Câu 1: (3 điểm)
Hiện nay tình trạng chặt phá rừng diễn ra khá phố biến . Em hãy nêu hậu quả của việc chặt phát rừng làm giảm sút tài nguyên rừng và những biện pháp khắc phục ?
Câu 2: (5điểm)
Hãy chứng minh biển Việt Nam có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng ? Tại sao việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo, dù nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn?
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học : 2012-2013 môn : Địa lí thời gian : 150 phút ( không kể thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN KẾ SÁCH
TRƯỜNG THCS THỚI AN HỘI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học : 2012-2013
Môn : ĐỊA LÍ
Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian phát đề)
I.KIẾN THỨC: ( 13 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Hiện nay tình trạng chặt phá rừng diễn ra khá phố biến . Em hãy nêu hậu quả của việc chặt phát rừng làm giảm sút tài nguyên rừng và những biện pháp khắc phục ?
Câu 2: (5điểm)
Hãy chứng minh biển Việt Nam có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng ? Tại sao việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo, dù nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn?
Câu 3: (5 điểm)
Trình bày sự phát triển và phân bố thuỷ sản ở nước ta ? Nêu những điều kiện thuận lợi phát triển thuỷ sản của tỉnh Sóc Trăng ?
II. KĨ NĂNG :( 7điểm)
Câu 1: (3điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi .
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
10283,2
6568,2
1980,1
1328,2
406
2003
22944,4
14422,2
4091,2
3910,7
520,3
a/. Tính tỉ trọng (%) giá trị sản xuất của chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản phẩm trứng sữa và phụ phẩm chăn nuôi trong cơ cấu chăn nuôi năm 1990 và 2003.
b/. Nhận xét về sự phát triển của ngành chăn nuôi từ năm 1990 đến 2003.
Câu 2: (4 điểm)
Cho bảng số liệu : Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990- 2003 ( đơn vị % )
Năm
Nông- lâm-ngư nghiệp
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
1990
71,5
11,2
17,3
1995
69,8
10,5
19,7
2000
68,8
12,0
19,2
2003
60,3
16,5
23,2
a/. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong thời kì 1990- 2003.
b/. Nhận xét và giải thích biểu đồ.
******HẾT ********
ĐÁP ÁN
Môn : ĐỊA LÍ
Năm học : 2012-2013
I. KIẾN THỨC: ( 13 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
- Hậu quả của việc chặt phát rừng làm giảm sút tài nguyên rừng: ( 2 điểm)
(0,5 điểm ) + Quá trình xói mòn, rửa trôi đất sẽ diễn ra mạnh mẽ ở các vùng núi, trung du, diện tích đất trống, đồi trọc gia tăng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp .
(0,5 điểm ) + Làm tăng tính thất thường của dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ, cường độ lũ lụt gia tăng. Vào mùa cạn, diện tích đất ở vùng khô hạn mở rộng ra gây khó khăn cho giao thông, hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người.
(0,5 điểm ) + Phá vỡ sự cân bằng sinh thái, môi trường, hàm lượng CO2 tăng lên làm thay đổi khí hậu, tăng hiệu ứng nhà kính, môi trường bị ô nhiễm
(0,5 điểm ) + Hạn chế việc phát triển một số ngành như : nông nghiệp, khai thác chế biến lâm sản, du lịch
- Biện pháp khắc phục : ( 1 điểm)
(0,5 điểm ) + Sử dụng nguồn tài nguyên rừng hợp lí, tiết kiệm, tránh lãng phí tài nguyên rừng.
(0,5 điểm )+ Tuân thủ luật pháp nhà nước về việc quản lí tài nguyên rừng, ngăn chặn việc khai thác rừng bừa bãi, phòng chống cháy rừng, trồng cây gây rừng
Câu 2: (5 điểm)
Chứng minh biển Việt Nam có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng. Ý nghĩa việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo.
- Kinh tế: ( 2 điểm);
( 0,5 điểm) + Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản : biển rộng, ấm, nhiều tôm cá, đường bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh
( 0,5 điểm) + Giao thông vận tải biển : Có đường hàng hải quốc tế , có 3 cảng biển lớn (Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn )
( 0,5 điểm) + Khai thác khoáng sản biển: thềm lục địa có nhiều dầu, khí, ven biển có nhiều cát trắng, titan, muối
( 0,5 điểm) + Du lịch biển : nhiều bãi biển đẹp như : Nha Trang, Vùng Tàu, Mũi Né; có nhiều cảnh đẹp như: Vịnh Hạ Long
- An ninh quốc phòng : (1 điểm)
Tiếp giáp với vùng biển của 8 quốc gia , nên có vị trí kinh tế chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng.
- Ý nghĩa việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo : (2 điểm)
( 0,5 điểm) + Các đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền
(0,5 điểm )+ Các đảo là cơ sở để nước ta tiến ra biển trong tương lai
(0,5 điểm )+ Các đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
( 0,5 điểm) + Các đảo là địa bàn để phân bố dân cư .
Câu 3: (5 điểm)
* Nguồn lợi thuỷ sản ( 2 điểm)
(0,5 điểm) - Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở 3 môi trường: nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
(0,5 điểm) - Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm:
+ Cà Mau- Kiên Giang
+ Ninh Thuận , Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Hải Phòng – Quảng Ninh
+ Quần đảo Hoàng Sa , Trường Sa
( 0,5 điểm) – Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn, thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Những vùng biển ven đảo, vũng, vịnh thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản nước mặn. Trên các hệ thống sông , suối , ao, hồnuôi thuỷ sản nước ngọt
( 0,5 điểm) – Nghề thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn cư dân còn nghèo . Vì vậy quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ. Ở những vùng ven biển , môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.
* Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản . (2 điểm)
Trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản đã có sự phát triển mạnh cả về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
( 0,5 điểm) - Khai thác thuỷ sản : Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau , Bà Ria- Vũng Tàu và Bình Thuận .
( 0,5 điểm)- Nuôi trồng thuỷ sản: Gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. Các tỉnh có sản lượng nuôi thuỷ sản nhiều nhất : Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
( 0,5 điểm)- Xuất khẩu thuỷ sản phát triển vượt bậc. Năm 2002 đạt 2014 triệu USD.
( 0,5 điểm)- Hiện nay sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng tuy chiếm tỉ trọng nhỏ, nhưng tốc độ tăng nhanh.
* Những điều kiện thuận lợi phát triển thuỷ sản của tỉnh Sóc Trăng (1 điểm)
( 0,5 điểm)- Điều kiện tự nhiên : Sóc Trăng có 72 km bờ biển và hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nguồn thuỷ sản dồi dào, hệ sinh thái có nhiều thuận lợi trong khai thác và nuôi trồng hải sản.
( 0,5 điểm)- Điều kiện kinh tế- xã hội : có nguồn lao động đông đảo, cần cù, chịu khó học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật trong hoạt động ngư nghiệp, nhạy bén trong tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
II. KĨ NĂNG :( 7điểm)
Câu 1: (3điểm)
a. Phân tích bảng số liệu (2 điểm)
- HS tính chính xác (mỗi chỗ 0,25 điểm)
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
100%
63,9
19,3
12,9
3,9
2003
100%
62,9
17,8
17,0
2,3
- Nhận xét (1 điểm)
( 0,5 điểm)+ Năm 1990 đến 2003, tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và phụ phẩm chăn nuôi giảm; còn giá trị của sản phẩm trứng sữa tăng lên.
( 0,5 điểm)+ Từ năm 1990 đến 2003 : số lượng gia súc , gia cầm, sản phẩm trứng sữa, phụ phẩm chăn nuôi đều tăng. Chứng tỏ ngành chăn nuôi đang phát triển.
Câu 2: (4điểm)
a/. Vẽ biểu đồ: (2 điểm)
- Yêu cầu:
+ Vẽ biểu đồ miền
+ Vẽ chính xác khoảng cách năm , tỉ lệ , có tên biểu đồ, có chú giải, sạch đẹp.
Nếu học sinh vẽ thiếu tên biểu đồ hoặc chú thích ( trừ 0,25 điểm)
b/. Nhận xét và giải thích ( 2 điểm)
* Nhận xét: (1,5 điểm)
(0,5 điểm )- Từ năm 1990- 2003 : Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
(0,25 điểm ) + Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông- lâm- ngư nghiệp từ 71,5% xuống còn 60,3% ( giảm 11,2 %).
(0,25 điểm ) + Tăng tỉ trọng ở khu vực công nghiệp- xây dựng : Từ 11,2 % lên 16,5 % ( tăng 5,3% )
(025 điểm )+ Ngành dịch vụ có biến động : Giai đoạn 1990- 1995 tăng ( tăng 2,4%), giai đoạn 1995-2000 giảm nhẹ (giảm 0,5%); giại đoạn 2000- 2003 tăng nhanh (tăng 4%)
(0,25 điểm )- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế như trên là hợp lí ,nhưng còn chậm
* Giải thích: (0,5 điểm)
(0,25 điểm )- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch lao động .
(0,25 điểm ) - Nước ta đang thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá nên khả năng thu hút lao động trong công nghiệp và xây dựng còn hạn chế, ngành dịch vụ nước ta còn nhiều biến động nên nhu cầu lao động trong dịch vụ cũng biến động theo .
xxxxxxxxxx HẾT xxxxxxxxxxxxxx
File đính kèm:
- de HSG dia 9.doc