Đề thi học sinh giỏi năm học 2006 - 2007 môn: hóa học 9 (thời gian: 90 phút)

Câu 1: (3 điểm) Có một mẫu quặng boxit dùng để sản xuất nhôm có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Làm thế nào để điều chế nhôm tinh khiết từ mẫu boxit trên? Viết các phương trình phản ứng.

Câu 2: (3 điểm) Xác định các chất A, B, C, D, E, G, H, I, K, L và viết các phương trình hoá học của các phản ứng sau:

 

doc1 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi năm học 2006 - 2007 môn: hóa học 9 (thời gian: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Năm học 2006 - 2007 Môn: Hóa học 9 (Thời gian: 90 phút) I. PHẦN VÔ CƠ: (10 điểm) Câu 1: (3 điểm) Có một mẫu quặng boxit dùng để sản xuất nhôm có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Làm thế nào để điều chế nhôm tinh khiết từ mẫu boxit trên? Viết các phương trình phản ứng. Câu 2: (3 điểm) Xác định các chất A, B, C, D, E, G, H, I, K, L và viết các phương trình hoá học của các phản ứng sau: A + H2SO4 (dd) ® B + C (k) + D B + BaCl2 (dd) ® E (r) + G G + H ® A (r) + NaCl (dd) điện phân Màng ngăn xốp NaCl + D I + K (k) + L (k) dpnc I + C (k) ® D + H G Mg + L (k) Câu 3: (4 điểm) Trộn 2 dung dịch AgNO3 0,42M và Pb(NO3)2 0,36M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Cho 0,81g Al vào 100ml dung dịch A thu được chất rắn B và dung dịch C. Tính khối lượng của chất rắn B? Cho 20ml dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được 0,936g kết tủa. Tính nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng? ( Cho: Ag = 108; N = 14; O = 16; Pb = 207; Al = 27; Na = 23) II. PHẦN HỮU CƠ: (10 điểm) Câu 4: (3 điểm) a. Công thức C5H12 ứng với 3 chất A, B, C có công thức cấu tạo khác nhau. Hãy viết công thức cấu tạo của 3 chất này. b. Trong 3 chất trên, khi tác dụng với Cl2 (có ánh sáng) chất A tạo 4 dẫn xuất monoclo (1 nguyên tử Clo), chất B tạo 3 dẫn xuất monoclo, còn chất C chỉ tạo 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Hỏi A, B, C là những chất nào? Viết các phương trình phản ứng. Câu 5: (2 điểm) Có 5 bình không nhãn, mỗi bình đựng một trong các chất lỏng sau: rượu propylic, benzen, axit axêtic, anđêhyt axêtic và hecxen. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết chất có trong mỗi bình. Câu 6: (5 điểm) Một hỗn hợp A gồm H2 , một ankan và một anken (có cùng số nguyên tử cacbon với ankan). Khi đốt 100 ml hỗn hợp thu được 210 ml khí CO2 . Mặt khác, khi nung nóng 100 ml hỗn hợp trên với Ni thì sau phản ứng còn lại 70 ml một Hidro Cacbon duy nhất. a. Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của ankan và anken. b. Định % về thể tích của mỗi chất khí trong hỗn hợp A. c. Tính thể tích khí ôxi cần đốt cháy 100 ml hỗn hợp A. (Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện).

File đính kèm:

  • docHoa9_06_07.doc