A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Giúp hs:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt nơi xóm núi chiều tối; qua đó cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn HCM.
2. Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng đọc - hiểu văn bản.
3.Thái độ: Giáo dục HS lòng ngưỡng mộ nhân cách con người HCM, lòng yêu thiên nhiên cuộc sống; tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đối thoại, diễn giảng, nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV; HS:
1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, sgk, tltk
2.Chuẩn bị của HS: Vỡ soạn bài, sgk
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Ktra sĩ số
2.K tra bài cũ: Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác tập thơ “Nhật kí trong tù”. Chỉ ra màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong tập thơ.
3.Bài mới:
Nhật kí trong tù là bức chân dung tinh thần tự hoạ của HCM. Hãy tìm hiểu chân dung ấy qua bài thơ “Chiều tối”.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài:Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIỀU TỐI
(Mộ) (Hồ Chí Minh)
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Giúp hs:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt nơi xóm núi chiều tối; qua đó cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn HCM.
2. Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng đọc - hiểu văn bản.
3.Thái độ: Giáo dục HS lòng ngưỡng mộ nhân cách con người HCM, lòng yêu thiên nhiên cuộc sống; tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đối thoại, diễn giảng, nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV; HS:
1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, sgk, tltk
2.Chuẩn bị của HS: Vỡ soạn bài, sgk
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Ktra sĩ số
2.K tra bài cũ: Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác tập thơ “Nhật kí trong tù”. Chỉ ra màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong tập thơ.
3.Bài mới:
Nhật kí trong tù là bức chân dung tinh thần tự hoạ của HCM. Hãy tìm hiểu chân dung ấy qua bài thơ “Chiều tối”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Cho biết xuất xứ của bài thơ?
(HS làm việc cá nhân)
I.GIỚI THIỆU TÁC PHẨM(sgk)
- Được sáng tác khi Bác đang bị giải trên đường đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo; có số thứ tự là 31 trong tập thơ.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
HĐ2a:Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên
- GV: gọi 1- 2 HS đọc văn bản (Cả phần phiên âm và dịch thơ)
- GV: Thử đề xuất hướng tiếp cận văn bản
(Gợi ý:tìm hiểu bố cục bài thơ tứ tuyệt)
(HS làm việc cá nhân)
- GV: Bức tranh TN chứa đựng những nét vẽ nào? Nxét về thi liệu sử dụng, bút pháp tả cảnh. Cho biết cảm nhận chung về bức tranh thơ.
HĐ2b:Tìm hiểu bức tranh sinh hoạt
- GV: Nxét về vị trí con người trong bức tranh thơ.(So sánh trong thơ ca trung đại)
- GV: Nxét về hình thức ở 2 câu thơ 3&4. Phân tích tác dụng của biện pháp láy và đảo trật tự từ . Thử cắt nghĩa vì sao trong thơ Bác có được hình tượng ấy.
+ Chữ “Hồng” được đánh giá là một “nhãn tự”. Hãy phân tích ý nghĩa nghệ thuật của nó.
- GV: Đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác của nó, em có cảm nhận ntn về con người HCM?
Hoạt động3: Tổng kết
- GV: Qua quá trình đọc - hiểu văn bản, em cảm nhận ntn về Nt cũng như Nd bài thơ?
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.Bức tranh thiên nhiên chiều muộn:
- Cánh chim: về rừng tìm chốn ngủØ thi liệu cổ điển nhưng mới trong cảm quan thơ
- Cô vân mạn mạn độ thiên không(chòm mây cô đơn đang trôi chậm chạp...)
Ø Sử dụng thi liệu cổ điển, bút pháp chấm phá Ø bức tranh thiên nhiên êm ả, thanh bình Ø Tâm hồn HCM thư thái, bình yên; tấm lòng yêu mến thiên nhiên tạo vật
2. Bức tranh sinh hoạt lao động
- Thôn nữ: n/v trung tâm của bức tranh thơØ nét hiện đại
- Biện pháp đảo trật tự từ và láy của cụm từ: ma bao túc - bao túc ma: gợi vòng quay chuyển động của cối xay Ø nét đẹp khoẻ khoắn, tinh thần miệt mài trong công việcØcảm quan thơ HCM luôn hướng về đời sống bình dị, đấy cũng là biểu hiện của tinh thần hiện đại.
- “Hồng”: Ø nhãn tự: báo hiệu bước di chuyển của thời gian; toả sáng, sưởi ấm bức tranh thơ, gieo vào lòng người đọc một niềm tin tưởng, lạc quan.
Ø Đặt trong hoàn cảnh bị giải lao, mới thấy bản lĩnh c/m kiên cường, tâm hồn, tình cảm lớn lao của Người
III. TỔNG KẾT.
- NT: Hồn thơ đậm đà màu sắc cổ điển nhưng tinh thần hiện đại
- ND:Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn HCM: Tâm hồn yêu thiên nhiên; tấm lòng nhân đạo lớn lao; bản lĩnh c/m kiên cường.
4.Củng cố: Hãy chỉ ra chất thép HCM trong bài thơ.
5.Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ(Phần phiên âm và dịch thơ)
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ
- Soạn bài: “Giải đi sớm”
6.Bổ sung, rút kinh nghiệm sau khi dạy:
File đính kèm:
- Giao an Chieu toi.doc