Đề tài Nâng cao khả năng thực hành vật lí cho học sinh ở trường THCS Châu Can - Phú Xuyên - Hà Tây

Để hưởng ứng cuộc vận động hai không của bộ giáo dục và đào tạo phát động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” thì việc các trường tự nâng cao chất lượng giáo dục thật là việc làm hết sức cần thiết để cuộc vận động của bộ giáo dục và đào tạo có hiệu quả .Việc nâng cao chất lượng các môn học của học sinh các trường nói chung và của trường THCS Châu Can nói riêng trong đó có cả môn học Vật lí, đặc biệt là khả năng thực hành và vận dụng giúp học sinh nắm được các kĩ năng thực hành, vận dụng tạo điều kiện tốt để học lên cao cũng như học sinh có những kĩ năng cần thiết tạo điều kiện cho học sinh học lên trên THPT và phân luồng vào các trường đào tạo nghề.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng thực hành vật lí cho học sinh ở trường THCS Châu Can - Phú Xuyên - Hà Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: “Nâng cao khả năng thực hành vật lí cho học sinh ở trường THCS Châu Can - Phú Xuyên - Hà Tây” I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Để hưởng ứng cuộc vận động hai không của bộ giáo dục và đào tạo phát động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” thì việc các trường tự nâng cao chất lượng giáo dục thật là việc làm hết sức cần thiết để cuộc vận động của bộ giáo dục và đào tạo có hiệu quả .Việc nâng cao chất lượng các môn học của học sinh các trường nói chung và của trường THCS Châu Can nói riêng trong đó có cả môn học Vật lí, đặc biệt là khả năng thực hành và vận dụng giúp học sinh nắm được các kĩ năng thực hành, vận dụng tạo điều kiện tốt để học lên cao cũng như học sinh có những kĩ năng cần thiết tạo điều kiện cho học sinh học lên trên THPT và phân luồng vào các trường đào tạo nghề. Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, trong đó có cả môn vật lí của giáo dục phổ thông trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 theo các định hướng sau: Chăm lo giáo dục toàn diện, đảm bảo sự giáo dục hài hoà về đức, trí , thể , mỹ, các kĩ năng cơ bản, chú ý định hướng nghề nghiệp, hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của hệ thống đạo đức phẩm chất, năng lực cần thiết cho lớp người lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. Nội dung của chương trình phải cơ bản, tinh giản, thiết thực và cập nhật sự phát triển của khoa học và công nghệ, kinh tế xã hội, tăng cường thực hành vận dụng gắn bó với thực tiễn Việt Nam, phát triển thế mạnh vốn có của giáo dục phổ thông Viêt Nam tiến kịp trình độ phát triển chung của cả chương trình giáo dục phổ thông của cả các nước phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh biết cách tự học, hợp tác trong học tập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề tự chiếm lĩnh tri thức mới, giúp học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân. Chủ yếu tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung và hình thức đa dạng. Môn vật lí ở trường phổ thông góp phần hoàn chỉnh học vấn phổ thông và làm phát triển nhân cách của học sinh , chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động, sản xuất, bảo vệ tổ quốc, hoặc tiếp tục học lên. Vật lí phải tạo cho học sinh tiếp cận với thực tiễn kĩ thuật ở trong nước và xây dựng lực lượng để tiếp thu được các kĩ thuật hiện đại của thế giới. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, đo lường, phổ biến và năng lực thực hiện những thí nghiệm vật lí đơn giản. Mặt khác theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì việc thực hành của học sinh , sinh viên Việt Nam còn rất yếu. Chính vì vậy việc dạy học các tiết thực hành phải được quan tâm , góp phần nâng cao kiến thức thực hành cho học sinh, tạo cho học sinh , sinh viên những kĩ năng , kĩ sảo trong thực hành nói chung và thực hành vật lí nói riêng. Quán triệt chủ trương của Đại hội Đảng IX, ngày 9/12/2000 kỳ họp thứ 8 quốc hội khoá IX đã có nghị quyết số 40: “ Đổi mới về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa trong cả nước”. Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị số 14/CT/TTg (2001) nêu rõ: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo của học sinh, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước trong khu vực và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau THCS và THPT, chuẩn bị tốt cho học sinh học tập tiếp tục sau trung học hoặc tham gia lao động ngoài xã hội. Quán triệt tinh thần trên ta nhận thấy việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa đòi hỏi phải thay đổi cả một phương phát dạy học đặc biệt là đối với các môn học thực nghiệm như vật lí thì khả năng thực hành, vận dụng và các thao tác làm thực hành trong các giờ học thực hành là rất quan trọng. Với những lý do trên đã khiến tôi thực hiện đề tài này . II-PHẠM VI ,THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Đề tài này được nghiên cứu việc học thực hành của học sinh ở khối 7, 9 Trường THCS- Châu Can - Phú Xuyên – Hà Tây Thời gian nghiên cứu : Năm học 2006-2007 Nội dung nghiên cứu: Việc học thực hành của học sinh III-QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN Về phía học sinh Đại đa số các em học sinh Châu Can là ngoan, có ý thức tốt. Nhưng do chưa được làm thực hành nhiều trong các giờ học nói chung và đặc biệt là trong các giờ học thực hành, các em ít được làm quen với đồ dùng dạy học, DCTN. Đặc biệt phải nói đến là một số giáo viên đã thành thói quen coi nhẹ việc thực hành của học sinh .Mặt khác nếu có chỉ được xem giáo viên làm các thí nghiệm biểu diễn. Lên THCS các em được học nhiều môn, nhiều giáo viên, tiếp xúc với nhiều dụng cụ thí nghiệm. Chính vì vậy việc học tập theo phương pháp mới, đặc biệt là việc sử dụng thí nghiệm vật lí là một việc rất khó với các em.Tuy vậy ở THCS Châu can, trước năm học 2006-2007 học sinh đã đươc học theo tập theo phòng bộ môn, nhưng việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm vẫn chỉ do giáo viên làm các em cũng chỉ được quan sát thí nghiệm do giáo viên trình bày ở một số môn môn Lý , Hoá còn hầu hết các em cũng được “học chay”, hoặc nếu có cũng chỉ mang tính hình thức. 1.2. Về phía giáo viên: Trước năm học 2006-2007, mặc dù học sinh đã được học tập theo phòng bộ môn nhưng do điều kiện thực tế trường THCS Châu Can vẫn có tình trạng dạy chéo ban.. Cụ thể giáo viên Toán dạy Lý, Hoá, giáo viên Văn dạy Sinh, Kỹ thuật công nghiệp…Chính vì thế việc giáo viên sử dụng ĐDDH, DCTN là rất hiếm ngoài lý do là ngại sử dụng khi phải chuẩn bị, mang, chuyển thí nghiệm từ kho lên lớp thì việc không biết lắp ráp hoặc thí nghiệm không thành công vẫn thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó còn một bộ phận các nhà giáo còn coi nhẹ việc học thực hành của học sinh , đặc biệt là các giờ học thực hành của một số bộ môn thực nghiệm như vật lí, hoá học… Trong các dịp thao giảng thi đua của nhà trường trong năm học thì rất ít giáo viên thao giảng vào các giờ học thực hành… Khiến các giờ học trên lớp nói chung và các giờ học thực hành nói riêng chất lượng chưa cao, ảnh hướng lớn tới chất lượng học của học sinh. 1.3. Về phía công tác chỉ đạo Những năm trước khi đạt chuẩn quốc gia do trường có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nên toàn bộ DCTN chỉ cho vào kho. Toàn trường có 1 bộ Lý, 1 bộ Sinh, 1 bộ Hoá đã qua nhiều năm sử dụng nên chất lượng không cao. Do không có phòng bộ môn nên việc kiểm tra theo dõi đôn đốc giáo viên dạy phảii sử dụng ĐDDH, DCTN còn có nhiều lơ là và xem nhẹ. Đặc biệt là các giờ học thực hành. Ngoài việc nhận thức còn hạn chế về tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDDH, DCTN và sự cần thiết , quan trọng của các giờ thực hành thì cũng là do còn tồn tại một phương pháp dạy học cũ. Trong nhiều năm không tổ chức thi giáo viên dạy giỏi có sử dụng ĐDDH, DCTN. Các DCTN, ĐDDH giáo viên tự làm ít quan tâm và chất lượng không cao. Trong các dịp thao giảng thi đua của nhà trường trong năm học thì rất ít giáo viên thao giảng vào các giờ học thực hành. Ban giám hiệu còn chưa có biện pháp cứng rắn cũng như chưa có hình thức động viên đối với những giáo viên không sử dụng ĐDDH, DCTN và những giáo viên thường xuyên sử dụng ĐDDH, DCTN. Trường chưa có 1 phụ tá thí nghiệm cũng như chưa có sổ sách theo dõi việc sử dụng DCTN, ĐDDH của giáo viên. Việc xếp loại giờ thao giảng còn xem nhẹ việc sử dụng ĐDDH, DCTN. Và đặc biệt là các tiết học thực hành. 1.4. Bảng thông kê kết quả ban đầu Qua việc điều tra theo dõi đã thống kê được số liệu sau đây: KẾT QUẢ KIỂM TRA THỰC HÀNH CHẤT LƯỢNG HỌC LỰC Khối9 Năm học Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu 2003-2004 140 3% 30% 57% 10% 2004-2005 141 4% 32% 55% 9% 2005-2006 144 3% 29% 58% 10% Khối7 2003-2004 145 3% 35% 54% 8% 2004-2005 130 3% 36% 53% 8% 2005-2006 129 3% 29% 58% 10% 2. Nguyên nhân -Học sinh vẫn còn thói quen học vẹt, lối học thụ động chưa quen với phương pháp học mới. Thời gian học tập của các em khá nhiều nhưng chưa chủ động trong khoảng thờii gian học tập ở nhà. Do không được tiếp xúc với các dụng cụ thí nghiệm nên khả năng thực hành của học sinh còn chưa cao và còn rất lúng túng khi lắp ráp thí nghiệm. -Đời sống kinh tế của giáo viên còn nhiều khó khăn, có nhiều giáo viên dạy hợp đồng,, dạy chéo ban nên chưa chú tâm vào việc giảng dạy. -Do Giáo viên quen với kiểu dạy và học cũ, coi nhẹ những tiết học thực hành, chưa nhận thức được vấn đề thực hành vật lí đối với học sinh có vai trò rất quan trọng. -Sự quản lý của Ban giám hiệu còn lỏng lẻo đối với việc sử dụng ĐDDH, DCTN. Chưa tham mưu được với xã xây dựng thêm phòng bộ môn mang tính chất đúng nghĩa của nó, đặc biệt là phòng bộ môn vật lí đòi hỏi phải mang tính chất chuyên dụng hơn trong bố trí, chuẩn bị các phương tiện phục vụ công tác giảng dạy đối với đặc trưng bộ môn. -Do chưa có sự chỉ đạo từ trên Bộ, Sở, Phòng trong việc nâng lương cho giáo viên giỏi các cấp nên việc động viên khuyến khích giáo viên chưa thật sự làm các giáo viên có tâm huyết phấn đấu. III-NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Như chúng ta đã biết lý luận phải gắn liền với thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Trong suốt một thời gian dài do nhiều nguyên nhân khác nhau, học sinh của chúng ta chỉ thiên về lý thuyết ít có điều kiện tiếp xúc với các DCTN nên các em chưa có khả năng thực hiện thành thạo các thí nghiệm. Dưới ánh sáng của NQTW II khoá 8, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục đào tạo được mở sang một trang mới, vị thế của người thầy đã được nâng cao, đặc biệt là hưởng ứng cuộc vận động hai không của bộ giáo dục và đào tạo “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” .Cũng từ đó tầm quan trọng của việc học hành được mọi người ghi nhận, để sự nghiệp giáo dục đào tạo thật sự được coi là quốc sách hàng đầu thì bản thân ngành giáo dục đào tạo phải tự đổi mới để theo kịp với sự đổi mới của đất nước. NQTW Đảng khoá IX, nghị quyết số 40 kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX, chỉ thị số 14 của Thủ tướng chính phủ đã mở ra hướng mới để giáo dục đào tạo đổi mới và vươn lên. Để thực hiện chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và chỉ thị của Chính phủ đòi hỏi các cấp quản lý trong ngành giáo dục phải thấy rõ trách nhiệm của mình. Do nhận thức được tầm quan trọng của việc thay đổi chương trình sách giáo khoa đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản như quan sát, đo lường, sử dụng các dụng cụ và máy móc đo lường phổ biến và năng lực thực hiện những thí nghiệm vật líí đơn giản… Tôi đã có các biệm pháp thực hiện cụ thể như sau: Lập kế hoạch học tập thực hành cho học sinh: Đối với các giờ học thực hành vật lí ngoài việc chuẩn bị về mặt lí thuyết thì học sinh phải được tiếp cận với dụng cụ thí nghiệm và đặc biệt là các thao tác sử dụng chúng. Nếu chỉ sử dụng 45 phút trong tiết học thực hành chắc chắn rất nhiều học sinh chưa được thao tác sử dụng thiết bị để thực hành thì đã hết giờ, như vậy việc rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản, như quan sát , đo lường, sử dụng dụng cụ, máy móc đo lường phổ biến và năng lực thực hiện những thí nghiệm vật lí đơn giản chưa đạt được hiệu quả cao trong giờ học. Chính vì vậy việc lập kế hoạch chuẩn bị về cơ sở lí thuyết và tiếp cận với dụng cụ và phương pháp làm thực hành trước là việc làm cần thiết phục vụ cho các tiết học thực hành nói chung và vật lí nói riêng. LỊCH CHUẨN BỊ CHO CÁC GIỜ THỰC HÀNH Tuần học Khối 7 Khối 9 Lịch chuẩn bị LỊCH CHUẨN BỊ Tuần 1 Tiết 3: (Xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế) Tuần 5 Tiết 6: ( Quan sát và vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng) Tuần 6 Tiết15: (Xác định công suất của các dụng cụ điện) Tuần 9 Tiết 20: (Kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2trong định luật Jun- Len- Xơ Tuần 14 Tiết31: (Chế tạo nam châm vĩnh cửu nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện). Tuần 21 Tiết 42: (Vận hành máy phát điện và máy biến thế) Tuần 24 Tiết 50: (Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ) Tuần 30 Tiết 31: ( Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp) Tuần 31 Tiết 32: ( Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song) Tiết 63: ( Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD) 2.Thống kê và hướng dẫn học sinh chuẩn bị về mặt lí thuyết và các thiết bị , dụng cụ phục vụ cho giờ thực hành. Theo qua điểm đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông ngoài việc quán triệt mục tiêu giáo dục đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính thống nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển của đối tượng học sinh, đảm bảo tính khả thi, thì một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông là tập chung vào đổi mới phương pháp dạy học , thực hiện dạy học dựa vào hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu , nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học để phối hợp dạy học theo cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp giữa dạy học ở ngoài phòng học và ở ngoài hiện trường, đổi mới môi trường giáo dục để học gắn với thực hành và vận dụng… NỘI DUNG CHUẨN BỊ Tiết Khối 7 Khối 9 Nội dung chuẩn bị Nội dung chuẩn bị Lí thuyết Dụng cụ, thiết bị Lí thuyết Dụng cụ, thiết bị Tiết 3: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế +Cách sử dụng vôn kế, ampe kế. +Nội dung định luật Ôm +Mẫu báo cáo thực hành Dây constantan có giá tri chưa biết, biến thế nguồn, vôn kế, am pe kế một chiều, công tắc, dây nối Tiết 6: Quan sát và vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng +Luyện tập vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng. +Xác định vùng nhìn thấy của gương +Tập qua sát vùng nhìn thấy của gương ở mọi vị trí +Mẫu báo cáo thực hành +Gương phẳng có giá đỡ, +1 thước thẳng +1 bút chì +1 thước đo độ Tiết 15: Xác định công suất của các dụng cụ điện +Cách sử dụng vôn kế, ampe kế. +công thức tính công suất + Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm +Quạt điện một chiều, biến thế nguồn, vôn kế, ampe kế một chiều. Biến trở con chạy, công tắc, dây nối. Tiết 20: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q~I2 trong định luật Jun-Len-Xơ +Nội dung của định luật Jun-Len-Xơ +Cách đọc chỉ số của nhiệt kế +Phương pháp làm thí nghiệm này + Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm +Biến thế nguồn, vôn kế một chiều, ampe kế một chiều Biến trở con chạy, công tắc, dây nối. +Nhiệt kế rượu, bình nhiệt kế, dây đốt, que khuấy, đồng hồ bấm dây. Tiết 31: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện +Biết cách xác định từ cực của một ống dây có dòng điện chạy qua. +Biết cách chế tạo ra một nam châm vĩnh cửu + Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm +Dây đồng , dây thép, la bàn, kim dài, dụng cụ thí nghiệm chế tạo nam châm vĩnh cửu, bút dạ, giá thí nghiệm, công tắc Tiết 42: Vận hành máy phát điện và máy biến thế. +Cách vận hành máy phát xoay chiều đơn giản, máy biến thế + Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm +động cơ điện, máy phát điện, biến thế thực hành, vôn kế xoay chiều, bóng đèn, dây dẫn, công tắc. Tiết 50: đo tiêu cự của thấu kính hội tụ +Đặc điểm của tiêu cự của thấu kính, cách đo tiêu cự của thấu kính hội tụ +Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm +Thấu kính hội tụ, khe sáng có dạng chữ F. nguồn sáng, giá quang học, màn ảnh, thước thẳng. Tiết 31: Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp +Cách sử dụng vôn kế, ampe kế +nắm được thế nào là đoạn mạch mắc nối tiếp +Cách mắc mạch điện này +Mẫu báo cáo thực hành +Nguồn điện, 2 bóng đèn cùng loại như nhau +Vôn kế, am pe kế có GHĐ phù hợp +Công tắc, dây dẫn và phụ kiện Tiết 32: Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song +Cách sử dụng vôn kế, ampe kế +Nắm được thế nào là đoạn mạch mắc song song +Cách mắc mạch điện này +Mẫu báo cáo thực hành Tiết 63: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD +Cách sử dụng đèn lare, sử dụng tấm lọc màu +Cách tiến hành thí nghiệm này + Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm +Đèn lare, giá đèn, biến thế nguồn, Nguồn sáng 220V-21W +Bộ tấm lọc màu, đỏ , lục, lam, tím +Đĩa CD Kiểm tra việc thực hành vận dụng của học sinh Từ năm học 2002-2003 học sinh trường THCS Châu Can đã được học tập theo phòng học bộ môn chính vì vậy thay vì việc học sinh chuẩn bị báo cáo thực hành ở nhà của học sinh không tập chung nên phần lớn các em chỉ chuẩn bị đối phó nên chưa nắm bắt được phải sử dụng những dụng cụ thiết bị gì, cách tiến hành cũng như thế nào, tôi đã cho các em xuống phòng học bộ môn chuẩn bị dụng cụ, hướng dẫn sử dụng, chuẩn bị boá cáo thực hành ngay tại phòng học bộ môn, như vậy đa số các em đã biết mục tiêu của giờ thực hành sắp học , cách tiến hành như vậy sẽ giúp rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, đo lường, phổ biến và năng lực thực hiện những thí nghiệm vật lí tất hơn trong giờ thực hành. 4.Hướng dẫn học sinh làm thực hành trước . Như chúng ta đã biết lý luận phải gắn liền với thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Trong suốt một thời gian dài do nhiều nguyên nhân khác nhau, học sinh của chúng ta chỉ thiên về lý thuyết ít có điều kiện tiếp xúc với các DCTN mà các em có khả năng thực hiện được. Căn cứ vào lịch học đã được lập sẵn học sinh chủ động chuẩn bị kiến thức trước cho mối tiết học nói chung và đặc biệt là giờ học thực hành nói riêng. Qua đó có thể sử dụng việc chuẩn bị này cho việc kiểm tra bài cũ ở đầu các buổi học sau. Vào các buổi chiều trước những tiết học thực hành cho học sinh xuống phòng học bộ môn chuẩn bị thiết bị , dụng cụ thực hành. Giáo viên hướng dẫn học sinh việc lắp giáp , cách tiến hành thí nghiệm, trên cơ sở đó học sinh biết cách sử dụng thí nghiệm và chủ động hơn trong giờ học thực hành hôm sau. Giáo viên ưu tiên các nhóm yếu , đặc biệt là một số học sinh nữ. IV-KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG. Trong quá trình tiến hành lập kế hoạch cho học sinh chuẩn bị về mặt lí thuyết và tiến hành cho các em tiếp cận với dụng cụ, thiết bị, hướng dẫn các em tiếp cận với phương pháp làm thực hành trước thấy rằng làm như vậy học sinh sẽ có thời gian chuẩn bị kiến thức tốt hơn nắm bắt được cách tiến hành giờ học đa số các em đã lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đúng với yêu cầu của giờ học thực hành cụ thể. KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG HỌC LỰC Khèi9 N¨m häc SÜ sè Giái Kh¸ TB YÕu 2003-2004 140 3% 30% 57% 10% 2004-2005 141 4% 32% 55% 9% 2005-2006 141 3% 29% 58% 10% 2006-2007 105 10% 55% 34% 1% Khèi7 2003-2004 145 3% 35% 54% 8% 2004-2005 130 3% 36% 53% 8% 2005-2006 130 3% 29% 58% 10% 2006-2007 151 12% 54% 32% 2% NhËn xÐt: Nh×n vµo b¶ng tæng hîp kÕt qu¶ häc tËp ta thÊy râ rµng khi häc sinh ®­îc tiÕp cËn víi lÞch häc thùc hµnh còng nh­ tiÕp cËn víi c¸c dông cô thiÕt bÞ thùc hµnh tr­íc sÏ tiÕp thu vµ kh¶ n¨ng thùc hµnh quan s¸t , sö dông c¸c dông cô thùc hµnh tèt h¬n. Líp ch­a ¸p dông cho häc sinh chuÈn bÞ vµ tiÕp cËn víi ®å dïng dông cô cã tØ lÖ häc sinh yÕu, trung b×nh nhiªu h¬n líp ®· ®­îc ¸p dông. Chøng tá viÖc sö dông ph­¬ng ph¸p cho häc sinh chuÈn bÞ vµ tiÕp cËn víi dông cô, thiÕt bÞ, thùc hµnh tr­íc ®em l¹i kÕt qu¶ tèt h¬n , häc sinh dÔ hiÓu bµi h¬n, chÊt l­îng häc sinh ®­îc n©ng cao h¬n. C. KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy nếu tất cả giáo viên trong nhà trường nhận thức đúng đắn về việc thay đổi chương trình và SGK của đảng và nhà nước, trên cơ sở đó biết tiếp thu và áp dụng với thực tiến của cơ sở mình thì sẽ mang lại kết quả cao hơn, đặc biệt sẽ giúp học sinh ở cơ sở mình nắm vững được các kĩ năng thực hành, vận dụng đối với các môn học thực nghiệm nói chung và vật lí nói riêng, đóng góp cho xã hội một lớp người mới có kĩ năng , kiến thức, đặc biệt là khả năng thực hành, vận dụng những kiến thức đã học cho việc phân luồng, đào tạo nghề, và tiếp tục học lên cao. + Ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch xây dựng phòng học bộ môn chuyên cho các môn học thực nghiệm như vật lí, hoá học, công nghệ vv… + Nhà trường phải có các tiêu chuẩn thi đua và có các biện pháp kế hoạch cụ thể trong việc đánh giá xếp loại giáo viên về vấn đề sử dụng ĐDDH, DCTN khi lên lớp. Kiến nghị đề xuất Đề nghị với các cấp quản lý giáo dục nhất là Bộ GD- ĐT có kế hoạch chỉ đạo việc sản xuất ĐDDH, DCTN có chất lượng và độ chính xác cao hơn nữa. Phải có chế độ giảm giờ cho các giáo viên dạy các bộ môn thực nghiệm hoặc bố trí nhân viên phòng thí nghiệm cho các trường, giúp giáo viên dạy đỡ vất vả hơn như vậy chất lượng sẽ được nâng cao. Sở GD- ĐT, phòng GD- ĐT, Công ty sách TBTH nên tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần thi giáo viên giỏi sử dụng DCTN- ĐDDH để tạo điều kiện cho các trường có kế hoạch chỉ đạo giáo viên sử dụng ĐDDH, DCTN thường xuyên và có hiệu quả. UBND huyện, Phòng GD có kế hoạch điều tiết giáo viên hợp lý cho từng trường phù hợp với chuyên môn của giáo viên. Các cấp quản lý nên có kế hoạch nâng lương trước thời hạn cho giáo viên giỏi từ cấp tỉnh trở lên. Châu Can, ngày 20/4/2007 Tác giả Đàm Ngọc Đồng * ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học nhà trường

File đính kèm:

  • docskkn giai bai toan mach dien.doc