Câu: 1 (1,5 điểm)
Đồng chí hãy nêu quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ? Phân tích những ưu điểm, nhược diểm của phương pháp này ?
Câu 2: (2,5 điểm)
a) Trình bày cấu trúc, hình thức giáo án dạy một bài mới đang thực hiện đối với giáo dục trung học tỉnh Sơn La ?
10 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra lần 2 bồi dưỡng chuyên môn giáo viên năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN PHÙ YÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI KIỂM TRA LẦN 2
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN THCS HÈ NĂM 2012
(Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Họ và tên : LÊ THỊ VÂN ANH; Nam (nữ): Nữ
Ngày sinh: 04 tháng 01 năm 1984 Dân tộc: Kinh
Đơn vị công tác: Trường THCS Huy Tường
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: CĐ Sinh – Hóa
Chuyên ngành đào tạo: Chính quy
Họ tên và chữ ký của giáo viên
Số phách
(do chủ tịch hội đồng chấm thi ghi)
Số báo danh
(do thí sinh ghi)
Họ và tên: LÊ THỊ VÂN ANH
Chữ ký: ...................................................
Chú ý:
- Cán bộ quản lý, Giáo viên phải ghi đầy đủ các phần trên..
- Cán bộ quản lý, Giáo viên không được dùng bất cứ ký hiệu gì để đánh dấu bài thi (ngoài việc làm bài theo yêu cầu của bài thi).
- Bài kiểm tra được đánh máy vi tính (đúng theo quy định soạn thảo văn bản theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ) hoặc viết tay.
- Bài thi không viết bằng mực đỏ, hai thứ mực. Phần viết hỏng dùng thước gạch chéo, không được tẩy xoá bằng bất cứ cách gì khác (kể cả bút xoá).
- Số báo danh ghi theo số thứ tự danh sách thu bài của Trường.
- Trái với điều trên bài thi sẽ bị loại.
UBND HUYỆN PHÙ YÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI KIỂM TRA
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN THCS NĂM 2012-2013
(Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề)
Điểm của bài thi
Họ tên và chữ ký
Giám khảo 1: ..................................................
Giám khảo 2: …….…….................................
Số phách
(Do Trưởng ban GK ghi)
Bằng số
Bằng chữ
....................................
(Áp dụng cho Cán bộ quản lý, giáo viên chưa tham gia lần 1 và chưa đạt yêu cầu lần 1)
I. PHẦN CHUNG
Câu: 1 (1,5 điểm)
Đồng chí hãy nêu quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ? Phân tích những ưu điểm, nhược diểm của phương pháp này ?
Câu 2: (2,5 điểm)
a) Trình bày cấu trúc, hình thức giáo án dạy một bài mới đang thực hiện đối với giáo dục trung học tỉnh Sơn La ?
Câu 3: (1,0 điểm)
Đồng chí hãy trình bày nhiệm vụ của giáo viên trường trung học theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011, Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở và phổ thông có nhiều cấp học.
II. PHẦN RIÊNG ( Cán bộ quản lý, Giáo viên làm theo 01 môn thuộc chuyên ngành đào tạo và giảng dạy) (5,0 điểm).
Đồng chí hãy soạn một giáo án chi tiết theo cấu trúc và hình thức trình bày mà Phòng Giáo dục và Đào tạo Phù Yên đã hướng dẫn ?
TRẢ LỜI:
I. Phần chung:
Câu: 1 (1,5 điểm) Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ là:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
Những ưu điểm, nhược diểm của phương pháp này
Ưu điểm
Nhược điểm
- HS được học cách cộng tác trên nhiều phương diện.
- HS được được trao đổi, bàn luận.
- Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ.
- HS tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
- Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của HS được phát triển.
- Nếu không phân công hợp lí, chỉ có một vài HS học khá tham gia còn đa số HS khác không HĐ.
- Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn với nhau.
- Thời gian có thể bị kéo dài
- Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyến thì khó tổ chức hoạt động nhóm.
-Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác.
Câu 2: (2,5 điểm) Cấu trúc, hình thức giáo án dạy một bài mới đang thực hiện đối với giáo dục trung học tỉnh Sơn La
I. Cấu trúc của một giáo án dạy bài mới, ôn tập.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp:
Ngày dạy:
Dạy lớp:
1. Mục tiêu.
a. Về kiến thức.
b. Về kĩ năng.
c. Về thái độ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên.
b. Chuẩn bị của học sinh.
3. Tiến trình bài dạy.
Giáo viên tạo dựng, thiết kế, viết ra được hệ thống các hoạt động nhằm thể hiện được các nội dung chủ yếu sau.
a. Kiểm tra bài cũ (có thể kiểm tra đầu giờ hoặc lồng trong các hoạt động). Đặt vấn đề vào bài mới.
b. Dạy nội dung bài mới.
c. Củng cố, luyện tập.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
* Chú ý: Theo trình tự bài giảng có thể phân chia các hoạt động thành 5 nhóm hoạt động sau:
- Nhóm hoạt động 1: kiểm tra, hệ thống, ôn lại bài cũ và chuyển sang bài mới.
- Nhóm hoạt động 2: nhằm hướng dẫn, diễn giải, khám phá, phát hiện tình huống, đặt và nêu vấn đề.
- Nhóm hoạt động 3: nhằm để học sinh tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử nghiệm, quy nạp, suy diễn để tìm ra kết quả, giải quyết vấn đề.
- Nhóm hoạt động 4: Rút ra kết luận, tổng kết, hệ thống kết quả, hệ thống hoạt động và đưa ra kết quả giải quyết vấn đề.
- Nhóm hoạt động 5: Tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng để vận dụng vào giải bài tập và áp dụng vào cuộc sống.
II. Hình thức trình bày giáo án.
1. Giáo án được đóng thành (Viết tay hoặc đánh máy vi tính).
2. Hệ thống các hoạt động có thể trình bày theo các cách sau:
a. Theo thứ tự hàng ngang từ trên xuống dưới cho đến hết các hoạt động.
b. Theo hai cột: Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh.
c. Theo ba cột: Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh và nội dung ghi bảng.
Câu 3: (1,0 điểm) Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011, Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở và phổ thông có nhiều cấp học.
Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học
1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.
4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.
5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.
6. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.
II. PHẦN RIÊNG ( Cán bộ quản lý, Giáo viên làm theo 01 môn thuộc chuyên ngành đào tạo và giảng dạy) (5,0 điểm).
Soạn một giáo án chi tiết theo cấu trúc và hình thức trình bày mà Phòng Giáo dục và Đào tạo Phù Yên đã hướng dẫn
Ngày soạn : 06/01/2013 Ngày giảng : 09/01/2013 Lớp 8B
Ngày giảng : 10 /01/2013 Lớp 8A
Tiết 38 : TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG - NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nêu được nguyên nhân khác nhau của các đối tượng về nhu cầu dinh dưỡng.
- Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm.
- Xác định được cơ sở và nguyên tắc lập khẩu phần thức ăn.
2. Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.
- Kĩ năng xác định giá trị: cần cung cấp hợp lí và đủ chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông. tin khi đọc SGK để tìm hiểu nguyên tắc xây dựng khẩu phần hàng ngày đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
- Kĩ năng hợp tác. lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ :
Có ý thức tiết kiệm, nâng cao chất lượng cuộc sống
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :
- Bảng 36.1 36.2 sgk
- Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam trang 120 sgk
- Bảng phụ lục giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn (trang 120 sgk)
2. Học sinh :
Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy :
1. Kiểm tra bài cũ : (4p) Gọi 2 HS
Vitamin có vai trò gì trong đời sống con người ? Có mấy nhóm vitamin ? Đó là gì kể ra ?(10đ)
Đáp án:
- Vitamin là thành phần cấu trúc của nhiều hệ enzim để đảm bảo hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể. 5đ
- Có 2 nhóm vitamin: Vitamin tan trong dầu, mỡ: A, D, E, K,… Vitamin tan trong nước: C và nhóm B. 5đ
Muối khoáng có vai trò gì đối với cơ thể ? Cần lập khẩu phần ăn như thế nào để cung cấp đủ vitamin và muối khoáng ? (10đ)
Đáp án:
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào, tham gia nhiều hệ enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng. 5đ
- Khẩu phần ăn cần phối hợp đủ lượng thức ăn có nguồn gốc đ.v. và t.v… 5đ
* Đặt vấn đề vào bài mới : (1p)Tại sao thể lực của người Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới là không tốt? Phải chăng chúng ta ăn uống không đúng tiêu chuẩn? Vậy tiêu chuẩn ăn uống là gì? Làm thế nào để ăn uống đúng tiêu chuẩn?
2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV
HS
HS
?
HS
?
HS
?
HS
HS
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
?
?
?
HS
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GDKNS: Kĩ năng hợp tác. lắng nghe tích cực. Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi lệnh trang 113.
Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ sung, GV kết luận.
Nhu cầu dd của trẻ em, người già, người trưởng thành khác nhau ntn, giải thích?
Nhu cầu dd ở trẻ em cao hơn người trưởng thành đặc biệt là Prôtêin vì cần tích luỹ cho cơ thể phát triển, người già nhu cầu dd thấp vì người già vận động kém người trẻ.
Vì sao trẻ em suy dd ở các nước đang phát triển lại chiếm tỉ lệ cao?
Ở các nước đang phát triển, chất lượng cuộc sống còn thấp nên tỉ lệ suy dd còn cao.
Sự khác nhau về nhu cầu dd ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Nhu cầu dd của mỗi người khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Giới tính: Nam có nhu cầu cao hơn nữ.
+ Lứa tuổi: Trẻ em…
+ Dạng hoạt động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì cần nhiều năng lượng.
+ Trạng thái cơ thể: Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần nhiều chất dd để phục hồi sức khoẻ.
Theo dõi sự hướng dẫn của GV, rồi thảo luận nhóm.
Một vài nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
Lắng nghe, chỉnh lí các câu hỏi của HS, giúp các em nêu đáp án đúng
Chốt kiến thức.
Vì sao hiện nay trẻ em mắc bệnh béo phì nhiều?
Do chế độ ăn không hợp lý, thường ăn thức ăn nhiều mỡ động vật và các loại thực phẩm có hàm lượng cao dd cao dễ hấp thụ mà thiếu thức ăn khô. Trẻ em ít vận động dẫn tới tích lũy nhiều mỡ.
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, thực hiện lệnh SGK, trả lời 4 câu hỏi:
Những loại thực phẩm nào giàu chất đường bột?
Những loại thực phẩm nào giàu chất béo?
Những loại thực phẩm nào giàu chất đạm?
Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?
Theo dõi sự gợi ý của GV để trả lời các câu hỏi
Các nhóm cử đại diện trình bày
- Thực phẩm giàu chất đường bột là: Các loại hạt ngủ cốc, khoai, mía...
- Thực phẩm giàu chất béo là mỡ động vật, dầu thực vật.
- Thực phẩm giàu chất đạm là các loại đậu đỗ thịt, cá.
=> Do tỉ lệ các chất hữu cơ trong thực phẩm không giông nhau, tỉ lệ các loại vitamin cũng không giống nhau, nên có sự phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ nhu cầu cho cơ thể. Mặt khác, sự phối hợp các loại thức trong bữa ăn còn giúp chúng ta ngon miệng hơn. Do đó sự hấp thụ chất dd cũng tốt hơn.
Chốt kiến thức
GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị: cần cung cấp hợp lí và đủ chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh.
Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?
Giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn do đó sự hấp thụ thức ăn của cơ thể cũng tốt hơn
Khẩu phần là gì?
Cá nhân trả lời được
Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày
Yêu cầu hs thảo luận câu hỏi lệnh
Vì sao trong khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường?
Người mới ốm khỏi -> Cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường phục hồi sức khỏe
Vì sao trong khẩu phần thức ăn cần tăng cường rau, quả tươi?
Tăng cường vitamin, chất xơ
GDKNS: Kĩ năng thu thập và xử lí thông. tin khi đọc SGK để tìm hiểu nguyên tắc xây dựng khẩu phần hàng ngày đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
Để xây dựng một khẩu phần hợp lí cần dựa trên những căn cứ nào?
TL:
1. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. (12p)
- Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là không giống nhau.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào:
+ Lứa tuổi
+ Giới tính
+ Trạng thái sinh lý
+ Hình thức lao động
2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn (13p)
- Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn biểu hiện ở:
+ Thành phần các chất.
+ Năng lượng chứa trong nó.
- Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ các chất cần thiết cho cơ thể.
3. Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần (10p)
Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày
- Những nguyên tắc lập khẩu phần:
+ Đáp ứng đủ nhu cầu dd của cơ thể.
+ Đảm bảo cân đối các thành phần và giá trị dd của thức ăn.
+ Đảm bảo cung cấp năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối thành phần các chất hữu cơ.
3. Củng cố, luyện tập : (4p)
Điền vào ô trống các từ, cụm từ thích hợp
a) Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi tùy ... (giới, lứa tuổi) và tùy ... (dạng hoạt động lao động, nghề nghiệp)
b) Xác định khẩu phần phải căn cứ vào: ... (điều kiện khí hậu từng vùng, nhu cầu của cơ thể, giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn)
c) Thức ăn cần đảm bảo đủ các chất G, Li, P, nước, muối khoáng và một số ... (vitamin, enzim)
Đáp án:
a. giới, lứa tuổi, dạng hoạt động lao động
b. nhu cầu của cơ thểb, giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn
c. vitamin
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (1p)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết?”
- Đọc bài thực hành, kẻ bảng 37.2 - 3.
File đính kèm:
- dap an de thi lai chuyen mon lan 2.doc