,5 28 Huỳnh Thị Mỹ Linh 6,5 28 Nguyễn Thị Gia Linh 4,5 29 Nguyễn Thị Kim Loan 6 29 Trần Thị Kiều Loan 6 30 Võ Hồ Đoàn Mạnh 6 30 Bùi Quốc Nghĩa 6 31 Bùi Thị Thanh Ngọc 6 31 Nguyễn Thị Minh Nguyệt 6 32 Huỳnh Phương Nhàn 7 32 Đặng Hữu Nhân 5 33 Thái Cẩm Nhung 6 33 Đặng Thị Huỳnh Như 4 34 Hà Quốc Nhựt 6 34 Trần Sô Phi 6 35 Lý Hoàng Phong 6 35 Lê Thanh Phúc 6 36 Nguyễn Hồng Phúc 7,3 36 Nguyễn Thị Mỹ Phượng 5,3 37 Nguyễn Bảo Quốc 6,5 37 Nguyễn Duy Tâm 5,3 38 Lê Tấn Thành 6 38 Hồ Hoàng Anh Thư 5 39 Lê Văn Tỏa 7 39 Nguyễn Thị Tú Trinh 5 40 Hồ Minh Trung 6 40 Phạm Thanh Tuyền 6 41 Tống Thị Thanh Yến 9 Điểm trung bình: 6,1488 Điểm trung bình: 5,4825 Độ lệch chuẩn: 0,9045 Độ lệch chuẩn: 0,7749 Giá trị p: 0,0003 Mức độ ảnh hưởngSMD 0,8598

File đính kèm:

  • docSA.doc