Dàn bài tập làm văn 12

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:

Đây là kiểu bài bình giảng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng có định hướng rõ rệt. Trọng tâm của việc bình giảng là phải làm nổi rõ chất thép, vẻ đẹp cổ điển, vẻ đẹp hiện đại, tấm lòng nhân đạo bao la của Hồ Chí Minh.

Cần chú ý đối chiếu bản dịch thơ với nguyên tác; kết hợp giảng với bình.

 

B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:

1. Câu khai và câu thừa là bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối:

* Câu khai: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

- Thời gian là chiều tối (Bác đã nói ở tựa đề, không nói lại trong bài thơ).

- Không gian rất vắng vẻ, bao la. Đặc biệt, chỉ nhìn một cánh chim bay, Bác lại thấm hiểu được “chim mỏi” (quyện điểu). Hơn nữa, Bác còn khẳng định chim sẽ “về rừng tìm cây ngủ” (quy lâm tầm túc thụ). Phải là con người vô cùng thương yêu loài vật, hiểu nhiều về loài vật mới có được sự cảm nhận tinh tế như vậy. Rõ ràng, Hồ Chí Minh có một tấm lòng nhân đạo bao la.

* Câu thừa: Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Câu thơ lại mở rộng một không gian khoáng đãng, bát ngát.

* Đánh giá:

- Chỉ vài nét chấm phá đơn sơ: một cánh chim, một chòm mây, núi rừng và bầu trời, Hồ Chí Minh đã vẽ được một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang màu sắc cổ điển phương Đông. Bác dùng hình ảnh ước lệ “chim mỏi về rừng” để nói đến hoàng hôn. Bác lấy điểm để tả diện – tả “chòm mây lẻ” để gợi cái vô cùng của bầu trời. Bác lấy chuyển động để gợi sự ngừng nghỉ. Bác lấy không gian để tả thời gian.

- Trong chiều sâu của ý thơ còn “hé mở” cho ta thấy một thoáng ước mơ thầm kín về một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm của Bác.

2. Câu chuyển và câu hợp là bức tranh sinh hoạt của con người:

Chú ý phân tích:

* Nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn; lối đảo ngược khéo léo “ma bao túc, bao túc ma” và câu thơ “xay hết lò than đã rực hồng”.

* Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ: Sự chuyển đổi bất ngờ của mạch thơ đã xua đi cái lạnh lẽo, lẻ loi, tĩnh mịch, buồn bã của vùng sơn cước vào buổi chiều tối.

* Chất thép: Dù trong nghịch cảnh nhưng Bác vẫn lạc quan, yêu cảnh, yêu người, thi hứng nồng nàn (vì thi hứng bốc cao nên bài thơ Chiều tối mới ra đời).

* Tấm lòng nhân đạo bao la, nhân đạo đến quên mình:

- Mọi vui buồn của Hồ Chí Minh đều gắn với vui buồn của dân tộc và nhân loại, chứ không phụ thuộc cảnh ngộ của riêng mình.

- Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng về con người để cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ với cuộc sống vất vả của con người, cụ thể là người lao động (cô gái xay ngô) trong bức tranh thơ này.

(Trích Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Làm văn 12 – Phạm Ngọc Thắm)

Bình luận về chất thơ của bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh).

 

 

doc196 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Dàn bài tập làm văn 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Anh hoặc chị hãy bình giảng bài thơ Chiều tối để làm nổi rõ chất thép, vẻ đẹp cổ điển, vẻ đẹp hiện đại, tấm lòng nhân đạo bao la của Hồ Chí Minh. A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Đây là kiểu bài bình giảng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng có định hướng rõ rệt. Trọng tâm của việc bình giảng là phải làm nổi rõ chất thép, vẻ đẹp cổ điển, vẻ đẹp hiện đại, tấm lòng nhân đạo bao la của Hồ Chí Minh. Cần chú ý đối chiếu bản dịch thơ với nguyên tác; kết hợp giảng với bình. B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: 1. Câu khai và câu thừa là bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối: * Câu khai: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ - Thời gian là chiều tối (Bác đã nói ở tựa đề, không nói lại trong bài thơ). - Không gian rất vắng vẻ, bao la. Đặc biệt, chỉ nhìn một cánh chim bay, Bác lại thấm hiểu được “chim mỏi” (quyện điểu). Hơn nữa, Bác còn khẳng định chim sẽ “về rừng tìm cây ngủ” (quy lâm tầm túc thụ). Phải là con người vô cùng thương yêu loài vật, hiểu nhiều về loài vật mới có được sự cảm nhận tinh tế như vậy. Rõ ràng, Hồ Chí Minh có một tấm lòng nhân đạo bao la. * Câu thừa: Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Câu thơ lại mở rộng một không gian khoáng đãng, bát ngát. * Đánh giá: - Chỉ vài nét chấm phá đơn sơ: một cánh chim, một chòm mây, núi rừng và bầu trời, Hồ Chí Minh đã vẽ được một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang màu sắc cổ điển phương Đông. Bác dùng hình ảnh ước lệ “chim mỏi về rừng” để nói đến hoàng hôn. Bác lấy điểm để tả diện – tả “chòm mây lẻ” để gợi cái vô cùng của bầu trời. Bác lấy chuyển động để gợi sự ngừng nghỉ. Bác lấy không gian để tả thời gian. - Trong chiều sâu của ý thơ còn “hé mở” cho ta thấy một thoáng ước mơ thầm kín về một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm của Bác. 2. Câu chuyển và câu hợp là bức tranh sinh hoạt của con người: Chú ý phân tích: * Nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn; lối đảo ngược khéo léo “ma bao túc, bao túc ma” và câu thơ “xay hết lò than đã rực hồng”. * Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ: Sự chuyển đổi bất ngờ của mạch thơ đã xua đi cái lạnh lẽo, lẻ loi, tĩnh mịch, buồn bã của vùng sơn cước vào buổi chiều tối. * Chất thép: Dù trong nghịch cảnh nhưng Bác vẫn lạc quan, yêu cảnh, yêu người, thi hứng nồng nàn (vì thi hứng bốc cao nên bài thơ Chiều tối mới ra đời). * Tấm lòng nhân đạo bao la, nhân đạo đến quên mình: - Mọi vui buồn của Hồ Chí Minh đều gắn với vui buồn của dân tộc và nhân loại, chứ không phụ thuộc cảnh ngộ của riêng mình. - Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng về con người để cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ với cuộc sống vất vả của con người, cụ thể là người lao động (cô gái xay ngô) trong bức tranh thơ này. (Trích Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Làm văn 12 – Phạm Ngọc Thắm) Bình luận về chất thơ của bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh). A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Đề yêu cầu tìm hiểu về điểm cốt lõi trong “chất thơ” của bài “Chiều tối”, tức là cái cơ bản đã làm nên sức hấp dẫn, sức sống riêng của bài thơ này. Chất thơ của “Chiều tối” có nhiều biểu hiện đa dạng. Nó toát lên từ vẻ đẹp của ngôn từ và gắn liền với nghệ thuật sử dụng hình ảnh, nghệ thuật dùng nhãn tự. Nó liên hệ mật thiết với phong cách cổ điển mà Hồ Chí Minh đã sử dụng cũng như cảm quan về đời sống của một nhà thơ hiện đại, cụ thể của một nhà thơ cộng sản. Những biểu hiện này cần được phân tích, nhưng điều quan trọng trước hết là người viết phải cắt nghĩa được chúng từ một điểm qui chiếu nhất định, và đến lượt nó, điểm qui chiếu này phải đảm bảo được một sự phát hiện có chiều sâu về “chân dung tinh thần” của tác giả – nhà thơ Hồ Chí Minh. Nói giản dị hơn, khi thực hiện đề này, học sinh phải xác định được cho bài viết của mình một cái tứ xuyên suốt. Cái tứ đó có thể là: Chất thơ của bài thơ “Chiều tối”, xét cho cùng là chất thơ của một tình yêu lớn hướng tới cuộc sống con người. B. DÀN BÀI: I. MỞ BÀI: Giới thiệu bài thơ và vấn đề chất thơ. II. THÂN BÀI: 1. Thơ ca Đông Tây kim cổ có rất nhiều bài viết về buổi chiều hoặc được gợi hứng từ buổi chiều. Mỗi bài thơ có một cái hay riêng, một sức hấp dẫn riêng và thể hiện một kiểu quan hệ riêng đối với đời sống. Bài thơ “Chiều tối” cũng vậy. Nó được người ta nhớ vì cái riêng của mình, vì cái tình đối với cuộc sống vẫn được thể hiện đậm dà ngay trong lúc tác giả của nó bị đọa đày, ngay trong lúc mà đối với người bình thường, cảm xúc thơ dễ bị triệt tiêu hoặc không cất lên nổi. 2. Bài thơ mở đầu với hai câu thể hiện niềm rung động của tác giả trước vẻ đẹp đơn sơ của tạo vật lúc chiều xuống nơi xóm núi. Ở trong trường hợp của một số bài thơ khác, sự xuất hiện của hình ảnh cánh chim, chòm mây có thể mang một sắc thái tự nhiên, hiển nhiên. Nhưng ở bài thơ này, sự xuất hiện đó có chiều đặc biệt. Điều này rất dễ nhận ra khi ta nhớ lại hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Dĩ nhiên, qua các hình ảnh này, ta thấy rõ hứng thơ dồi dào của Bác, nhưng ta còn thấy rõ hơn lòng yêu đời của Bác, dù hoàn cảnh khắc nghiệt thế nào cũng không phủ lên cảnh vật một cái nhìn u tối. Thêm nữa, các hình ảnh được Bác nhắc tới cũng có cái gì đó rất gần gũi với đời sống, với cảnh ngộ của chính Bác chứ không tồn tại như những kí hiệu trừu tượng, ước lệ. 3. Trong hai câu sau, Bác hướng sự chú ý vào một cảnh sinh hoạt của con người. Người ta thấy rõ ở đây sự tinh luyện trong nghệ thuật thơ của Bác: Tả bóng tối mà không dùng chữ “tối”; dũng chữ “hồng” theo cách điểm nhãn... Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là những biểu hiện bên ngoài của một thiên hướng quan tâm sâu sắc tới cuộc sống con người và của một cái nhìn nghệ thuật luôn thấy con người là hình ảnh trung tâm của đời sống nói chung, luôn tìm ra ánh sáng lạc quan, hi vọng trong bất cứ cảnh ngộ nào. III. KẾT BÀI: Nhìn khái quát chất thơ của “Chiều tối” là chất thơ của một tâm hồn đẹp. Đọc bài thơ này, điều khiến ta rung động trước hết là sự biểu hiện sinh động của con người Hồ Chí Minh: một nhà nhân đạo lớn, một người cộng sản chân chính và một nhà thơ đích thực. (Thực hành Làm văn 12) Phân tích bài thơ Giải đi sớm ̣̣̣̣̣̣̣̣̣(Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh). A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Bài thơ mô tả cảnh chuyển lao trong đêm và cảnh chuyển lao lúc bình minh; đồng thời, bộc lộ tình cảm, nghị lực “thép”, tấm lòng nhân đạo mênh mông của Hồ Chí Minh. Khi phân tích, cần bám sát văn bản, ngôn từ (cả 3 bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ); biết chọn lọc những yếu tố độc đáo nhất để làm toát lên nội dung, nghệ thuật của thi phẩm. Mặt khác, phải gắn văn bản thơ với tập Nhật kí trong tù. Học sinh có thể chọn phương pháp phân tích cắt ngang từng cặp câu. Cuối cùng, đánh giá tổng hợp cả hai khổ thơ. B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: I. Cảnh chuyển lao trong đêm: 1. Bức tranh thiên nhiên: * Rất khắc nghiệt: Đêm chưa tàn, đường xa, gió từng trận từng trận lạnh lẽo. * Khung cảnh thi vị: - Xuất hiện âm thanh quen thuộc của tiếng gà như một tiếng reo vui báo hiệu một ngày mới, một sự sống mới bắt đầu. - Có “Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san”. * Bút pháp tả cảnh rất tinh tế, độc đáo: - Dùng âm thanh (tiếng gà) để chỉ thời gian. - Tả từ gần đến xa: Tiếng gà – quần tinh – vầng trăng – đỉnh núi. Thiên nhiên càng lúc càng mở rộng trong tầm mắt người tù bị giải. 2. Hình ảnh tù nhân: * Tư thế, hành động: Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu, trận gió hàn. Tư thế người lên đường không phải là của một người tù “tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang xiềng xích”, mà là tư thế của một người đang đi chiến đấu vì chính nghĩa. * Tâm trạng: Rất chủ động, bình thản, ung dung, sẵn sàng vươn lên số phận, hoàn cảnh gian nan, nghiệt ngã, chứ không buông xuôi trước nghịch cảnh. II. Cảnh chuyển lao lúc bình minh: 1. Bức tranh thiên nhiên: * Rực rỡ, ấm áp, tráng lệ, chan hòa ánh sáng: “Bạch sắc dĩ thành hồng” (Màu trắng đã thành màu hồng). “U ám tàn dư tảo nhất không” (Những rơi rớt của bóng đêm sớm hết sạch). * Ở đây có sự đối lập giữa màu hồng tươi tắn với bóng đêm u ám, lạnh lẽo. 2. Hình ảnh tù nhân: Hơi ấm bao la trùm vũ trụ Người đi thi hứng bỗng thêm nồng * Tư thế: Hăm hở, khỏe khoắn, sang trọng. * Tâm trạng: Sảng khoái, lạc quan, thi hứng nồng nàn, phơi phới một niềm tin, thể hiện ở từng bước đi đĩnh đạc, thanh thoát. (Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Làm văn 12 – Phạm Ngọc Thắm) Anh hoặc chị hãy bình giảng bài thơ Mới ra tù tập leo núi (Tân xuất ngục học đăng sơn) của Hồ Chí Minh. A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp tích tụ, thể hiện nghị lực kiên cường, tấm lòng yêu nước thiết tha, tinh thần phấn đấu không mệt mỏi trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, bài thơ cũng có dụng ý thông tin: Tôi vẫn bình yên, lòng tôi vẫn trong sáng. Tôi luôn nhớ về đất nước, về các đồng chí. Để làm nổi bật nội dung ấy, trong quá trình bình giảng, cần chú ý đến tâm trạng của Bác trong lúc sáng tác, nhất là hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Mặt khác, khi cần thiết, có thể đối chiếu cả ba bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: 1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ này vốn không nằm trong tập Nhật kí trong tù. Về sau, khi xuất bản, được đưa thêm vào, vì bài thơ được sáng tác ngay khi Hồ Chí Minh ra tù. 2. Vẻ đẹp cổ điển: * Câu khai: Phiên âm: Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân. Dịch nghĩa: Mây ôm dãy núi, núi ôm mây. Dịch thơ: Núi ấp ôm mây, mây ấp núi. Thủ pháp nhân hóa tu từ và điệp từ: “Mây ôm dãy núi, núi ôm mây” đã góp phần vẽ lên một khung cảnh mây, núi trùng trùng điệp điệp, rất có hồn, rất đáng yêu. * Câu thừa: Phiên âm: Giang tâm như kính tịnh vô trần.. Dịch nghĩa: Lòng sông như gương, không chút bụi. Dịch thơ: Lòng sông gương sáng bụi không mờ. Thủ pháp so sánh tu từ “lòng sông như gương” đã làm bật lên vẻ đẹp tuyệt vời của tấm lòng Hồ Chí Minh. Đó là tấm lòng thủy chung son sắt, trong sáng, thanh khiết, một lòng vì dân vì nước trong bất kì nghịch cảnh nào của cuộc đời. 3. Tâm trạng của nhà thơ: * Câu chuyển: “Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh”. Nỗi niềm nhớ thương, lo lắng khôn nguôi cho vận mệnh Tổ quốc. * Câu hợp: “Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa”. Nỗi niềm nhớ thương bạn bè, đồng chí da diết, cháy bỏng. * Đánh giá: Hai câu trên có sự tương phản giữa cái vô hạn với cái hữu hạn. 4. Đánh giá tổng hợp: * Đọc bài thơ, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh của một con người có nghị lực phi thường – nghị lực “thép”. * Bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh. Nhưng đáng ghi nhớ nhất của bài thơ này là chủ nghĩa lạc quan cách mạng vô bờ bến của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. (Trích Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Làm văn 12 – Phạm Ngọc Thắm) Đề Anh hoặc chị hãy trình bày cảm nhận của mình về nhận định sau đây: “Có thể xem Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (SGK Văn học 12, tập1). A. GỢI Ý - Đề bài nêu một giá trị cơ bản của tập thơ Nhật kí trong tù. Nói “chân dung tự họa con người tinh thần” cũng chính là hình tượng của tác giả Hồ Chí Minh, hình tượng trữ tình bao trùm trong tập thơ. Nhưng cần lưu ý là nhận định của sách giáo khoa nhấn mạnh “con người tinh thần”, nên bài làm không cần trình bày, mô tả các phương diện khác, mà cần tập trung vào thế giới tinh thần (trí tuệ, tình cảm, ý chí…). Nếu có nói đến những khổ ải mà Bác đã phải trải qua trong nhà tù, thì cũng nhằm nói lên ý chí, nghị lực của Bác. Đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận của bản thân người làm bài, thực ra cũng là phân tích “con người tinh thần” của Hồ Chí Minh trong tập thơ, có kết hợp với bình luận và nêu cảm nghĩ của mình. - Học sinh cần nắm vững nội dung cơ bản của tập Nhật kí trong tù, nhớ và chọn lọc những câu thơ, bài thơ tiêu biểu thể hiện thế giới tinh thần phong phú, cao đẹp của Bác. Điều quan trọng nữa là cần quan niệm cho đầy đủ về “con người tinh thần” của Bác qua tập thơ. Nhật kí trong tù về cơ bản là một tập thơ “hướng nội”, bộc lộ con người tinh thần Hồ Chí Minh. Hình tượng trữ tình bao trùm trong tập thơ là hình tượng chính con người Hồ Chí Minh. Con người tinh thần của Bác hết sức phong phú, cao cả và đẹp đẽ, nhưng cũng rất bình dị, không xa lạ với mọi người. Để lập ý, có thể đi theo những hệ thống như: trí tuệ, tình cảm, ý chí hoặc dùng những khái niệm có tính truyền thống như trí – nhân – dũng. Cũng có thể dựa vào ý một câu thơ của Hoàng Trung Thông để nêu hai mặt thống nhất là “thép” và “tình”. Không nên biến bài văn thành sự liệt kê các câu thơ trong một dàn ý có tính áp đặt hoặc chung chung, mà không phân tích làm rõ bức chân dung thật sự sống động, giàu sức lay động, truyền cảm của con người tinh thần Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù. B. DÀN BÀI I. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Nhật kí trong tù, một tập thơ được viết ra dường như ngoài chủ định của tác giả, chỉ cốt để “ngâm ngợi cho khuây” trong những tháng ngày mà tác giả của nó – nhà cách mạng, nhà yêu nước vĩ đại Hồ Chí Minh – bị giam giữ trong nhiều nhà tù của bọn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Nhưng tác phẩm ấy đã trở thành một sự kiện lớn trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam, có sức lay động to lớn và lâu bền trong nhiều thế hệ độc giả trong và ngoài nước. - Giá trị lớn của Nhật kí trong tù là ở nhiều mặt. Nhiều người đã nói đến giá trị phản ánh thời đại, sức mạnh tố cáo hiện thực đen tối của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. Nhưng phải thấy rằng, về cơ bản, Nhật kí trong tù là một tập thơ “hướng nội”. Tác giả viết trước hết để cho chính mình. Và vì thế, hình tượng nổi bật và cũng là giá trị lớn lao nhất của tập thơ chính là hình tượng con người Hồ Chí Minh. Bởi vậy, sách giáo khoa Văn 12 đã nhận định: “Có thể xem Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Đọc Nhật kí trong tù, chúng ta được tiếp cận chân dung con người tinh thần của Hồ Chí Minh thật phong phú, cao đẹp và sâu sắc, khó nói hết được. Dưới đây chỉ là một số phương diện nổi bật trong “bức chân dung” ấy. 1. Khát vọng tự do: a. Một nét tâm trạng nổi bật trong Nhật kí trong tù là nỗi nóng lòng, sốt ruột như lửa đốt, khắc khoải ngóng trông về tự do của người tù Hồ Chí Minh. Mang trọng trách đại biểu cho phong trào cách mạng Việt Nam tìm sang Trung Hoa để bàn bạc phối hợp hành động chống đế quốc, phát xít, thế mà bỗng dưng vô cớ, Bác bị bọn mật vụ Quốc dân đảng bắt giữ, rồi bị giải đi hết nhà giam này đến nhà tù khác, không được xét xử, không biết bao giờ được thả. Hồ Chí Minh thấm thía nỗi đau khổ vô hạn của sự mất tự do: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng Cay đắng chi bằng mất tự do (Cảnh binh khiêng lợn cùng đi) Đau khổ chi bằng mất tự do (Bị hạn chế) Nỗi sốt ruột nóng lòng nhiều khi thành sự bất bình, phẫn nộ, giận dữ: Quảng Tây đi khắp, lòng oan ức Giải đến bao giờ, giải tới đâu b. Mặt khác, chúng ta cũng bắt gặp một con người hoàn toàn tự chủ về tinh thần, ung dung tự tại, tâm trí như bay lượn trong bầu trời tự do, không tù ngục nào giam hãm được. Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Và nhiều lần, Hồ Chí Minh thấy mình là “khách tự do”, thậm chí ung dung tự tại như một “khách tiên” (Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây, Trên đường, Đi Nam Ninh, Giải đi sớm,...). Đọc tập thơ, chúng ta chứng kiến nhiều cuộc “vượt ngục” bằng tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. Lúc thì Người thả hồn mình theo vười vợi mảnh trăng thu, hoặc theo một cánh chim chiều, một vầng dương buổi sớm, và nhất là, tâm hồn ấy tha thiết hướng về Tổ quốc, về đồng bào đồng chí, trong cả giấc ngủ vẫn quyện với bóng cờ sao năm cánh. 2. Mộât trí tuệ, một tầm tư tưởng lớn: a. Trí tuệ lớn thể hiện trong sự nhìn nhận hiện thực: Những bất công, vô lí, nghịch cảnh của nhà tù Quốc dân đảng, nhìn rộng ra là cả một xã hội mục nát của nước Trung Hoa cũ dưới thời Tưởng Giới Thạch). Hơn thế nữa, từ những sự việc nhỏ, có khi là tầm thường, Hồ Chí Minh đã rút ra được những khái quát, qui luật của đời sống, qua sự chiêm nghiệm của một con người thật từng trải, nên có ý vị thâm trầm, sâu sắc. + Một sự nhìn nhận về bản chất “thiện” của con người và tác động của hoàn cảnh, của giáo dục: Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ phải đâu là tính sắn, Phần nhiều do giáo dục mà nên. (Nửa đêm) + Một chiêm nghiệm về Đường đời hiểm trở: Núi cao gặp hổ mà vô sự, Đường phẳng gặp người, bị tống lao. Những nhận định về cuộc đời của con người từng trải ấy không hề có vị yếm thế hay hư vô, mà luôn biểu hiện ý thức hành động, đặt lòng tin ở con người và hướng về cuộc sống. Đi dường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. (Đi đường) b. Trí tuệ lớn ấy là trí tuệ của một nhà cách mạng, có tầm nhìn xa rộng, nhận thức được chiều hướng của lịch sử và do đó, nhìn thấu suốt tương lai. Dù trong cảnh tối tăm của nhà ngục – cũng là hoàn cảnh khó khăn của thực tại lúc ấy, Người đã nhìn thấy ánh sáng của vầng dương chiếu tỏa: Trong ngục giờ đây còn tối mịt, Ánh hồng trước mặt đã bừng soi. (Buổi sớm) Một cuộc chuyển lao mà người tù bị dựng dậy, giải đi từ lúc nửa đêm trên con đường xa trong gió thu “trận trận hàn”, vậy mà bỗng chốc, khung cảnh đột ngột biến đổi: ánh ban mai quét sạch bóng tối đêm tàn và người tù đi trong ánh sáng bình minh rực rỡ với hơi ấm bao la cả vũ trụ, con người ấy không thể không thành thi nhân với thi hứng nồng nàn (Giải đi sớm). Cái nhìn biện chứng về sự vận động của tự nhiên, của cuộc sống (Trời thu, Chiết tự) cùng với nhãn quan chính trị xa rộng của nhà cách mạng đã tạo cơ sở cho niềm tin vững chắc vào tương lai. 3. Một trái tim lớn: Trong bài thơ Bác ơi, Tố Hữu viết: Bác ơi tim Bác mênh mông thế, Ôm cả non sông, mọi kiếp người. Đọc Nhật kí trong tù, điều mà ai cũng cảm nhận và rung động là tấm lòng nhân ái bao la, tình cảm nồng nàn, cháy bỏng đối với đất nước, với nhân dân của Bác: a. Tấm lòng ấy luôn nhớ về Tổ quốc và đồng bào đồng chí: Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng, Tin tức bên nhà bữa bữa trông. (Tức cảnh) Khi nghe tin ở Việt Nam có biến động – tin về cuộc nổi dậy của phong trào cách mạng trong nước, Người phấn khởi mà lại xót xa vì: Xót mình giam hãm trong tù ngục, Chưa được xông ra giữa trận tiền. Hình bóng Tổ quốc đã vào cả trong giấc ngủ không an của người tù ấy (Không ngủ được) với hình ảnh ngôi sao năm cánh rất đẹp và thiêng liêng. Đến lúc thoát khỏi nhà tù, từ trên ngọn núi Tây Phong, tâm hồn sáng trong như gương ấy chỉ một lòng trông về Tổ quốc và đồng bào đồng chí (Tân xuất ngục, học đăng sơn). b. Lòng nhân ái ở Bác Hồ là lòng nhân ái của một chủ nghĩa nhân đạo vừa rộng lớn bao la, vừa sâu sắc thấm thía. Tình thương ấy hướng trước hết vào những người lao khổ. Tấm lòng ấy nhạy bén, đồng cảm sâu sắc với mọi nỗi khổ đau, bất hạnh mà con người phải chịu đựng hàng ngày trong nhà tù (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Một người tù cờ bạc vừa chết,,...). Bác gọi những người tù cùng bị giam là “nạn hữu” (bạn tù). Bác cùng chia sẻ cảnh ngộ và nỗi niềm của họ, cùng đùa vui trong cảnh ghẻ lở (“Mặc gấm bạn tù đều khách quí, Gảy đàn trong ngục thảy tri âm”), thấu hiểu nỗi lòng nhớ quê hương, nhớ nhà của họ (Người bạn tù thổi sáo). Tình thương ấy không xa rời cơ sở giai cấp, nhưng nó mang tầm nhân loại rộng lớn phổ quát. Nhà thơ nữ Ấn Độ – Amrita Pritam đã viết về Bác: “Người yêu thương nhân loại là ai đó, Bậc hiền nhân đó là ai?”. c. Tâm hồn phong phú ấy đặc biệt nhạy cảm với thiên nhiên, rung động với cái đẹp. Đó thực sự là một tâm hồn nghệ sĩ lớn, vừa mang cốt cách cổ điển phương Đông, vừa có màu sắc hiện đại. Tình yêu thiên nhiên là một phương diện rất quan trọng của tập Nhật kí trong tù. Dù bị giam hãm trong ngục tù, tâm hồn Hồ Chí Minh vẫn vượt khỏi song sắt nhà giam để giao cảm với thiên nhiên, từ ánh hồng ban mai, đám mây chiều, bông hoa hồng nở rồi tàn và nhất là trăng - người bạn tri âm của Bác (Chiều tối, Ngắm trăng...). Trên các chặng đường chuyển lao là dịp để Người thả hồn mình vào khung cảnh thiên nhiên. Mặc dù thân thể bị cùm trói, nhưng tâm hồn Bác thật sảng khoái, tự do (“Vui say ai cấm ta đừng”). Nhiều bài thơ được viết trong cảnh đi đày, mà như được viết từ một con người đang ung dung tự tại, một bậc hiền triết hòa đồng với thiên nhiên, vũ trụ (Chiều tối, Giải đi sớm, Hoàng hôn). 4. Chất “thép” tuyệt vời thể hiện ở ý chí kiên định, nghị lực lớn lao, bền bỉ: Bài thơ Đề từ của tập thơ Nhật kí trong tù đã khẳng định vai trò và sức mạnh của tinh thần đối với sự nghiệp lớn (Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần cần phải cao”. a. Chất “thép” trong Nhật kí trong tù thể hiện ở sự kiên định, vững vàng, chiến thắng mọi gian khổ, vượt lên mọi hiểm nguy, “uy vũ bất năng khuất” trong suốt hơn một năm ròng bị đày ải nơi ngục tù của bọn Tưởng Giới Thạch. Điều đáng chú ý là Bác Hồ luôn nhấn mạnh đến sự rèn luyện, sự kiên trì của con người, đặc biệt là người cách mạng. Bởi chất “thép” không phải như một cái gì có sẵn, được thiên phú cho những con người “siêu phàm”. Với Bác, mọi gian nan là điều kiện cho con người rèn luyện thêm vững vàng, kiên định (“tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”) và có vượt qua được mọi tai ương, đau đớn mới trở nên sáng trong, cao đẹp (Nghe tiếng giã gạo, Bốn tháng rồi). b. Chất “thép” ở Hồ Chí Minh không cần “lên giọng thép”, không cần lời thép, mà thường toát ra một cách tự nhiên, bình dị trong tư thế ung dung, trong sự tự chủ cao độ của con người ở mọi cảnh huống (Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh, Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù tập leo núi). III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Nhật kí trong tù là một bộ phận trong di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Giá trị hàn

File đính kèm:

  • docDan bai tap lam van 12.doc
Giáo án liên quan