KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Học vần
Bài: u – ư
I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:
- Đọc và viết được: u, ư, nụ, thư.
- Đọc được các từ ngữ, tiếng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thủ đô.
- Nhận ra được chữ u, ư trong các từ của một đoạn văn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
- Bộ ghép chữ tiếng Việt.
- Một nụ hoa hồng (cúc), một lá thư (gồm cả phong bì ghi địa chỉ).
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: thủ đô.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài học tuần 5 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Học vần
Bài: u – ư
Ngày:16-9-2013
I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:
- Đọc và viết được: u, ư, nụ, thư.
- Đọc được các từ ngữ, tiếng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thủ đô.
- Nhận ra được chữ u, ư trong các từ của một đoạn văn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
- Bộ ghép chữ tiếng Việt.
- Một nụ hoa hồng (cúc), một lá thư (gồm cả phong bì ghi địa chỉ).
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: thủ đô.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Tiết 1
a. Âm và chữ u:
* Giới thiệu âm và chữ u
- Thao tác trên bảng cài
b. Âm và chư ư:
- Thao tác trên bảng cài
- Chữ ư gồm con chữ u và nét móc râu.
+ So sánh chữ “ư” và chữ “u”?
c. Đọc tiếng ứng dụng:
- GV ghi tiếng ứng dụng lên bảng:
- Giới thiệu từ ứng dụng:
+ Giải thích từ.
Nhận xét.
d. Hướng dẫn viết bảng con:
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình.
- Theo dõi, uốn nắn.
- GV nhận xét và sửa sai.
Tiết 2
1. Luyện đọc:
* Đọc âm, tiếng, từ:
- GV nhận xét.
* Luyện đọc câu:
- Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: bố thả cá mè, bá thả cá cờ.
- GV nhận xét.
2. Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ?
+ Trong tranh vẽ cảnh cô giáo dẫn học sinh đi thăm cảnh gì?
+ Chùa Một cột nằm ở đâu?
+ Hà Nội còn được gọi là gì?
+ Mỗi nước có bao nhiêu Thủ đô?
3. Luyện viết:
- GV cho học sinh luyện viết ở vở Tập viết trong 10 phút.
- GV hướng dẫn học sinh viết trên vở tập viết.
- Theo dõi và sữa sai.
- Chấm điểm một số vở.
- Nhận xét cách viết.
4.Củng cố, dặn dò:
- Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học.
5.Nhận xét tiết học:
- Tuyên dương những hs học tốt.
- Nhận diện âm u trên bộ thực hành
- Nhận biết âm ư trên bộ thực hành
+ Giống nhau: chữ u
Khác nhau: Chữ ư có có thêm nét móc râu.
- Học sinh quan sát
- Đọc từ ứng dụng
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết bảng con: u, ư, nụ, thư .
- Lần lượt cá nhân đọc bài trên bảng.
- Thảo luận nhóm về nội dung tranh.
- Học sinh tìm âm mới học trong câu.
- Đánh vần tiếng mới và đọc trơn tiếng.
- Đọc trơn toàn câu.
- Luyện nói tự nhiên theo gợi ý của gv.
- Toàn lớp thực hiện.
- CN 10 em
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY
Môn: Toán
Bài: SỐ 7
Ngày:16-9-2013
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Khái niệm ban đầu về số 7.
- Biết đọc, biết viết số 7, đếm và so sánh các số trong phạm vi 7.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 7, vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình 7 bạn trong SGK phóng to.
- Nhóm các đồ vật có đến 7 phần tử (có số lượng là 7).
- Mẫu chữ số 7 in và viết.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:
+ Yêu cầu các em đếm từ 1 đến 6 và ngược lại, nêu cấu tạo số 6.
+ Viết số 6.
- Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài: ghi tựa.
b. Hướng dẫn bài:
Lập số 7.
GV treo hình các bạn đang chơi trong SGK (hoặc hình khác nhưng cùng the hiện ý có 6 đồ vật thêm 1 đồ vật) hỏi:
Có mấy bạn đang chơi?
Có mấy bạn đang chạy tới?
Vậy 6 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn?
GV yêu cầu các em lấy 6 que tính thêm 1 que tính.
+ Có tất cả mấy que tính?
- Gọi học sinh nhắc lại.
GV treo 6 con tính thêm 1 con tính và hỏi:
+ Hình vẽ trên cho biết gì?
- Gọi học sinh nhắc lại.
GV kết luận: 7 học sinh, 7 chấm tròn, 7 con tính đều có số lượng là 7.
Giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết
- GV treo mẫu chữ số 7 in và chữ số 7 viết rồi giới thiệu cho học sinh nhận dạng chữ số 7 in và viết.
Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6,7.
+ Trong các số đã học từ số 1 đến số 7 số nào bé nhất.
+ Số liền sau số 1 là số mấy? Và hỏi để điền cho đến số 7.
- Gọi học sinh đếm từ 1 đến 7, từ 7 đến 1.
+ Vừa rồi em học toán số mấy?
- Nhận xét.
- Hướng dẫn viết số 7
c. Thực hành:
Bài 1: Viết số
- Yêu cầu học sinh viết số 7 vào VBT.
- Theo dõi, uốn nắn.
Bài 2: Số?
- Cho học sinh quan sát hình vẽ và đặt vấn đề để học sinh nhận biết được cấu tạo số 7.
Bài 3:
- Hướng dẫn:
- Yêu cầu các em viết số thích hợp theo thứ tự từ bé đến và ngược lại.
- Nhận xét, tính điểm thi đua.
Bài 4: <
> ?
=
- Cho học sinh các nhóm quan sát bài tập và nói kết quả nối tiếp theo bàn.
d. Củng cố:
- Hỏi tên bài.
- Gọi học sinh nêu lại cấu tạo số 7.
+ Số 7 lớn hơn những số nào?
+ Những số nào bé hơn số 7?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
3. Dặn dò:
- Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới.
- 5 học sinh đếm và nêu cấu tạo số 6.
- Thực hiện bảng con và bản lớp.
- Nhắc lại
- Quan sát và trả lời:
6 bạn.
1 bạn
7 bạn.
- Thực hiện trên que tính.
+ 7 que tính.
- Nhiều hs nhắc lại.
+ 6 con tính thêm 1 con tính là 7 con tính.
- Nhắc lại.
- Nhắc lại.
+ Số 1.
+ Liền sau số 1 là số 2, liền sau số 2 là số 3, …, liền sau số 6 là số 7.
- Thực hiện đếm từ 1 đến 7.
+ Số 7
- Lớp lấy bảng cài số 7.
- Viết bảng con số 7.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Thực hiện VBT.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Làm miệng.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Phân tích cấu tạo số 7.
7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6.
7 gồm 2 và 5, gồm 5 và 2.
7 gồm 4 và 3, gồm 3 và 4.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Học sinh quan sát các cột ô vuông và viết số thích hợp vào ô trống dưới các ô vuông.
- 3 tổ thi đua điền số thích hợp vào ô trống.
- Nhận xét.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Thực hiện nối tiếp theo bàn, hết bàn này đến bàn khác.
- 2 hs thực hiện.
+ 1, 2, 3, 4, 5, 6
+ 1, 2, 3, 4, 5, 6
- Thực hiện ở nhà.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Học vần
Bài : x – ch
Ngày :17-9-2013
I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:
- Đọc và viết được: x - xe, ch - chó.
- Đọc được các tiếng, từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng: xe ô tô chở cá về thị xã.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô.
- Nhận ra được chữ x, ch trong các từ của một đoạn văn bản bất kì.
II.Đồ dùng dạy học:
- Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I
- Một chiếc ô tô đồ chơi, một bức tranh vẽ một con chó.
- Bộ ghép chữ tiếng Việt.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phân luyện nói “xe bò, xe lu, xe ô tô”.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Tiết 1
1.KTBC :- Học vần hôm trước các em được học âm gì?
- Viết bảng con: Tổ 1: nụ
Tổ 2: thư
Tổ 3: chú
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
a. Âm và chữ x:
* Giới thiệu âm và chữ x
- Viết chữ x lên bảng - phát âm.
+ Chữ x có những nét nào?
+ So sánh chữ x với chữ c?
- Nhận xét, bổ sung.
* Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu: xờ
+ Lưu ý học sinh khi phát âm tạo ra khe hẹp giữa đầu lưỡi, răng và lợi; hơi thoát ra xát nhẹ không có tiếng thanh.
- Giới thiệu tiếng:
+ Yêu cầu hs lấy âm e ghép vào sau âm x để tạo tiếng mới.
+ Nhận xét.
+ Hướng dẫn hs đánh vần: xờ - e - xe.
+ GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
+ GV nhận xét và ghi tiếng xe lên bảng.
+ Giới thiệu cái xe.
b. Âm và chư ch: (dạy tương tự âm x).
- Chữ ch là con chữ ghép từ hai con chữ c và h.
+ So sánh chữ “ch” và chữ “c”?
c. Hướng dẫn viết bảng con:
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình.
- Theo dõi, uốn nắn.
- GV nhận xét và sửa sai.
d. Dạy tiếng ứng dụng:
- GV ghi tiếng ứng dụng lên bảng:
- Giới thiệu từ ứng dụng:
+ Giải thích từ.
- Nhận xét.
3. Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học
Tiết 2
1. Luyện đọc:
* Đọc âm, tiếng, từ:
- GV nhận xét.
* Luyện đọc câu:
- Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: bố thả cá mè, bá thả cá cờ.
- GV nhận xét.
2. Luyện nói:
+ Có những loại xe nào trong tranh? Chỉ và nói tên?
+ Xe bò dùng để làm gì? Quê em gọi xe bò là gì?
+ Xe lu dùng để làm gì?
+ Xe ô to như trong tranh gọi là xe gì? Có những loại xe ô tô nào nữa? Nó dùng để làm gì?
+ Còn có những loại xe nào nữa?
+ Quê em thường dùng những loại xe nào?
2. Luyện viết:
- GV cho học sinh luyện viết ở vở Tập viết trong 10 phút.
- GV hướng dẫn học sinh viết trên vở tập viết.
- Theo dõi và sữa sai.
- Chấm điểm một số vở.
- Nhận xét cách viết.
4.Củng cố, dặn dò:
- Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học.
5.Nhận xét tiết học:
- Tuyên dương những hs học tốt.
- Học sinh nêu tên bài trước.
- Viết vào bảng con theo yêu cầu của gv.
- Đọc tiếng trên bảng con.
- Lắng nghe và phát âm.
+ Nét cong hở trái và nét cong hở phải.
+ Giống nhau: Nét cong hở phải.+ Khác nhau: Chãi có thêm nét cong hở phải.
- Lắng nghe, quan sát.
- Phát âm xờ
- Tìm và ghép chữ x lên bảng dắt.
- Phát âm: cá nhân (nối tiếp), tổ, lớp.
- Ghép tiếng mới: xe
- Đánh vần CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2.
- Đọc trơn: xe
- Phân tích tiếng xe.
+ Giống nhau: chữ c
Khác nhau: Chữ ch có có thêm con chữ h.
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết bảng con: x - xe, ch - chó.
- Học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng.
- Đọc trơn tiếng ứng dụng.
- Đánh vần, đọc trơn tiếng, đọc từ.
- Đọc toàn bảng.
- 4 - 6 hs thực hiện
- Lần lượt cá nhân đọc bài trên bảng.
- Thảo luận nhóm về nội dung tranh.
- Học sinh tìm âm mới học trong câu.
- Đánh vần tiếng mới và đọc trơn tiếng.
- Đọc trơn toàn câu.
- Luyện nói tự nhiên theo gợi ý của gv.
- Toàn lớp thực hiện.
- CN 10 em
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán
Bài: SỐ 8
Ngày:17-9-2013
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Khái niệm ban đầu về số 8.
- Biết đọc, biết viết số 8, đếm và so sánh các số trong phạm vi 8.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 8, vị trí của số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình 8 bạn trong SGK phóng to.
- Nhóm các đồ vật có đến 8 phần tử (có số lượng là 8).
- Mẫu chữ số 8 in và viết.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:
- Yêu cầu các em đếm từ 1 đến 7 và ngược lại, nêu cấu tạo số 7.
- Viết số 7.
- Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài ghi tựa.
b. Hướng dẫn bài:
Lập số 8. Tương tự số 7
Giới thiệu chữ số 8 in và chữ số 8 viết
- GV treo mẫu chữ số 8 in và chữ số 8 viết rồi giới thiệu cho học sinh nhận dạng chữ số 8 in và viết.
Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Tương tự số 7
c. Thực hành:
Bài 1: Viết.
- Hướng dẫn:
- Yêu cầu học sinh viết số 8 vào VBT.
- Theo dõi, uốn nắn.
Bài 2: Số?
- Cho học sinh quan sát hình vẽ và đặt vấn đề để học sinh nhận biết được cấu tạo số 8.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Nhận xét, tính điểm thi đua.
Bài 4:
d. Củng cố:
- Hỏi tên bài.
+ Số 8 lớn hơn những số nào?
+ Những số nào bé hơn số 8?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
3. Dặn dò :
Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới.
- 5 học sinh đếm và nêu cấu tạo số 7.
- Thực hiện bảng con và bảng lớp.
- Nhắc lại
- Quan sát và đọc số 8.
- Đọc dãy số từ 1 đến 8 và từ 8 về 1
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Viết bảng con số 8.
- Thực hiện VBT.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- 4 hs viết số thích hợp vào ô trống.
- Phân tích cấu tạo số 8
8 gồm 7 và 1, gồm 1 và 7.
8 gồm 6 và 2, gồm 2 và 6.
8 gồm 5 và 3, gồm 3 và 5.
8 gồm 4 và 4.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Thực hiện dưới hình thức chơi trò chơi.
- Nhận xét.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Thực hiện nối tiếp theo bàn, hết bàn này đến bàn khác.
- Học sinh nêu lại cấu tạo số 8.
- Thực hiện ở nhà.
.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán
Bài: SỐ 9
Ngày:18-9-2013
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Khái niệm ban đầu về số 9.
- Biết đọc, biết viết số 9, đếm và so sánh các số trong phạm vi 9.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 9, vị trí của số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình 9 bạn trong SGK phóng to.
- Nhóm các đồ vật có đến 9 phần tử.
- Mẫu chữ số 9 in và viết.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC:
- Yêu cầu các em đếm từ 1 đến 8 và ngược lại, nêu cấu tạo số 8.
- Viết số 8.
- Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: ghi tựa.
b. Hướng dẫn bài:
- Tương tự bài số 8
c. Thực hành:
Bài 1: Viết.
- Hướng dẫn:
- Yêu cầu học sinh viết số 9 vào VBT.
Bài 2: Số?
Bài 3:
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:
- GV cần lưu ý sửa sai cột 3 cho học sinh.
Bài 5:
- GV gợi ý học sinh dựa vào thứ tự dãy số từ 1 đến 9 để điền số thích hợp vào các ô trống.
d. Củng cố:
- Hỏi tên bài.
+ Số 9 lớn hơn những số nào?
+ Những số nào bé hơn số 9?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
3. Dặn dò :
- Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới.
- 4 học sinh đếm và nêu cấu tạo số 8.
- Thực hiện bảng con và bảng lớp.
- Nhắc lại
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Viết bảng con số 9.
- Thực hiện VBT.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Làm miệng.
- Điền số c\và phân tích cấu tạo số 9
9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8.
9 gồm 7 và 2, gồm 2 và 7.
9 gồm 6 và 3, gồm 3 và 6.
9 gồm 5 và 4, gồm 4 và 5.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Thực hiện ở bảng con theo cột.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề
- Thảo luận nhóm 4 trên phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề.
- Thực hiện VBT và nêu kết quả.
- 2 học sinh nêu lại cấu tạo số 9.
- Thực hiện ở nhà.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Học vần
Bài: s – r
Ngày:18-9-2013
I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:
- Đọc và viết được: s, r, sẻ, rễ.
- Đọc được các từ ngữ ứng dụng: su su, chữ số, rổ rá, cá rô và câu ứng dụng: bé tô cho rõ chữ và số.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: rổ, rá.
- Nhận ra được chữ s, r trong các tiếng của một đoạn văn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ chim sẻ, một cây cỏ có nhiều rể.
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng: bé tô cho rõ chữ và số.
- Tranh minh hoạ phần luyện nói: rổ, rá.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Tiết 1
1.KTBC :- Học vần hôm trước các em được học âm gì?
- Viết bảng con: Tổ 1: xa xa
Tổ 2: chì đỏ
Tổ 3: chả cá
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
a. Âm và chữ x:
* Giới thiệu âm và chữ s
- Viết chữ s lên bảng - phát âm.
+ Chữ s gồm nét xiên phải nối liền với nét thắt và nét cong hở trái.
* Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu: sờ
+ Lưu ý học sinh khi phát âm uốn đầu lưỡi về phía vòm,hơi thoát ra xát mạnh không có tiếng thanh.
- Giới thiệu tiếng:
+ Yêu cầu hs lấy âm e ghép vào sau âm s, thanh hỏi đặt trên e để tạo tiếng mới.
+ Nhận xét.
+ Hướng dẫn hs đánh vần: sờ - e - se - hỏi - sẻ
+ GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
+ GV nhận xét và ghi tiếng sẻ lên bảng.
+ Giới thiệu tranh chim sẻ
b. Âm và chư r: (dạy tương tự âm s).
- Chữ r gồm một nét xiên phải nối liền với nét thắt và nét móc ngược.
+ So sánh chữ r với chữ s
- Phát âm: Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát, có tiếng thanh.
c. Hướng dẫn viết bảng con:
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình.
- Theo dõi, uốn nắn.
- GV nhận xét và sửa sai.
d. Dạy từ ứng dụng:
- Giới thiệu từ ứng dụng:
+ Giải thích một số từ.
- Nhận xét.
3. Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học
Tiết 2
1. Luyện đọc:
* Đọc âm, tiếng, từ:
- GV nhận xét.
* Luyện đọc câu:
- Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: bé tô cho rõ chữ và số
- GV nhận xét.
2. Luyện nói:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Rổ dùng làm gì?
+ Rá dùng làm gì?
+ Rổ, rá khác nhau ở chỗ nào?
+ Ngoài rổ, rá ra còn có loại nào khác đan bằng mây, tre.
+ Rổ, rá có thể làm bằng gì nếu không có mây tre?
+ Quê em, có ai đan rổ, rá không?
3. Luyện viết:
- GV hướng dẫn học sinh viết trên vở tập viết.
- Theo dõi và sữa sai.
- Chấm điểm một số vở.
- Nhận xét cách viết.
4.Củng cố, dặn dò:
- Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học.
5.Nhận xét tiết học:
- Tuyên dương những hs học tốt.
- Học sinh nêu tên bài trước.
- Viết vào bảng con theo yêu cầu của gv.
- Đọc tiếng trên bảng con.
- Lắng nghe và phát âm.
- Lắng nghe, quan sát.
- Phát âm sờ
- Tìm và ghép chữ s lên bảng dắt.
- Phát âm: cá nhân (nối tiếp), tổ, lớp.
- Ghép tiếng mới: sẻ
- Đánh vần CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2 đồng thanh.
- Đọc trơn: sẻ
- Phân tích tiếng sẻ.
- Đọc lại bài trên bảng.
- Quan sát.
- Quan sát.
+ Giống nhau: nét xiên phải và nét thắt.
Khác nhau: chữ r kết thúc bằng nét móc ngược, chữ s kết thúc bằng nét cong hở phải.
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết bảng con: s, r, sẻ, rễ.
- Đánh vần, đọc trơn tiếng và từ.
- Đọc toàn bảng.
- 4 - 6 hs thực hiện
- Lần lượt cá nhân đọc bài trên bảng.
- Thảo luận nhóm về nội dung tranh.
- Học sinh tìm âm mới học trong câu.
- Đánh vần tiếng mới và đọc trơn tiếng.
- Đọc trơn toàn câu.
- Luyện nói tự nhiên theo gợi ý của gv.
- Toàn lớp thực hiện.
- CN 10 em
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Đạo đức
Bài: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
Ngày:16-9-2013
I.Mục tiêu:
1. Giúp học sinh hiểu được:
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập để chúng được bền đẹp, giúp cho các em học tập thuận lợi hơn, đạt kết quả tốt hơn.
- Để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, cần sắp xếp chúng ngăn nắp, không làm điều gì gây hư hỏng chúng.
2. Học sinh có thái độ yêu quý sách vở, đồ dùng học tập và tự giác giữ gìn chúng.
3. Học sinh biết bảo quản, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập hằng ngày.
II.Chuẩn bị :
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Bút chì màu.
- Phần thưởng cho cuộc thi “Sách vở, đồ dùng ai đẹp nhất”.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.KTBC:
- Yêu cầu học sinh kể về cách ăn mặc của mình.
- Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài: ghi tựa.
b. Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh dùng bút chì màu tô những đồ dùng học tập trong tranh và gọi tên chúng.
- Yêu cầu học sinh trao đổi kết quả cho nhau theo cặp.
GV kết luận: Những đồ dùng học tập của các em trong tranh này là SGK, vở bài tập, bút máy, bút chì, thước kẻ, cặp sách. Có chúng thì các em mới học tập tốt được. Vì vậy, cần giữ gìn chúng cho sạch đẹp, bền lâu.
c. Hoạt động 2: Thảo luận theo lớp.
- Nêu yêu cầu lần lượt các câu hỏi:
+ Các em cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
+ Để sách vở, đồ dùng học tập được bền đẹp, cần tránh những việc gì?
GV kết luận:
- Để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, các em cần sử dụng chúng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp đúng nơi quy định, luôn giữ cho chúng được sạch sẽ.
- Không được bôi bẩn, vẽ bậy, viết bậy vào sách vở; không làm rách nát, xé, làm nhùa nát sách vở; không làm gãy, làm hỏng đồ dùng học tập…
d. Hoạt động 3: Làm bài tập 2
- Yêu cầu mỗi học sinh giới thiệu với bạn mình (theo cặp) một đồ dùng học tập của bản thân được giữ gìn tốt nhất:
+ Tên đồ dùng đó là gì?
+ Nó được dùng làm gì?
+ Em đã làm gì để nó được giữ gìn tốt như vậy?
- GV nhận xét chung và khen ngợi một số học sinh đã biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
3.Củng cố: Hỏi tên bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
4.Dặn dò : Học bài, xem bài mới.
Cần thực hiện: Cần bao bọc, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận.
- 3 em kể.
- Từng học sinh làm bài tập trong vở.
- Từng cặp so sánh, bổ sung kết quả cho nhau. Một vài em trình bày kết quả trước lớp.
- Lắng nghe.
- Học sinh trả lời, bổ sung cho nhau.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Từng cặp học sinh giới thiệu đồ dùng học tập với nhau.
- Một vài học sinh trình bày: giới thiệu với lớp về đồ dùng học tập của bạn mình được giữ gìn tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Học vần
Bài: k – kh
Ngày:19-9-2013
I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể:
- Đọc và viết được: k, kh, kẻ, khế.
- Đọc được các từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
- Nhận ra chữ k, kh trong các tiếng của một văn bản.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ (hoặc các mẫu vật) của các từ khoá: kẻ, khế và câu ứng dụng chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
-Tranh minh hoạ phần luyện nói: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
-Tranh minh hoạ hoặc sách báo có tiếng và âm chữ mới.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Tiết 1
1.KTBC :- Học vần hôm trước các em được học âm gì?
- Viết bảng con: Tổ 1: chữ số
Tổ 2: rổ cá
Tổ 3: cá rô
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
a. Âm và chữ k:
* Giới thiệu âm và chữ k
- Viết chữ k lên bảng - phát âm.
+ Chữ k gồm nét gồm nét khuyết trên nối liền với nét thắt với nét móc ngược
+ So sánh chữ k vỡi chữ h?
* Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu: ca
- Giới thiệu tiếng:
+ Yêu cầu hs lấy âm e ghép vào sau âm k, thanh hỏi đặt trên e để tạo tiếng mới.
+ Nhận xét.
+ Hướng dẫn hs đánh vần: ca - e - se - hỏi - kẻ
+ GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh.
+ GV nhận xét và ghi tiếng kẻ lên bảng.
+ Giới thiệu tranh kẻ vở.
b. Âm và chư kh: (dạy tương tự âm k).
- Chữ kh gồm chữ k và chữ h ghép lại
+ So sánh chữ kh với chữ k
- Phát âm: Gốc lưỡi lui về phía vòm mềm tạo nên khe hẹp, thoát ra tiếng xát nhẹ, không có tiếng thanh.
c. Hướng dẫn viết bảng con:
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình.
- Theo dõi, uốn nắn.
- GV nhận xét và sửa sai.
d. Dạy từ ứng dụng:
- Giới thiệu từ ứng dụng:
+ Giải thích một số từ.
- Nhận xét.
3. Củng cố tiết 1: Tìm tiếng mang âm mới học
Tiết 2
1. Luyện đọc:
* Đọc âm, tiếng, từ:
- GV nhận xét.
* Luyện đọc câu:
- Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê
- GV nhận xét.
2. Luyện nói:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Các vật, con vật này có tiếng kêu như thế nào?
+ Có tiếng kêu nào mà khi nghe thấy ta phải chạy vào nhà ngay?
+ Có tiếng kêu nào khi nghe thấy trong người rát vui?
+ Thử bắt chước tiếng kêu của các con vật trong tranh hay ngoài thực tế?
3. Luyện viết:
- GV hướng dẫn học sinh viết trên vở tập viết.
- Theo dõi và sữa sai.
- Chấm điểm một số vở.
- Nhận xét cách viết.
4.Củng cố, dặn dò:
- Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học.
5.Nhận xét tiết học:
- Tuyên dương những hs học tốt.
- Học sinh nêu tên bài trước.
- Viết vào bảng con theo yêu cầu của gv.
- Đọc tiếng trên bảng con.
- Lắng nghe và phát âm.
- Lắng nghe, quan sát.
+ Giống nhau: nét khuyết trên.
Khác nhau: chữ k có nét thắt.
- Phát âm ca
- Tìm và ghép chữ s lên bảng dắt.
- Phát âm: cá nhân (nối tiếp), tổ, lớp.
- Ghép tiếng mới: kẻ
- Đánh vần CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2 đồng thanh.
- Đọc trơn: kẻ
- Phân tích tiếng kẻ
- Đọc lại bài trên bảng.
- Quan sát.
- Quan sát.
+ Giống nhau: chữ k
Khác nhau: chữ kh có thêm chữ h
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết bảng con: k, kh, kẻ, khế.
- Đánh vần, đọc trơn tiếng và từ.
- Đọc toàn bảng.
- 4 - 6 hs thực hiện
- Lần lượt cá nhân đọc bài trên bảng.
- Thảo luận nhóm về nội dung tranh.
- Học sinh tìm âm mới học trong câu.
- Đánh vần tiếng mới và đọc trơn tiếng.
- Đọc trơn toàn câu.
- Toàn lớp thực hiện.
- CN 10 em
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán
Bài: SỐ 0
Ngày:19-9-2013
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Khái niệm ban đầu về số 0.
- Biết đọc, biết viết số 0.
- Nhận biết vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9. So sánh số 0 với các số đã học
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị 4 tranh vẽ như trong SGK, phấn màu, …
- Bộ đồ dùng học toán Lớp 1, bút, thước, que tính, …
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC:
- Yêu cầu các em đếm từ 1 đến 9 và ngược lại, nêu cấu tạo số 9.
- Viết số 9.
- Nhận xét KTBC.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: ghi tựa.
b. Hướng dẫn bài:
Lập số 0.
GV cho học sinh quan sát lần lượt các tranh vẽ (GV treo lên bảng) và hỏi:
+ Lúc đầu trong bể có mấy con cá?
+ Lấy đi 1 con cá còn mấy con cá?
+ Lấy đi 1 con cá nữa còn mấy con cá?
+ Lấy đi 1 con cá nữa trong bể còn mấy con cá?”.
- Tương tự như thế GV cho học sinh thao tác bằng que tính.
Giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết
- GV nói không có con cá nào trong lọ, không có que tính nào trên tay,… người ta dùng số 0.
- Số không được viết bằng chữ số 0.
- GV chỉ vào chữ số 0 viết in và chữ số 0 viết thường để giới thiệu cho học sinh.
Nhận biết thứ tự của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
- Cho học sinh đọc từ 0 đến 9 rồi từ 9 về 0.
+ Trong các số đó số nào lớn nhất, số nào bé nhất?
- Gọi lớp lấy bảng cài số 0.
- Nhận xét.
- Hướng dẫn viết số 0.
c. Thực hành:
Bài 1: Viết.
- Theo dõi, uốn nắn.
Bài 2: Số?
Bài 3: Số?
- Cho học sinh quan sát mô hình SGK và viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của đề.
3.Củng cố:
- Hỏi tên bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
4.Dặn dò :
- Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới.
- 5 học sinh đếm và nêu cấu tạo số 9.
- Thực hiện bảng con và bảng lớp.
- Nhắc lại
- Quan sát
File đính kèm:
- Tuần_05.doc