Câu 1 (4,0 điểm).
1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đã sinh ra những hệ quả địa lí nào? Hãy trình bày những hệ quả đó.
2. Lập bảng và tính góc nhập xạ của các địa phương: Hà Nội (21002’B), Quảng Trị (16044’B), Kon Tum (14022’B), Ban Mê Thuột ( 12036’B), Đà Lạt (11019’B), Cần Thơ ( 10002’B), Đất Mũi (8034’B), Tây Ninh ( 11019’B) trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12.
Câu 2 (4,0 điểm).
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy:
1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.
2. So sánh sự khác biệt về địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Câu 3 ( 4,0 điểm). Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 5, 7, 8 (NXBGD, 2010 – 2011)
Hãy cho biết Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên nước ta?
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí Lớp 12 - Trường THPT Yên Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Hòa Bình
Trường THPT Yên Hòa
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
Vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh
năm học 2013-2014
Môn: Địa Lý
Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1 (4,0 điểm).
1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đã sinh ra những hệ quả địa lí nào? Hãy trình bày những hệ quả đó.
2. Lập bảng và tính góc nhập xạ của các địa phương: Hà Nội (21002’B), Quảng Trị (16044’B), Kon Tum (14022’B), Ban Mê Thuột ( 12036’B), Đà Lạt (11019’B), Cần Thơ ( 10002’B), Đất Mũi (8034’B), Tây Ninh ( 11019’B) trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12.
Câu 2 (4,0 điểm).
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy:
1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.
2. So sánh sự khác biệt về địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Câu 3 ( 4,0 điểm). Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 5, 7, 8 (NXBGD, 2010 – 2011)
Hãy cho biết Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên nước ta?
Câu 4 (4,0 điểm).
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Trong đó, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng. Tại sao?
2. Dân số của Châu Á năm 2005 là 3921 triệu người, tỉ suất sinh thô trong năm là 20‰, hãy tính số trẻ em được sinh ra trong năm.
Nếu tỉ suất tử thô là 7‰ thì tỉ suất gia tăng tự nhiên là bao nhiêu?
Trong năm 2005, Châu Á có thêm bao nhiêu người?
Câu 5 (4.0 điểm).
Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế.
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Năm
2000
2002
2004
2006
2007
Nông-lâm-ngư
108,4
123,4
156,0
198,8
232,2
CN-XD
162,2
206,2
287,6
404,7
475,4
Dịch vụ
171,1
206,2
271,7
370,8
436,1
(Nguồn niên giám thống kê nhà nước-NXB thống kê-năm 2007)
1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế nước ta thời kỳ 2001-2007
2.Từ biểu đồ đã vẽ hãy nêu nhận xét.
Thí sinh được mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
...............................Hết......................................
Sở GD & ĐT Hòa Bình
Trường THPT Yên Hòa
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
Vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh
năm học 2013-2014
Môn: Địa Lý
Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (4,0 điểm)
Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Sự luân phiên ngày đêm (giải thích) (0,7đ)
- Giờ trên Trái Đất (giờ địa phương, giờ khu vực, giờ quốc tế) (0,7đ)
- Làm lệch hướng chuyển động của các vật thể (giải thích ) (0,6đ)
2. Lập bảng và tính góc nhập xạ
Góc nhập xạ
Địa điểm và vĩ độ
21/3
22/6
23/9
22/12
Hà Nội: 21002’B
68058’
87035’
68058’
45031’
Quảng Trị: 16044’B
73016’
83017’
73016’
49049’
Kon Tum: 14022’B
75038’
80055’
75038’
52011’
Ban Mê Thuột: 12036’B
77024’
79009’
77024’
53057’
Đà Lạt: 11057’B
78003’
78030’
78003’
54036’
Tây Ninh: 11019’B
78041’
77052’
78041’
55014’
Cần Thơ: 10002’B
79058’
76035’
79058’
56031’
Đất Mũi: 8034’B
81026’
75007’
81026’
57059’
* Thí sinh tính đúng mỗi địa danh là 0,25 điểm. Nếu sai 2 ngày cho 0,15 điểm, sai 3 ngày không cho điểm, đúng 3 ngày cho 0,25 điểm.
Câu 2 (4,0 điểm)
1. Các đặc điểm chung của địa hình nước ta: (2,0 điểm)
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chiếm ¼ diên tích.Trong đó đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng : Địa hình được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc đông nam và hướng vòng cung
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở vùng đồi núi, xuất hiện các dạng địa hình caxtơ..
+ Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng
Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người (dẫn chứng).
2. So sánh sự khác biệt của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam (2,0 điểm)
Đặc điểm
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Giới hạn
Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào đến vĩ tuyến 110 B
Hướng núi
Tây bắc -đông nam
Vòng cung
Cấu trúc
Gồm các dãy núi song song và so le nhau.
Gồm các khối núi và cao nguyên
Hình thái
-Thấp và hẹp ngang, cao hai đầu, thấp ở giữa
- Phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị
Địa hình với những đỉnh núi trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc dựng đứng, chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển, phía tây là các cao nguyên ba dan bằng phẳng xen đồitạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông-Tây.
Câu 3 ( 4,0 điểm)
Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta.
* Ảnh hưởng đến khí hậu (1,0 điểm)
- Biển Đông tăng ẩm làm độ ẩm tương đối của không khí đạt cao trên 80%
- Biển Đông làm giảm tính lục địa của bộ phận lãnh thổ phía Tây đất nước.
- Biển Đông mang đến lượng mưa, làm ấm khối khí hậu lạnh mùa đông và làm mát khối khí nóng mùa hè.
* Ảnh hưởng đến địa hình (1 điểm)
- Địa hình ven biển đa dạng do có sự tác động của quá trình xâm thực, bồi tụ diễn ra trong quá trình tương tác giữa biển và lục địa. Đó là Vịnh, đàm phá, cảng biển, đảo ven biển, rạn san hô, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ.
* Ảnh hưởng đến sinh vật (1 điểm)
- Nhờ có sự tăng ẩm do sự trao đổi nhiệt - ẩm diễn ra hàng ngày cùng khí hậu nóng đã hình thành cảnh quan rừng nhiệt đới tiêu biểu thay thế cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc như các khu vực Tây Nam Á, Bắc Phi có cùng vĩ độ.
- Biển còn là yếu tố góp phần hình thành rừng ngập mặn một cảnh quan độc đáo, giàu năng suất sinh học.
* Biển Đông là nơi giàu về khoáng sản và hải sản (dẫn chứng) (0,5 điểm)
* Biển Đông cung là nơi xuất hiện nhiều cơn bão làm ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên khác ở nước ta. Hiện tượng triều cường, làm tăng cường các vùng đất ngập mặn (0,5 điểm)
Câu 4 (4,0 điểm)
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư .
* Nhân tố tự nhiên (1,0 điểm)
- Khí hậu: Nhìn chung khí hậu ấm áp, ôn hòa thu hút đông dân cư, còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá, lạnh quá, khô quá, ẩm quá) ít hấp dẫn con người.
- Nước: Mọi hoạt động sản xuất (nông nghiệp + công nghiệp) và đời sống đều cần đến nước (cho ví dụ)
- Địa hình, đất đai: Nơi nào địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất -> dân cư tập trung đông. Vùng núi cao hiểm trở, đất đai khô cằn -> ít thu hút dân cư.
- Khoáng sản: Các mỏ khoáng sản có sức hút rất lớn, thu hút dân cư tập trung khai thác mặc dù có những khó khăn ( thiếu nước, khí hậu khắc nghiệt ).
* Nhân tố kinh tế - xã hội (1,0 điểm)
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất bộ mặt phân bố dân cư trên địa cầu đã dần thay đổi. Ngày nay nhiều trung tâm công nghiệp mọc lên ở những vùng băng giá, núi cao, hoang mạc -> từ đó thu hút dân cư ở các nơi khác đến.
- Tính chất nền kinh tế: Nơi diễn ra hoạt động công nghiệp, dịch vụ dân cư đông đúc hơn so với nông nghiệp. Trong công nghiệp mật độ dân cư cao thấp tùy theo tính chất từng ngành.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lãnh thổ từ lâu đời có mật độ đông hơn những khu vực mới khai thác.
- Chuyển cư: Các dòng chuyển cư ít nhiều ảnh đến bức tranh phân bố dân cư thế giới.
Trong đó nhân tố kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng. (1,0 điểm)
Khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì con người phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, lượ chọn nơi phù hợp để sinh sống.
Ngày nay, khi lực lượng sản xuất phát triển, con người có thể khắc phục những trở ngại về tự nhiên ( sản xuất khai thác ở cả những vùng khắc nghiệt như sa mạc, vùng cựcVà dựa vào tính chất của nền kinh tế, con người sẽ lựa chọn nơi cư trú phù hợp.
2. Tính toán (1,0 điểm)
- Số trẻ em được sinh ra trong năm: 78,42 triệu người.
- Số người chết trong năm: 27,477 triệu người.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên: 1,3%
- Số người có them ở châu Á năm 2005: 50,973 triệu người.
Câu 5 (4,0 điểm)
1. Vẽ biểu đồ ( 3,0 điểm)
- Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Năm
2000
2002
2004
2006
2007
Nông -lâm-ngư
100%
113.8%
143.9%
183.4%
214.2%
CN-XD
100%
127.1%
177.3%
249.5%
293.1%
Dịch vụ
100%
120.5%
158.8%
216.7%
254.9%
- Vẽ biểu đồ có 3 đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế
(Yêu cầu bảo đảm tỷ lệ chính xác, có tên biểu đồ, có chú thích)
2. Nhận xét: (1,0 điểm)
- Các khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng nhanh từ năm 2000 đến 2007 (dẫn chứng)
- Trong đó tăng nhanh nhất là khu vực công nghiệp – xây dựng, tiếp đến là khu vực dịch vụ và tăng chậm nhất là khu vực nông - lâm - ngư nghiêp (dẫn chứng)
..Hết..
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_dia_li_lop_12_truong_thpt.doc