I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
Kiến thức chung:
Giúp HS : Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố gioa tiếp (NTGT) (như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp), về hai quá trình trong HĐGT.
Kiến thức trọng tâm:
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Các nhân tố giao tiếp.
2.Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết và xác định đúng các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
3. Về tư tưởng
- Qua đó học sinh có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
66 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng văn lớp 10 - Năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1+ 2
Ngµy so¹n :
Ngµy d¹y :
«n tËp HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
Kiến thức chung:
Giúp HS : Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố gioa tiếp (NTGT) (như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp), về hai quá trình trong HĐGT.
Kiến thức trọng tâm:
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Các nhân tố giao tiếp.
2.Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết và xác định đúng các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
3. Về tư tưởng
- Qua đó học sinh có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 10 tập 1
- SGV Ngữ văn 10 tập 1
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu vấn đề + Thảo luận
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Câu 1: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Ph©n tÝch c¸c nh©n tè thÓ hiÖn trong c©u ca dao sau:
§ªm tr¨ng thanh anh míi hái nµng
Tre non ®ñ l¸ ®an sµng nªn ch¨ng
Vµ GÆp ®©y MËn míi hái §µo
Vên hång ®· cã ai vµo hay cha
Các nhân tố của hoạt động giao tiếp?
HS: Đọc phần ghi nhớ (SGK)
GV: Dựa vào sách đưa ra câu hỏi :
Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
- Đó là lời của ai nói với ai?
- Câu nói đó nói về vấn đề gì?
- Câu đó nhằm mục đích gì?
- Tác giả dân gian đã chọn cách nói như thế nào?
HS: Thảo luận – trả lời
I. THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BĂNG NGÔN NGỮ
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,...
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình : tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố : nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
II. Luyện tập
Câu ca dao thể hiện :
- Lời của tác giả dân gian nói với tất cả mọi người, trước hết là với những người làm nghề nông.
- Nội dung: khuyên nhủ mọi người đừng bỏ ruộng hoang vì đất đai là tài sản quý ( như vàng).
- Mục đích : khuyên nhủ và kêu gọi mọi người chịu khó làm việc, đừng bỏ phí đất đai.
- Cách nói: rất chân tình ( khuyên nhủ, động viên).
.....
Tiết 3- 4 Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y:
«n tËp VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
Kiến thức chung:
Giúp HS :Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này.
+ Kiến thức trọng tâm:
Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. Những thể loại chính của văn học dân gian.
2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận thức khái quát về văn học dân gian,có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam.
3. Về tư tưởng
- Giáo dục tư tưởng đạo đức, thái độ trân trọng, phát huy đối với những di sản văn hoá dân gian ,từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 10 tập 1
- SGV Ngữ văn 10 tập 1
-Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
T
G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian?
- Hãy đọc một số câu thơ dân gian mà em thích và cho biết vì sao mà em lại nhớ, thích?
-GV đọc một số bài ca dao, hoặc nêu một vài câu chuyện:
" Hỡi cô tát nước...đổ đi"; ... truyện "Cây khế", “ Sọ Dừa”.
Thế nào là truyền miệng?
- Truyền miệng là phương thức như thế nào?
- Quá trình truyền miệng được thực hiện qua hình thức nào?
GV gọi một, hoặc vài em hát một làn điệu chèo, hoặc dân ca Quan họ.
- Em hiểu thế nào là tập thể?
Em hãy khái quát tính truyền miệng và tính tập thể?. Ngoài hai đặc trưng trên còn có đặc trưng nào khác?( Tính thực hành)
Tại sao văn học dân gian là kho tri thức?
Tính giáo dục của văn học dân gian được thể hiện như thế nào?
Tại sao nói VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn....?
Nêu ngắn gọn đặc trưng của văn học dân gian?
Giá trị của văn học dân gian?
GV: Em hãy kể lại một tác phẩm theo thể loại văn học dân gian( Truyện cổ tích,truyện truyền thuyết mà em biết?)
HS: Kể theo trí nhớ
GV: Nhận xét, bổ sung.
I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)
a. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
- Bất cứ một tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng được sáng tạo bằng ngôn ngữ.
- Những câu ca sao, những câu chuyện đó có: ngôn từ trau chuốt, có hình ảnh, để lại cảm xúc trong lòng người đọc. Có những câu chuyện theo suốt cuộc đời con người. Như vậy ta có thể kết luận:
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ.
b.Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng
- Là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan của người truyền tụng nên thường được sáng tạo thêm
- Truyền miệng theo không gian: là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác; truyền miệng theo thời gian: là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này qua đời khác, từ thời đại này qua thời đại khác.
- Thông qua diễn xướng dân gian.Tham gia diễn xướng, ít là một, hai người, nhiều là cả một tập thể trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
Các hình thức diễn xướng là nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian. Diễn xướng là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp.
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
Văn học viết là sáng tác của cá nhân, còn văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể.
- Hiểu theo nghĩa hẹp là một nhóm người, hiểu theo nghĩa rộng là một cộng đồng dân cư. Tập thể là tất cả mọi người, tác giả văn học dân gian chủ yếu là người bình dân.
- Tác phẩm VHDG là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, không thể biết ai sáng tác, hoặc tác giả đầu tiên.
- > Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng
+ Văn học dân gian đóng vai trò phối hợp hoạt động theo nhịp điệu của chính hoạt động đó ( hò chèo thuyền, hò kéo lưới, hò giã gạo...)
+ Văn học dân gian gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc ( hát giao duyên, kể sử thi...)
Tiết -5-6 Ngµy so¹n:
Ngµy gi¶ng:
«n tËp VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
+ Kiến thức chung
Giúp H S: Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản
+ Kiến thức trọng tâm: Các loại văn bản
2. Về kĩ năng
Rèn kĩ năng biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản, biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định.
3. Về tư tưởng
Qua đó học sinh biết phân biệt các loại văn bản thường gặp.Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 10 tập 1
- SGV Ngữ văn 10 tập 1
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, ôn luyện.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số )
T
G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
khái niệm văn bản, đặc điểm văn bản
Nhận xét
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM
Ghi nhớ:
Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thơ, nhật kí...)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện ,tiểu thuyết, kịch...
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (SGK, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu...)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (Đơn, biên bản, nghị quyết, quyết định, luật...)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận ( bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn...)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu phẩm...)
III. LUYỆN TẬP
Tiết 7-8 Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y :
«n tËp CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
(HOẶC MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC)- Bài làm ở nhà
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
Giúp H S: Củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận.
2. Về kĩ năng
Rèn kĩ năng viết văn biểu cảm và nghị luận về một hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn học.
3. Về tư tưởng
Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 10 tập 1
- SGV Ngữ văn 10 tập 1
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GV hướng dẫn học sinh ôn luyện, ra đề bài học sinh làm ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Đề bài :
Chọn một trong hai đề sau:
1. Cảm nghĩ của em về một thầy,cô giáo mà em thấy quý mến nhất.
2.Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
.................................................................................................................................................................................
’
1. Đặc điểm của văn biểu cảm
- Nếu v¨n miªu t¶ gióp người ®äc người nghe h×nh dung nh÷ng ®Æc ®iÓm, tÝnh chÊt næi bËt cña sù vËt, sù viÖc, con người, phong c¶nh, lµm chúng như hiện lªn truíc mÆt người đọc, người nghe thì văn biÓu c¶m lµ v¨n b¶n kh«ng miªu t¶ hay kÓ chuyÖn thuÇn tóy mµ chñ yÕu nh»m kh¬i gîi c¶m xóc, ®¸nh gi¸ cña người nói, người viết.
- Bài văn biểu cảm bao giờ cũng có nét riêng, mang dấu ấn khá rõ của người viết. Nét riêng này làm nên tính chất chân thật, điều tiên quyết phải có của một bài văn biểu cảm.
- Tuy là nét riêng nhưng những cảm nghĩ đó được người đọc đồng cảm, đón nhận. Giá trị của bài văn biểu cảm là ở chỗ cái riêng của người viết thành ra cái chung của mọi người.
- Bài văn biểu cảm phải giàu yếu tố biểu cảm mới dễ dàng đến với trái tim người đọc.
- Bài văn biểu cảm có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
2. Cách làm bài văn biểu cảm
- Tìm hiểu đề ra, xác định đối tượng để trình bày cảm nghĩ
Ví dụ: + Cảm nghĩ về dòng sông quê hương
+ Cảm nghĩ về người mẹ kính yêu
+ Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học để lại cho em nhiều ấn tượng nhất
- Tìm ý, lập dàn ý: Là bước quan trọng để đạt được yêu cầu về nội dung bài viết. Bài làm là cảm nghĩ thật của bản thân nhưng cũng cần suy nghĩ thêm để cảm nghĩ được đầy đủ, sâu sắc.
- Viết bài: Dùng văn phong trữ tình, ngôn ngữ nghệ thuật để nói lên cảm nghĩ của mình và tạo ra sự đồng cảm ở người đọc.
3. Luyện tập
Đề ra: Phát biểu cảm nghĩ của em về một hiện tượng đời sống mà em quan tâm.
Yêu cầu: Tìm hiểu đề ra nói trên, xác định đối tượng phát biểu cảm nghĩ
Gợi ý: Đối tượng của bài viết là một trong các hiện tượng đời sống được bản thân nói riêng và xã hội nói chung quan tâm. Đó có thể là hiện tượng ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông ngày một gia tăng, hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử Muốn làm được đề ra nói trên, cần tìm hiểu kĩ về hiện tượng để có cách lí giải nguyên nhân, biểu hiện và nhất là tìm ra được các giải pháp thiết thực bên cạnh việc bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
13’
15’
1. Đề 1: Cảm nghĩ của em về một tác phẩm văn học mà em yêu thích.
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác phẩm; nêu ấn tượng chung nhất của mình về tác phẩm đó sau khi tiếp xúc.
b. Thân bài: Nêu những cảm xúc suy nghĩ của bản thân do tác phẩm gợi lên. Có thể có 2 trình tự nêu cảm xúc:
Trình tự 1: Nêu nhận xét khái quát về giá trị tác phẩm (cả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật), trên cơ sở đó chọn một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc để nêu cảm nghĩ. Trình tự này thường dùng khi phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm tự sự.
Trình tự 2: Nêu cảm xúc theo trình tự các phần, các ý hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm. Cảm nghĩ phải tập trung cho cả phần nội dung và nghệ thuật. Trình tự này thường dùng cho bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm trữ tình.
Kết bài: Khẳng định ấn tượng chung về tác phẩm.
Lưu ý: + Trong quá trình nêu cảm nghĩ, phải bám sát các chi tiết, hình ảnh, có dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, tránh nêu cảm nghĩ chung chung.
+ Để cảm nghĩ thêm sâu sắc, có thể liên hệ tới hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, so sánh, liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài của cùng tác giả hoặc của các tác giả khác.
+ Cảm xúc phải chân thật, tránh bắt chước sáo mòn, giả tạo, sống sượng.
2. Đề 2: Cảm nghĩ của em về một người thân yêu nhất.
Gợi ý: - Có thể phát biểu cảm nghĩ về người mẹ: Những kỉ niệm về mẹ, cảm xúc trong những lần phạm lỗi, những lúc được mẹ khen vì làm được việc tốt, đạt điểm cao, những lời khuyên dạy của mẹ; lòng biết ơn vô hạn với những gì mẹ dành cho và lời hứa cố gắng không phụ lòng mẹ
- Có thể nêu cảm xúc về bố, bà, ông hoặc anh chị em ruột. Chú ý đên tính chân thật trong cảm xúc
3. Đề 3: Cảm nghĩ của em về hiện tượng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng.
Gợi ý:
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: tai nạn giao thông đang từng ngày từng giờ cướp đi sinh mạng của con người, là một văn đề nhức nhối của toàn xã hội.
b. Thân bài:
- Biểu hiện: + Số vụ tai nạn giao thông tăng nhanh
+ Số người chết, bị thương và để lại di chứng cũng gia tăng
- Tác hại: + Tính mạng con người bị cướp mất
+ Tổn thất về giá trị vật chất
+ Mất mát, đau thương về tinh thần
- Nguyên nhân:
+ Chất lượng đường sá không đảm bảo
+ Ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của nhân dân chưa cao (Không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông)
- Giải pháp:
+ Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân luật lệ an toàn giao thông
+ Có hình thức xử phạt nặng với những trường hợp vi phạm
+ Mỗi người tham gia giao thông cần có ý thức tự giác cao để đảm bảo an toàn cho mình và người khác.
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung; bài học rút ra cho bản thân.
Tiết 9-10 Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y:
«n tËp CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
( Trích " Đăm Săn" - sử thi Tây Nguyên)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
+ Kiến thức chung
Giúp HS nắm được:
Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa.Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích.
+Kiến thức trọng tâm :
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi ĐămSăn : trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng: xây dựng thành công nhân vật anh hùng ; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.
2. Về kĩ năng
- Đọc( kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
3. Về tư tưởng
- Giúp HS thấy được rằng lẽ sống, hạnh phúc của cá nhân người anh hùng chỉ có thể tìm thấy trong cuộc chiến đấu vì quyền lợi và khát vọng của cộng đồng.
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 10 tập 1
- SGV Ngữ văn 10 tập 1
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi,đọc hiểu.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Đề 3:
Sau khi học đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn. Anh ( chị ) hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây?
GV tóm tắt lại để HS nắm được nội dung cơ bản nhất Theo ba phần chính:
+ Đăm Săn về làm chồng Hơ Nhị, Hơ Bhị và trở nên một tù trưởng giàu có, hùng mạnh.
+ Những chiến công của Đăm Săn đánh thắng các tù trưởng độc ác, giành lại vợ, đem lại sự giàu có và uy danh cho mình và cộng đồng.
+ Khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi trở ngại của tập tục xã hội (chặt cây thần, cầu hôn nữ thần Mặt Trời). Nhưng không phải lúc nào Đăm Săn cũng chiến thắng, cũng đạt được khát vọng. Trên đường từ nhà nữ thần Mặt Trời trở về, chàng chết ngập nơi rừng Sáp Đen
Em hãy phát biểu về giá trị của sử thi Đam San?
Giá trị:
+ Đăm Săn là tác phẩm tiêu biểu cho sử thi anh hùng Tây Nguyên
+ Tác phẩm tuy kể về cuộc đời của cá nhân người tù trưởng Đăm Săn trẻ tuổi, nhưng qua đó người nghe kể sử thi nhận ra hình ảnh của cả cộng đồng thị tộc Ê-đê trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở sử thi anh hùng, số phận của cá nhân anh hùng thống nhất cao độ với số phận của cả thị tộc
+ Chiến tranh là đề tài nổi bật nhất của thể loại sử thi anh hùng- trong đó có sử thi Đăm Săn của Tây Nguyên. Văn bản tác phẩm nếu đưựoc sưu tầm đầy đủ sẽ có 6 cuộc chiến tranh do tù trưởng Đăm Săn lãnh đạo thị tộc tiến hành. Chiến thắng Mtao Mxây là một cuộc chiến tranh tiêu
- Vị trí đoạn trích?
1. Mở bài:
a. Đăm Săn tự giới thiệu về mình và kể về hoàn cảnh dẫn đến cuộc chiến.
b. Đăm Săn giới thiệu chung về việc mình chiến thắng Mtao Mxây.
2. Thân bài: Đăm Săn kể lại diễn biến trận đánh:
a. Đăm Săn khiêu chiến và sự đáp lại của Mtao Mxây:
- Đăm Săn khiêu chiến với một thái độ quyết liệt và tự tin ở tài năng của mình.
- Mtao Mxây tỏ ra ngạo nghễ, chọc tức, nhưng liền sau đó tỏ ra run sơ, do dự, đắn đo.
b. Trình bày diễn biến cuộc chiến qua bốn hiệp:
- Hiệp một:
+ Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên →Thể hiện bản lĩnh của Đăm Săn.
+ Mtao Mxây đã lộ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn nói những lời huênh hoang.
- Hiệp hai:
+ Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước thấp →Thể hiện sức mạnh của Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây.
+ Mtao Mxây cầu cứu HơNhị quăng cho miếng trầu→càng yếu sức.
+ Đăm Săn đớp được miếng trầu→sức chàng tăng lên.
- Hiệp ba:
+ Đăm Săn múa dũng mãnh hơn và đuổi theo Mtao Mxây.
+ Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng áo của hắn không thủng. Chàng phải cầu cứu thần linh.
- Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.
3. Kết bài: Kể kết thúc cuộc chiến ...
Tiết 11-12 Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y :
«n tËp VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
+ Kiến thức chung:
Giúp HS: Biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.
+ Kiến thức trọng tâm: Lập dàn ý.
2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn tự sự.
3. Về tư tưởng
- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 10 tập 1
- SGV Ngữ văn 10 tập 1
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Nêu vấn đề + Thảo luận + Phát vấn + Diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
T
G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Đề 2: Quả thị ( trong truyện Tấm Cám) kể chuyện mình trở thành chốn nương thân của Tấm, để từ đó Tấm được gặp lại nhà vua?
Cách lập dàn ý bài văn tự sự được thể hiện như thế nào?
Muốn lập dàn ý em phải làm gì?
Đề
Nhập vai Mị Châu kể lại chuyện Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần sau đó bị đánh tráo dẫn đến cảnh mất nước và cái chết của Mị Châu?
Đề 4:
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất?
1. Mở bài: Quả thị tự giới thiệu về mình ...
2. Thân bài: Quả thị kể lại diễn biến sự việc:
a. Cảm giác và suy nghĩ của quả thị khi Tấm tìm đến để nương thân ....
b. Quả thị nghe lời bà lão hàng nước và quyết định "rụng" xuống bị của bà lão ....
c. Cảm giác và suy nghĩ của quả thị khi được bà lão nâng niu, ngắm nghía và ngửi mùi thơm....
d. Những lần quả thị chứng kiến Tấm "chui ra" quét dọn nhà cửa và "thổi cơm", "nấu canh" giúp bà lão....
e. Quả thị kể lại lần bà lão giả vờ đi chợ, lén trở về nhà và phát hiện Tấm...
g. Cảm giác và suy nghĩ quả thị khi bà lão xé vụn vỏ (thị) của mình....
3. Kết bài: Quả thị (lúc này chỉ còn là những mảnh vỏ) ngắm nhìn và suy nghĩ trước cảnh Tấm được nhà vua đón lên kiệu để về cung...
Nội dung: Kể chuyện Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần dẫn đến cảnh mất nước và cái chết của Mỵ Châu.
- Kể ở ngôi thứ nhất: xưng tôi.
- Dẫn dắt theo nhiều cách nhưng phải mạch lạc.
- Nói rõ vì sao câu chuyện xảy ra: nhẹ dạ, cả tin
- Nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện, đảm bảo mạch truyện; có sáng tạo đôi chút so với nguyên bản tạo sự lôi cuốn hấp dẫn
- Kết qủa ( hậu quả ) xảy ra.
- Suy nghĩ của bản thân và bài học rút ra không gượng ép, phải tự nhiên, sâu sắc. Có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm lồng ghép vào chuyện kể.
1. Mở bài:
a. Lời dẫn dắt mở đầu để chuẩn bị giới thiệu câu chuyện sắp kể (chẳng hạn dẫn dắt bằng việc nêu ra qui luật của cuộc sống, qui luật chung trong đời sống tình cảm của mỗi con người...).
b. Nhấn mạnh đến một kỉ niệm sâu sắc và nêu ấn tượng chung của bản thân ...
2. Thân bài:
a. Hoàn cảnh chung gắn với việc hình thành nên kỉ niệm đáng nhớ: thời gian, không gian, con người, sự việc...có liên quan.
b. Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình tự hợp lí (kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm).
3. Kết bài:
a. Kết thúc câu chuyện (...)
b. Nêu cảm tưởng và ý nghĩa của kỉ niệm đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của bản thân.
Tiết 13-14 Ngµy so¹n:
Ngµy d¹y :
«n tËp CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
I. MỤC TIÊU CẦN
1. Về kiến thức
+ Kiến thức chung:
Giúp hs: Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm sắc màu dân gian của ca dao.
- Học thuộc lòng được các bài ca dao.
+ Kiến thức trọng tâm:
- Tiết 1: Phân tích bài 1,2,3
- Tiết 2 : Phân tích bài 4,5, 6
2. Về kĩ năng
Rèn kĩ năng biết cách tiếp cận và tìm hiểu ca dao qua đặc trưng thể loại
3. Về tư tưởng
- Giáo dục học sinh biết đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quí những sáng tác của họ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK Ngữ văn 10 tập 1
- SGV Ngữ văn 10 tập 1
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc hiểu + Nêu vấn đề + Trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi + Phân tích + Bình.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Ổn định tổ chức.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại truyện Tam đại con gà, nêu ý nghĩa phê phán của truyện?
- Kể lại truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, giá trị của truyện?
Bước 3: Nội dung bài mới:
Lời vào bài:
Từ khi nằm trong nôi đã được nghe bà ta, mẹ ta vỗ về đưa ta vào giấc ngủ với những giai điệu êm ru của những lời ca dao chan chứa yêu thương. Để rồi khi lớn lên được cắp sách tới trường, qua bài giảng của thầy cô ta lại hiểu sâu sắc hơn giá trị nội dung nghệ thuật của những lời ca ấy. Hôm nay chúng ta cùng nhau đọc hiểu chùm ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
T
G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
( Tìm hiểu tiểu dẫn)
- HS đọc phần tiểu dẫn SGK/ Tr 82
(?) Hãy trình bày những hiểu biết của em về ca dao.
- Hs trả lời
( Hướng dẫn hs đọc hiểu văn bản)
- Gv hướng dẫn cách đọc
+ Bài 1,2 giọng xót xa, thương cảm
+ Bài 3,4,5,6 giọng thiết tha lắng sâu.
- Hs đọc diễn cảm bài 1,2
Hai bài ca có điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Hs trả lời
Người than thân ở đây là ai? Em cảm nhận thân phận họ như thế nào? Bằng những hình ảnh so sánh nhân vật trữ tình muốn khẳng định điều gì? Ngoài ý khẳng định giá trị bản thân, họ còn muốn giãi bày điều gì?
HS: Trao đổi thảo luận, đại diện trả lời
Gv gợi ý :
- Hs đọc diễn cảm bài số 3
- Gv nhận xét lời đọc
Cách mở đầu của bài ca dao này có gì khác so với 2 bài trên?
- Hs trả lời
Gv dẫn một số ví dụ ( Bài ca tát nước đầu đình, trèo lên cây bưởi hái hoa)
Đai từ “ai” phiếm chỉ điều gì ?Đại từ đó diễn tả sắc thái tình cảm gì ? chủ thể trữ tình muốn giãi bày điều gì?
- Hs suy nghĩ trả lời.
Gv nhận xét, tổng hợp
Bài ca không chỉ là lời than cho duyên phận dở dang mà còn khẳng định điều gì?
Hs suy nghĩ trả lời ( dự kiến: khẳng định tình nghĩa thuỷ chung )
Ba bài ca dao trên có điểm gì chung?
- Hs trả lời
( củng cố, hướng dẫn, dặn dò)
Gv dặn dò hs: tìm một số bài ca dao có cùng mô tuýp với 3 bài ca dao trên.
Tiết 2:
( Tìm hiểu bài ca dao 4)
- Hs đọc bài ca dao .
Hãy cho biết chủ thể trữ tình của bài ca là ai? Chủ thể đó giãi bày điều gì?
Hs trả lời: Cô gái- giãi bày niềm thương nhớ
GV: Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung nhất là
File đính kèm:
- giao an boi duong ngu van lop 10.doc