Giáo án Chủ đề nhánh: Gia đình của bé (Tuần 7)

1. Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi.

• Hô hấp 2: “Thổi bóng bay”

2. Trọng động:

 - Tay vai 3: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay.

 - Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục.

 - Bụng 3: Đứng nghiêng người sang hai bên.

 - Bật 2: Bật tách khép chân.

 3. Hồi tỉnh:

 - Cho trẻ chơi trò chơi “uống nước” vài lần.

 

doc34 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4241 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề nhánh: Gia đình của bé (Tuần 7), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 7 Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH CỦA BÉ Từ 07/10/2013 đến 11/10/2013 Thứ HĐ Thứ hai 07/10/2013 Thứ ba 08/10/2013 Thứ tư 09/10/2013 Thứ năm 10/10/2013 Thứ sáu 11/10/2013 HOẠT ĐỘNG SÁNG Đón trẻ Điểm danh Đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp Trò chuyện với trẻ về chủ đề “gia đình thân yêu” Điểm danh Thể dục sáng Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi. Hô hấp 2: “Thổi bóng bay” Trọng động: - Tay vai 3: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay. - Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục. - Bụng 3: Đứng nghiêng người sang hai bên. - Bật 2: Bật tách khép chân. 3. Hồi tỉnh: - Cho trẻ chơi trò chơi “uống nước” vài lần. Hoạt động học PTTC VĐCB: Bật sâu 40 – 45cm TCVĐ: Dệt vải PTNN Thơ “Em yêu nhà em” PTTM Xé dán ngôi nhà (mẫu) PTNT Trò chuyện về gia đình của bé PT TC – KNXH Bé dọn dẹp nhà cửa Hoạt động ngoài trời Quan sát tranh chủ đề TT: Thơ “Em yêu nhà em” TC: Bé chơi xây nhà Quan sát tranh chủ đề TT:: Xé dán ngôi nhà TC: Cướp cờ Quan sát tranh chủ đề TT: Trò chuyện về gia đình của bé TC: Bắt chước tạo dáng Quan sát tranh chủ đề TT: Bé dọn dẹp nhà cửa TC: Cướp cờ Quan sát tranh chủ đề CC: Truyện ba cô gái TC: Cướp cờ Làm quen Tiếng Việt - Bác - Dì - Cậu - Ông nội/ ngoại - Bà nội/ ngoại - Anh trai - Chị gái - Em - Trong - Ngoài - Bên cạnh - Ôn tập các từ trong tuần Hoạt động chơi * Góc phân vai: Chơi những người bán hàng bán các đồ dùng phục vụ cho gia đình, đóng vai người thân trong gia đình nấu ăn cho cho mọi người, mẹ đưa con đi học, đi khám bệnh. cháu giúp bà xâu kim, chị chăm em cho ba mẹ đi làm…. * Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa gia đình, xây nhà, vườn rau của gia đình…. * Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt xé dán tranh để trang trí trong nhà, tô màu, vẽ, nặn các đồ dùng trong gia đình. Hát các bài hát theo chủ đề. * Góc học tập: Sao chép tên các chữ cái đã học. Chơi lô tô, đôminô về chủ đề gia đình. Xem tranh, ảnh kể tên được những người trong gia đình… * Góc thiên nhiên: Tưới nước, lau lá cho cây, nhổ cỏ, chăm sóc cây xanh. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Đón trẻ Điểm danh Đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp Trò chuyện với trẻ về chủ đề “gia đình thân yêu” Điểm danh Hoạt động học Củng cố PTTC VĐCB: Bật sâu 40 – 45cm TCVĐ: Dệt vải PTNN Truyện “ba cô gái” PTTM Trọng tâm: DH: Nhà của tôi Nội dung kết hợp: NH: Ông cháu TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật Nghỉ Nghỉ Hoạt động chơi - Cho trẻ chơi các trò chơi “Thi ai chọn đúng” - Hoạt động góc theo ý thích. An Hảo, ngày tháng năm 2013 PHT. Duyệt Giáo viên Nguyễn Thị Hà Trần Thị Phương Diễm Thứ hai, ngày 07 tháng 10 năm 2013 HỌP MẶT ĐÓN TRẺ Cô đón trẻ vào lớp cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định, gọn gàng, ngăn nắp. Cô cho các cháu hát bài “cả nhà thương nhau” ngồi ở giữa lớp, sau đó cô cùng trò chuyện với các cháu: Hôm nay ai đưa con đi học? Gia đình con có bao nhiêu người, gồm những ai? Địa chỉ nhà con ở đâu? Con là con thứ mấy trong gia đình? Bố mẹ con làm nghề gì vậy? Con thường làm những công việc gì để giúp mọi người trong gia đình? Cô chuẩn bị các hoạt động trong ngày. TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN Đi học đúng giờ, mang khăn, mang dép. Không nói chuyện trong giờ học. Không nói tục, nói leo Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định. THỂ DỤC SÁNG Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi. Hô hấp 2: “Thổi bóng bay” TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi. TH: Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang (tưởng tượng bóng to dần). Trọng động: - Tay vai 3: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay. CB: Đứng thẳng, khép chân tay để dọc thân người. + Nhịp 1: Bước chân trái lên một bước nhỏ, chân phải kiễng gót, tay đưa ngang (lòng bàn tay ngửa). + Nhịp 2: Gập khuỷu tay (ngón tay chạm vai). + Nhịp 3: Đưa 2 tay sang ngang (như nhịp 1). + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên (chân phải bước sang bên). - Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục. CB: Đứng thẳng,tay thả xuôi. + Nhịp 1: Đưa 2 tay ra ngang (lòng bàn tay ngửa). + Nhịp 2: Ngồi xổm (thẳng lưng) tay đưa ra phía trước (lòng bàn tay sấp). + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên. - Bụng 3: Đứng nghiêng người sang hai bên. CB: Đứng thẳng tay thả xuôi. + Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước,hai tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau). + Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái (tay thẳng trên cao). + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,6,7,8: đổi chân, nghiêng người sang phải. - Bật 2: Bật tách khép chân. 3. Hồi tỉnh: Cho trẻ chơi trò chơi “uống nước” vài lần. HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: VĐCB: BẬT SÂU 40 – 45CM TCVĐ: DỆT VẢI I. Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ biết bật từ trên cao xuống. Biết nhún chân khi bật, chạm đất nhẹ nhàng, bằng mũi bàn chân. - Phát triển cơ chân, khả năng giữ thăng bằng. - Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô, có tinh thần thi đua giữa các nhóm, nhường nhịn bạn khi chơi. Tập cho trẻ sự tự tin khi thực hiện bài tập. II. Chuẩn bị: - Đàn, trồng lắc, 2 ghế thể dục cao 40 – 45cm. - Bài hát cho trẻ tập bài tập phát triển chung. III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định – khởi động * Cả lớp hát “Nhà của tôi”. - Nhà của các con ở đâu thế? + Cô cho trẻ xem mô hình về một ngôi nhà và nói với trẻ: - Các con ơi! Còn đây là nhà của bé Na, nhà bé Na có cây xanh, có hàng rào, xung quanh nhà có trồng hoa kiễng rất đẹp. Bé Na có mời cô cùng đến nhà bạn ấy chơi, hôm nay cô muốn dẫn các con cùng đến nhà bạn ấy, các con có đồng ý không? - Vậy thì chúng ta cùng đi nhé các con. * Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy à bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót… Hô hấp 2: “Thổi bóng bay” 2. Hoạt động 2: Trọng động A. BTPTC: - Tay vai 3: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay. - Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục (động tác nhấn mạnh) - Bụng 3: Đứng nghiêng người sang hai bên. - Bật 2: Bật tách khép chân. B. Vận động cơ bản: * Trẻ về đội hình hai hàng ngang đối diện. - Trước nhà cô có 2 bực thang sâu, muốn vào nhà được thì chúng ta phải bật xuống dưới đó. Để bật không bị ngã, hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài tập “bật sâu 40 – 45cm”. - Các con xem cô thực hiện trước bài tập này nhé! P Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. P Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: - TTCB: Các con đứng trên ghế. Đứng tự nhiên, tay đưa ra trước từ từ lăng xuống đưa ra sau, đồng thời hơi khuỵu gối. - TH: Khi nghe hiệu lệnh, các con nhún chân và bật lên cao, khi rơi chạm đất bằng 2 đầu bàn chân, gối hơi khuỵu, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng. Lưu ý, các con không được lao người về phái trước. * Cô nhờ 1 cháu khá lên làm mẫu. Cô nhận xét. * Trẻ thực hành: * Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện (2 lần) * Cho những trẻ thực hiện chưa tốt lên thực hiện lại. C. Trò chơi vận động: “Dệt vải” - Chuẩn bị: Trẻ đọc thuộc bài thơ “Dệt vải” “Dích dích dắc dắc… Khung cửi mắc vô Xâu go từng sợi Chân mẹ đạp vội Chân mẹ đạp vàng Mặt vải mịn màng Gánh ì gánh nặng Đến mai trời sáng Đem vải ra phơi Đến một đẹp trời Đem ra may áo. - Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, 2 bàn tay úp vào nhau, đẩy từng tay, một tay co, một tay duỗi theo nhịp kéo cưc lừa xẻ, vừa đẩy vừa đọc lời ca (mỗi tiếng là một nhịp đẩy). + Nếu sàn nhà sạch, có thể cho trẻ ngồi thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, úp 4 bàn chân vào nhau và dùng chân đẩy như đẩy tay. 3. Hoạt động 3: Hồi tỉnh: * Cho trẻ chơi trò chơi “phi ngựa” (2 lần) * Nhận xét – cắm hoa. - Lớp hát. - Trẻ trả lời địa chỉ nhà của các cháu. - Dạ có. * Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô. - 2 lần x 8 nhịp. - 4 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - Trẻ quan sát và lắng nghe cô giải thích. * Trẻ thực hành. * Trẻ chơi. * Hồi tỉnh. * Trẻ cắm hoa. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Mục đích – yêu cầu - Dạy trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ qua đó trẻ bộc lộ cảm xúc của mình qua bài thơ (giọng điệu, nhịp điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…) - Giáo dục tình yêu đối với ngôi nhà của trẻ và biết giữ gìn những đồ dùng trong gia đình trẻ. II. Chuẩn bị - Mô hình thơ “ngôi nhà của bé”. - Trống lắc, đàn. - Các hình học bằng giấy màu, keo, hồ, giấy lịch cho trẻ chơi trò xây nhà. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát + Cả lớp hát “cả nhà thương nhau”, trò chuyện về bài hát: - Giới thiệu tên bài thơ “em yêu nhà em” của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến. 2. Hoạt động 2 : Truyền thụ. + Cô đọc thơ diễn cảm lần 1. + Cô đọc thơ lần 2 kết hợp mô hình + giảng nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh vật xung quanh ngôi nhà rất đẹp, có đàn chim sẻ, có đàn gà, có chuối mật, có bắp ngô, có ao muống, có cá cờ, có đầm sen tỏa hương ngào ngạt, những chú ếch và dế mèn kêu rất êm tai, cảnh vật thật nên thơ. - Cả lớp đọc. - Tổ đọc thơ. - Nhóm đọc thơ. - Cá nhân đọc thơ. 3. Hoạt động 3: Bé chơi xây nhà. - Cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, cô chia cho mỗi nhóm một rỗ gồm các hình học: tam giác, hình tròn, hình chữ nhật. hình vuông, các họa tiết phụ như hàng rào, hoa lá, mặt trời, con gà... Sau đó nhóm cùng nhau thảo luận trang trí nhà của nhóm sao cho đẹp. - Luật chơi: thời gian trong vòng 1 bài hát đội nào xây nhanh và trang trí nhà đẹp thì đội đó chiến thắng, cô dựa vào kết quả mà nhận xét. - Cho cả lớp đọc bài thơ 1 lần. * Nhận xét cắm hoa - Cả lớp hát - Cả lớp đọc. - Tổ đọc thơ. - Nhóm đọc thơ. - Cá nhân đọc thơ. - Trẻ chơi. - Trẻ đọc thơ. - Trẻ cắm hoa. HOẠT ĐỘNG “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT” ĐỀ TÀI: - BÁC - DÌ - CẬU I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết các từ : bác, dì, cậu - Trẻ nghe hiểu và nói được tròn câu : Bác là anh của cha. Dì là chị hoặc em của mẹ. Cậu là anh hoặc em của mẹ. II. Chuẩn bị: - Tranh thể hiện mối quan hệ gia đình. III. Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu. - Cô cháu đọc thơ “Cả nhà thương nhau” - Trong bài hát có nhắc đến những ai? - Trong gia đình các con gồm có những ai? - Đó là những người sống trong một gia đình. Thế còn những người thân khác trong họ hàng của chúng ta, các con còn biết những ai? - À, hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu các mối quan hệ họ hàng khác nha! 2. Hoạt động 2: Truyền thụ - Cha của con thứ mấy trong gia đình? (Hỏi 2-3 trẻ). - Anh của cha con, các con gọi bằng gì? - Bằng bác. Các con lặp lại theo cô “bác” (3 lần). - Bác là anh ruột của cha các con, cha con và các bác đều do bà nội sinh ra. - Thế chị của mẹ các con được gọi là gì? - Các con lặp lại theo cô “dì” (3 lần). - Dì là chị hoặc em của mẹ các con, mẹ con và các dì là chị em gái ruột thịt, đều do bà ngoại các con sinh ra. - Thế anh hoặc em trai của mẹ các con gọi là gì? - Các con lặp lại theo cô “cậu” (3 lần) 3. Hoạt động 3: Cũng cố từ cho trẻ - Cô gọi 2-3 trẻ cho trẻ đóng vai những người thân trong gia đình và yêu cầu các trẻ khác nói cách xưng hô. VD1: Cho ba trẻ trai đóng vai, một trẻ đóng vai cha, 1 trẻ đóng vai anh của cha, và 1 trẻ đóng vai con. Cô yêu cầu trẻ đóng vai con nêu cách xưng hô đối với anh của cha. VD2: Cho ba trẻ gái đóng vai người thân trong gia đình, một trẻ đóng vai mẹ, một trẻ đóng vai chị của mẹ, 1 trẻ đóng vai em của mẹ và một trẻ đóng vai con. Cô yêu cầu trẻ đóng vai con nêu cách xưng hô đối với chị và em gái của mẹ. - Tương tự cô cho trẻ chơi nhiều lần. * Nhận xét cắm hoa - Cháu hát cùng cô. - Cháu kể: Cha, mẹ, con. - Cha, mẹ, ông bà, anh chị, em… - Trẻ kể. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lặp lại 2-3 lần (tổ , cá nhân lặp lại) - Dì - Trẻ lặp lại 2-3 lần (tổ , cá nhân lặp lại) - Cậu. - Trẻ lặp lại 2-3 lần (tổ , cá nhân lặp lại) - Trẻ chơi. - Trẻ cắm hoa. HOẠT ĐỘNG CHƠI. I. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ có ý thức thực hiện các hoạt động phù hợp với vai ba, mẹ, con, bác sĩ. - Trẻ thực hiện tốt các hoạt động phối hợp trong công trình xây dựng nhà ở. - Trẻ biết tô chữ, làm sách tranh truyện về gia đình,đồ dùng gia đình… - Trẻ làm tốt các hoạt động nghệ thuật về chủ điểm như: vẽ, tô màu, cắt dán đồ dùng gia đình, hát múa theo chủ đề. - Tất cả trẻ phải biết phối hợp với nhau trong quá trình chơi, chơi đúng theo chủ điểm, chơi xong biết để đồ chơi ngăn nắp đúng nơi quy định. II. Chuẩn bị: - Góc phân vai: đồ chơi nấu ăn, đồ chơi vật dụng gia đình, đồ chơi bác sĩ. - Góc xây dựng lắp ráp: Vật liệu xây dựng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây cảnh,… - Góc học tập: Tập tô, vở bé làm quen với toán, sách tranh ảnh về gia đình. - Góc nghệ thuật: bút màu, giấy vẽ, đất nặn,… - Góc thiên nhiên: Cây xanh III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu. - Cô tập trung trẻ lại gần cô. - Cho cả lớp đọc thơ “em yêu nhà em” - Các con ơi! Các con hãy kể về ngôi nhà của các con cho cô nghe đi? - Nhà của các con gồm những ai? - Ở nhà ai thương yêu các con nhiều nhất? - Mẹ là người luôn lo lắng cho từng miếng ăn giấc ngủ và yêu thuơng ta. Vậy các con làm gì để mẹ vui? - Các con ơi! Không chỉ mẹ thương yêu chúng ta không đâu mà mọi người trong gia đình ai cũng yêu thương chúng ta hết nếu các con ngoan ngoãn, biết vâng lời mọi người. Đã đến giờ vui chơi, hôm nay cô sẽ cho chúng con chơi theo chủ đề mới, cô đố các con đó là chủ đề gì? - Đúng rồi! Tuần này chúng ta sẽ chơi theo chủ đề gia đình thân yêu. Các con nói cho cô biết xem lớp mình có bao nhiêu góc chơi vậy? - Đó là những góc nào vậy các con? - Vậy các con có biết nội dung chơi ở các góc là gì không? - Cô sẽ giới thiệu cho các con nghe nội dung chơi ở các góc nhé! 2. Hoạt động 2: Cô giới thiệu các góc chơi. * Góc phân vai: Cô cho các cháu chơi những người bán hàng bán các đồ dùng phục vụ cho gia đình, đóng vai những người thân trong gia đình nấu ăn cho cho mọi người. Đóng vai mẹ đưa con đi học, đi khám bệnh. Đóng vai cháu giúp bà xâu kim, chị chăm em cho ba mẹ đi làm…. * Góc xây dựng: Cô cho các cháu xây dựng vườn hoa gia đình, Xây nhà, vườn rau của gia đình…. * Góc nghệ thuật: Cô cho các cháu vẽ, cắt xé dán tranh để trang trí trong nhà, tô màu, vẽ, nặn các đồ dùng trong gia đình. Hát các bài hát theo chủ đề. * Góc học tập: Cho các cháu sao chép tên các chữ cái đã học. Chơi lô tô, đôminô về chủ đề gia đình. Xem tranh, ảnh kể tên được những người trong gia đình… * Góc thiên nhiên: Cho các cháu tưới nước, lau lá cho cây, nhổ cỏ, chăm sóc cây xanh. - Khi chơi, các con phải chơi như thế nào? - Chơi xong, chúng ta phải làm sao? 2. Hoạt động 2: Quá trình chơi. - Cô cho các cháu đọc thơ “đồ chơi của lớp” về góc chơi và phân công công việc. - Cô lắc trống cho các cháu bắt đầu chơi và cùng tham gia chơi với các cháu. * Trong khi các cháu chơi ở các góc thì cô cho 6 trẻ chơi trò chơi “chạy tiếp cờ”: - Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau. Trẻ xếp thành hàng dọc, 2 cháu ở đầu hàng cầm cờ, khi cô hô “hai, ba” trẻ chạy thật nhanh về phía ghế rồi chạy về hàng trao cờ cho bạn thứ 2, tiếp tục như thế, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. - Luật chơi: Phải cầm cờ, chạy vòng quanh ghế. 3. Hoạt động 3: Nhận xét góc chơi. - Cô đến từng góc chơi quan sát, hướng dẫn trẻ chơi. - Hết giờ, cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ chơi ngoan cắm hoa. - Trẻ cất đồ chơi. - Trẻ đọc thơ - Trẻ kể. - Trẻ kể. - Trẻ trả lời. - Trẻ kể. - Gia đình thân yêu. - Có 5 góc chơi. - Trẻ kể. - Trẻ kể theo hiểu biết. - Chơi ngoan, không giành đồ chơi của bạn… - Cất đồ chơi gọn gàng ngay ngắn… - Trẻ vui chơi. - Trẻ vui chơi. - Trẻ cắm hoa. -------------------------------------------------------- CHIỀU ĐÓN TRẺ HOẠT ĐỘNG HỌC CỦNG CỐ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: VĐCB: BẬT SÂU 40 – 45CM TCVĐ: DỆT VẢI I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố cho trẻ bật từ trên cao xuống. Biết nhún chân khi bật, chạm đất nhẹ nhàng, bằng mũi bàn chân. - Phát triển cơ chân, khả năng giữ thăng bằng. Thông qua trò chơi phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu cho trẻ. - Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô, có tinh thần thi đua giữa các nhóm, nhường nhịn bạn khi chơi. Tập cho trẻ sự tự tin khi thực hiện bài tập. II. Chuẩn bị: - Đàn, trồng lắc. - Ghế thể dục cao 40 – 45cm. III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định – khởi động. * Cả lớp hát “Nhà của tôi”. - Chiều nay cô sẽ dẫn các con đi tham quan nhà của cô nhé! Chúng ta cùng đi nào! * Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy à bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót… Hô hấp 2: “Thổi bóng bay”. 2. Hoạt động 2: Trọng động A. BTPTC: - Tay vai 3: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay. - Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục (động tác nhấn mạnh) - Bụng 3: Đứng nghiêng người sang hai bên. - Bật 2: Bật tách khép chân. B. Vận động cơ bản: * Trẻ về đội hình hai hàng ngang đối diện. - Phía trước nhà cô có một vực sâu, các con ngồi xuống chờ cô, cô vào nhà trước chuẩn bị rồi các con vào sau nhé! + Cô bật sâu 40 – 45cm cho trẻ xem. - Để xuống được nhà cô đã thực hiện bài tập gì mà chúng ta đã học? - Vậy chiều nay chúng ta cùng ôn lại bài tập vận động này nhé! * Cô nhờ 1 cháu khá lên làm mẫu. Cô nhận xét. * Trẻ thực hành: * Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện (2 lần) * Cho những trẻ thực hiện chưa tốt lên thực hiện lại. C. Trò chơi vận động: “Dệt vải” (chơi như buổi sáng) 3. Hoạt động 3: Hồi tỉnh: * Cho trẻ chơi trò chơi “phi ngựa” (2 lần) * Nhận xét – cắm hoa. - Lớp hát. - Trẻ trả lời địa chỉ nhà của các cháu. * Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô. - 2 lần x 8 nhịp. - 4 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - Bật sâu 40 – 45cm. * Trẻ thực hành. * Trẻ chơi. * Hồi tỉnh. * Trẻ cắm hoa. HOẠT ĐỘNG CHƠI I. Mục đích yêu cầu: - Thông qua trò chơi học tập trẻ biết xếp các loại đồ vật theo công dụng phù hợp với sinh hoạt của gia đình. Biết kể tên và nói được công dụng, chất liệu của các đồ dùng. - Phát triển ngôn ngữ cho các cháu, tập kĩ năng hợp tác trong khi chơi. - Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi, không nói chuyện ồn ào, không tranh giành đồ chơi với nhau. Chơi xong trẻ biết cất dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. II. Chuẩn bị: - Búp bê, đồ chơi, đồ dùng gia đình. - Nghệ thuật: giấy, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn viết chì, viết màu và các vật liệu tự nhiên cho trẻ tạo hình, nhạc cụ cho trẻ hát múa về các bài hát. - Phân vai: đồ dùng nấu ăn, đồ dùng gia đình, đồ dùng cà nhân… - Xây dựng: Hàng rào, gạch, nhà, cổng, cây xanh, bàn ghế - Học tập: Tập tô, tranh đôminô, tranh ghép hình, bảng thun học toán, viết chì, gom… - Góc thiên nhiên: Cây xanh, nước tưới, bình tưới, sọt rác, chổi.. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi “Thi ai chọn đúng?” - Cách chơi: Cô chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm là một gia đình có một túi đồ chơi, đồ dùng gia đình. + Yêu cầu mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một nhóm đồ dùng cho phòng ăn (hoặc phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp…). Cô và búp bê đến thăm từng gia đình. Trẻ chọn đồ vật cần thiết của phòng ấy và xếp ra theo kinh nghiệm của trẻ, giới thiệu cho cô và búp bê biết tên gọi, công dụng, chất liệu đồ dùng của gia đình mà trẻ vừa xếp. 2. Hoạt động 2: Trẻ chơi các góc. - Cô cho các cháu đọc thơ “đồ chơi của lớp” về góc chơi và phân công công việc. - Cô lắc trống cho các cháu bắt đầu chơi và cùng tham gia chơi với các cháu. - Cô đến từng góc chơi quan sát, hướng dẫn trẻ chơi. - Hết giờ, cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ chơi ngoan cắm hoa. - Trẻ cất đồ chơi. - Trẻ chơi. - Trẻ cắm hoa. NÊU GƯƠNG Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan. Chấm vào sổ cho các cháu đạt 3 - 5 hoa. Động viên các cháu đạt 1, 2 hoa Hát “Đi học về”. Đánh giá trẻ hằng ngày ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba ngày 08 tháng 10 năm 2013 HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: THƠ “EM YÊU NHÀ EM” I. Mục đích – yêu cầu - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ Em yêu nhà em nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. Bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của mình vì đó là nơi bạn nhỏ sinh ra và lớn lên, có nhiều kỉ niệm, khi đi xa bạn nhỏ rất nhớ nhà. - Trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ qua đó trẻ bộc lộ cảm xúc của mình qua bài thơ (giọng điệu, nhịp điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…) - Giáo dục tình yêu đối với ngôi nhà của trẻ và biết giữ gìn những đồ dùng trong gia đình trẻ. II. Chuẩn bị - Mô hình thơ “ngôi nhà của bé”. - Trống lắc, đàn. - Các hình học bằng giấy màu, keo, hồ, giấy lịch cho trẻ chơi trò xây nhà. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu. + Cả lớp hát “cả nhà thương nhau”, trò chuyện về bài hát: + Búp bê gái: - Các bạn vừa hát bài gì vậy? - Của tác giả nào? - Bài hát nói về gì? - Trong gia đình các bạn gồm có những ai? - Gia đình mình thì có cha, mẹ, anh, chị. Trong gia đình mình còn có nhiều thứ nữa, ngôi nhà mình rất đẹp, hôm nay mình sẽ dẫn mọi người đi tham quan nhà của mình thông qua bài thơ “Em yêu nhà em” của cô Đoàn Thị Lam Luyến nha! - Mình sẽ nhờ cô giáo đọc cho các bạn nghe bài hát này, mình về nhà trước để chuẩn bị đón các bạn đến chơi nhé! Tạm biệt các bạn. 2. Hoạt động 2 : Bé đọc thơ. - Cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ “Em yêu nhà em”, các con cùng lắng nghe nha! + Cô đọc thơ diễn cảm lần 1. Cô đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, chú ý ngắt nhịp thơ theo thể thơ lục bát, ngắt nhịp 3/5 ở câu thứ 4. + Cô đọc thơ lần 2 kết hợp mô hình + giảng nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh vật xung quanh ngôi nhà rất đẹp, có đàn chim sẻ, có đàn gà, có chuối mật, có bắp ngô, có ao muống, có cá cờ, có đầm sen tỏa hương ngào ngạt, những chú ếch và dế mèn kêu rất êm tai, cảnh vật thật nên thơ. * Đàm thoại: - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? - Bài thơ nói về ai? Em bé thế nào? - Nhà em có những gì? - Ở nhà em bé có nhiều cây và con vật. Thế em bé có yêu quí ngôi nhà của mình không? - Em bé rất yêu quí và tự hào về nhà của mình ở vì chính nơi đó đem lại cho em nhiều niềm vui nhiều kỷ niệm đẹp. - Cho dù bé có đi đâu thật xa đi chăng nữa nhưng cũng không vui bằng nhà của em bé. - Qua bài thơ này các con có yêu quí ngôi nhà của mình không? - Mình yêu quí ngôi nhà thì mình phải biết làm đẹp cho nhà mình như: trồng cây xanh, nuôi cá nuôi chim, tạo phong cảnh vui tươi cho nhà của mình. - Cả lớp đọc. - Tổ đọc thơ. - Nhóm đọc thơ. - Cá nhân đọc thơ. 3. Hoạt động 3: Bé chơi xây nhà. - Cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, cô chia cho mỗi nhóm một rỗ gồm các hình học: tam giác, hình tròn, hình chữ nhật. hình vuông, các họa tiết phụ như hàng rào, hoa lá, mặt trời, con gà... Sau đó nhóm cùng nhau thảo luận trang trí nhà của nhóm sao cho đẹp. - Luật chơi: thời gian trong vòng 1 bài hát đội nào xây nhanh và trang trí nhà đẹp thì đội đó chiến thắng, cô dựa vào kết quả mà nhận xét. - Cho cả lớp đọc bài thơ 1 lần. * Nhận xét cắm hoa - Cả lớp hát - Cả nhà thương nhau. - Trẻ kể. - Trẻ kể - Em yêu nhà em. - Ngôi nhà của em bé. - Trẻ kể theo nội dung bài thơ. - Dạ có. - Dạ có. - Cả lớp đọc. - Tổ đọc thơ. - Nhóm đọc thơ. - Cá nhân đọc thơ. - Trẻ chơi. - Trẻ đọc thơ. - Trẻ cắm hoa. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Mục đích – yêu :

File đính kèm:

  • docgia dinh tuan 07 2013.doc