Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học 12 - Mã đề thi 987

Câu 1: Nhân tố làm trung hòa tính có hại của đột biến là

A. quá trình giao phối B. chọn lọc tự nhiên C. các cơ chế cách li D. quá trình đột biến

Câu 2: Thực vật lên cạn đầu tiên ở kỉ :

A. đêvôn B. than đá C. silua D. cambri

Câu 3: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người , chứng tỏ người và vượn người

A. có quan hệ thân thuộc rất gần gũi B. tiến hóa theo 2 hướng khác nhau

C. có trí thông minh như nhau D. tiến hóa cao nhất và xuất hiện sau

Câu 4: Quần thể cócấutrúc di truyền ởthế hệ xuất phát là P = 0,7AA : 0,2 Aa : 0,1aa. Trong quần thể có sự ngẫu phối , thì cấu trúc di truyền của quần thể ở các thế hệ sau là ( các áp lực tiến hóa coi như không có )

A. 0,64AA : 0,32 Aa : 0,04aa B. 0,7AA : 0,2 Aa : 0,1aa

C. 0,49AA : 0,42 Aa : 0,09aa D. 0,04AA : 0,32 Aa : 0,64aa

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học 12 - Mã đề thi 987, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN Sinh học Thời gian làm bài: phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 987 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Nhân tố làm trung hòa tính có hại của đột biến là A. quá trình giao phối B. chọn lọc tự nhiên C. các cơ chế cách li D. quá trình đột biến Câu 2: Thực vật lên cạn đầu tiên ở kỉ : A. đêvôn B. than đá C. silua D. cambri Câu 3: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người , chứng tỏ người và vượn người A. có quan hệ thân thuộc rất gần gũi B. tiến hóa theo 2 hướng khác nhau C. có trí thông minh như nhau D. tiến hóa cao nhất và xuất hiện sau Câu 4: Quần thể cócấutrúc di truyền ởthế hệ xuất phát là P = 0,7AA : 0,2 Aa : 0,1aa. Trong quần thể có sự ngẫu phối , thì cấu trúc di truyền của quần thể ở các thế hệ sau là ( các áp lực tiến hóa coi như không có ) A. 0,64AA : 0,32 Aa : 0,04aa B. 0,7AA : 0,2 Aa : 0,1aa C. 0,49AA : 0,42 Aa : 0,09aa D. 0,04AA : 0,32 Aa : 0,64aa Câu 5: Trong chọn giống vi sinh vật phương pháp nào đóng vai trò chủ yếu ? A. gây đột biến và chọn lọc B. chọn lọc C. gây đột biến D. gây đột biến bằng hóa chất 5 Brôm uraxin Câu 6: Cho công thức lai sau : A x B C ; D x E H sau đó đem lai C x H G . Vây G là kết quả của phép lai A. khác dòng đơn B. khác dòng kép C. cải tiến D. kinh tế Câu 7: Trong một quần thể sóc ở vườn quốc gia , trong tổng số 2000 con , người ta đếm thấy có 1500 con lông nâu . Cho biết lông nâu là trội do gen B qui định , lông đen là lặn do gen b qui định . cho biết các áp lực tiến hóa là rất nhỏ không ảnh hưởng . Vậy tần số tương đối của alen B là : A. 0,5 B. 0,2 C. 0,8 D. 0,75 Câu 8: Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của prôtêin ? A. bảo vệ cơ thể B. xúc tác các phản ứng hóa sinh C. cấu tạo nên tế bào D. sinh sản Câu 9: Ở cây cà chua , gen A qui định quả đỏ , a qui định quả vàng . Phép lai nào sau đây cho F1 có tỷ lệ 11 quả đỏ : 1 quả vàng . A. AAAa x Aa B. AAaa x AAaa C. Aaaa x Aa D. AAaa x Aa Câu 10: Ở người bệnh máu khó đông do gen a qui định nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y , gen A qui định bình thường . Nếu bố bình thường , mẹmang gen tiềm ẩn , khi sinh con gái thì khả năng con gái xuất hiện bệnh là bao nhiêu % ? A. 50% B. 75% C. 25% D. 0% Câu 11: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là : A. prôtêin và axít nuclêic B. prôtêin C. axit nuclêic D. cacbon hyđrat Câu 12: Trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người , nhân tố sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn nào ? A. vượn người hóa thạch B. người tối cổ xinantrốp C. người tối cổ pitêcantrốp D. người hiện đại crômanhôn Câu 13: Hiện tượng đồng qui tính trạng là hiện tượng ? A. Tiến hóa diễn ra theo hướng phân li , tạo thành những nhóm khác nhau nhưng có chung nguồn gốc B. Sinh vật vẫn giữ nguyên tổ chức nguyên thủy của chúng trong quá trình tiến hóa C. Một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nhóm phân loại khác nhau D. Các nhóm phân loại trên loài đã hình thành theo con đường phân li , mỗi nhóm bắt nguồn từ một tổ tiên Câu 14: Để phát huy tiềm năng của giống cần phải : A. bảo quản giống tốt B. nuôi trồng đúng kĩ thuật và thời vụ C. dùng giống sạch bệnh D. cải tạo giống Câu 15: Ở người , bệnh bạch tạng chiếmtỷ lệ 1/ 10.000 .Biết gen a là gen gây bệnh , gen A là gen bình thường thì tỉ lệ người bình thường mang gen gây bệnh là A. 0.99 B. 0.01 C. 0.0189 D. 0,0198 Câu 16: Đối với 2 loài mao lương sống ở bãi cỏ ẩm và bờ mương , đển phân biệt 2 loài này cần dùng tiêu chuẩn nào là hợp lí . A. tiêu chuẩn hình thái B. tiêu chuẩn địa lí , sinh thái C. tiêu chuẩn sinh lí , hoá sinh D. tiêu chuẩn di truyền Câu 17: Hiện tượng nào sau đây là thường biến ? A. Bố , mẹ bình thường sinh con bạch tạng B. Lợn có vành tai bị xẻ thùy chân dị dạng C. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện một vài cành hoa trắng D. con tắc kè hoa đổi màu sắc theo nền môi trường Câu 18: Một gen có chiều dài 0,51() , trong đó số Nuloại A chiếm 30% . Gen này bị đột biến nhưng sau đột biến chiều dài của gen không thay đổi , nhưng số liên kết hyđrô bị giảm đi một liên kết . Vậy số Nu loại G của gen sau đột biến là A. 600 ( Nu ) B. 601 ( Nu ) C. 602 (Nu ) D. 599 ( Nu ) Câu 19: Ở người bệnh máu khó đông do gen a qui định nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y , gen A qui định bình thường . Nếu bố bình thường , mẹmang gen tiềm ẩn thì xác suất sinh con bệnh là bao nhiêu % ? A. 50% B. 75% C. 25% D. 100% Câu 20: Trong tế bào của 1 loài sinh vật có các cặp gen sau AaBBDdFf , khi phát sinh giao tử tạo ra bao nhiêu giao tử ? A. 10 B. 8 C. 6 D. 4 Câu 21: Để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người với giá rẽhiện nay người ta dùng phương pháp : A. chọn lọc vi sinh vật có khả năng sản xuất insulin. B. sản xuất insulin từ một số lòai thực vật quý hiếm. C. tách insulin từ các lòai động vật khác như :ngựa, bò… D. kĩthuật di truyền để cấy gen mã hóa insulin vào đối tượng nhận Câu 22: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào ? A. sự phân bố đa dạng của các loài động , thực vật ngày nay B. di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá C. các lớp đất đá D. sự có mặt của loài người và thực vật hạt kín Câu 23: Trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người , dạng vượn người hóa thạch thuộc nhánh dẫn đến loài người là : A. driôpitec B. parapitec C. pitêcantrôp D. ôxtralôpitec Câu 24: Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là ? A. Sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên cạn B. Sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát C. Sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào D. Sự hình thành đầy đủ các nghành động vật không xương sống Câu 25: Cơ chế hình thành hội chứng Đao ở người là do: A. người mẹ tuổi càng cao nên dễ sinh con mắc bệnh B. khe mắt xết , kém thông minh C. mộtgiao tử chứa 2 NST thứ 21 kết hợp với giao tử bình thường D. cặp NST thứ 21 không phân li Câu 26: Trong một quần thể ở thế hệ xuất phát ban đầu là 100% Aa , nếu cho tự phối 3 thế hệ liên tiếp thì tỷ lệ đồng hợp AA = aa là bao nhiêu ? A. 50% B. 43,75% C. 37, 5% D. 25% Câu 27: Sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý là phương thức có ở ..........( Đ: động vật; T: thực vật; ĐT: động vật và thực vật), sự cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự.........(P: phân hoá; B: phát sinh đột biến) trong loài. Điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố.......(C: chọn lọc; L: tích luỹ) những kiểu gen thích nghi A. ĐT; B; L B. Đ; P; C C. ĐT;P;C D. T; P; L Câu 28: Tính chất nào là của thường biến ? A. di truyền được B. xảy ra ở từng cơ thể C. biến dị không định hướng D. biến dị xác định Câu 29: Trong kỉ Cambri hóa thạch chủ đạo là : A. cá chân khớp và da gai B. bọ cạp tôm C. nhện D. tôm ba lá Câu 30: Đơn vị cơ bản trong cấu trúc của loài là : A. nòi sinh học B. nòi địa lí C. quần thể D. nòi sinh thái Câu 31: Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là : A. cá chân khớp và da gai B. nhện C. tôm ba lá D. bọ cạp tôm Câu 32: Loài cỏ chăn nuôi ở Anh có tên là spartina có bộ NST 2n = 120 nhiễm sắc thể . Koài này là loài mới hình thành bằng con đường : A. đột biến B. lai xa , đa bội hóa C. sinh thái D. địa lí Câu 33: Theo Đacuyn đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể B. quần xã C. cả cá thể và quần thể D. cá thể Câu 34: Dạng đột biến làm thay cặp T – A bằng cặp G – X trên gen quy định Hb ở hồng cầu người gây ra bệnh A. hồng cầu hình liềm B. bạch tạng C. đao D. ung thư máu Câu 35: Cơ chế cách li đánh dấu sự hình thành loài mới là A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. cách li sinh sản. D. câu a và b đúng Câu 36: Người nào đầu tiên xây dựng nên khái niệm tiến hóa ? A. Đacuyn B. Kimura C. Lamac D. Đơ vri Câu 37: Enzym nào sau đây dùng để nối đoạn ADN của tế bào cho với ADN của tế bào nhận ? A. ligaza B. ADN pôlimeraza C. rectrictaza D. ARN pôlimeraza Câu 38: Những nhân tố nào chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật ? A. Cơ chế cách li , quá trình đột biến , quá trình giao phối B. Các cơ chế cách li , quá trình giao phối , chọn lọc tự nhiên C. Quá trình đột biến , quá trình giao phối , chọn lọc tự nhiên D. Quá trình đột biến , quá trình giao phối , chọn lọc tự nhiên, cơ chế cách li Câu 39: Ở một loài sinh vật có bộ NST 2n = 24 . Có bao nhiêu dạng đột biến thể đơn nhiễm đơn được tạo ra từ cơ thể trên ? A. 12 B. 24 C. 10 D. 48 Câu 40: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị là A. Gôhanxơn B. Lamac C. Đacuyn D. Kimura ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDe thi thu TN theo cau truc cua Bo(1).doc