Giáo án Âm nhạc Lớp 4 - Chương trình cả năm - Sơn Ngọc Mạnh

I.MỤC TIÊU

- Kiến thức: Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết đấy là bài dân ca. Biết nội dung câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ.

- Thái độ: Qua bài hát, giaó dục các em biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước mình .

II.CHUẨN BỊ

Giaùo vieân:

- Hát chuẩn xác bài hát: Bạn ơi lắng nghe

- Nhạc cụ quen dùng

- Baûng phuï, tranh aûnh minh hoïa cho baøi haut

- Thanh phách, loa nghe nhạc (đàn Organ)

 Học sinh:

- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1.Ổn định: Nhắc các em tư thế ngồi học

 2.Kiểm tra bài cũ: Tiết học trước thầy dạy các em học hát bài gì? Tác giả là ai?

 - HS trả lời

 - Gọi HS lên trình bày bài hát trước lớp

 3. Bài mới:

 

doc59 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 4 - Chương trình cả năm - Sơn Ngọc Mạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC Đà HỌC Ở LỚP 3. ----™˜---- MỤC TIÊU: - Kiến thức: Biết hát theo đúng giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, cùng múa hát dưới trăng. - Kĩ năng: Biết hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) hoặc vận động theo bài hát. - Thái độ: HS yêu thích ca hát. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hát chuẩn xác 3 bài hát: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. Các thanh gõ đệm (nếu có). Bảng ghi các kí hiệu ghi nhạc. Học sinh: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, bảng con, phấn. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Ổn định: Nhắc các em tư thế ngồi học 2.Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: - Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại một số bài hát đã học ở lớp 3. Bạn nào nhắc lại cho thầy biết ở lớp 3 chúng ta đã được học những bài hát nào? - Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại 3 bài hát: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. - Các em cho thầy biết quốc ca thường được hát vào khi nào? - Khi hát quốc ca chúng ta phải đứng như thế nào? - Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng mình đang dự một buổi lễ chào cờ thầy sẽ hô “nghỉ, nghiêm” và các con sẽ hát quốc ca. - Yêu cầu học sinh đứng nghiêm trang khi hát quốc ca. - Nhận xét và nhắc nhở những học sinh chưa nghiêm túc. - Bạn nào có thể hát lại bài hát: “Bài ca đi học”? - Chia lớp thành nhiều nhóm và tổ chức cho học sinh hát nối tiếp. - Bắt nhịp cho học sinh hát bài “Cùng múa hát dưới trăng” * Hoạt động 2: Tập hát kết hợp một số hoạt động: - Mời một vài học sinh lên vừa hát vừa múa bài “Cùng múa hát dưới trăng” - Yêu cầu cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca bài hát: “Bài ca đi học” - Chia lớp thành 2 nhóm, bắt nhịp cho học sinh hát nối tiếp 2 bài hát, vừa hát vừa vỗ tay. - Trong quá trình luyện hát, giáo viên chú ý điều chỉnh sai sót cho học sinh. * Hoạt đông 3: - Ở lớp 3 các em đã được học những kí hiệu ghi nhạc gì? - Khuông nhạc có mấy dòng kẻ? - Giữa 2 dòng kẻ thì gọi là gì? - Khoá Son đặt ở vị trí nào của khuông nhạc, bắt đầu từ dòng nhạc thứ mấy? - Hãy kể tên các nốt nhạc các con đã học ? - Bắt nhịp cho học sinh xướng 7 nốt (thang âm Đô) - Các em đã biết được những hình nốt nhạc nào? - GV hướng dẫn HS viết và đọc các nốt nhạc trên khuông nhạc. - Nhận xét bài làm của học sinh. - Kể tên các bài hát đã học: Quốc ca, Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy, Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui, Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng, - Quốc ca thường được hát khi chào cờ đầu tuần, lễ khai giảng, - Khi hát quốc ca phải đứng nghiêm trang không cười đùa. - Làm theo yêu cầu của giáo viên. - Hát quốc ca - Hát bài “Bài ca đi học” - Hát nối tiếp theo nhóm. - Cả lớp hát. - Một vài học sinh lên hát - Học sinh hát theo yêu cầu của giáo viên. - Luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên. - Trả lời: Ở lớp 3 đã học những kí hiệu: khuông nhạc, khoá son, - Khuông nhạc có 5 dòng kẻ. - Giữa 2 dòng kẻ gọi là khe. - Khoá Son đặt ở đầu khuông nhạc, bắt đầu từ dòng nhạc thứ 2. - Tên 7 nốt nhạc: Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La - Si. -Xướng âm theo hướng dẫn của GV. -Các hình nốt nhạc đã học: trắng, đen, móc đơn, móc kép, lặng đen, lặng đơn. - Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. 4. Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu học sinh cả lớp hát lại bài “Bài ca đi học” và vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - Dặn học sinh ôn lại các kí hiệu ghi nhạc, tập ghi nhạc để chuẩn bị cho các tiết học sau. TUẦN 2 HỌC HÁT BÀI: EM YÊU HÒA BÌNH Nhạc và lời: NGUYỄN ĐỨC TOÀN ---oOo--- I.MỤC TIÊU: - Kiến thức: Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Kỉ năng: Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, phách bài hát. - Thái độ: Qua bài hát, giáo dục các em lòng yêu hoà bình, yêu con người, yêu quê hương đất nước. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hát chuẩn xác bài hát: Em yêu hòa bình Các thanh gõ đệm (nếu có). Bảng phụ, tranh ảnh phong cảnh quê hương đất nước. Máy hát, băng đĩa bài hát. Học sinh: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Ổn định: Nhắc các em tư thế ngồi học 2.Kiểm tra bài cũ: Tiết học trước thầy dạy các em hát bài gì? - HS trả lời - Gọi HS lên trình bày bài hát. 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Dạy hát bài Em yêu hòa bình. - Giới thiệu bài mới: Chiến tranh luôn mang đến cho con người sự chết chóc và bất hạnh, chỉ có hoà bình mới đem lại cho con người hạnh phúc và cuộc sống tốt đẹp. Vì vậy mà đã có rất nhiều bài hát ra đời để ca ngợi hoà bình. Các bài cô vừa hát đều viết về chủ đề hoà bình và hôm nay chúng ta sẽ học thêm một bài hát cũng thuộc chủ đề hoà bình, đó là bài hát: “Em yêu hoà bình” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, đã được tặng Giải thưởng Hồ chí Minh. Ngoài những bài hát dành cho người lớn như: Quê em, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, ông còn viết một số bài cho thiếu nhi như Chú mèo con, Đường làng em, Bè nhè, - Giáo viên hát mẫu (mở băng đĩa) cho học sinh nghe 1 lần. - Yêu cầu nhận xét giai điệu bài hát như thế nào? (vui tươi hay êm ái, nhẹ nhàng). - Cho HS khởi đđộng giọng - Chia bài hát thành 8 câu để tập. - Dạy hát: dạy hát từng câu nối tiếp cho đến hết bài, mỗi câu cho HS hát lại 2, 3 lần để HS nhớ giai điệu và thuộc lời bài hát. - Lưu ý những tiếng có luyến để hướng dẫn HS hát đúng. - Chú ý chổ đảo phách. - Tập xong, cho HS hát lại nhiếu lần để thuộc lời và giai điệu. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát. - Nhận xét. * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp: x x x x - Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo phách: x x x x x x xx - GV nhận xét. 4.Cúng cố – dặn dò: - Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát. - Cho cả lớp ôn lại bài hát. - Giáo dục HS. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học thuộc bài hát và tập hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo nhịp, phách. Học sinh theo dõi -Lắng nghe bài hát. -Học sinh nhận xét về bài hát. - Khởi đọng giọng - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV - Cần thể hiện đúng những chổ có âm luyến và những chổ đảo phách trong bài theo hướng dẫn. - Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. - Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ). Hát thể hiện tính chất vui tươi, rộn rã. - Xem GV thực hiện mẫu. - HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (cả lớp, từng dãy, cá nhân). - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - HS trả lời. - Hát ôn bài hát vừa tập. - Lắng nghe. - Ghi nhớ. Nhận xét sau tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Giáo viên soạn SƠN NGỌC MẠNH Duyệt Trưởng khối CHUNG QUỐC DŨNG Duyệt Ban giám hiệu TUẦN 3 ÔN TẬP BÀI HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU I.MỤC TIÊU: - Kiến thức: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Kĩ năng: Biết hát kết hớp vận động phụ họa. - Thái độ: Giáo dục các em lòng yêu hoà bình, con người, quê hương đất nước. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hát chuẩn xác bài hát: Em yêu hòa bình. Chuẩn bị vài động tác phụ hoạ cho bài hát. Bảng phụ chép sẳn bài tập cao độ, bài tập tiết tấu. Thanh phách, loa nghe nhạc (đàn Organ) Học sinh: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.Ổn định: Nhắc các em tư thế ngồi học 2.Kiểm tra bài cũ: Tiết học trước thầy dạy các em hát bài gì? - HS trả lời - Gọi HS lên trình bày bài hát. 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Ôân bài hát: Em yêu hòa bình. - Giáo viên hát lại cho học sinh nghe lại bài hát “Em yêu hoà bình”. - Cho HS khởi đọng giọng - Giáo viên chỉ định từng tổ trình bày, sửa cho học sinh những chỗ hát chưa đúng. - Hướng dẫn học sinh hát lĩnh xướng: + Đoạn a: Một học sinh nữ lĩnh xướng câu 1-2, một học sinh nam lĩnh xướng câu 3-4, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. + Đoạn b: Cả lớp hát đồng thanh từ câu 5 đến câu 8. - Giáo viên chỉ định nhóm 3-4 học sinh lên hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca. *Hoạt động 2: Hướng dẫn hát kết hợp các động tác phụ hoạ: - Hướng dẫn học sinh hát kết hợp các động tác phụ hoạ như sau: Câu 1 và 2: Đưa tay trái và tay phải nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát. Câu 3 và 4: Lần lượt đưa tay trái và đưa tay phải lên chéo trước ngực. Câu 5 và 6: Nghiêng người sang bên trái rồi nghiêng bên phải thep nhịp kết hợp vỗ tay. Câu 7 và 8: Từ từ giang hai tay ra trước người, tiếp theo vòng tay cao lên đầu kết hợp nhún chân nhịp nhàng để kết thúc bài hát. Gọi vài nhóm 4-5 học sinh lên hát và thưc hiện lại động tác phụ hoạ. * Hoạt đông 3: Tập cao độ và tiết tấu: - Vị trí các nốt Đô, Mi, Son, La trên khuông nhạc: - Giáo viên treo khuông nhạc lên bảng, yêu cầu 1 học sinh lên bảng chỉ vào từng nốt nhạc, học sinh khác đứng tại chỗ đọc tên nốt. - Yêu cầu học sinh tự nhận xét. - Luyện tập tiết tấu - Giáo viên viết tiết tấu lên bảng: - Bài tập này có hình nốt và kí hiệu gì? - Giáo viên hướng dẫn và quy ước với học sinh : khi đến dấu lặng đen thì úp 2 lòng bàn tay xuống. - Hướng dẫn gõ theo tiết tấu bằng trống nhỏ: Tùng tùng tùng / tùng tùng tùng / tùng tùng tùng tùng tùng / * Hoạt động 4: Làm quen bài tập âm nhạc: - GV treo bảng phụ chép sẵn bài luyện tập cao độ (SGK). - Cho HS đọc ten nốt của bài theo tiết tấu. - GV đàn cao độ cả bài (hoặc đọc mẫu) một lần. - Hướng dẫn HS tập đọc bài tập âm nhạc (vừa đọc vừa gõ đệm nhẹ theo phách, nốt đen ứng với một phách, dấu lặng nghỉ một phách). - Nhận xét. - Lắng nghe. - Khởi đọng giọng - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Từng tổ trình bày hát lĩnh xướng và đồng ca. - Nhóm trình bày. - Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. 1-2 nhóm lên thực hiện. 1 học sinh chỉ nốt, em khác nói tên nốt. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Quan sát - Cả lớp cùng nói tên hình nốt và dấu lặng đen. - Theo dõi trên bảng phụ. - Nói tên nốt theo tiết tấu. - Nghe GV đọc mẫu. - Tập đọc bài tập cao độ theo hướng dẫn. - Thực hiện theo hướng dẫn. 4. Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát “Em yêu hòa bình” và vỗ tay theo phách. - Giáo dục HS.Nhận xét tiết học - Dặn học sinh ôn lại bài hát, bài tập cao độ và bài tập tiết tấu. TUẦN 4 Học hát bài: BẠN ƠI LẮNG NGHE Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát Đào Thị Huệ ---oOo--- I.MỤC TIÊU: - Kiến thức: Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết đây là bài dân ca. Biết nội dung câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ. - Thái độ: Qua bài hát, giáo dục các em biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước mình. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hát chuẩn xác bài hát: Bạn ơi lắng nghe Nhạc cụ quen dùng. Bảng phụ, tranh ảnh minh họa cho bài haut Thanh phách, loa nghe nhạc (đàn Organ) Học sinh: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Ổn định: Nhắc các em tư thế ngồi học 2.Kiểm tra bài cũ: Tiết học trước thầy dạy các em học hát bài gì? Tác giả là ai? - HS trả lời - Gọi HS lên trình bày bài hát trước lớp 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Dạy hát bài Em yêu hòa bình. - Giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát. Giới thiệu đôi nét về núi rừng Tây Nguyên và một số bài hát viết về Tây Nguyên. Bài hát với nét nhạc hồn nhiên, tha thiết đã vẽ lên khung cảnh thiên nhiên thật sống động của núi rừng Tây Nguyên. Qua đó cũng thể hiện lòng yêu quê hương và yêu hòa bình của các bạn nhỏ. - Giáo viên hát mẫu (mở băng đĩa) cho học sinh nghe 1 lần. - Yêu cầu nhận xét giai điệu bài hát như thế nào? (vui tươi hay êm ái, nhẹ nhàng). - Cho HS khởi đọng giọng - - Dạy hát: dạy hát từng câu nối tiếp cho đến hết bài, mỗi câu cho HS hát lại 2, 3 lần để HS nhớ giai điệu và thuộc lời bài hát. - Lưu ý hướng dẫn HS hát chính xác những chỗ nửa cung trong bài (Đô Si Đô ; Pha Mi ; Si Đô). - Gợi ý cho HS nhận xét về 4 tiết nhạc trong bài: Tiết 1 và 2, tiết 3 và 4 gần giống nhau, chỉ khác cao độ ở phần cuối tiết nhạc. - Tập xong, cho HS hát lại nhiếu lần để thuộc lời và giai điệu. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát. - Nhận xét. * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo phách: x x x x x x - Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo tiết tấu: x x x x x x x x x x x - GV nhận xét. * Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc Tiếng hát Đào Thị Huệ. - Đọc hoặc kể câu chuyện trong SGK cho HS nghe. Sau đó cho HS đọc lại một lần nữa. - Đặt một số câu hỏi để qua đó HS hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: + Nhân vật chính trong câu chuyện tên là gì? Quê ở đâu? Có khả năng gì? + Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay đó? + Chuyện xãy ra trong giai đoạn nào trong lịch sử nước ta? - Kết luận: Tiếng hát của cô Đào Thị Huệ đã góp phần cùng dân làng đánh đuổi giặc Minh, giải phóng quê mình. (Trong thời nình, âm nhạc đem đến niềm vui cho mọi người ; trong thời chiến, âm nhạc cũng có khi được xem như một vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù). 4. Cúng cố – dặn dò: - Hỏi HS nhaÉc lại tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát. - Cho cả lớp ôn lại bài hát. - Dựa trên tiết tấu của bài Bạn ơi lắng nghe, có thể hướng dẫn HS đọc lời trong SGV: Nào cầm tay nhau ta cùng đi chơi Vui ca hát lên các bạn ơi Nhìn trời cao mây bay xa xôi Theo gió cuốn bay đi muôn nơi - Giáo dục HS. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học thuộc bài hát và tập hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo phách, tiết tấu. - Lắng nghe. - Lắng nghe bài hát. -Học sinh nhận xét về bài hát. - Khởi đọng giọng - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV - Hát đúng những chỗ nửa cung - Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. - Luyện hát: đồng thanh, từng dãy (tổ). Hát thể hiện tính chất vui tươi, rộn rã. - Xem GV thực hiện mẫu. - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách (cả lớp, từng dãy, cá nhân). - HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. - Nghe kể, đọc lại để nắm nội dung câu chuyện. - Nghe và trả lời các câu hỏi. - Ghi nhớ. - HS trả lời. - Hát ôn bài hát vừa tập. - Đọc lời theo tiết tấu bài Bạn ơi lắng nghe - Lắng nghe. - Ghi nhớ. Nhận xét sau tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Giáo viên soạn SƠN NGỌC MẠNH Duyệt Trưởng khối CHUNG QUỐC DŨNG Duyệt Ban giám hiệu TUẦN 5 Ôn tập bài hát: BẠN ƠI LẮNG NGHE GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG. BÀI TẬP TIẾT TẤU ---oOo--- I.Mục Tiêu: - Kiến thức: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Kĩ năng: Tập biểu diễn bài hát. - Thái độ: Tham gia biểu diễn bài hát sinh động. II.Chuẩn Bị: Giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng(đàn Organ, máy nghe nhạc) - Chuẩn bị vài động tác phụ hoạ cho bài hát. - Bảng phụ chép sẳn bài tập tiết tấu. Học sinh: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. III.Các Hoạt Động Dạy – Học: 1.Ổn định: Nhắc các em tư thế ngồi học 2.Kiểm tra bài cũ: - Tiết học trước các em học hát bài gì? Tác giả là ai? - Gọi HS lên hát – nhận xét 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Ôân hát kết hợp vận động phụ họa bài: Bạn ơi lắng nghe. - Cho HS khởi đọng giọng - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp gõ đệm theo nhịp phách, tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn HS một vài động tác vận động phụ họa đơn giản theo bài hát: + Câu 1: Nghiêng người bên trái, bàn tay trái đưa lên đặt sau tai như động tác đang lắng nghe, nhún chân theo phách (lời 2: đưa ngón trỏ tay trái chỉ bên trái, phải). + Câu 2: Thực hiện như câu 1 nhưng đổi bên (Lời 2: đổi tay phải). + Câu 3: tay trái đưa xuống thả mềm diễn tả dòng suối chảy (Lời 2: Hai tay đưa ngang giả động tác chim bay). + Câu 4: Như câu 3 nhưng đổi tay phải (Lời 2: hai tay lên cao đưa qua trái rồi qua phải nhẹ nhàng theo phách). - Tập xong, cho cả lớp thực hiện hát kết hợp vận động phụ họa vài lần cho thuần thục các động tác. - Mời HS lên biểu diễn. - Nhận xét. *Hoạt động 2: Giới thiệu hình nốt trắng - GV treo bảng cĩ ghi hình dạng nốt trắng và độ dài của nốt (bằng 2 nốt đen) =+ để giới thiệu cho HS: + Nếu ta qui ước độ dài nốt đen bằng một phách thì độ dài nốt trắng sẽ bằng hai phách. + Nốt trắng đọc là trắng, nốt đen đọc là đen. - Hướng dẫ HS thể hiện hình nốt trắng và nốt đen bằng cách nói kết hợp vỗ tay: Nốt đen vỗ tay một cái, nốt trắng vỗ tay hai cái. x x xx x x x x *Hoạt động 3: Bài tập tiết tấu. - Thực hiện bài tập tiết tấu trong SGK, GV hướng dẫn (chú ý thực hiện đều đặn, nhịp nhàng) - Dựa trên âm hình tiết tấu đó, GV thay thế các âm tượng thanh hoặc dùng lời để đọc theo (SGV) - Nhận xét. 4. Củng cố – dặn dò: - Cho cả lớp thực hiện vỗ hoặc gõ bài tập tiết tấu một lần trước khi kết thúc tiết học. - Gợi ý để HS về đặt lời cho các hình tiết tấu trên. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn lại bài hát và bài tập tiết tấu. - Khởi đọng giọng - HS ôn hát theo hướng dẫn. - Tập các động tác vận động phụ họa theo hướng dẫn (hoặc tự nghĩ thêm). - HS thực hiện theo hướng dẫn, chú ý quan sát để thực hiện đúng và đều các động tác. - Từng nhóm, dãy lên hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo bài hát. - Hs biểu diễn (cá nhân, nhóm,) - HS theo dõi trên bảng - HS theo dõi và ghi nhớ. - Tập thể hiện độ dài nốt trắng và nốt đen - Thực hành đọc bài tập tiết tấu theo hướng dẫn. - Đọc bài tập tiết tấu bằng âm tượng thanh (có thể kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách). - Thực hiện theo hướng dẫn. - Lắng nghe và ghi nhớ. TUẦN 6 TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1 GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC ----š›---- I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 2 bài hát đã học. - Kĩ năng: Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. - Thái độ: HS yêu thích ca hát. II. Chuẩn bị: * GV: - Nhạc cụ, máy nghe nhạc. - Tranh ảnh minh họa hình dáng các nhạc cụ dân tộc. - Bảng phụ TĐN số 1 * HS: - Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4 III. Hoạt động dạy học: 1.Ổn định: Nhắc các em tư thế ngồi học 2.Kiểm tra bài cũ: - Bài Bạn ơi láng nghe dân ca nào, ai sưu tầm? - Gọi HS lên hát kết hợp gõ đệm theo phách – nhận xét. 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Tập đọc nhạc TĐN số 1 Cùng vui chơi. - Treo bảng phụ có sẵn bài TĐN số 1 Son la son - GV đặt câu hỏi : + Trong bài TĐN gồm có những nốt gì ? + Nêu các hình nốt có trong bài TĐN ? - Cho HS luyện đọc cao độ các nốt : Đô – Rê – Mi – Son - La. - Hướng dẫn HS đọc tiết tấu: - Hướng dẫn HS TĐN theo trình tự các bước: Bước 1 : GV cho HS đọc thứ tự tên nốt trong bài TĐN. Bước 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc tên nốt theo tiết tấu bài TĐN kết hợp vỗ tay hoặc gõđệm . Bước 3 : GV dùng nhạc cụ thể hiện bài TĐN, rồi hướng dẫn HS đọc cao độ kết hợp với hình tiết tấu. Bước 4 : Đọc nhạc kết hợp ghép lời ca (GV đọc nhạc hoặc đàn giai điệu, HS ghép lời ca từng câu rồi nối các câu lại. Sau đó HS tự đọc nhạc và ghép lơiø ca). - Sau khi tập xong GV cho HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách. - Nhận xét 4. Củng cố – Dặn dò : - Cho cả lớp hát lại bài hát Reo vang bình minh (hát theo nhạc đệm hoặc gõ đệm). - Hướng dẫn HS tập chép bài TĐN số 1. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn lại bài hát và bài TĐN. - Dặn HS về tập chép tiếp bài TĐN số 1. - HS quan sát bài TĐN. - Trả lời các câu hỏi. - Luyện đọc cao độ các nốt trong bài TĐN. - HS luyện đọc tiết tấu. - Thực hiện các bước TĐN theo hướng dẫn của GV. 1. Đọc tên nốt trên khuông. 2. Đọc, vỗ phách của bài TĐN thực hiện 4 lần giống nhau. 3. Đọc cao độ kết hợp với tiết tấu sau khi nghe giai điệu. 4. Nghe giai điệu ghép lời ca từng câu, sau đó tự đọc nhạc và ghép lời ca cả bài. - Tiến hành luyện tập theo hình thức : TĐN theo dãy, nhóm, cá nhân ; chia 2 dãy – một dãy đọc nhạc, một dãy ghép lời và ngược lại. - Ôn hát đồng thanh theo hướng dẫn. - Nghe nhận xét. - Ghi nhớ. Giáo dục HS: Biết yêu thương mơn học Nhận biết được một số nhạc cụ dân tộc Giáo viên soạn SƠN NGỌC MẠNH Duyệt Trưởng khối CHUNG QUỐC DŨNG Duyệt Ban giám hiệu TUẦN 7 Ngày soạn: 20 /9 /2018 TIẾT 7 Ngày dạy: 01-02-03/ 10/ 2018 Ôn tập bài hát: EM YÊU HOÀ BÌNH, BẠN ƠI LẮNG NGHE. ÔN TĐN SỐ 1. A. MỤC TIÊU: - Kĩ năng: Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Thái độ: HS tập biểu diễn bài hát sôi động. B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Máy nghe, nhạc cụ quen dùng. Bảng phụ chép sẳn bài TĐN số 1 Học sinh: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC I.Ổn định lớp : Nhắc nhở HS ngồi ngay ngắn. II.Ôn bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn tập các bài hát và phần ôn TĐN. III.Bài mới : Giới thiệu tiết học gồm 2 nội dung: Ôn tập 2 bài hát và ôn TĐN số 1. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Ơn bài hát: Em yêu hòa bình. - Giáo viên cho học sinh nghe lại bài hát yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát, tác giả. - Cho HS khởi đọng giọng - Nhắc HS hát với tốc độ vừa phải, tình cảm tha thiết, đằn thắm. - Hướng dẫn cả lớp ôn hát dưới nhiều hình thức: dãy, nhóm, cá nhân,hát nối tiếp hoặc tùy theo khả năng HS có thể thực hiện lối hát Ca-nông. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ họa. *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát bạn ơi lắng nghe. - Cho HS xem tranh hoặc nghe giai điệu để đoán tên bài hát. - Nhắc HS chú ý ngắt âm rõ ở những chỗ có dấu lặng đơn, hát thể hiện tính hồn nhiên, vui tươi. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu. - Lần lượt hát với tốc độ khác nhau: vừa phải, chậm, nhanh. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. - Nhận

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_son_ngoc_manh.doc