Giáo án âm nhạc - Chủ đề: Gia đình

I.Nội dung :

*Trọng tâm :

- Dạy hát : “ Cả nhà đều yêu “

 Kết hợp : Nghe hát : “ Tổ ấm gia đình “.

 Trò chơi âm nhạc : “ Nhìn hình đoán tên “

II.Mục đích , yêu cầu:

1.Kiến thức:

*Dạy hát : “ Cả nhà đều yêu “

- Trẻ nhớ tên bài hát “ Cả nhà đều yêu “ do Bùi Anh Tôn sáng tác.

- Trẻ thuộc lời bài hát ,nội dung bài hát.

*Nghe hát :

- Trẻ hứng thú nghe cô hát và trẻ nhớ tên bài hát : “ Tổ ấm gia đình “ nhạc và lời Hoàng Vân.

*Trò chơi âm nhạc

- Trẻ chơi đúng luật.

2.Kỹ năng :

- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình khi hát.

- Trẻ biết bộc lộ cảm xúc của mình với giai điệu của bài hát và thể hiện nét mặt vui tươi, cử động nhẹ nhàng theo nhạc khi nghe bài hát.

- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát.

- Thông qua trò chơi : phát triển khả năng quan sát , tư duy cho trẻ.

 

docx3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 85635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án âm nhạc - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ÂM NHẠC Chủ đề : Gia đình Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn Số trẻ : 25 – 30 trẻ Thời gian : 25 – 30 phút Ngày soạn : 24/10/2013 Ngày dạy : 31/10/2013 Người soạn : ĐỖ THỊ MINH THÙY Người dạy : ĐỖ THỊ MINH THÙY I.Nội dung : *Trọng tâm : - Dạy hát : “ Cả nhà đều yêu “ Kết hợp : Nghe hát : “ Tổ ấm gia đình “. Trò chơi âm nhạc : “ Nhìn hình đoán tên “ II.Mục đích , yêu cầu: 1.Kiến thức: *Dạy hát : “ Cả nhà đều yêu “ - Trẻ nhớ tên bài hát “ Cả nhà đều yêu “ do Bùi Anh Tôn sáng tác. - Trẻ thuộc lời bài hát ,nội dung bài hát. *Nghe hát : - Trẻ hứng thú nghe cô hát và trẻ nhớ tên bài hát : “ Tổ ấm gia đình “ nhạc và lời Hoàng Vân. *Trò chơi âm nhạc - Trẻ chơi đúng luật. 2.Kỹ năng : - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình khi hát. - Trẻ biết bộc lộ cảm xúc của mình với giai điệu của bài hát và thể hiện nét mặt vui tươi, cử động nhẹ nhàng theo nhạc khi nghe bài hát. - Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát. - Thông qua trò chơi : phát triển khả năng quan sát , tư duy cho trẻ. 3.Giáo dục : - Thông qua bài hát giáo dục trẻ làm con ngoan trong gia đình ,biết vâng lời cha mẹ, ông bà. - Đi học đầy đủ , chăm ngoan. -Trẻ hứng thú với bài học , biết vâng lời cô. III.Chuẩn bị : 1.Địa điểm : - Trong lớp học , trẻ ngồi theo hình chữ U 2.Đồ dùng : 1 số tranh ảnh để trẻ chơi trò chơi. 3.Trang phục : Phù hợp với thời tiết. IV.Cách tiến hành : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức và dẫn dắt vào bài. *Trò chuyện cùng trẻ : - Các con có phải là người con ngoan trong gia đình không? - Muốn là người con ngoan thì con phải như thế nào? À ! cô có bài hát nói về một bạn nhỏ rất là ngoan, cả nhà ai cũng yêu bạn ý đấy. Bài hát : “ Cả nhà đều yêu “ , nhạc và lời Bùi Anh Tôn Chúng mình trật tự lắng nghe cô hát nhé ! *Cô hát mẫu ( 3 lần ) + Lần 1 : Hát cùng đàn Cô hát đúng giai điệu với giọng vui tươi. Kết thúc bài hát cô hỏi trẻ : -Cô vừa hát bài hát gì? Nhạc và lời của ai? Cô động viên và khen trẻ. + Lần 2 : Cô hát , kèm theo điệu bộ cử chỉ. Cô vừa hát vừa vận động nhẹ nhàng uyển chuyển theo giai điệu của bài hát. Hỏi trẻ : Con có cảm nhận như thế nào về bài hát? Bài hát có nội dung gì? (Bài hát nói về 1 em bé rất là ngoan, không khóc nhè , luôn đi học chăm, được cả nhà yêu quý) Vì sao cả nhà đều yêu bạn ấy? (Vì bạn nhỏ ngoan được cô giáo khen nên cả nhà đều yêu) Các con có muốn mình được như bạn ý không? Các con ạ ! bạn nhỏ trong bài hát là một người con rất là ngoan đúng không nào. Các con phải noi theo tấm gương bạn nhỏ ấy nhé! Giáo dục : Để là một người con ngoan trong gia đình được cả nhà yêu quý thì các con phải nghe lời ông bà , cha mẹ , vâng lời cô, đi học chăm chỉ, không khóc nhè... + Lần 3 : Dạy trẻ hát theo cô (3 - 4 lần) Nào bây giờ cô và cả lớp hát lại một lần nữa , cô xem bạn nào thuộc bài hát rồi cô sẽ mời lên đây biểu diễn cho các bạn xem. -Cô đọc chậm lời bài hát, từng câu một. -> Cho trẻ hát. -Hát cả lớp. -Hát theo nhóm -Hát theo cặp. ( Chú ý sửa sai cho trẻ qua những lần hát ) - Hát xong cô khen cả lớp. - Cho trẻ hát nâng cao. Cô thấy lớp mình ai cũng đã thuộc bài hát này rồi. Cô sẽ cho chúng mình chơi trò chơi : “ Hát nối tiếp “, nghe cô phổ biến luật chơi. Khi cô đánh nhịp về bên phải thì các bạn bên phải hát. Cô đánh nhịp về bên trái thì các bạn bên trái hát. Cô đánh nhịp ra phía trước thì các bạn trước mặt cô hát. Cô đánh nhịp 2 tay thì cả lớp cùng hát nhé! 2. Nghe hát : “ Tổ ấm gia đình “ nhạc và lời Hoàng vân. Tổ ấm gia đình không gì sánh được. Còn trong ký ức bao nhiêu niềm vui. Tình thương của mẹ, từng lời cha dạy Một mai vững bước cho con vào đời. - Đây chính là lời bài hát : “ Tổ ấm gia đình “ nhạc và lời Hoàng Vân mà bây giờ cô sẽ hát tặng cả lớp mình đấy.Chúng mình cùng lắng nghe cô hát nhé! + Lần 1 : Cô hát theo nhạc đệm và vận động minh họa. Hỏi trẻ : Cô vừa hát bài gì đây? Nhạc và lời của ai? ( Cô nói về nội dung bài hát ) + Lần cuối cho trẻ nghe ca sĩ hát. Cô thấy lớp mình rất là ngoan đã lắng nghe cô hát bây giờ cô sẽ cho chúng mình nghe thêm 1 lần nữa. 3.Trò chơi : “ Nhận hình đoán tên “ - Cho trẻ nhắc lại luật chơi. - Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi. Cách chơi : Cô sẽ đưa ra những bức tranh và các con chú ý quan sát hình ảnh trong bức tranh để đoán đúng tên bài hát. Mỗi đội chơi sẽ phải đoán đúng tên bài hát và cử 1 bạn đại diện cho đội đứng lên hát 1 đoạn trong bài hát đó. Luật chơi : Nếu đội nào đoán sai tên bài hát hoặc hát sai thì sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp. Nếu đội nào đoán đúng và hát được 1 đoạn trong bài hát đó thì đội đó sẽ thắng cuộc. *Kết thúc : Nhận xét giờ học Động viên khen ngợi trẻ Chuyển hoạt động khác -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ hát -Trẻ hát nối tiếp -Trẻ lắng nghe -Trẻ nhắc lại luật chơi -Trẻ chơi trò chơi

File đính kèm:

  • docxCa nha deu yeu.docx